Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và việc vận dụng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam hiện nay

Thực tiễn ngày càng chứng minh, cùng với chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, dẫn đường cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 77 năm qua. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) khẳng định: " Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng". Các đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X của Đảng chỉ rõ: " tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tạo điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc". trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết toàn quốc có vị trí đặc biệt quan trọng. Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế biến đổi nhanh chóng và xu thế toàn cầu hóa đang gia tăng, nhất là lĩnh vực kinh tế, không một quốc gia nào có thể phát triển mà lại không mở rộng quan hệ, đoàn kết, hợp tác với các nước khác. Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để phát triển và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, một trong những vấn đề quan trọng là phải mở rộng đoàn kết hợp tác theo tinh thần " Việt Nam sẵn sàng làm bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế". Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc trế có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước ta.

docx51 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8396 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và việc vận dụng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Chuẩn bị kết thúc 4 năm được học tập và làm sinh viên với bao niềm vui, nỗi buồn.Để hoàn thành được báo cáo thực tập này, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo Khoa Quan Hệ Quốc Tế - trường Đại học dân lập Đông Đô cùng các thầy, cô giáo Viện Quan Hệ Quốc Tế,Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất, tận tình truyền thụ kiến thức về chuyên nghành Quan Hệ Quốc Tế và hướng dẫn em hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Mặc dù nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và bạn bè xong do kiến thức có hạn,đây là lần đầu tiên em được hướng dẫn nghiên cứu một đề tài khoa học xã hội nên khó tránh khỏi những hạn chế vướng mắc. Em kính mong các thầy, cô xem xét và tạo điều kiện cho em được hoàn thành nhiệm vụ học tập Em xin trân trọng cảm ơn ! Hà nội, ngày 10 tháng 04 năm 2010 Sinh viên . LỜI MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài Thực tiễn ngày càng chứng minh, cùng với chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, dẫn đường cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 77 năm qua. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) khẳng định: " Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng". Các đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X của Đảng chỉ rõ: " tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tạo điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc". trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết toàn quốc có vị trí đặc biệt quan trọng. Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế biến đổi nhanh chóng và xu thế toàn cầu hóa đang gia tăng, nhất là lĩnh vực kinh tế, không một quốc gia nào có thể phát triển mà lại không mở rộng quan hệ, đoàn kết, hợp tác với các nước khác. Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để phát triển và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, một trong những vấn đề quan trọng là phải mở rộng đoàn kết hợp tác theo tinh thần " Việt Nam sẵn sàng làm bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế". Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc trế có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước ta. Chính vì vậy em lựa chọn đề tài : " Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và việc vận dụng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam hiện nay" làm chủ đề của báo cáo thực tập tốt nghiệp năm học 2009 - 2010. 