Đồ án Nghiên cứu áp dụng phương pháp điện đo sâu đa cực đối xứng Wenner-Schlumberger tìm kiếm nước ngầm vùng cao nguyên đá vôi Tây Bắc thị trấn Tam Sơn Quản Bạ Hà Giang

Thị trấn Tam Sơn là trung tâm của một huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Giang, với dân số khoảng 36.000 người, nơi đây đang có những hoạt động kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên do ở trên cao nguyên đá vôi nên người dân luôn sống trong tình trạng thiếu nước . Được sự quan tâm của Đảng , Nhà Nước trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài và dự án cấp nhà nước về tìm kiếm nước ngầm nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong vùng như : Đề tài cấp nhà nước của PGS. TSKH Phan Văn Quýnh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Dự án cấp nhà nước của Liên đoàn Địa chất Thuỷ văn Miền Bắc và Đề tài cấp nhà nước KC.08 - 19/06 -10 của PGS. TS. Nguyễn Văn Lâm Trường Đại học Mỏ - Địa Chất. Sau khi học xong chương trình Đại học ngành Địa vật lý, em được nhà trường phân công đi thực tập tốt nghiệp từ ngày 4 tháng 1 năm 2010 đến ngày 10 tháng 3 năm 2010, trong quá trình thực tập em đã thu thập được tài liệu để viết đồ án với đề tài “Nghiên cứu áp dụng phương pháp điện đo sâu đa cực đối xứng Wenner-Schlumberger tìm kiếm nước ngầm vùng cao nguyên đá vôi Tây Bắc thị trấn Tam Sơn Quản Bạ Hà Giang . ” Nội dung đồ án được đề cập đến các vấn đề sau: • Đã sưu tầm và nghiên cứu đặc điểm địa lý – địa chất – địa chất thuỷ văn vùng cao nguyên đá vôi Quản Bạ Hà Giang. • Từ những đặc điểm địa lý - địa chất – địa chất thuỷ văn của vùng cao nguyên đá vôi Quản Bạ Hà Giang đồ án đã trình bày các phương pháp địa vật lý có khả năng tìm nước ngầm vùng cao nguyên đá vôi . Trong đó đã trình bày sâu sắc về phương pháp đo sâu điện đa cực đối xứng Wenner – Schlumberger là phương pháp chủ đạo để tìm kiếm nước ngầm ở vùng này. • Đã trình bày kết quả xử lý tài liệu phương pháp đo sâu điện đa cực Wenner – Schlumberger, và giải thích kết quả địa chất vùng Tây Bắc Thị Trấn Tam Sơn Quản Bạ Hà Giang. Đồ án gồm có 3 chương. Chương I: Đặc điểm địa lý – địa chất – địa chất thủy văn vùng cao nguyên đá vôi Quản Bạ - Hà Giang . Chương II: Khả năng áp dụng phương pháp địa vật lý tìm kiếm nước ngầm vùng cao nguyên đá vôi Quản Bạ - Hà Giang. Chương III: Kết quả áp dụng phương pháp đo sâu điện đa cực đối xứng Wenner – Schlumberger tìm kiếm nước ngầm vùng cao nguyên đá vôi Tây Bắc thị trấn Tam Sơn - Quản Bạ - Hà Giang. Với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của PGS. TS Nguyễn Trọng Nga và các thầy cô trong bộ môn Địa vật lý – Trường Đại học Mỏ- Địa chất em đã hoàn thành đồ án vào ngày 15 tháng 6 năm 2010. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Trọng Nga, Ths. Kiều Duy Thông, Ths. Nguyễn Văn Dũng, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành đồ án. Do kiến thức còn hạn chế đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô cũng như các bạn đồng nghiệp.

