Đồ án Thiết kế cốp pha trượt đổ bê tông hầm điều áp nước nhà máy thuỷ điện A Vương

Đất nước ta đang trên đà phát triển hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với việc cơ sở hạ tầng ngày càng được xây dựng hoàn thiện hơn, máy móc ngày càng hiện đại hơn đó là những nhu cầu ngày càng cao của con người. Thực tế mấy năm gần đây cho thấy nhu cầu sử dụng điện đã tăng lên rất nhiều. Với thời tiết thất thường không ổn định, mực nước ở các hồ thường cạn kiệt là nguyên nhân gây thiếu điện. Để có thể đáp ứng được nhu cầu dùng điện mà không bị phụ thuộc vào thời tiết thì không còn cách nào khác nhà nước ta phải đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện. Việc thi công xây dựng các công trình thuỷ điện là không giống nhau và phụ thuộc vào điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên. Công nghệ thi công và phương pháp thi công luôn là yếu tố quan trọng nhất đối với công trình cả về mặt chất lượng và tính kinh tế khi xây dựng. Xuất phát từ yêu cầu đó mà trong đồ án tốt nghiệp này em có đề cập tới phương pháp thi công hệ cốp pha. Cụ thể áp dụng cho thi công xây dựng hầm điều áp nhà máy thuỷ điện AVương

doc48 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế cốp pha trượt đổ bê tông hầm điều áp nước nhà máy thuỷ điện A Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------o0o-------------- ----------------o0o---------------  Khoa : Cơ khí Xây Dựng Bộ môn : Máy Xây Dựng NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP SỐ : .. .. .. .. .. .. .. .. .. Họ và tên Sinh viên: Đàm Quang Thắng Lớp : 46KM Năm thứ: 5 Ngành : Máy Xây Dựng 1 - Đầu đề thiết kế : Thiết kế cốp pha trượt đổ bê tông hầm điều áp nước nhà máy Thuỷ điện A Vương. 2 - Các số liệu ban đầu để làm thiết kế : - Đường kính đường hầm: 10000 - Chiều dài mỗi đoạn đổ bê tông: 1800 3- Nội dung các phần thuyết minh và tính toán : - Giới thiệu chung về nhà máy Thuỷ điện A Vương. - Lựa chọn các phương án thi công và thiết bị đổ bê tông hầm điều áp. - Mô tả thiết bị cốp pha trượt đổ bê tông hầm điều áp - Các tính toán: vỏ cốp pha, cơ cấu nâng cốp pha, dầm đỡ hệ cốp pha, cơ cấu đóng mở vỏ cốp pha. - Quy trình vận hành cốp pha. 4 - Các bản vẽ và đồ thị : - Mặt bằng nhà máy (khu vực hầm điều áp) - Hình chung cốp pha trượt - Sơ đồ vận hành cốp pha - Kết cấu thép của hệ dầm đỡ - Cơ cấu kẹp cáp nâng - Bộ tời nâng - Sàn nâng - Một số cụm và chi tiết 5 - Cán bộ hướng dẫn : Ths. Nguyễn Kiếm Anh 6- Ngày giao nhiệm vụ thiết kế: Ngày 3 tháng 10 năm 2005 7- Ngày hoàn thành nhiệm vụ thiết kế: Ngày 14 tháng 1 năm 2006 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP (Ký và ghi rõ họ tên) Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp đã được Bộ môn thông qua ngày tháng năm Trưởng bộ môn (Ký và ghi rõ họ tên) Học sinh đã hoàn thành và nộp đồ án cho Tổ, Bộ môn ngày tháng năm SINH VIÊN LÀM THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP (Ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC Lời nói đầu Phần chung Chương 1: Khái quát về nhà máy thuỷ điện A Vương. 