2- Mục đích nghiên cứu Đề tài bước đầu khái quát lại những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, làm nổi bật những quan điểm chiến lược về đoàn kết quốc tế của chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như quá trình vận dụng tư tưởng đó trong quan hệ đối ngoại của Đảng và nhà nước ta từ khi đổi mới đến nay. Từ đò phục vụ cho việc triển khai và thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn mới. 3- Phương pháp nghiên cứu Ở mức độ bước đầu của sinh viên nghiên cứu khoa học xã hội, em sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu, nghiên cứu theo phương pháp lịch sử là chính dựa trên nền tảng quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam. 4- Ý nghĩa và lý luận thực tiễn của báo cáo Đề bài bước đầu khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh Kết quả nghiên cứu của báo cáo thực tập sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên Khoa Quan Hệ Quốc Tế và một số khoa khác có nội dung học tập liên quan ở trường ĐH dân lập Đông Đô - Hà Nội. 5- Kết cấu của đề tài - Chương I: cơ sở hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế và những hoạt động đoàn kết quốc tế trong thực tiễn của Hồ Chí Minh. - Chương II: Một số vận dụng cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. - Chương III : Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam hiện nay. CHƯƠNG I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG THỰC TIỄN CỦA HỒ CHÍ MINH 1.1. Những nhân tố hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. 1.1.1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ý thức quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộng đồng người Việt có từ ngàn xưa. Cuộc chiến đấu với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm trong lịch sử ngàn năm đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Yêu nước nồng nàn, độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thống nhất, nhân ái khoan dung. Trước hết, là chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt qúa trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Những nội dung chủ yếu của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã từng bước được đúc kết, hình thành một hệ thống các nguyên lý với tư tưởng của các anh hùng hào kiệt như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung… chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Đó cũng là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo quốc tế thứ III. Truyền thống yêu nước của dân tộc được Nguyễn Tất Thành tiếp thu từ những ngày ở quê hương và trên con đường bôn ba khắp năm châu bốn bể. Người đã đến với những người lao động trên thế giới, đến với tình hữu ái vô sản và đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đó là con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Thứ hai, đó là tinh thần đoàn kết, tương ái của dân tộc. Truyền thống này hình thành cùng một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và yêu cầu đấu tranh chống thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm. Người Việt Nam quen gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa về giai cấp, truyền thống này vẫn bền vững. Vì vậy Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa và phát huy sức mạnh truyền thống đoàn kết của dân tộc để hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển. Thứ ba, ngoại giao truyền thống Việt Nam cuãng là một nhân tố quan trọng hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Ngoại giao truyền thống Việt Nam xem trọng việc giữ hòa khí, đoàn kết hữu nghị với các nước, phấn đấu cho sự thái hòa, yêu chuộng hòa bình là bản chất của ngoại giao Việt Nam. Trong khi lập trường nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự xâm lược của các ngoại bang, Đại Việt luôn kiên trì đường lối hòa bình trong quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. Hòa hiếu là tư tưởng cốt lõi của ngoại giao Đại Việt đúng như nhà sử học Phan Huy Chú đã đúc kết lịch sử ngoại bang của đất nước chúng ta: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giếng là việc lớn”. 1.1.