doc56 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2659 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu áp dụng phương pháp điện đo sâu đa cực đối xứng Wenner-Schlumberger tìm kiếm nước ngầm vùng cao nguyên đá vôi Tây Bắc thị trấn Tam Sơn Quản Bạ Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mở đầu………………………………………………………………………………..3 CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ , ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÙNG CAO NGUYÊN ĐÁ VÔI QUẢN BẠ - HÀ GIANG……………………….5 I.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÙNG NGHIÊN CỨU………………………………...5 I.1.1. Vị trí địa lý………………………………………………………….5 I.1.2. Đặc điểm địa hình, giao thông…………………………………….6 I.1.3. Đặc điểm khí hậu…………………………………………………..6 I.1.4. Dân cư, kinh tế, văn hóa…………………………………………..7 I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU…………………………….8 I.2.1. Lịch sử địa chất, địa chất thủy văn vùng Quản Bạ - Hà Giang…8 I.2.2. Đặc điểm địa chất, địa tầng khu vực nghiên cứu………………...9 I.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÙNG NGHIÊN CỨU……………..15 I.3.1. Đặc điểm các nguồn nước mặt…………………………………...16 I.3.2. Đặc điểm nước dưới đất …………...…………………………… 17 CHƯƠNG II : KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ TÌM KIẾM NƯỚC NGẦM VÙNG CAO NGUYÊN ĐÁ VÔI QUẢN BẠ - HÀ GIANG………………………… ………………………………..20 II.1. ĐẶC ĐIỂM LÁT CẮT ĐỊA ĐIỆN VÙNG CAO NGUYÊN ĐÁ VÔI QUẢN BẠ HÀ GIANG… ………………………………………………………….20 II.1.1. Đặc điểm địa chất hiện tượng Karst……………………………20 II.1.2. Đặc điểm lát cắt địa điện khu vực khảo sát……………………23 II.2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ TÌM KIẾM NƯỚC NGẦM VÙNG CAO NGUYÊN ĐÁ VÔI QUẢN BẠ - HÀ GIANG………25 II.2.1. Phương pháp từ mặt đất………………………………………..25 II.2.2. Phương pháp phổ Gamma……………………………………...26 II.2.3. Phương pháp điện trường tự nhiên…………………………….26 II.2.4. Phương pháp đo sâu điện trở…………………………………...27 II.2.5. Phương pháp đo sâu phân cực………………………………….27 II.2.6. Phương pháp đo sâu chuyển trường ( TEM ) …………………27 II.2.7. Phương pháp đo sâu cộng hưởng từ hạt nhân…………………28 II.2.8. Phương pháp đo sâu từ Tellua âm tần (ANTZ )………………28 II.3. PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU ĐIỆN ĐA CỰC ĐỐI XỨNG WENNER – SCHLUMBERGER……………………………………………………28 II.3.1. Phương pháp đo sâu đa cực ……………………………………28 II.3.2. Giải bài toán thuận………………………………………………29 II.3.3. Giải bài toán ngược……………………………………………...31 II.3.4. Phương pháp đo sâu đối xứng Wenner – Schlumberger……..32 II.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TÀI LIỆU ĐO SÂU ĐA CỰC………………….34 II.4.1. Xử lý theo tuyến…………………………………………………34 II.4.2. Xử lý theo diện tích……………………………………………...36 CHƯƠNG III : KẾT QUẢ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU ĐIỆN ĐA CỰC ĐỐI XỨNG WENNER – SCHLUMBERGER TÌM KIẾM NƯỚC NGẦM VÙNG CAO NGUYÊN ĐÁ VÔI TÂY BẮC THỊ TRẤN TAM SƠN-QUẢN BẠ - HÀ GIANG………………………………………………………………………….37 III.