1.1Giới thiệu chung 1.2 Chức năng và công suất của nhà máy. 1.3 Mô tả hai đường hầm. 1.3.1 Kết cấu và thông số giếng điều áp. 1.3.2 Hầm ngang dẫn nước Chương 2:Chọn phương án thi công và thiết bị đổ bê tông hầm điều áp. 2.1Chức năng, nhiệm vụ của từng phương án thi công. 2.2 Đặc điểm của công nghệ thi công sử dụng cốp pha trượt. 2.3 Chọn phương án thiết kế hệ cốp pha phục vụ thi công. Chương 3:Mô tả thiết bị cốp pha trượt đổ bê tông hầm điều áp. 3.1 Các bộ phận chính của cốp pha 3.2 Lắp ráp và tháo dỡ cốp pha 3.3 Nguyên lý làm việc Phần II: Tính toán Chương 1:Tính vỏ cốp pha. 1.1Xác định kích thước hình học ( chu vi…). 1.1.1Tính toán chiều dày tối thiểu của kết cấu khi sử dụng phương pháp thi công bằng cốp pha trượt. 1.2Xác định lực tác dụng lên vở cốp pha(lực nén bên cạnh). 1.2.1Tính toán áp lực ngang của vữa bê tông lên cốp pha Chương 2:Tính toán thiết kế sàn thao tác và các bộ phận liên kết với vỏ cốp pha. 2.1 Sàn công tác, giàn giáo treo: 2.1.1. Sàn công tác: Chương 3:Tính cơ cấu dẫn động nâng cốp pha. 3.1Chọn phương án nâng 3.2 Tính chọn bộ tời. 3.2.1 Tính chọn cáp. 3.2.2 Tính chọn đường kính tang, puly. 3.2.3.Tính chọn động cơ điện. 3.2.4 Chọn hộp giảm tốc 3.2.5. Chọn phanh và khớp nối 3.2.6 Kiểm tra quá tải hộp giảm tốc trong thời kỳ mở máy. 3.2.7. Kiểm tra động cơ. 3.2.7.1 Kiểm tra động cơ theo điều kiện quá tải : 3.2.7.2 Kiểm tra động cơ theo điều kiện phát nhiệt 3.2.8 Chọn ổ đỡ puli 3.2.9 Tính toán cụm tang. 3.2.9.1 Tính toán chiều dài tang và bề dày tang 3.2.9.2 Kiểm tra bền tang: 3.2.10 Cố định cáp trên tang. 3.2.11 Tính toán trục tang Chương 4:Tính kết cấu của hệ dầm đỡ. 4.1Mô tả kết cấu chọn sơ bộ kết cấu của hệ dầm đỡ. 4.2 Xác định các thành phần lực tác dụng lên hệ dầm 4.3 Mô hình hoá đơn giản hệ dầm và tính toán, chọn tiết diện và kiểm tra lại. 4.3.1 Mô hình hoá hệ dầm 4.3.2 Tính toán Phần III: Quy trình vận hành cốp pha Kết luận Tài liệu tham khảo LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta đang trên đà phát triển hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với việc cơ sở hạ tầng ngày càng được xây dựng hoàn thiện hơn, máy móc ngày càng hiện đại hơn đó là những nhu cầu ngày càng cao của con người. Thực tế mấy năm gần đây cho thấy nhu cầu sử dụng điện đã tăng lên rất nhiều. Với thời tiết thất thường không ổn định, mực nước ở các hồ thường cạn kiệt là nguyên nhân gây thiếu điện. Để có thể đáp ứng được nhu cầu dùng điện mà không bị phụ thuộc vào thời tiết thì không còn cách nào khác nhà nước ta phải đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện. Việc thi công xây dựng các công trình thuỷ điện là không giống nhau và phụ thuộc vào điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên. Công nghệ thi công và phương pháp thi công luôn là yếu tố quan trọng nhất đối với công trình cả về mặt chất lượng và tính kinh tế khi xây dựng. Xuất phát từ yêu cầu đó mà trong đồ án tốt nghiệp này em có đề cập tới phương pháp thi công hệ cốp pha. Cụ thể áp dụng cho thi công xây dựng hầm điều áp