Đồ án Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành bảo dưỡng bơm ly tâm NPS 65/35-500 - Tính toán lắp đặt bơm ly tâm NPS 65/35-500 trên giàn MSP-06 mỏ Bạch Hổ

Hiện nay ở nước ta, Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro là đơn vị đứng đầu trong công tác thăm dò, khai thác dầu khí. Để phục vụ cho công tác khoan, khai thác dầu khí, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải có hệ thống thiết bị phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay vấn đề đang được Xí nghiệp quan tâm đó là nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tăng tuổi thọ làm việc của các trang thiết bị. Với mong muốn được góp một phần nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí nước nhà. Qua quá trình thực tập, nghiên cứu, thu thập tài liệu và được sự đồng ý của bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình, Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, em được giao đồ án với đề tài: “Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành bảo dưỡng bơm ly tâm NPS 65/35-500. Chuyên đề: Tính toán lắp đặt bơm ly tâm NPS 65/35–500 trên giàn MSP-06, mỏ Bạch Hổ ”. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lê Đức Vinh và các thầy giáo trong bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình cùng với sự cố gắng của bản thân, nay bản đồ án của em đã được hoàn thành.

doc69 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành bảo dưỡng bơm ly tâm NPS 65/35-500 - Tính toán lắp đặt bơm ly tâm NPS 65/35-500 trên giàn MSP-06 mỏ Bạch Hổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay ở nước ta, Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro là đơn vị đứng đầu trong công tác thăm dò, khai thác dầu khí. Để phục vụ cho công tác khoan, khai thác dầu khí, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải có hệ thống thiết bị phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay vấn đề đang được Xí nghiệp quan tâm đó là nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tăng tuổi thọ làm việc của các trang thiết bị. Với mong muốn được góp một phần nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí nước nhà. Qua quá trình thực tập, nghiên cứu, thu thập tài liệu và được sự đồng ý của bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình, Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, em được giao đồ án với đề tài: “Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành bảo dưỡng bơm ly tâm NPS 65/35-500. Chuyên đề: Tính toán lắp đặt bơm ly tâm NPS 65/35–500 trên giàn MSP-06, mỏ Bạch Hổ ”. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lê Đức Vinh và các thầy giáo trong bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình cùng với sự cố gắng của bản thân, nay bản đồ án của em đã được hoàn thành. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức thực tế, kiến thức bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi nhưng sai sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô và bạn bè. Qua đồ án này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Lê Đức Vinh và các thầy giáo trong bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thành Tâm CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU BƠM LY TÂM VÀ VIỆC SỬ DỤNG BƠM LY TÂM VẬN CHUYỂN DẦU Ở MỎ BẠCH HỔ 1.1. Công tác bơm vận chuyển dầu trên các giàn khai thác ở mỏ Bạch Hổ 