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÙNG TÂY BẮC THỊ TRẤN TAM SƠN QUẢN BẠ HÀ GIANG……………………………………37 III.1.1. Đặc điểm địa chất………………………………………………37 III.1.2. Đặc điểm địa chất thủy văn……………………………………37 III.2. KẾT QUẢ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU ĐA CỰC ĐỐI XỨNG WENNER- SCHLUMBERGER TÌM KIẾM NƯỚC NGẦM VÙNG CAO NGUYÊN ĐÁ VÔI TÂY BẮC THỊ TRẤN TAM SƠN – QUẢN BẠ - HÀ GIANG…………..38 III.2.1.Mục đích, nhiệm vụ và các bước khảo sát………………….38 III.2.2. Công tác thi công địa vật lý…………………………………39 III.2.3. Khối lượng công việc thi công………………………………40 III.2.4. Kết quả khảo sát…………………………………………….42 KẾT LUẬN………………………………………………………………………….52 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………….…………………………………………53 Mở đầu Thị trấn Tam Sơn là trung tâm của một huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Giang, với dân số khoảng 36.000 người, nơi đây đang có những hoạt động kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên do ở trên cao nguyên đá vôi nên người dân luôn sống trong tình trạng thiếu nước . Được sự quan tâm của Đảng , Nhà Nước trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài và dự án cấp nhà nước về tìm kiếm nước ngầm nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong vùng như : Đề tài cấp nhà nước của PGS. TSKH Phan Văn Quýnh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Dự án cấp nhà nước của Liên đoàn Địa chất Thuỷ văn Miền Bắc và Đề tài cấp nhà nước KC.08 - 19/06 -10 của PGS. TS. Nguyễn Văn Lâm Trường Đại học Mỏ - Địa Chất. Sau khi học xong chương trình Đại học ngành Địa vật lý, em được nhà trường phân công đi thực tập tốt nghiệp từ ngày 4 tháng 1 năm 2010 đến ngày 10 tháng 3 năm 2010, trong quá trình thực tập em đã thu thập được tài liệu để viết đồ án với đề tài “Nghiên cứu áp dụng phương pháp điện đo sâu đa cực đối xứng Wenner-Schlumberger tìm kiếm nước ngầm vùng cao nguyên đá vôi Tây Bắc thị trấn Tam Sơn Quản Bạ Hà Giang . ” Nội dung đồ án được đề cập đến các vấn đề sau: Đã sưu tầm và nghiên cứu đặc điểm địa lý – địa chất – địa chất thuỷ văn vùng cao nguyên đá vôi Quản Bạ Hà Giang. Từ những đặc điểm địa lý - địa chất – địa chất thuỷ văn của vùng cao nguyên đá vôi Quản Bạ Hà Giang đồ án đã trình bày các phương pháp địa vật lý có khả năng tìm nước ngầm vùng cao nguyên đá vôi . Trong đó đã trình bày sâu sắc về phương pháp đo sâu điện đa cực đối xứng Wenner – Schlumberger là phương pháp chủ đạo để tìm kiếm nước ngầm ở vùng này. Đã trình bày kết quả xử lý tài liệu phương pháp đo sâu điện đa cực Wenner – Schlumberger, và giải thích kết quả địa chất vùng Tây Bắc Thị Trấn Tam Sơn Quản Bạ Hà Giang. Đồ án gồm có 3 chương. Chương I: Đặc điểm địa lý – địa chất – địa chất thủy văn vùng cao nguyên đá vôi Quản Bạ - Hà Giang . Chương II: Khả năng áp dụng phương pháp địa vật lý tìm kiếm nước ngầm vùng cao nguyên đá vôi Quản Bạ - Hà Giang. Chương III: Kết quả áp dụng phương pháp đo sâu điện đa cực đối xứng Wenner – Schlumberger tìm kiếm nước ngầm vùng cao nguyên đá vôi Tây Bắc thị trấn Tam Sơn - Quản Bạ - Hà Giang. Với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của PGS. TS Nguyễn Trọng Nga và các thầy cô trong bộ môn Địa vật lý – Trường Đại học Mỏ- Địa chất em đã hoàn thành đồ án vào ngày 15 tháng 6 năm 2010. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Trọng Nga, Ths. Kiều Duy Thông, Ths. Nguyễn Văn Dũng, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành đồ án. Do kiến thức còn hạn chế đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô cũng như các bạn đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội ngày 16 tháng 06 năm 2010 Sinh viên : Lê Văn Đạt CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN VÙNG CAO NGUYÊN ĐÁ VÔI QUẢN BẠ - HÀ GIANG I.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÙNG NGHIÊN CỨU I.1.1. Vị trí địa lý. Quản Bạ là huyện vùng cao biên giới phía Bắc của tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thị xã Hà Giang 40km, phía Bắc và phía Tây Quản Bạ giáp Trung Quốc, phía Đông giáp huyện Yên Minh, phía Nam giáp huyện Vị Xuyên ( hình I.1). Huyện Quản Bạ có diện tích 549,9km , dân số khoảng 36.000 người . Huyện lỵ là thị trấn Tam Sơn nằm trên quốc lộ 4C . Hình I.1. Sơ đồ vị trí địa lý vùng nghiên cứu. I.1.2. Đặc điểm địa hình, giao thông. Đặc điểm địa hình : huyện Quản Bạ là vùng cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600m so với mực nước biển, gồm nhiều khu vực đá vôi có độ cao khá dốc, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều, núi đá cao xen lẫn vực sâu ngoài ra là những thung lũng nhỏ hẹp với nhiều hình thái khác nhau. Đặc điểm giao thông : do địa hình phức tạp nên địa hình giao thông trong huyện khó khăn. Mạng lưới giao thông trong huyện còn đơn điệu, chủ yếu là đường bộ, chất lượng tương đối thấp đa số là đường hẹp, đèo dốc, mặt đường xấu. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương trục đường chính là quốc lộ 4C đã được mở rộng trải đường nhựa, các phương tiện gắn máy có thể đi lại thuận tiện nhưng ở một số vùng đi sâu vào trong các bản dân tộc chỉ là đường đá đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới sông suối : Sông Miện là sông lớn nhất của huyện Quản Bạ được bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy cách huyện lỵ Quản Bạ khoảng 2 km về phía Đông. Sông chảy qua vùng núi đá vôi, dòng sông hẹp, độ dốc lòng sông lớn, lắm thác, nhiều ghềnh, nước chảy xiết nhất là mùa mưa lũ, lưu lượng thay đổi lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Xã Quyết Tiến có nhánh suối nhỏ bắt nguồn từ thôn Nậm Lương, chiều dài khoảng 4km chảy theo hướng Bắc Nam, lượng mưa không ổn định, dao động theo mùa. Nhìn chung vùng nghiên cứu có hệ thống suối ít phát triển, các suối thường ngắn, có độ dốc chỉ hình thành dòng chảy tạm thời về mùa mưa, mùa khô hầu như bị cạn, hoặc còn lưu lượng rất nhỏ; Trong vùng không có khối nước mặt nào tồn tại. I.1.3. Đặc điểm khí hậu. Vùng nghiên cứu mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia thành hai mùa: Mùa khô là mùa đông, từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình về mùa đông 8 ¸ 160C. Đặc biệt về mùa này nhiều khi có băng giá và sương mù dày đặc khó khăn cho việc đi lại. Lượng mưa trung bình 30 ¸ 40 mm/tháng. Lượng bốc hơi trung bình 40 ¸ 50 mm/tháng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 26 ¸ 27 0C. Lượng mưa trung bình 400 ¸ 500 mm/tháng. Độ ẩm không khí dao động 80 ¸ 87%. Lượng bốc hơi trung bình 70 ¸ 80 mm/tháng . I.1.4. Dân cư, kinh tế, văn hóa. Toàn vùng có số dân 36.000 người (2004), với nhiều dân tộc chung sống gồm : H’Mông, Tày, Nùng, Mán, Kinh, Dao, Dáy, Sán Dìu, Pô Y, Hoa, Cao Lan, La Chí, đặc biệt thôn Mỏ Xài xã Thanh Vân có 128 hộ, gồm 607 người đều là người H’Mông. Người H’Mông định cư rải rác trên miền núi cao, trong vùng núi sâu thành từng bản nhỏ, sống chủ yếu là phát rẫy trồng ngô, đậu và chăn nuôi gia súc. Người Dao, Tày sống tập trung thành các làng, bản trong các thung lũng, nghề sống của họ là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, bắp, đậu, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Người Kinh sống tập trung ở các thị trấn, thị tứ và ven đường giao thông, sinh sống bằng nghề làm vườn, chăn nuôi và buôn bán nhỏ. Trình độ văn khoa học kỹ thuật trong vùng còn rất thấp, nhất là vùng sâu và đồng bào dân tộc thiểu số. Các dân tộc sống hoà thuận, đoàn kết thực hiện đầy đủ mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước, cùng nhau xây dựng và bảo vệ an ninh vùng biên cương Tổ Quốc. Kinh tế : trong vùng nghề sống chủ yếu của nhân dân là sản xuất nông nghiệp, tự cung, tự cấp. Rừng đó bị con người tàn phá nặng nề, địa phương có chủ trương và chính sách phát triển bảo vệ, nhiều khu rừng đó được tái sinh trở lại, tạo ra xu hướng kinh tế nông – lâm kết hợp. Thị trấn Tam Sơn có tốc độ phát triển dân số cơ học và xây dựng rất nhanh, trong quy hoạch ở đây sẽ thành lập các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác quặng dolomite, đá ốp lát, xi măng…(hình I.2.) Hình I.2. Thị trấn Tam Sơn Trung tâm huyện có trường phổ thông trung học, trường phổ thông cơ sở, trường dân tộc nội trú, trung tâm y tế có 40 giường bệnh nhưng trang thiết bị lạc hậu và quá thiếu. Tại các xã có trạm xá để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, điện lưới quốc gia cơ bản đó về đến các bản, làng trong huyện. Nhìn chung mức sống, thu nhập, phát triển kinh tế, văn hóa của đồng bào trong khu vực còn nhiều khó khăn. I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU. I.2.1. Lịch sử địa chất, địa chất thủy văn vùng Quản Bạ - Hà Giang. I.2.1.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng Hà Giang. Trong vùng có rất nhiều công trình nghiên cứu địa chất và tìm kiếm khoáng sản ở những mức độ khác nhau, do các nhà địa chất trong và ngoài nước tiến hành như: - Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao... (1984) thành lập bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000. - Báo cáo địa chất và khoáng sản nhóm tờ Yên Minh Đoàn 202 - Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc (1994-1997) trong Lưu trữ Địa chất. Ngoài các công trình nêu trên, trong diện tích nghiên cứu còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu chuyên đề khác như magma, kiến tạo... các tài liệu này rất cần thiết cho việc nghiên cứu địa chất và địa chất thủy văn. I.2.