Đề tài Vai trò của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật

Để quản lí xã hội, nhà nước đã ban hành ra pháp luật. Đó là hệ thống quy tắc ứng xử do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh xã hội theo hướng xác định. Để làm được điều đó, các chủ thể cần thực hiện pháp luật. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật ở nước ta như yếu tố văn hóa, xã hội Trong đó, dư luận xã hội ảnh hưởng một cách sâu rộng và toàn diện đến hoạt động thực hiện pháp luật. để tìm hiểu kĩ hơn điều đó, em xin trình bày đề tài “VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT”.

docx8 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 17383 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Để quản lí xã hội, nhà nước đã ban hành ra pháp luật. Đó là hệ thống quy tắc ứng xử do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh xã hội theo hướng xác định. Để làm được điều đó, các chủ thể cần thực hiện pháp luật. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật ở nước ta như yếu tố văn hóa, xã hội Trong đó, dư luận xã hội ảnh hưởng một cách sâu rộng và toàn diện đến hoạt động thực hiện pháp luật. để tìm hiểu kĩ hơn điều đó, em xin trình bày đề tài “VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT”. Bài làm còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! B. NỘI DUNG CÁC KHÁI NIỆM Dư luận xã hội Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ. Trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy, khi chưa có nhà nước, chưa có pháp luật dư luận xã hội đã từng được sử dụng để điều hòa các mối quan hệ xã hội, định hướng hành vi của con người. Dư luận là hiện tượng tâm lý bắt nguồn từ một nhóm người, biểu hiện bằng những phán đoán, bình luận, quan điểm về một vấn đề nào đó kèm theo thái độ cảm xúc và sự đánh giá nhất định, được truyền từ người này tới người kia, nhóm này sang nhóm khác. Nó có thể được truyền đi một cách tự phát hoặc được tạo ra một cách cố ý. Nếu được lan truyền rộng rãi và lặp lại thì trở thành dư luận xã hội. Dư luận cũng có thể hình thành từ những định kiến xã hội hay là từ những tác động truyền thông, phong trào,.... Dư luận có mặt tích cực và tiêu cực dựa vào các nguồn tin mà từ đó nó hình thành. Nếu nó hình thành dựa vào nguồn tin xác thực thì sẽ trở thành thông tin hữu ích khi nói lên những gì mà mọi người nghĩ về sự việc đó, còn nếu hình thành khi không có căn cứ hoặc dựa vào nguồn thông tin không rõ ràng cho dù là cố ý hay vô ý, nó có thể tạo tin đồn nhảm và có thể bị sử dụng cho một mục đích nào đó. Dư luận đôi khi có thể xâm phạm rất mạnh vào quyền riêng tư của cá nhân cho dù là đúng hay không. Thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật làm cho chúng đi vào cuộc sống. Các hình thức thực hiện pháp luật rất phong phú, đa dạng. Căn cứ vào tính chất của các hoạt động thực hiện các quy phạm pháp luật, khoa học pháp lý xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau: + Tuân thủ pháp luật: chủ thể kiềm chế mình không thực hiện những điều pháp luật cấm. hành vi tuân thủ pháp luật được thực hiện dưới dạng không hành động. + Thi hành pháp luật: chủ thể bằng hành vi tích cực của minh thực hiện điều pháp luật yêu cầu. hành vi pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động. + Sử dụng pháp luật: chủ thể thực hiện cách ứng xử mà pháp luật cho phép. Hành vi pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. + Áp dụng pháp luật: là hành vi thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước, thông qua cơ quan, cám bộ Nhà nước có thẩm quyền hoăc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định, thay đổi, đình chỉ, chấm dứt quan hệ pháp luật. VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Vai trò giáo dục Dư luận xã hội giáo dục con người có khi còn mạnh hơn biện pháp hành chính. Khi đã hình thành, nó tác động vào ý thức con người, chi phối ý thức cá nhân. Đại đa số người trong cộng đồng đều quan tâm tới dư luận xã hội đánh giá hành vi của mình, có khuynh hướng giữ gìn, bảo vệ những đánh giá tốt, sửa chữa sai sót đáp ứng những đòi hỏi của dư luận xã hội đối với bản thân mình. Từ đó, dư luận xã hội có thể khen hoặc chê, động viên hay phê phán, khuyến khích hoặc công kích những biểu hiện đạo đức hoặc hành vi cá nhân của nhóm người trong xã hội, phòng ngừa các hành vi phạm