1.1.1. Nhiệm vụ và yêu cầu của bơm vận chuyển dầu Dầu được khai thác từ giếng lên sẽ được đưa đến các bình tách, các thiết bị xử lý nhằm tách bớt các thành phần khí, nước, tạp chất cơ học lẫn trong dầu, sau đó dầu thô được đưa đến các bình chứa lắp đặt ngay trên giàn khoan. Để vận chuyển dầu từ các bình chứa đến nơi tiêu thụ hay tới các tàu chứa dầu người ta phải dùng các thiết bị để vận chuyển. Một trong những phương pháp để vận chuyển được sử dụng trong ngành dầu khí là vận chuyển bằng đường ống. Ưu điểm của phương pháp là: kết cấu đơn giản, an toàn khi sử dụng và ít ảnh hưởng đến các công trình trên bề mặt. Khi vận chuyển dầu bằng đường ống thì yêu cầu đặt ra là phải duy trì được năng lượng của dòng chảy luôn luôn lớn hơn tổn thất năng lượng trên suốt chiều dài của đường ống (bao gồm tổn thất dọc đường và tổn thất cục bộ) và phải đảm bảo lưu lượng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, tránh tình trạng dầu khai thác lên bị ứ đọng tại các bình chứa làm ảnh hưởng tới quá trình khai thác trên các giàn. Để giải quyết vấn đề này cần phải lựa chọn máy bơm vận chuyển cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Hiện nay có rất nhiều loại máy bơm: bơm piston, bơm ly tâm, bơm phun tia...Trong công tác vận chuyển dầu hiện nay, người ta hay dùng bơm ly tâm bởi vì so với các máy bơm khác, máy bơm ly tâm có những công dụng sau: - Đường đặc tính của bơm có độ nghiêng đều, phù hợp với những thay đổi của mạng đường ống dẫn và điều kiện vận hành riêng biệt. - Phạm vi sử dụng lớn, năng suất cao, cụ thể: + Cột áp từ hàng chục đến hàng nghìn mét cột nước. + Lưu lượng từ 270.000 m/h. + Công suất từ 16000 kw. + Số vòng quay của trục bơm từ 7306000 vòng/phút. + Kết cấu gọn, làm việc chắc chắn, tin cậy cao. + Hiệu suất làm việc tương đối cao ( = 0,650,90). 1.1.2. Sử dụng bơm ly tâm trong công tác vận chuyển dầu trên các giàn khai thác Bơm ly tâm là loại máy thủy lực cánh dẫn, trong đó việc trao đổi năng lượng giữa máy với chất lỏng (gọi là chất lỏng công tác) được thực hiện bằng năng lượng thủy động của dòng chảy qua máy. Bộ phận làm việc chính của bơm ly tâm là các bánh công tác trên đó có nhiều cánh dẫn để dẫn dòng chảy. Biên dạng và góc độ bố trí của các cánh dẫn ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần vận tốc của dòng chảy nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc trao đổi năng lượng của máy với dòng chảy. Khi bánh công tác của bơm ly tâm quay (thường là với số vòng quay lớn đến hàng ngàn vòng trong 1 phút) các cánh dẫn của nó truyền cơ năng nhận được từ động cơ (thường là động cơ điện) cho dòng chất lỏng đi qua nó tạo thành năng lượng thủy động cho dòng chảy. Nói chung năng lượng thủy động của dòng chảy bao gồm 2 thành phần chính: động năng và áp năng, và chúng có mối liên quan mật thiết với nhau.Trong quá trình làm việc của máy, sự biến đổi động năng bao giờ cũng kéo theo sự biến đổi của áp năng. Tuy nhiên đối với máy thủy lực cánh dẫn như bơm ly tâm và với mỗi loại kết cấu máy cụ thể, sự biến đổi áp năng chỉ đạt đến một giới hạn nhất định. Nó khác với máy thủy lực thể tích. Ở máy thủy lực thể tích, năng lượng trao đổi của máy với chất lỏng có thành phần chủ yếu là áp năng, còn thành phần động năng không đáng kể. Còn ở máy thủy lực cánh dẫn như bơm ly tâm, năng lượng cột áp chỉ tăng đến mức cần thiết, còn lại toàn bộ năng