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất thuỷ văn vùng Hà Giang. Vùng nghiên cứu đã được thành lập sơ đồ địa chất thủy văn cùng với bản đồ địa chất 1:200.000 (Tờ Bảo Lạc) năm 1976 do Đoàn 20H thực hiện. Trong báo cáo địa chất và khoáng sản (Nhóm tờ Yên Minh) tỷ lệ 1:50.000, do Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc - Đoàn 202 (năm 1994 - 1997) đã nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm địa chất thủy văn trong vùng, qua tài liệu khảo sát một số nguồn lộ trong hệ Devon, hệ tầng Bản Thăng (D1? bt) cho lưu lượng Q= 0,05 ¸ 12,0 l/s, và lấy mẫu nước phân tích đơn giản. Trong vùng chưa có công trình nghiên cứu nào khác để đánh giá chất lượng nước và trữ lượng nước một cách đầy đủ. I.2.2. Đặc điểm địa chất, địa tầng khu vực nghiên . I.2.2.1. Địa tầng. Trong phạm vi vùng nghiên cứu có mặt chủ yếu là thành tạo carbonat, lục nguyên thuộc phần trên của hệ tầng Tòng Bá (O-S?tb3), hệ tầng Bản Thăng (D1?tb) và hệ tầng Khao Lộc (D1-2kl), tuổi Paleozoi hạ và Paleozoi trung. Ngoài ra còn một ít thành tạo Đệ tứ lấp đầy các thung lũng giữa núi rải rác vài nơi thuộc xã Quyết Tiến, Thanh Vân, thị trấn Tam Sơn. Giới Paleozoi Hệ Ordovic - Hệ Silur Hệ tầng Tòng Bá (O-S?tb) tập 3 hệ tầng Tòng Bá (O-S?tb3) Các trầm tích của tập này lộ thành dải hẹp phía Bắc xã Quyết Tiến và một dải viền quanh cấu trúc nếp lõm Làng Đán, cấu trúc nếp lồi Trúc Sơn ở ngoại vi phía Đông Nam vùng nghiên cứu, với diện tích khoảng 12 km2. Thành phần thạch học gồm: đá phiến thạch anh sericit, đá phiến thạch anh felspat-muscovit, đá phiến thạch anh calcit-felspat, đá phiến thạch anh felspat - mica, đá phiến thạch anh-bioti, đá phiến thạch anh musconvit-felspat, đá có màu xám, xám xanh, phong hoá màu xám vàng, mặt lớp láng bóng xen ít cát kết, bột kết, sét bột kết, đá phiến sét sericit clorit, cát kết dạng quarzit màu xám đến xám vàng, xám phớt xanh, các thấu kính lớp mỏng đá vôi hoa hoá, đá vôi sét, đá phiến sét silic màu xám đen, xám sáng và thấu kính quặng mangan màu nâu đen. Các đá của tập 3 hệ tầng Tòng Bá chuyển tiếp lên trên các đá của tập giữa (O-S?tb2 ) còn phần thấp của hệ tầng Tòng Bá nói chung có quan hệ kiến tạo với hệ tầng Chang Pung (e3 cp) ở ngoại vi vùng nghiên cứu, phần trên có quan hệ giả chỉnh hợp với các đá của hệ tầng Bản Thăng (D1?bt). Bề dày phân hệ tầng khoảng 450 ¸ 570 m. Mặt cắt Quản Bạ - Làng Đán Mặt cắt này gồm hai hệ lớp Hệ lớp 1: cát kết, cát kết dạng quarzit, hạt vừa, mầu xám, xám phớt xanh, xen ít lớp đá phiến sét- sericit màu xám xanh, mặt lớp láng bóng, đá phong hóa màu xám vàng; Bề dầy 100m ¸ 200 m. Hệ lớp 2: đá phiến thạch anh - sericit - felspat mica, cát kết dạng quaczit hạt nhỏ đến vừa, đá phiến màu xám lục xen ít lớp đá vôi, vôi sét màu xám đen phân lớp mỏng đến trung bình, đá phiến sét chứa mangan màu nâu