Đề tài Xác định quyền năng nhận tiền gửi và đề xuất ý kiến về pháp luật hiện hành về quyền năng này áp dụng đối với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài

Trong các hình thức huy động vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) thì hình thức huy động vốn bằng nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn quan trọng và nó chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động ở mỗi tổ chức tín dụng. Việc huy động vốn là hoạt động đặc trưng riêng có của các tổ chức tín dụng được Nhà nước cho phép hoạt động ngân hàng. Chính bởi vậy, em đi vào giải quyết nội dung bài tập số 02: “Xác định quyền năng nhận tiền gửi và đề xuất ý kiến về pháp luật hiện hành về quyền năng này áp dụng đối với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài”.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xác định quyền năng nhận tiền gửi và đề xuất ý kiến về pháp luật hiện hành về quyền năng này áp dụng đối với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các hình thức huy động vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) thì hình thức huy động vốn bằng nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn quan trọng và nó chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động ở mỗi tổ chức tín dụng. Việc huy động vốn là hoạt động đặc trưng riêng có của các tổ chức tín dụng được Nhà nước cho phép hoạt động ngân hàng. Chính bởi vậy, em đi vào giải quyết nội dung bài tập số 02: “Xác định quyền năng nhận tiền gửi và đề xuất ý kiến về pháp luật hiện hành về quyền năng này áp dụng đối với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài”. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tiền gửi và huy động vốn bằng nhận tiền gửi: 1.1. Tiền gửi: 1.1.1. Khái niệm tiền gửi: Khái niệm tiền gửi là một khái niệm rất rộng. Tại Luật các TCTD năm 1997, Điều 20 khoản 9 có đưa ra định nghĩa về tiền gửi như sau: “Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không được hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền”. Ngoài định nghĩa tại Luật các TCTD nói trên, tại Nghị định số 70/2000/NĐ-CP của Chính phủ về giữ bí mật thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản của khách hàng gửi tại các TCTD cũng đưa ra một quy định về tiền gửi như sau: “Tiền gửi của khách hàng bao gồm tiền Đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn (kể cả tiền gửi tiết kiệm và các hình thức tiền gửi khác”. Như vậy, cả hai định nghĩa trên đây đều chưa rõ ràng, không nói lên được bản chất thế nào là tiền gửi mà chỉ là một cách định nghĩa theo phương pháp liệt kê. Đến Luật các TCTD năm 2010 cũng chưa đưa ra một định nghĩa về tiền gửi. Song từ những định nghĩa nêu trên ta có thể hiểu tiền gửi trong hoạt động ngân hàng dùng để chỉ các khoản tiền được gửi ở các TCTD dưới nhiều hình thức khác nhau của nhiều chủ thể. 1.1.2. Các loại tiền gửi: Tiền gửi không kì hạn (tiền gửi thanh toán): Đây là loại tiền gửi được khách hàng gửi vào các tổ chức tín dụng để thực hiện các khoản chi trả, thanh toán. Ở Mỹ gọi loại tiền gửi này là tiền gửi theo yêu cầu, ở Pháp gọi là tiền gửi theo tài khoản séc. Tiền gửi không kì hạn là khoản tiền đang chờ thanh toán không phải là tiền mà khách hàng để dành nên họ có thể rút ra hoặc sử dụng để thanh toán bất kì lúc nào theo yêu cầu. Thông thường khách hàng gửi loại tiền này sẽ không được trả lai hoặc lãi suất thấp. Tiền gửi không kì hạn được quản lí ở các TCTD trên tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc tìa khoản vãng lai. Đối với tiền gửi không kì hạn, khách hàng được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả như séc, ủy nhiễm chi và các lệnh chi khác. Tiền gửi có kì hạn: Đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào TCTD trên cơ sở có sự thỏa thuận với TCTD nhận tiền gửi về thời gian rút tiền. Về nguyên tắc người gửi tiền chỉ được rút tiền ra khi nào đến hạn thỏa thuận. Tuy nhiên trên thực tế, để thu hút khách hàng gửi loại tiền này, các TCTD có thể cho phép khách hàng gửi loại tiền này được rút tiền trước hạn (nếu số tiền rút ra lớn thì phải có sự thông báo trước cho TCTD), trong trường hợp này người gửi tiền chỉ được hưởng lãi suất thấp. Tiền gửi có kì hạn là nguồn vốn tính ổn định nên các TCTD thường chú trọng áp dụng các biện pháp kích thích để huy động loại tiền gửi này bằng cách đưa ra nhiều loại kì hạn khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đối với mỗi loại kì hạn, TCTD áp dụng một mức lãi suất tương ứng tren nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Tiền gửi tiết kiệm: Đây là loại tiền chỉ dành cho cá nhân, nó là khoản tiền để dành của các cá nhân chứ không phải để thanh toán, nó được kí gửi vào TCTD nhằm cất giữ hộ hoặc để hưởng lãi theo định kì. Khoản 1 Điều 6 Quy chế về gửi tiết kiệm ban hành kèm quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/09/2004 (QĐ 1160): “Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp lật về bảo hiểm tiền gửi”. Tiền gửi tiết kiệm được chia thành hai loại: tiền gửi tiết kiệm không kì hạn và tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: Đây là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo cáo trước cho tổ chức nhận tiền gửi. Tuy nhiên tiền gửi tiết kiệm không kì hạn khác tiền gửi không kì hạn ở chỗ: tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện các giao dịch thanh toán bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả cho người khác, trừ trường hợp tài khoản tiền gửi tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người cư trú được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay của chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó; hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác do chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó. Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: Đây là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ được rút tiền sau một kì hạn gửi tiền nhất định theo tỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm . Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn khác tiền gửi có kì hạn ở chỗ người gửi tiết kiệm phải là cá nhân. 1.2. Huy động vốn bằng nhận tiền gửi: Huy động vốn là hoạt động kinh doanh chính và quan trọng của các Tổ chức tín dụng bởi vì nguồn vốn kinh doanh của các tổ chức tín dụng chủ yếu được khai thác từ nguồn vốn huy động. Trong các hình thức huy động vốn của tổ chức tín dụng thì huy động vốn bằng nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn đặc trưng nhất. Huy động vốn được coi là hình thức huy động vốn chủ yếu và mang tính đặc thù rõ nét nhất. Đây được xem là hình thức huy động vốn dễ dàng, nhanh chóng, đơn giản, tiện lợi, thường xuyên, tốn ít chi phí. Thông qua hoạt động này đã đem lại cho tổ chức tín dụng một nguồn vốn khổng lồ để cấp tín dụng. Nhận tiền gửi tạo tiền đề giúp cho các tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động kinh doanh khác: làm dịch vụ thanh toán, ngân quỹ. Thông qua nhận tiền gửi, các tổ chức tín dụng được nhiều khách hàng biết đến, từ đó mở rộng hoạt động của mình, giúp tổ chức tín dụng nắm bắt được những thông tin, dữ liệu về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, tạo điều kiện giúp cho tổ chức tín dụng có căn cứ xác định mức vốn vay đối với khách hàng đó. Hoạt động nhận tiền gửi được định nghĩa tại khoản 13 Điều 4 Luật các TCTD 2010 như sau: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”. Như vậy, so với Luật các TCTD 1997, Luật các TCTD 2010 có điểm mới là thêm “phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, tín phiếu” vào các hình thức nhận tiền gửi. 1.3. Ý nghĩa của việc xác định các loại tiền gửi và hoạt động nhận tiền gửi: Thứ nhất, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của các TCTD, giúp cho TCTD sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo khả năng chi trả, đồng thời qua đó Nhà nước kiểm soát có hiệu quả hoạt động ngân hàng, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ví dụ: TCTD khi huy động vốn bằng nhận tiền gửi không kì hạn thì không thể sử dụng số vốn này để cho vay trung và dài hạn được mà chỉ sử dụng theo một tỉ lệ nhất định do Ngân hàng nhà nước quy định hoặc căn cứ vào loại tiền gửi để xác định mức dự trữ bắt buộc, duy trì khả năng thanh toán. Thứ hai, để người có tiền có thể lựa chọn hình thức gửi tiền thích hợp tùy thuộc vào mục đích, tính chất và khả năng nguồn vốn của người gửi tiền. 2. Quyền năng nhận tiền gửi của các TCTD: 2.1. Ngân hàng thương mại: Theo khoản 1, khoản 2 Điều 98 Luật các TCTD 2010, ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi dưới các hình thức sau: “1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. 2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước.” Trong đó, quyền nhận tiền gửi tiết kiệm được quy định cụ thể trong QĐ 1160 như sau: - Ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi tiết kiệm của mọi cá nhân theo các kì hạn khác nhau.(khoản 1 Điều 4). - Chỉ có những ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối mới được nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, và việc nhận tiền gửi này phải phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước về quản lý ngoại hối. (khoản 5 Điều 4) - Ngân hàng thương mại nhân tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; nhận tiền gửi bằng ngoại tệ từ các cá nhân người cư trú (Điều 3). 2.2. Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính: Theo khoản Điều 108 Luật các TCTD 2010, công ty tài chính được thực hiện quyền nhận tiền gửi dưới những hình thức sau: “a. Nhận tiền gửi của tổ chức; b. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức”. Tương tự, công ty cho thuê tài chính được quyền: “ 1. Nhận tiền gửi của tổ chức; 2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức” (Điều 112). Như vậy, theo Luật các TCTD 2010, phạm vi quyền nhận tiền gửi của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính bị hạn chế hơn so với ngân hàng thương mại. Theo đó, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức mà không được nhận tiền gửi từ đối tượng là các cá nhân. Đồng thời, việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu chỉ để nhằm huy động vốn của các tổ chức trong khi ngân hàng thương mại được Luật quy định khá mở “để huy động vốn trong và ngoài nước”. Theo quy định tại Luật các TCTD 1997, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn hơn 1 năm của tổ chức, cá nhân. Đến Luật các TCTD 2010 quy định, công ty tài chính, công ty cho thuê chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức. Việc thay đổi đối tượng huy động vốn của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính không phải là việc giới hạn phạm vi huy động vốn của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính. Mà việc nhận tiền gửi của cá nhân, cung ứng dịch vụ thanh toán là tiêu chí phân biệt giữa ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Quy định mới này phù hợp hơn với thông lệ áp dụng tại hầu hết các nước và tạo điều kiện để một mặt giảm bớt được rủi ro cho hệ thống ngân hàng, mặt khác cho phép các công ty tài chính được mở rộng phạm vi cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác của mình do các quy định về an toàn sẽ được áp dụng ở mức độ thấp hơn so với các ngân hàng thương mại là những tổ chức nhận tiền gửi của dân cư và tham gia vào hệ thống thanh toán. 2.3. Quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã: Theo khoản 1 Điều 118 Luật các TCTD 2010, quỹ tín dụng nhân dân được phép: Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây: a) Nhận tiền gửi của thành viên; b) Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng nhà nước”. So với ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính thì quỹ tín dụng nhân dân không được nhận tiền gửi dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu. Đồng thời, về đối tượng được gửi tiền vào quỹ tín dụng nhân dân cũng bị hạn chế rõ rệt, đó là: nhận tiền của thành viên, việc nhận tiền từ các đối tượng không phải là thành viên phải theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng hợp tác xã bản chất là các quỹ tín dụng nhân dân tạo thành. Hiện nay, chưa có một ngân hàng hợp tác xã nào đi vào hoạt động. Nhưng trên thực tế, ngân hàng nhà nước đang xây dựng Đề án chuyển đổi hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (Quỹ TDND TW) thành ngân hàng hợp tác xã. Sự ra đời của ngân hàng hợp tác xã sẽ khắc phục những hạn chế hiện nay về hoạt động của Quỹ TDND TW, tạo điều kiện liên kết hệ thống các QTDND cơ sở và hỗ trợ cho hệ thống này phát triển và bảo đảm an toàn hoạt động, cụ thể ngân hàng hợp tác xã sẽ thực hiện chức năng thanh toán, tiền tệ kho quỹ, hỗ trợ vốn, hệ thống công nghệ thông tin, khả năng quản trị cho các QTDND cơ sở. Luật các TCTD 2010 bổ sung loại hình ngân hàng hợp tác xã để tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của ngân hàng này. Theo đó, ngân hàng hợp tác xã có quyền nhận tiền gửi như ngân hàng thương mại : “Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại mục 2 Chương IV của Luật này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận bằng văn bản” (Khoản 2 Điều 117 Luật các TCTD 2010). Mặc dù vậy, ngân hàng hợp tác xã vẫn bị hạn chế hơn khi các hoạt động của nó phải được sự chấp nhận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước. Việc này xuất phát từ sự mới mẻ của loại hình TCTD này, cần có một cơ chế hợp lý để quản lí hoạt động đi đúng hướng. 2.4. Tổ chức tài chính vi mô: Theo khoản 1 điều 119 Luật các TCTD, tổ chức tài chính vi mô được huy động vốn bằng nhận tiền gửi dưới hình thức sau: “a) Tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô; b) Tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán”. Mới đây, ngày 25/8/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã trao giấy phép thành lập và hoạt động cho tổ chức tài chính vi mô đầu tiên tại Việt Nam. Đây là Tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH một thành viên Tình Thương (TYM), trực thuộc Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. TYM được thành lập trên cơ sở quỹ TYM, được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập từ năm 1992 theo phương pháp tiếp cận của Ngân hàng Grameen, nhằm mục đích “cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ nghèo thông qua việc hỗ trợ tín dụng và tiết kiệm, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ”. Tại lễ trao giấy phép thành lập, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, xuất phát từ thực tiễn phát triển của loại hình tổ chức tài chính vi mô, với tư cách là cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tài chính này phát triển và hoạt động an toàn, lành mạnh. 2.5. Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài: 2.5.1. Giới thiệu về ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài: Theo khoản 8 Điều 4 Luật các TCTD 2010, TCTD nước ngoài tại Việt Nam được hiện diện dưới các hình thức sau: “Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài”. Trong đó, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các loại ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là các ngân hàng thương mại, được hưởng các quyền hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng như ngân hàng thương mại, trong đó có kể đến quyền năng nhận tiền gửi. Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài). Ngân hàng liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở tại Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và hoạt động do ngân hàng nhà nước cấp và theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Ngân hàng liên doanh chỉ thành lập hợp pháp khi bên nước ngoài có phần vốn góp không quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh. Thời hạn hoạt động tại Việt Nam của ngân hàng liên doanh tối đa không quá 30 năm. Một điểm nhấn trong việc phát triển hệ thống hàng liên doanh tại Việt Nam là sự kiện cuối năm 2006, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga được thành lập, tăng số lượng ngân hàng liên doanh tại Việt Nam lên 05 ngân hàng với 15 chi nhánh tại các vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai. Hiện nay do số lượng nhỏ, các ngân hàng liên doanh vẫn giữ vị trí khiêm tốn trên thị trường tài chính Việt Nam và những thay đổi so với năm trước còn chưa thực sự rõ nét, cả về mạng lưới chi nhánh, các loại hình dịch vụ cung cấp, kết quả hoạt động kinh doanh. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. (theo khoản 6 điều 7 Nghị định của Chính phủ số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam). Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là một loại hình mới trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Cụ thể, từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng Mỹ và nước khác sẽ được thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Đây là sự phát triển mới trong hệ thống ngân hàng Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO. Cụ thể, thực hiện các cam kết với WTO, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, đó là Ngân hàng HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong. Hầu hết, các ngân hàng nước ngoài đều mở chi nhánh tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc ngân hàng mẹ, không có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được ngân hàng mẹ bảo đảm bằng văn bản về việc chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Theo khoản 9 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010, chi nhánh ngân hàng nhà nước được định nghĩa như sau: “…là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam”. Như vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có tư cách của một chủ thể độc lập mà theo chế độ ủy quyền của ngân hàng nước ngoài khi thực hiện các giao dịch tại Việt Nam. Trường hợp một ngân hàng mở nhiều chi nhánh tại Việt Nam thì các chi nhánh này là những đơn vị được tổ chức độc lậpvới nhau, phụ thuộc ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài cấp vốn hoạt động. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được coi là nhóm ngân hàng năng động và hoạt động hiệu quả nhất, nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã có chiến lược xây dựng và mở rộng mạng lưới khách hàng. Với kinh nghiệm quản lý điều hành và lợi thế về công nghệ, các ngân hàng nước ngoài luôn luôn dẫn đầu trong việc phát triển và áp dụng công nghệ hiện đại cũng như các sản phẩm mới vào thị trường Việt Nam như hoạt động ngân hàng điện tử, bao thanh toán, môi giới kinh doanh.Thời hạn hoạt động tối đa của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài không quá 99 năm; thời hạn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài không vượt quá hoạt động của ngân hàng mẹ. Có thể nói, các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình trong nền kinh tế. Đến nay, có 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 8 công ty cho thuê tài chính, 56 văn phòng đại diện nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Các tổ chức này đều là những ngân hàng và tổ chức tài chính lớn, có uy tín và độ an toàn cao, có khả năng cạnh tranh tốt. Mặc dù thị phần hoạt động của các TCTD nước ngoài vẫn còn ở mức khiêm tốn (khoảng 10%), nhưng có vị trí quan trọng trong hệ thống các định chế tài chính tại Việt Nam. Các TCTD nước ngoài là kênh truyền dẫn vào Việt Nam các
Luận văn liên quan