lượng thủy động của dòng chảy nhận được từ máy biến thành động năng. Chính vì vậy việc dùng các máy bơm ly tâm để vận chuyển chất lỏng từ một điểm này đến một điểm khác chiếm một ưu thế hơn hẳn các loại máy thủy lực khác. Với tính năng kỹ thuật cao, chỉ tiêu kinh tế tốt, phạm vi sử dụng rộng rãi nên các bơm ly tâm được dùng chủ yếu trong công tác vận chuyển dầu của XNLD "VIETSOV PETRO". Tùy theo sản lượng khai thác và nhu cầu thực tế trên mỗi giàn cố định mà người ta sử dụng chủng loại và số lượng bơm ly tâm khác nhau. 1.1.3. Một số máy bơm đươc sử dụng ở xí nghiệp VietsoPetro Máy bơm ly tâm NPS 65/35 –500 (Chương 2) Bơm ly tâm NPS – 40/400 Là tổ hợp bơm cùng chủng loại kết cấu như NPS 65/35 –500, chỉ khác đường kính ngoài của các bánh công tác của nó nhỏ hơn. Máy bơm Sulzer – Ký hiệu MSD-D Model 4x8x10,5 Là loại bơm ly tâm có 5 cấp, nằm ngang, trong đó bánh công tác thứ nhất là loại hai cửa hút ngược chiều nhau, 4 bánh công tác còn lại là loại 1 cửa hút được chia làm 2 nhóm đối xứng, có cửa hút ngược chiều nhau. Thân máy có cấu tạo gồm 2 nửa tháo được theo bề mặt phẳng ngang và được định vị với nhau bởi các chốt côn. Thân máy có nhiều khoang chứa các bánh công tác và giữ luôn vai trò của các bánh hướng dòng. Phía dưới có ống giảm tải nối từ khoang chứa đệm làm kín phía áp suất cao đến khoang cửa vào cấp I của bơm. Trục bơm được làm kín bằng đệm làm kín chì dạng kép, có nhiệt độ làm việc dưới 1600C. Đệm làm kín này được làm mát bằng dầu Tellus 46, đồng thời dầu làm mát này có tác dụng như nêm thủy lực làm kín bổ sung cho đệm. Dầu làm mát đệm làm kín trao đổi nhiệt với bên ngồi thông qua các lá đồng tản nhiệt dọc theo đường ống. Các thông số đặc tính kỹ thuật cơ bản của tổ hợp bơm như sau: Lưu lượng bơm (m3/h) : 130 Cột áp định mức (m) : 400 Hiệu suất hữu ích (%) : 74 Công suất thủy lực của bơm (KW) : 147 Lượng dự trữ xâm thực cho phép (m) : 2,1 Công suất động cơ điện (KW) : 185 Số vòng quay (V/ph) : 2969 Điện áp (V) : 380 – Tần số dòng điện : 50Hz Chiều dài khớp nối trục (mm) : 180 Khối lượng của tổ hợp : 3940Kg Máy bơm NK-200/120 Là loại bơm ly tâm dùng để bơm dầu, khí hóa lỏng, dung dịch hữu cơ và các chất lỏng khác có tỷ trọng không quá 1050Kg/m3, độ nhớt động đến 6.10-4m2/s. Các chất lỏng công tác này không được chứa các tạp chất cơ học có kích thước lớn hơn 0,2mm và hàm lượng vượt quá 0,2% và nhiệt độ trong khoảng 80oC ( 400oC. Tổ hợp bơm gồm động cơ điện và bơm được lắp ráp trên cùng một khung dầm và được liên kết với nhau bằng khớp nối răng. Đây là loại bơm ly tâm 1 tầng, công –xon, có thân bơm, vấu tựa, ống hút và ống nối có áp (cửa ra) được đặt trên cùng một giá đỡ. Việc làm kín trục được thực hiện bởi một bộ phận làm kín kiểu СГ – hoặc СО. Các thông số đặc tính kỹ thuật cơ bản của bơm như sau: Lưu lượng bơm (m3/h) : 200 Cột áp định mức (m) : 120 Hiệu suất hữu ích (%) : 67 Lượng dự trữ xâm thực cho phép : 4,8 (m) Công suất động cơ điện (KW) : 100 Số vòng quay (V/ph) : 2950 Điện áp (V)- tần số dòng điện (Hz) : 380-50 Máy bơm CNS-105/294 Là tổ hợp bơm ly tâm kiểu nằm ngang, nhiều tầng, phân đoạn. Nó thường được dùng để vận chuyển dầu bão hòa khí, dầu thương phẩm lẫn nước có nhiệt độ từ 274oK ( 318oK (1oC ( 45oC) hoặc dùng để bơm nước trong các hệ thống công nghệ. Các chất lỏng công tác dùng cho bơm CNS -105/294 cần phải đảm bảo các yêu cầu : Tỷ trọng