đen ; Bề dày 200m ¸ 250m. Nằm giả chỉnh hợp lên trên hệ tầng là tập đá vôi, vôi sét màu đen phân lớp mỏng của hệ tầng Bản Thăng (D1 ? bt ). Tổng bề dầy mặt cắt là 300m ¸ 400m. Hệ Devon, Thống hạ Hệ tầng Bản Thăng (D1? bt) Các đá của hệ tầng Bản Thăng lộ ra khá rộng rãi trong vùng nghiên cứu, chúng lộ thành dải kéo dài Tây Bắc- Đông Nam từ Mỏ Xài qua Lùng Cáng, Ma Hồng, Lùng Cúng xã Thanh Vân về xã Quản Bạ, thị trấn Tam Sơn và một dải hẹp từ Nậm Lương đến Lùng Thàng thuộc xã Quyết Tiến với tổng diện tích khoảng trên 40km2. Thành phần chính của hệ tầng gồm: đá vôi, đá vôi bị dolomit hoá, hoa hoá xen ít đá vôi sét và đá vôi silic, trong lớp đá vôi có chứa hóa thạch san hô và tay cuộn, bảo tồn kém. Hệ tầng có quan hệ giả chỉnh hợp với hệ tầng Tòng Bá (O-S? tb) ở phía dưới và chuyển tiếp với hệ tầng Khao Lộc (D1-2? kl) nằm trên. Tổng bề dày của hệ tầng 480m ¸ 850 m. Các mặt cắt chuẩn Mặt cắt Tòng Vài - Luồng Khố. Mặt cắt ở Đông Bắc Bản Thăng gần 2km, cắt ngang qua thung lũng Tòng Vài theo phương Tây Bắc - Đông Nam tới gần bản Luồng Khố. Từ dưới lên gồm: Hệ lớp 1: đá vôi, sét vôi màu xám đen phân lớp mỏng có chỗ phân phiến mạnh, phần dưới bị đứt gẫy cắt xén dày > 30m. Hệ lớp 2: đá vôi màu xám, xám sáng, xen ít xám đen, phân lớp trung bình đến dày, đôi chỗ phân dải mờ ; Bề dày 225m. Hệ lớp 3: đá vôi xen đá vôi sét màu xám đen phân lớp mỏng ; Bề dày 110m. Hệ lớp 4: đá vôi, đá vôi silic, đá vôi bị dolomit hóa, màu xám, xám đen chứa di tích Amphipora spindet bảo tồn kém, bề dày 275m. Nằm chuyển tiếp lên hệ lớp là đá vôi sét chứa cá cổ thuộc tập 1 hệ tầng Khao Lộc (D1 – 2kl). Bề dầy mặt cắt 640m. Thống hạ - trung Hệ tầng Khao Lộc (D1-2 kl) Các thành tạo của hệ tầng Khao Lộc, tập 1 lộ thành hai dải hẹp, dải thứ nhất kéo dài có phương á kinh tuyến ở trung tâm xã Quyết Tiến và từ phía Tây thôn Nậm Lương đến thôn Bình Dương, với chiều dài khoảng 5km, rộng khoảng 1km. Dải thứ hai kéo từ Tây Bắc- Đông Nam, từ phía Bắc thôn Mỏ Xài về xã Quản Bạ với chiều dài khoảng 9km, rộng 1,2km ¸ 1,6km; Tổng diện lộ của hệ tầng Khao Lộc khoảng 16km2. Thành phần thạch học chính của hệ tầng gồm: đá vôi, vôi sét màu xám đen, đá vôi dolomit hoá, đá vôi silic màu xám xanh, xám sáng. Bề dày của hệ tầng 495m ¸ 1350m. Phần dưới hệ tầng có quan hệ chỉnh hợp với hệ tầng Bản Thăng (D1? bt), phần trên có quan hệ không chỉnh hợp hệ tầng Bắc Sơn (C- P2bs) ở ngoại vi diện tích vùng nghiên cứu.Trong vùng nghiên cứu đôi nơi bị các thành tạo Đệ tứ phủ không chỉnh hợp lên trên. Tập 1: (D1-2 kl1) Thành phần thạch học gồm: đá sét vôi, vôi sét xen đá vôi màu xám, xám đen phân lớp mỏng đến trung bình, xen kẹp ít lớp mỏng đá phiến sét, đá vôi silic, chứa phong phú hóa thạch tay cuộn, san hô, cá cổ ; Bề dày của tập từ 180m ¸ 600m. Mặt cắt Tòng Vài - Luồng Khố Hệ lớp 1: đá vôi sét xen sét vôi, màu xám, xám đen, phong hóa có màu vàng bẩn, phân lớp mỏng đến trung bình. Trong sét ở đáy tập có di tích cá cổ: Plybranchiaspis liaojaoshanensis liu, Mini cranialisca sp nov. Tay cuộn: Hysterolites wargiforms zuong, Howllaex - gr Crispa, bề dày hệ lớp 160m. Mặt cắt Khao Lộc - Pắc Xum Hệ lớp 1: nằm chuyển tiếp lên trên đá vôi bị dolomit thuộc phần cao hệ tầng Bản Thăng (D1?bt) là các đá sét vôi, đá vôi sét, đá vôi xen ít đá phiến sét, màu xám đen, chứa di tích cá cổ; Bề dày 15m. Hệ lớp 2: đá vôi màu xám đen, phân lớp mỏng- trung bình, chứa hóa thạch san hô và tay cuộn ; Bề dày 60m. Hệ lớp 3: đá vôi xen đá vôi silic, đá vôi sét màu xám đen, phân lớp mỏng đến trung bình; Bề dày 65m. Hệ lớp 4: đá vôi, vôi silic, xen ít vôi sét, sét vôi, màu xám đen phân lớp trung bình; Bề dày 40m. Bề dày tổng cộng của tập 1 là 180m. Tập 2 (D1-2 kl2) Thành phần chủ yếu của tập gồm: đá vôi, xen ít đá vôi sét, đá vôi silic, đá vôi bị dolomit hóa, hoa hóa màu xám đen, xám sáng phân lớp trung bình tới dày, đôi chỗ có đá vôi phân lớp dải chứa các hóa thạch san hô. Bề dày của tập 2 là: 330m ¸ 750m Mặt cắt Khao Lộc - Pắc Xum. Hệ lớp 1: nằm chuyển tiếp liên tục trên tập1 (D1-2kl1 ) gồm các đá sét vôi màu xám đen, phân lớp mỏng chứa silic, chiều dày hệ lớp 25m. Hệ lớp 2: đá vôi silic màu đen, phân lớp mỏng- trung bình, chứa hóa thạch Amphipo sp. Chiều dày hệ lớp 90m. Hệ lớp 3: đá vôi xen đá vôi silic, xám, xám đen, phân lớp mỏng đến dày, chứa hóa thạch Amphipo sp. Chiều dày hệ lớp 40m. Hệ lớp 4: đá vôi màu xám, đá vôi hoa hóa, phân lớp dày dạng khối, chiều dày hệ lớp 120m. Hệ lớp 5: đá vôi màu xám, xám đen, phân lớp dày, cấu tạo dạng khối, chứa hóa thạch Amphipo sp. Indet. Chiều dày hệ lớp 400m. Hệ lớp 6: đá vôi xen ít sét vôi, xám đen, đá vôi tái kết tinh, phân lớp mỏng, chiều dày hệ lớp dày 75m. Giới Kainozoi - Hệ Đệ tứ nguồn gốc sông lũ (apQ) và các trầm tích không phân chia nguồn gốc deluvi - proluvi (dpQ) Các thành tạo Đệ tứ phân bố ở các thung lũng giữa núi, một số ít ở ven suối thuộc các thôn Tân Tiến, Đông Tinh, Vĩnh Tiến xã Quyết Tiến, thôn Hồ Lô xã Thanh Vân, diện tích khoảng 4km2. Thành phần chủ yếu là sét lẫn cuội tảng và một ít sạn, sỏi, bở rời bề dày 0,5m ¸ 5,0m. Chúng phủ không chỉnh hợp lên các đá trầm tích cổ. I.2.2.2. Magma xâm nhập. Trong phạm vi vùng nghiên cứu không có hoạt động magma xâm nhập, các thành tạo phun trào chỉ có mặt ở ven rìa ngoại vi vùng nghiên cứu. I.2.2.3. Kiến tạo. Vùng nghiên cứu có diện tích nhỏ, hẹp thuộc ven rìa Đông đới Lô Gâm (Theo sơ đồ phân vùng kiến tạo của Trần Văn Trị – 1990, tài liệu thu thập trong báo cáo Địa chất và Khoáng sản nhóm tờ Yên Minh, Đoàn 202) cấu thành bởi hai phức hệ thạch kiến tạo: Paleozoi hạ - trung (O - S) ; Paleozoi thượng (D1 - C1). Thành phần phức hệ gồm đá trầm tích lục nguyên - carbonat, thành tạo carbonat, carbonat lục nguyên chứa san hô tay cuộn và cá cổ (theo tài liệu tham khảo Báo cáo Địa chất và Khoáng sản, nhóm tờ Yên Minh). Các đứt gẫy Trong vùng nghiên cứu có 3 hệ thống đứt gãy: Tây Bắc- Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam và á kinh tuyến. a - Đứt gãy Quản Bạ Thực chất đây là một đới các đứt gẫy, kéo dài theo phương Tây Bắc
Luận văn liên quan