pháp, buộc cá nhân phải thu mình vào khuôn khổ đạo đức, pháp luật. Ví dụ, một quan chức nhà nước không làm tròn bổn phận, nghĩa vụ của mình sẽ bị dư luận bàn tán, ảnh hưởng tới uy tín, danh dự không chỉ của người đó mà còn của cả gia đình. Như vậy, nếu không muốn bị dị nghị, người đó phải hoàn thành chức trách của mình. Dư luận xã hội có tính lan truyền rộng rãi, từ đó, các ý kiến, phán xét hiện tượng pháp lý nào đó cũng lan nhanh trong xã hội. Ban đầu chỉ là những ý kiến nhỏ lẻ của cá nhân nhưng lan truyền càng rộng thì càng thống nhấn về nội dung, làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Do đó vai trò giáo dục của du luận xã hội còn thể hiện ở chỗ, dư luận xã hội tham gia vào việc phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị, tư tưởng, quan điểm pháp luật. Thông qua dư luận xã hội, ý thức thực hiện pháp luật của người dân dần nâng cao. Như việc trung cầu ý dân về Hiến pháp chẳng hạn. Việc công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách đông đảo vào việc đóng góp ý kiến về văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất đem lại hiệu quả trong việc tuyên truyền pháp luật của nhà nước, huy động được trí tuệ tập thể và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy tính tích cực nâng cao ý thức pháp luật của người dân. Vai trò đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực xã hội Dư luận xã hội là một phương tiện giáo dục có hiệu quả, đồng thời là một nhân tố phòng ngừa vi phạm pháp luật. Sự pháp xét, đánh giá tập thể ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành cách xử sự hợp pháp của mọi người dân. Không có ai có thể sống ngoài dư luận, bởi vậy cũng không ai có thể thực hiện những hành vi bất hợp pháp mà không bị bàn luận. Đối với đại đa số quần chúng nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có tầm quan trọng hàng đầu.. Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc gia, dân tộc bị xâm hại thì du luận xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án, phản đối gay gắt. Mỗi khi các cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, dư luận xã hội cũng lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn chặn hành vi đó. Chẳng hạn, những vụ phạm pháp hình sự đặc biệt nghiêm trọng, như vụ giết người ở Bình Phước, hay Trung Quốc ngang nhiên chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam với lời lẽ bao biện xảo trá mới đây khiến cho dư luận xã hội hết sức công phẫn, đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội. Điều đó cho thấy, dư luận xã hội có tác đụng củng cố, bảo vệ tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật. Từ đó ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực trong sử dụng quyền lực của nhà nước, áp dụng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cũng như của cả dân tộc. Ngày nay, Nhân dân trực tiếp đấu tranh chống tiêu cực thông qua việc khiếu nại, tố cáo và thông qua các diễn đàn nhân dân, nhất là bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài việc đóng góp ý kiến trực tiếp với cán bộ, đảng viên ở các cấp, ngành, người dân còn gửi thư, đơn đến các cơ quan chức năng, cơ quan thông tin báo chí ở Trung ương và địa phương góp ý, phát hiện những sai phạm về kinh tế, tham nhũng, tiêu cực. Sự tham gia của nhân dân vào công tác đấu tranh chống tiêu cực còn thể hiện thông qua các diễn đàn nhân dân như báo nói, báo viết, báo hình. Nhờ có sự tham gia tích cực và rộng rãi của nhân dân vào công tác thanh tra, giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp mà nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực được phát hiện và đưa ra xử lý Bên cạnh đó, vì áp lực của xã hội, những vụ “bê bối” của cán bộ được phanh phui, đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, hạn chế tình trạng cậy chức, cậy quyền “đổi trắng thay đen”. Và từ đó, dư luận góp phần răn đe những nhà cầm quyền khác hạn chế những vấn nạn như tham nhũng, mua quan bán chức... Ví dụ vụ án ông Nguyễn Thanh Sơn, Tỉnh ủy viên Hà Tĩnh, Bí thư Huyện ủy Vũ Quang bị cách chức vì “nhận tiền chạy việc” 75 triệu đồng của một phụ nữ để “chạy” vào chân tạp vụ nấu ăn tại huyện ủy và còn nhiều vụ tai tiếng khác được dư luận đưa ra ánh sáng. Nếu không có sự lên tiếng của dư luận có lẽ những hành vi này sẽ chìm mãi trong bóng tối, như con sâu đục khoét