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốc tế Cộng sản Sau nhiều năm bôn ba ở các nước, cuối năm 1917 Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp, tham gia phong trào công nhân Pháp và gia nhập Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc muốn nhanh chóng tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và tìm lực lượng đoàn kết tin cậy. Điều quan trọng hơn hết của Nguyễn Ái Quốc là “sự đoàn kết”, “đoàn kết với các dân tộc thuộc địa”. Hầu hết trong các buổi mít tinh, thảo luận, Nguyễn Ái Quốc đều phát hiện và khéo lái những vấn đề đang thảo luận sang vấn đề đoàn kết với các vấn đề thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã từng nói: Trong các cuộc bàn cãi, người ta rất ít nói đến sự đoàn kết với các dân tộc thuộc địa, nhưng đó lại là vấn đề mà tôi quan tâm hơn hết. Sau khi được biết Quốc tế thứ III do Lênin sáng lập có chủ trương đoàn kết các dân tộc thuộc địa và nhất là được đọc “Bản sơ thảo lấn thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, lần dầu tiên Nguyễn Ái Quốc biết có một tổ chức quốc tế ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc bị áp bức. Luận cương của Lênin đã giải quyết trọn vẹn một vấn đề rất cơ bản mà Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm là vấn đề dân tộc và thuộc địa đặt ra trong mối quan hệ quốc tế, chỉ ra con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa. Luận cương tạo ra một bước chuyển biến căn bản trong nhận thức tư tưởng về vấn đề đồng minh về xác định kẻ thù. Luận cương là lời giải đáp hợp lý nhất, đúng đắn nhất mà Nguyễn Ái Quốc tìm thấy được về con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc, đó là “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, gắn chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin. Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua (tháng 12/1920) Nguyễn Ái Quốc bỏ qua phiếu tán thành Đảng ra nhập Quốc tế III, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Bằng việc làm đó, Nguyễn Ái Quốc đã nêu cao ngọn cờ đoàn kết quốc tế. Từ đoàn kết các dân tộc thuộc địa, mở thành đoàn kết với giai cấp vô sản chính quốc và giai cấp vô sản thế giới. Nguyễn Ái Quốc viết những bài tham luận, phát biểu trong các kỳ sinh hoạt đảng và các cuộc họp của các tổ chức xã hội khác, tham gia lãnh đạo Ban Nghiên cứu về thuộc địa, ra báo Người cùng khổ…. Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ Pháp và thế giới, hình thành mặt trận đoàn kết quốc tế đối với sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức. Những việc làm đó đã “Đánh dấu một bước chuyển biến quyết định trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu sâu sắc và sáng tạo những hẩu hiệu chiến lược của chủ nghĩa Mác - Lênin, “Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại”, “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”. Nguyễn Ái Quốc đã gọi Lênin là hiện thân của tình anh em bốn bể”. Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh: “Lao động tất cả các nước đoàn kết lại” (1) và người khẳng định, chính Lênin và Quốc tế Cộng sản đã chỉ ra cho dân tộc và giai cấp vô sản thế gới sự cần thiết và con đường tập hợp đoàn kết các lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước và thế giới vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí Minh tiếp thu và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, trên cơ sở đó Người xây dựng và phát triển tư tưởng đoàn kết quốc tế của mình. Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốc tế Cộng sản là nhân tố quan trọng có ý nghĩa định hình rõ rệt tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Trải qua gần 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốc tế Cộng sản, từ một nhà yêu nước trở thành một chiến sĩ quốc tế chân chính. 1.2. Đoàn kết quốc tế trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh 1.2.1. Hoạt động đoàn kết của Hồ Chí Minh trên đất Pháp Những năm tháng sống ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc không chỉ dừng lại ở việc quan sát mà còn thực sự đi vào hoạt động. Tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, khoa học, nghệ thuật. Qua đó tiếp xúc và quen biết rất nhiều nhà hoạt động nổi tiếng trong phong trào công nhân và công đoàn Pháp. Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp, được hỏi về quyết định này, Nguyễn Ái Quốc trả lời duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức tôi luôn theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái” (2). Đối với Nguyễn Ái Quốc, việc vào Đảng Xã hội Pháp đã mở đầu cho hoạt động đoàn kết quốc tế. Tháng 1/1919, Hội nghị “Hòa bình” ở Vécxây, Nguyễn Ái Quốc theo dõi diễn biến của hội nghị, đồng thời liên lạc, trao đổi ý kiến và thống nhất hành động với các đoàn đại biểu Trung Quốc, Triều Tiên, Aixơlen… Tháng 6/1919 Nguyễn Ái Quốc thay mặt “Hội những người Việt Nam yêu nước” gửi “Bản yêu sách” của người dân An Nam gồm 3 điểm đến Hội nghị đòi hỏi tự do, dân chủ cho người dân Việt Nam. Đầu năm 1921 đến tháng 6/1923 Nguyễn Ái Quốc tiếp tục sống ở Pháp hoạt động rất sôi nổi, đa dạng và sáng tạo trên cả 2 bình diện lý luận và thực tiễn. Người đã lên án mạnh mẽ chủ nghĩa thực dân (CNTD) kết tội CNTD là kẻ “ăn cướp”, “giết người” cướp bóc tài sản, ruộng đất sức lao động ở các nước thuộc địa một cách tinh vi và xảo quyệt. Qua đó, nhân dân các nước thuộc địa và chính quốc nhận rõ hơn bộ mặt thật của CNTD đặc biệt làm cho giai cấp vô sản chính quốc hiểu rõ hơn về thuộc địa thấy sự cần thiết phải đoàn kết lại với nhau và đoàn kết với giai cấp vô sản chính quốc trong cuộc đấu tranh chống CNTD, giải phóng dân tộc. Sinh hoạt trong Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy trách nhiệm là góp phần vào việc Bônxêvich hóa Đảng, nhất là vấn đề dân tộc và thuộc địa. Tháng 6/1921 theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp thành lập “Ban nghiên cứu thuộc địa”. Trong “Ban nghiên cứu thuộc địa” về Đông Dương, Người đã có rất nhiều đóng góp cho tình đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước với dân tộc thuộc địa bị áp bức. Được sự đồng tình và ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc tiến hành vận động, trao đổi với những người Angiêri, Tuynidi, Marốc… Ngày 26/6/1921, Nguyễn Ái Quốc cùng họ họp bàn thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa”, Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo Điều lệ, Tuyên ngôn của Hội, trong Điều lệ ghi rõ mục đích của Hội là tuyên truyền, giáo dục, tổ chức lực lượng cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa, Hội kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa sống trên đất Pháp phải đoàn kết giúp đỡ nhau. Trong Tuyên ngôn của Hội đã đề cấp đến mối quan hệ, giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa “Hỡi các bạn bị áp bức ở chính quốc, giai cấp tư sản trong nước các bạn đã lừa dối các bạn, dùng các bạn làm công cụ đi xâm lược chúng tôi. Ngày nay, vẫn cái chính sách quỷ quyệt ấy, giai cấp tư sản các bạn lại định dùng chúng tôi để đàn áp mọi cố gắng tự giải phóng của các bạn. Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của chúng ta là thống nhất” (3). Theo Tuyên ngôn và Điều lệ của Hội thì: "Hội liên hiệp thuộc địa” là một tổ chức đoàn kết mặt trận đầu tiên của dân tộc thuộc địa liên minh với giai cấp vô sản chính quốc cùng đấu tranh và tổ chức. Hoạt động tiêu biểu của Hội là cho ra đời tờ báo Le Paria do Nguyễn Ái Quốc là Người sáng lập, chủ biên kiêm chủ bút, tờ báo vừa ngang nhiên tấn công kẻ thù ngay tại hang ổ của nó, vừa tỏa rộng sức mạnh cổ vũ, đoàn kết các dân tộc thuộc địa, đoàn kết với giai cấp vô sản chính quốc tiến theo con đường cách mạng vô sản. Tháng 12/1921 tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Mácxây, trong bản tham luận lên án CNTD Người kết luận “Chỉ có trong chủ nghĩa cộng sản người ta mới thấy tình hữu ái mới thực sự là quyền bình đẳng, và chỉ có nó chúng ta mới có thể thực hiện sự hòa hợp và hạnh phúc ở chính quốc và các nước thuộc địa” (4). Trong bài “Mấy suy nghĩ về vấn đề thuộc địa” đăng trên báo L' Humanité ngày 25/5/1922, Nguyễn Ái Quốc yêu cầu Đảng cần thực hiện lời chỉ dẫn quan trọng của Lênin: Nhiệm vụ của giai cấp công nhân các nước đi chiếm thuộc địa là phải giúp đỡ một cách tích cực nhất phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa, phải tăng cường đoàn kết để phá tan thủ đoạn chia rẽ của tư bản, đế quốc. Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu soạn thảo nhiều văn bản quan trọng như: Lời kêu gọi, Truyền đơn của Đảng gửi đến thuộc địa. Trong “Truyền đơn” Nguyễn Ái Quốc kêu gọi: Vì nền hòa bình thế giới, vì tự do, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống áp bức . Có thể nói, hoạt động tích cực và đa dạng của Nguyễn Ái Quốc trên đất Pháp có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Đó là thời kỳ đầu quan trọng tạo nên sự đoàn kết nhất trí trong nhận thức cũng như trong hành động đối với giai cấp vo sản ở chính quốc và nhân dân bị áp bức ở các nước thuộc địa. Đó cũng chính là bước khởi đầu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. 