nhà máy thuỷ điện AVương Do trình độ và sự hiểu biết có hạn, kinh nghiệm thực tế về hệ cốp pha còn quá ít, việc tìm tài liệu thiết bị còn hạn chế, nên trong quá trình tính toán thiết kế lựa chọn phương án không tránh khỏi thiếu sót. Vì thế em rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn Máy xây dựng-Trường đại học Xây dựng Hà Nội. Và đặc biệt đó là sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của thầy Nguyễn Kiếm Anh để em có thể vận dụng tốt những kiến thức đã học để hoàn thành đồ án và công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 10 tháng 10 năm 2005 Sinh viên Đàm Quang Thắng PHẦN CHUNG Chương 1:Khái quát về nhà máy thuỷ điện Avương 1.1Giới thiệu chung Công trình thuỷ điện AVương được xây dựng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Nước cung cấp cho nhà máy thuỷ điện hoạt động lấy từ hồ chứa nước thông qua đường hầm dẫn nước với chiều dài L= 5.993 m đường kính D= 5,2 m Tháp điều áp bố trí cách cửa lấy nước 5062,5 m *Đặc điểm địa hình: Địa hình trong khu vực có dạng sườn núi dốc từ 20-30 . đường thi công vận chuyển bê tông bằng xe Mix có độ dốc 1< 15 không đi được trong điều kiện thời tiết trời mưa trơn. Khu vực thi công có độ cao so với khu vực tương đối lớn, nguồn nước đảm bảo thi công khó khăn. Nước phải bơm chuyển với độ cao cột nước Hnước= 90 m *Điều kiện khí hậu. - Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, tuy nhiên thường không ổn định, mưa nắng thất thường. - Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 với lượng mưa trung bình cao Qmax= 500 mm, chiếm tới 75-80 lượng mưa trung bình hàng năm.Vì vậy rất khó khăn cho công tác thi công. Đặc biệt là thi công để bê tông phải có bạt che khi mưa. 1.2 Chức năng và công suất của nhà máy. * Quy mô công trình. Với vốn đầu tư gần 3870 tỷ đồng công trình thuỷ điện AVương gồm có đập dâng và đập tràn, tuyến năng lượng vào nhà máy gồm 2 tổ máy với tổng công suất 210 MW và điện lượng trung bình nhiều năm là 815 Kwh. Với nhiệm vụ phát điện lên hệ thống điện lưới quốc gia và cung cấp bổ xung nước đẩy mặn về mùa kiệt và làm chậm lũ cho khu vực hạ du công trình. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2008 * Chức năng: Đây là công trình có nhiều ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước tại khu vực miền trung và Tây Nguyên. Việc chính phủ quyết định đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện AVương và các nhà máy thuỷ điện trên hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo, mở ra hướng phát triển kinh tế dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và các vùng phía tây của dãy Trường Sơn. Công trình này là một trong tổng số 8 dự án thuỷ điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn của tỉnh Quảng Nam theo thiết kế bậc thang. Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy tiềm năng thỷ điện của hệ thoóng sông Vu Gia - Thu Bồn rất lớn, gần 5 tỷ Kwh trên năm, xếp thứ 4 về tiềm năng thủy điện ở Việt Nam. Sau hệ thống sông Đà, sông Đồng Nai và sông Sê San. 1.3 Mô tả hai đường hầm. Hình 1 Vị trí giéng điều áp và hầm điều áp 1.3.1 Kết cấu và thông số giếng điều áp. Hình 1.2 Kết cấu giếng điều áp Giếng điều áp được thiết kế gồm các bộ phận chính như sau: Buồng trên được thiết kế với chiều cao 12,7 m độ cao +380,3 đến độ cao 393,00 . Đường kính phía trên D=35,58 và phía dưới D=30,5m(m=0,2). Gia cố vĩnh cửu bằng bê tông M300 cốt thép 20 và 25, tường có chiều dày thay đổi B=1,2 đến 3,44 m. Phần chuyển tiếp buồng trên với chiều cao 1,28 m từ độ cao 380,3 tới độ cao 379,02. đường kính phía trên D=13,6 m đường kính phía dưới D=10,4 m Phần dưới giếng điều áp có chiều cao 85,35m từ cao độ 379,02 xuống độ 293,66 đường kính 10,4m, gia cố tạm bằng thép néo D22 dài 3,2m bố trí 16 thanh /vòng so le nhau a=2m, theo phương dọc , sau đó phun vữa bê tông có lưới thép M300 dày 7 cm. Gia cố vĩnh cửu bằng một lớp bê tông cốt thép 20 và 25 dày 0,6 m. Đường kính giếng sau khi hoàn thiện D=9m. Họng cản có chiều cao 7,89 đường kính đào D=6 m. Trong quá trình thi công gia cố tạm bằng thép neo D22, L=2,7 ; bố trí sole 12 thanh /1 vòng, a=1,6 m sau đó đổ bê tông cốt thép. 1.3.2 Hầm ngang dẫn nước Hình 1.3: Kết cấu hầm dẫn nước Hầm có chiều dài tổng cộng là 5313m , trong đó đường hầm áp lực có chiều dài là 5074 m, với đường kính đào là D= 6,2 m. Đường hầm có lót thép dài 239 m; đường kính d=5,2 m. Hầm có 4 ngách hầm trong đó: Ngách số 1 và số 2 có mặt cắt ngang như nhau đường kính là 6 m. Ngách số 1 có chiều dài 200m, ngách số 2 có chiều dài là 300m. Ngách số 3 và số 4 có mặt cắt ngang giống nhau với đường kính là 6,5 m. Khoảng cách từ ngách hầm số 1 tới số 2 là 4100 m với độ dốc trung bình của hầm là i= 0.0071. Khoảng cách từ giếng điều áp đến nhà là 239 m với độ dốc i=0.0. Để thi công đường hầm đơn vị thi công dùng phương pháp khoan nổ mìn từ 2 đầu đường hầm vào đến giữa hầm. Để thi công đổ bê tông đường hầm , đơn vị thi công dùng phương pháp thi công cốp pha trượt. Có 3 đơn vị cùng tham gia thi công. Hai đơn vị thi công từ giữa hầm ra hai bên. Đơn vị thứ 3 thi công từ cuối đường hầm vào. Chiều dày của thành ống bê tông hầm là 20 cm. Gia cố vĩnh cửu bằng bê tông M400, cốt thép dùng thi công là 20 va 25. Chương 2:Chọn phương án thi công và thiết bị đổ bê tông hầm điều áp. Toàn bộ quá trình thi công hầm điều áp bao gồm các công đoạn sau: Dùng mìn để thi công tạo lỗ giếng điều áp sau đó dùng bê tông phụt và lưới thép để tạo lớp bề mặt đảm bảo không gây sụt lở khi thi công trong giếng. Công đoạn cuối cùng là thi công xây dựng một lớp bê tông dày khoảng 50 cm xung quanh thành giếng có tác dụng bảo vệ thành giếng và ngăn không cho nước thấm qua, điều tiết áp lực của dòng nước ở hầm dẫn nước. Ở trong đồ án này em được giao nhiệm vụ thiết kế hệ cốp pha để thi công công việc đổ lớp bê tông dày 50 cm như đã nói ở trên. Cụ thể gồm: * Chức năng của vách bê tông. Trong các công trình ngầm hiện nay kết cấu của vỏ hầm ô tô, hầm đường sắt, hầm ga ra, bãi chứa xe ngầm v..v..thì kết cấu của vỏ thường có dạng vòm. Đa số trường hợp vỏ là bê tông toàn