tàn bạo bộ máy nhà nước. Vai trò đánh giá Các qui định của pháp luật kể từ khi ban hành đến khi thực hiện trong cuộc sống là một khoảng thời gian dài. Để những qui định đó phát huy hiệu quả thì phải thông qua dư luận xã hội. Qua việc nghiên cứu dư luận xã hội, những thông tin thu thập được qua điều tra, thăm dò sẽ cung cấp cho chúng ta những đánh giá đúng - sai, thật - giả, mặt tích cực - mặt tiêu cực của những qui định pháp luật, của việc thực hiện pháp luật... Ví dụ năm 2008, bộ Y tế đưa ra dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái ôtô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe (dự thảo) đề ngày 7/8, người dân muốn đủ điều kiện lái ôtô và xe máy phải đáp ứng được 83 tiêu chuẩn về sức khỏe. Dự thảo vô lí này ngay lập tức tạo nên làn song phản đối mạnh mẽ và hiển nhiên bản dự thảo này không được thông qua. Trên cơ sở của sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong đời sống xã hội, dư luận xã hội làm nảy sinh trong nhận thức của mọi người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của pháp luật. Từ đó, hình thành nên các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Điều đó nói lên sự tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với quá trình nhận thức pháp luật. Một khi nhận thức đúng đắn về pháp luật, ý thức pháp luật được nâng cao tất yếu sẽ dẫn tới việc thực hiện pháp luật một cách tự giác và đồng đều. Vai trò giám sát, tư vấn Hoạt động giám sát của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật được thể hiện như sau: Đối với việc tuân thủ pháp luật: Nhờ sự giám sát của dư luận xã hội, buộc các chủ thể phải kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm, nếu không sẽ ngay lập tức bị lên án, trở thành trung tâm cho xã hội bàn luận. Nhờ đó, pháp luật được tuân thủ tốt hơn, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mọi công dân. Đối với việc thi hành pháp luật: Cùng với các cơ quan nhà nước, sự giám sát của dư luận xã hội buộc các chủ thể pháp luật phải tích cực thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình với nhà nước. Nhân dân đã tham gia tích cực vào việc tiến hành thanh tra như cử đại diện tham gia đoàn thanh tra, cung cấp tài liệu, chứng cứ, tham gia góp ý kiến, thông qua kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra, góp phần quan trọng trong việc phát hiện ra các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, giải quyết ổn định tình hình cơ sở ở các địa phương. Đối với việc sử dụng pháp luật: nếu khồng có dư luận xã hội, bộ máy cưỡng chế của nhà nước sẽ không quản lí hết được mọi cấp, mọi ngành, nhờ có dư luận xã hội mà tình trang lạm chức lộng quyền giảm đáng kể. một khi có biểu hiện, dư luận sẽ lên án, từ đó các cơ quan thi hành sức mạnh cưỡng chế có cơ sở để điều tra, trả lời cho dân biết. Ví dụ, ông Nguyễn Văn Nên (nguyên Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Tiền Giang) bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ cùng với hai cựu sĩ quan Ngô Thanh Phong (nguyên Trưởng phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ công an tỉnh Tiền Giang) và Phạm Văn Út (nguyên Đội trưởng Đội tham mưu Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an Tiền Giang) trong vụ án lấy tiền tang vật của nhóm buôn xăng dầu Trần Thế Hùng (Hùng “Xì Tẹc”) gửi ngân hàng lấy lãi chia nhau. Ngay lập tức, vụ án được dư luận bàn luận sôi nổi, buộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang phải vào cuộc, điều tra tới cùng. Đối với hoạt động áp dụng pháp luật: không chỉ ảnh hưởng tới cơ quan nhà nước, dư luận xã hội còn là tiếng nói để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tránh tình trạng áp dụng pháp luật tùy tiện, kém hiệu quả. Ví dụ vụ án oan sai của ông Huỳnh Văn Nén, ngồi tù oan 17 năm vì bị buộc tội giết bà Lê Thị Bông cướp tài sản năm 1998 tại thị trấn Tân Minh (huyện Hàm Tân) gây chấn động trong nước. Sự bức xúc của dư luận đã buộc Toà Án Nhân Dân tỉnh Bình Thuận điều tra, xử lí nghiêm minh và bồi thường thòa đáng. Nếu dư luận không lên tiếng, liệu vụ án có bị bưng bít? Đó là điều không thể chắc chắn. . Những hạn chế của dư luận xã hội trong việc thực hiện pháp luật Thứ nhất, số vụ việc tiêu cực được phát hiện tuy có giảm song lại có chiều hướng diễn biến phức tạp gây tác hại trên nhiều