1.2.2. Hoạt động đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh trong quốc tế cộng sản Sau gần 10 năm đi khắp các nước trên thế giới, quan sát và đắm mình trong hoạt động thực tiễn đời sống và cuộc sống đấu tranh của nhân dân lao động các nước thuộc địa, các nước tư bản đế quốc. Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Cộng sản Pháp họp tại Tua (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Bằng việc làm đó Người đã nêu cao ngọn cờ đoàn kết quốc tế, từ đoàn kết các dân tộc thuộc địa mở rộng thành đoàn kết với giai cấp vô sản ở chính quốc và giai cấp vô sản thế giới. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một chiến sĩ quốc tế, Người đặt nền móng cho tình đoàn kết giữa cách mạng Việt Nam, cách mạng Pháp và cách mạng thế giới, tích cực tham gia hoạt động và có nhiều đóng góp quan trọng đối với tổ chức này. Từ năm 1921 đến 1923, hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp - một bộ phận trong Quốc tế Cộng sản - Nguyễn Ái Quốc say mê nghiên cứu lý luận của Mác - Lênin, đường lối của Quốc tế Cộng sản, đặc biệt là vấn đề dân tộc và thuộc địa. Những hoạt động của Người trên đất Pháp là những đóng góp cho Quốc tế Cộng sản. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài đề cập trên bình diện quốc tế rộng lớn hơn gửi cho các báo cánh tả ở Pháp, báo Pravda của Đảng Cộng sản Liên Xô, các tập san của Quốc tế Cộng sản nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin trong các nước thuộc địa, cung cấp cho Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản chính quốc hiểu rõ hơn về “Phương Đông thức tỉnh” từ đó có sự hiểu biết nhau, xây dựng mối quan hệ giữa các dân tộc thuộc địa và giai cấp vô sản phương Tây. Trong một bức thư gửi cho Pêtơrốp - Tổng thư ký ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ngày 24/5/1924, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ “Nguyên nhân gây ra sự suy yếu của các dân tộc Phương Đông đó là sự biệt lập”… Họ hoàn toàn không biết đến những việc xảy ra ở nước láng giềng gần gũi nhất của họ. Do đó họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau”. Từ đó Người kiến nghị với Quốc tế Cộng sản trong khi chỉ đạo chiến lược, cần chú ý đến tính đặc thù của các dân tộc Phương Đông, phải cử cán bộ hiểu tình hình thuộc địa đến các nước gây dựng phong trào, cử nhiều cán bộ cách mạng người thuộc địa đến học tại trường Đại học Phương Đông. Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản ngày 17/6/1924 Nguyễn Ái Quốc đã trình bày bản tham luận làm sôi nổi Đại hội, Người nhấn mạnh: “Thuộc địa vẫn đang tồn tại, và nêu lên để quốc tế thấy rằng: Cách mạng ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn cả nguy cơ của các thuộc địa. Song, tôi thấy hình như các đồng chí vẫn chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng rằng, vận mệnh của giai cấp vô sản các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh giai cấp vô sản cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa”. Cũng tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc cũng đã phê bình một số đảng cộng sản châu Âu chưa quan tâm đến vấn đề thuộc địa,đồng thời đề nghị Quốc tế Cộng sản chỉ đạo các đảng cộng sản nhận được vấn đề mang tính thời đại: Vấn đề dân tộc, vấn đề thuộc địa không tách rời nhau. Sau đại hội lần V của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc còn tham dự Đại hội III Quốc tế Công đoàn, đại hội I Quốc tế Cứu tế đỏ, Đại hội IX Quốc tế Thanh niên, Hội nghị Quốc tế phụ nữ… Trên các diễn đàn, Người đều nêu cao và bảo vệ quan điểm của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, kêu gọi sự quan tâm đoàn kết của các tổ chức quốc tế đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa. Đặc biệt tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản năm 1925 đã lên án mạnh mẽ CNTD, thức tỉnh giai cấp vô sản ở chính quốc, thức tỉnh các dân tộc thuộc địa, tạo nên sự quan tâm đoàn kết giữa phong trào cách mạng phương Đông và phương Tây. Trong tác phẩm Nguyễn Ái Quốc viết “làm cho các dân tộc thuộc địa từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho các dân tộc thuộc địa từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản” . Công tác tại Quốc tế Cộng sản, trên đất nước Liên Xô một thời gian ngắn, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục đấu tranh và bảo vệ, phát triển những nguyên tắc cách mạng, góp phần xây dựng lập trường giai cấp vô sản cấp đúng đắn cho các đảng c
Luận văn liên quan