khối hay bê tông phun. Tác dụng chính của vỏ bê tông là bảo vệ con người cũng như các thiết bị ở trong hầm khỏi nguy hiểm do sụt lở đất đá. Ngoài ra vách bê tông còn ngăn không cho nước thấm qua bê tông để điều chỉnh lượng nứơc cho dễ dàng, và xác định được chính xác mực nước trong giếng điều áp. * Kết cấu của vách. Trong đồ án này hầm được thi công có vỏ là bê tông cốt thép kết cấu của vách hầm được thể hiện cụ thể trong hình vẽ sau :  *Cấu tạo của vách hầm : Gồm 3 lớp Bê tông cốt thép được gia cố vĩnh cửu bao gồm bê tông M300 và các thanh thép (22 và (25 bố trí như hình vẽ. Vữa gia cố thành giếng có tác dụng như một màng che chắn tạm thời làm cho đất đá không bị sụt lở gây nguy hiểm cho người và thiết bị thi công. Chúng được làm bê tông mác thấp M100 và được phun gia cố bằng máy chuyên dụng vận chuyển bằng khí nén. Lớp đất đá tự nhiên của núi : được khoan để cắm các thanh thép néo dài 3,2m và được bố trí so le nhau 16 thanh trên 1 vòng với khoang cách a=2m theo phương dọc. 2.1Chức năng, nhiệm vụ của từng phương án thi công. Khi lựa chọn các phương án thi công thì có rất nhiều các phương án để chọn sử dụng thi công. Và việc chọn lựa hợp lý luôn đem lại hiệu quả cao nhất. Do vậy trong bước chọn phương pháp thi công này ta cần phải hết sức lưu ý. Thi công đổ bê tông tại chỗ hiện có các phương pháp sau: Ván khuôn định hình: Có ưu điểm là lắp dỡ tiện, sử dụng linh hoạt nhưng tốc độ thi công chậm và có mạch ngừng ngang. Ván khuôn trượt: Có ưu điểm là tính chỉnh thể tốt, tốc độ thi công nhanh. Hơn nữa, việc thi công bằng ván khuôn trượt được áp dụng rất nhiều vào thi công silô, bể chứa, đài phun nước, đập và thậm chí cả cầu và đường cao tốc. Nhưng để đảm bảo cho công trình thi công được theo công nghệ này thì mặt đứng của công trình phải hết sức đơn giản gọn gàng. Bố trí mặt bằng kiến trúc cần đảm bảo cho ảnh chiếu các cấu kiện trùng hợp dọc theo phương hướng hoạt động của ván khuôn, tránh những kết cấu cục bộ đột suất. Do vậy mà thi công bằng phương pháp sử dụng công nghệ cốp pha trượt cho giếng điều áp là hoàn toàn phù hợp. Ván khuôn leo: Có ưu điểm như ván khuôn trượt nhưng lượng công tác thi công nhiều hơn và phức tạp hơn ván khuôn trượt. Dovậy không thích hợp cho công tác thi công giếng điều áp. Ván khuôn lớn (tức là ván khuôn diện tích lớn) khác với ván khuôn khác ở chỗ: chiều cao tương đương với chiều cao thực tế tầng nhà, chiều rộng căn cứ vào mặt bằng nhà. Có ưu điểm là đầu tư một lần rẻ, phí tổn tháo lắp ít. Nhưng cần cấu tạo kích thước hết sức tiêu chuẩn hoá, thông dụng hoá. Nhược điểm là tính linh hoạt kém, chỉ thích hợp khi làm nhà cao tầng tiêu chuẩn định hình thi công hàng loạt. Ván khuôn tuynen: Trên cơ sở thi công bằng ván khuôn lớn, đem ván khuôn thân tường đổ tại chỗ và ván khuôn sàn đổ tại chỗ kết hợp làm một, để có thể ghép ván khuôn một lần, buộc cốt thép một lần và đổ bêtông một lần. Phương pháp này có ưu điểm tính toàn khối tốt, tốc độ thi công nhanh. Nhưng có nhược điểm là tính linh hoạt kém, đầu tư một lần khá nhiều, chỉ thích hợp khi làm nhà cao tầng tiêu chuẩn định hình thi công hàng loạt. Tất cả các phương án không sử dụng cốp pha trượt đều cho thấy rất nhiều nhược điểm mà khó có thể khắc phục được trong khi sử dụng công nghệ cốp pha trượt thì lại hoàn toàn có thể dễ dàng có được những ưu điểm vượt trội. Đó cũng chính là nguyên nhân để em lựa chọn phương án thi công là sử dụng hệ thống ván khuôn trượt cho công tác thi công bê tông giếng điều áp Nhà máy thuỷ điện A Vương. 2.2 Đặc điểm của công nghệ thi công sử dụng cốp pha trượt. Phương pháp thi công sử dụng công nghệ cốp pha trượt là một phương pháp được thực hiện theo một quy trình công nghệ rất chặt chẽ và có tổ chức cao, thể hiện đầy đủ và rõ nét các đặc trưng của phương pháp thi công theo dây chuyền trong xây dựng. Ưu điểm của thi công bằng cốp pha trượt là tính chỉnh thể tốt, tốc độ thi công nhanh. Đối với loại nhà cao tầng là rất thích hợp. Hơn nữa, việc thi công bằng ván khuôn trượt được áp dụng rất nhiều vào thi công silô, bể chứa, đài phun nước, đập và thậm chí cả cầu và đường cao tốc. Sử dụng cốp pha trượt đạt được hiệu quả cao theo xu hướng công nghiệp hoá, bởi vì nó đã tổ chức được dây chuyền liên hoàn tốc độ cao, tương tự như dây chuyền công nghệ trong các phân xưởng của nhà máy. Cốp pha trượt là loại cốp pha di chuyển lên cao. Đặc trưng cơ bản của cốp pha loại này là việc nâng chuyển cốp pha việc thi công cốt thép và việc đổ bê tông được tiến hành liên tục theo một trình tự nhất định của công nghệ. Thi công sử dụng cốp pha trượt không cho phép sử dụng đồng thời với bất kỳ một loại ván khuôn cố định hay luân lưu nào khác. Cốp pha trượt là một thiết bị hoàn chỉnh, cấu trúc phức tạp, khi trượt phải tuân thủ nghiêm ngặt tốc độ nâng để đảm bảo cho bê tông thực hiện quá trình đông cứng trong ván khuôn theo yêu cầu quy định, không để cho bê tông bị tách lớp đồng thời cũng không để bê tông sụt xuống gây nguy hại và phá hang công trình. Tuy có những đòi hỏi về kỹ thuật và tổ chức cao như vậy nhưng do phương pháp thi công này tiết kiệm được rất nhiều giàn giáo và ván khuôn, cột chống nên công nghệ này đã được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực của ngành xây dựng ở khắp mọi châu lục. Mặt khác nó còn khắc phục được nhược điểm không thể khắc phục được của các phương pháp thi công khác đối với những công trình đặc biệt như: tháp cao, ống khói, xiclon, tường, vách cứng lõi cầu thang, cột. Trong bản thân công nghệ thi công bằng cốp pha trượt cũng có nhiều dạng thi công khác nhau: *Phương án 1: Cốp pha được trượt di chuyển liên tục trên bề mặt của bê tông với vận tốc rất thấp từ 8 đến 20 cm/s. Trong quá trình cốp pha trượt thì bê tông được đổ theo từng đoạn với chiều cao khoảng 10 đến 20 cm. Công việc lắp dựng cốt thép cũng được tiến hành liên tục trong khi cốp pha trượt trên bề mặt thi công. Phương pháp này đang được sử dụng nhiều trong thực tế. * Phương án 2: Cốp pha được di chuyển lên theo chu kỳ mỗi đoạn đổ bê tông. Thường thì mỗi đoạn đổ bê tông trong trường hợp này là lớn hơn nhiều