mặt, hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự và phát triển kinh tế, xã hội. Thứ hai, những thế lực thù địch có thể lợi dụng dư luận để truyền bá những tư tưởng phản động chống lại nhà nước, xúi giục phản động. Thứ ba, trong việc thực hiện phương châm: dân biết dân bàn, dân tham gia góp ý kiến và dân kiểm tra thì việc tổ chức để dân giám sát, kiểm tra còn yếu, cơ chế cho việc kiểm tra chưa rõ. Thứ tư, công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhân dân chưa được coi trọng thường xuyên, đấu tranh phê bình và tự phê bình, thực hiện dân chủ công khai một số nơi còn hạn chế; tình trạng mất dân chủ, quan liêu trong một số cơ quan, đơn vị cơ sở xã phường chậm được khắc phục sửa chữa. GIẢI PHÁP PHÁP HUY VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Phát huy vai trò của dư luận xã hội phải gắn chặt với công tác xây dựng hệ thống chính trị: xây dựng chỉnh đốn Đảng; cải cách thủ tục hành chính, xây dựng, củng cố cơ quan tư pháp; phát huy vai trò chủ động của các tổ chức quần chúng và Mặt trận Tổ quốc. Trong lĩnh vực pháp luật: Nhà nước phải có một cơ chế hợp lý để nắm bắt kịp thời những thông tin mà dư luận xã hội phản ánh về những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong xã hội: Tổ chức các cuộc họp định kì để nhân dân phát biểu; Công tác điều tra cũng phải được công khai; Nhà nước phải có biện pháp cổ vũ,động viên dư luận xã hội tích cực phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật. Ngược lại, có biện pháp răn đe, cảnh báo các cá nhân tổ chức phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Nhà nước phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời những dư luận xã hội không đúng, tránh gây sự hoang mang lo sợ hoặc đánh giá không đúng vấn đề, dẫn đến thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Trong các lĩnh vực xã hội: Lãnh đạo các tổ chức, đơn vị trước hết phải nắm bắt kịp thời các sự kiện, hiện tượng mang tính thời sự liên quan đến tổ chức, đơn vị mình, các sự kiện, hiện tương liên quan đến lợi ích của giai cấp, quốc gia dân tộc cũng như nắm bắt và làm chủ được dư luận xã hội về sự kiện, hiện tượng đó để làm cơ sở cho việc định hướng dư luận xã hội. Đánh giá khách quan hệ quả và sự tác động của báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng đối với các nhóm công chúng và dự báo được những phát sinh từ hệ quả tác động của báo chí. Những tình huống có thể phát sinh bao gồm cả những phản ánh tích cực hay phản ánh tiêu cực, đồng thuận hay không đồng thuận, ủng hộ hay phản đối về một nôi dung thông tin nào đó được cung cấp đến công chúng . Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội, trong đó việc nghiên cứu cần phải làm rõ tính quy luật và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh các luồng ý kiến khác nhau cũng như cơ sở khoa học để đánh giá, phán xét một luồng ý kiến nào đó, nâng cao vai trò chức năng dự báo, chức năng phản biện xã hội trong các nghiên cứu dư luận xã hội. Định hướng dư luận xã hội cũng là việc minh bạch hoá các nguồn thông tin, hạn chế nhận thức sai lệch và loại bỏ tin đồn thất thiệt trong xã hội. Nâng cao khả năng dự báo, tham mưu trong quá trình nghiên cứu nắm bắt dư luận xã hội. C. KẾT LUẬN Như vậy, dư luận xã hội có vai trò rất lớn trong việc thực hiện pháp luật. Thế nhưng, bên cạnh những điểm manh cũng còn tồn tại những khuyết điểm cần lưu ý. Cần phải phát huy những ưu điểm và hạn chế, tiến tới xóa bỏ những yếu kém tồn tại để việc thực hiện pháp luật thông qua dư luận xã hội mà được nâng cao. Nhưng đồng thời, mỗi người chúng ta cũng cần nâng cao ý thức, bảo vệ sự tốt đẹp của dư luận xã hội, không để kẻ xấu lợi dụng nó làm phương tiện để gây khó khăn cho nước nhà. Muốn vậy, mỗi người cần có những hiểu biết nhấn định về pháp luật, sao cho đủ hiểu, không đơm đặt, thêm thắt, xuyên tạc sự thật đảm bảo quyền lợi của mọi người. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đại học Luật Hà Nội, giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, nxb PGS.TS Nguyễn Minh Đoan, Hướng dẫn môn học lí luận nhà nước và pháp luật, nxb Tư Pháp, 2014 https://www.wattpad.com/820735-c%C3%A2u-12-d%C6%B0-lu%E1%BA%ADn-xh-vai-tr%C3%B2-c%E1%BB%A7a-d%C6%B0-lu%E1%BA%ADn-xh-v%C3%A0-ph%C3%A2n https://tholaw.wordpress.com/2009/12/04/tac-dong-cua-du-luan-xa-hoi-doi-voi-y-thuc-phap-luat/
Luận văn liên quan