so với phương án 1, tức là vào khoảng 1,5 đến 2 m. Khi lắp dựng xong cốt thép cho một chu kỳ đổ bê tông thì cốp pha được di chuyển đến và được xi lanh thủy lực đưa vào đúng vị trí sau đó đổ bê tông đầy vào khuôn và đầm. Thời gian chờ đợi cho bê tông ninh kết sẽ để phục vụ công tác cốt thép cho giai đoạn sau. Sau khi đông kết bê tông tới cường độ nhất định cho phép thì xi lanh thuỷ lực sẽ kéo các tấm cốp pha rời khỏi bê tông theo phương ngang để thu nhỏ hệ cốp pha, sau đó sẽ được tời kéo lên để tiếp tục thực hiện chu kỳ đổ bê tông mới. 2.3 Chọn phương án thiết kế hệ cốp pha phục vụ thi công. Như phân tích ở trên ta đã thấy rõ ràng là phương án thi công bằng cốp pha trượt là hợp lý hơn cả do vậy ở phần dưới này ta chỉ xem xét ưu nhược điểm của hai phương án thi công cốp pha trượt như đã trình bày ở trên. Đối với phương án 1 thì ta có thể thấy rõ ràng rằng công việc tính toán để thi công gặp rất nhiều khó khăn bởi vì khi đó bê tông chưa đạt được độ liên kết cần thiết mà luôn luôn bị cốp pha trượt qua với vận tốc mặc dù là không lớn. Trong khi đó thì với phương án 2 ta không phải quan tâm nhiều đến tốc độ nâng cốp pha bởi vì khi đó cốp pha không còn bám dính vào bê tông nữa. Ở phương án 1 trong khi chất lượng bê tông được chia làm 4 lớp rõ rệt, cụ thể như sau: +Lớp thứ I: Đó là lớp vữa bê tông dẻo mới đổ(bê tông tươi) được bám dính chặt vào ván thành. Lực dính bám giữa ván thành và lớp bê tông này khá lớn. Khi nâng cốp pha thì lớp bê tông giáp với ván thành có thể bị đẩy trượt lên trên. Sự trượt này phụ thuộc vào lực ma sát của khối bê tông với thành vách. Mặt ngoài bê tông chõ tiếp xúc với ván thành là lớp màng vữa xi măng có lẫn bọt khí. +Lớp thứ II: Sau khi đã đổ bê tông được từ 2-4 giờ sự tiếp xúc giữa ván thành vàlớp vữa bê tông đã bị phá vỡ do cốp pha đã trượt qua và vữa bê tông đã bắt đầu đông kết nên thể tích bị co lại, lúc này vữa bê tông có tính đàn hồi dẻo. Do chịu trọng lượng của lớp 1 nén xuống nên lớp này bị phình ra chin ép vào thành ván khuôn làm xuất hiện lực ma sát ngoài (ma sát khô) gây cản trở nhiều cho việc nâng cốp pha. + Lớp thứ III: ở lớp này hoàn toàn không có sự tiếp xúc giữa ván thành và bê tông do bê tông đã ninh kết xong và do cốp pha có cấu tạo hình côn vát vị thế giữa cốp pha và bê tông đã tạo ra khe hở. Ván thành lúc này chỉ là để bảo vệ bê tông ngăn ngừa các tác động của môI trường xung quanh ảnh hưởng đến sự đông kết và phát triển của cường độ bê tông cũng như các tác động cơ học ngẫu nhiên khác. +Lớp thứ IV: là lớp bê tông đã ra khỏi cốp pha trượt cường độ bê tông đã đạt từ 4-8 daN/cm2. Nó hoàn toàn đủ khả năng tự mang được trọng lượng bê tông ở phía trên và đủ khả năng giữ cho thanh trụ kích làm việc bình thường không bị biến dạng. Bê tông ở lớp này cần phải được bảo dưỡng theo chế độ nhiệt ẩm thích hợp. Ở phương án 2 thì lại hoàn toàn đơn giản bởi vì bê tông sau khi đã đạt được cường độ nhất định thì mới được tách ra khỏi ván khuôn do vậy chất lượng của bê tông theo chiều cao của một đoạn thi công là được đả