không lớn quá 1060 Kg/m3 (từ 700 ( 1060Kg/m3), độ nhớt động không lớn quá 2,5.10-4m2/s, tạp chất cơ học có kích thước không lớn quá 0,2mm và hàm lượng không quá 0,2% trọng lượng. Tổ hợp bơm CNS-105/294 bao gồm động cơ điện và bơm được liên kết với nhau thông qua 2 mặt bích có phần may-ơ gắn then ở 2 đầu trục. Hai mặt bích này được siết chặt với nhau bởi các bulông có lót ống đệm cao su giảm chấn. Đây là loại bơm ly tâm có từ 2 ( 10 cấp bánh công tác có cửa vào cùng chiều, do đó để cân bằng lực dọc trục tác dụng lên roto người ta phải bố trí ổ đỡ thủy lực ở một đầu trục phía cao áp với đường kính phù hợp với số cấp bánh công tác của bơm. Các thông số đặc số đặc tính kỹ thuật cơ bản của tổ hợp bơm CNS-105/294 như sau Lưu lượng bơm (m3/h) : 105 Cột áp định mức (m) : 294 Hiệu suất hữu ích (%) : 68 Công suất động cơ điện (KW) : 160 Số vòng quay (V/ph) : 2950 Điện áp (V)- tần số dòng điện (Hz) : 380-50 Tuy nhiên, tại các giàn cố định loại bơm này (CNS - 105/294) thường chỉ được sử dụng để bơm nước. 1.2. Khái quát chung về máy bơm ly tâm Máy bơm ly tâm là loại máy thủy lực cánh dẫn biến đổi cơ năng của động cơ dẫn động thành năng lượng để vận chuyển chất lỏng theo hệ thống ống dẫn hoặc tạo ra áp suất cần thiết trong hệ thống truyền dẫn thủy lực. 1.2.1. Sơ đồ cấu tạo máy bơm Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo máy bơm ly tâm 1. Bánh công tác 2. Trục bơm 3. Bộ phận dẫn hướng vào 4. Bộ phận dẫn hướng ra (còn gọi là buồng xoắn ốc) 5. Ống hút 6. Ống đẩy 1.2.2. Nguyên lý làm việc của máy bơm Bơm ly tâm là loại bơm cánh dẫn, làm việc theo nguyên lý của máy thuỷ lực cánh dẫn. Cơ cấu truyền năng lượng chính là hệ thống bánh cánh công tác. Để biết nguyên lý làm việc của bơm ly tâm ta đi nghiên cứu sơ đồ nguyên lý của bơm ly tâm (Hình 1.2).  Hình1.2. Sơ đồ nguyên lý của bơm ly tâm 1. Mắt cánh A. Bánh công tác 2. Buồng xoắn ốc B. Bầu góp xoắn ốc 3. Cánh bơm c1,u1,w1. là các véc tơ tốc độ điểm đầu 4. Cửa xả c2,u2,w2. là các véc tơ tốc độ điểm cuối 5. Cửa hút Trước khi bơm làm việc cần phải làm cho bánh công tác tiếp xúc với chất lỏng. Khi bánh công tác quay với một vận tốc nào đó thì chất lỏng tiếp xúc với bánh công tác cũng quay theo, như vậy bánh công tác đã truyền năng lượng cho chất lỏng. Do chuyển động quay của bánh công tác mà các hạt chất lỏng chuyển động có xu hướng văng ra xa khỏi tâm. Để bù vào chỗ trống mà hạt chất lỏng vừa văng ra thì hàng loạt các hạt chất lỏng khác chuyển động tới và quá trình trao đổi năng lượng lại diễn ra như các hạt trước nó. Quá trình trao đổi năng lượng diễn ra liên tục tạo thành đường dòng liên tục chuyển động qua bơm. Tốc độ chuyển động của hạt chất lỏng khi ra khỏi bánh công tác lớn sẽ làm tăng tổn thất của đường dòng, bởi vậy cần phải giảm tốc độ này bằng cách biến một phần động năng của hạt chất lỏng chuyển động thành áp năng. Để giải quyết điều này, chất lỏng sau khi ra khỏi bánh công tác sẽ được dẫn vào buồng có tiết diện lớn dần dạng xoắn ốc nên gọi là bầu góp xoắn ốc. Do sự quay đều của bánh công tác nên trong đường ống chất lỏng chuyển động liên tục. 1.2.3 Phân loại máy bơm ly tâm 1.3.3.1. Phân loại theo cột áp của bơm - Bơm cột áp thấp : H < 20 m cột nước. - Bơm cột áp trung bình: H = 2060 m cột nước. - Bơm cột áp cao : H > 60 m cột nước. 1.3.3.2. Phân loại theo số bánh công tác - Bơm một cấp. - Bơm nhiều cấp. 1.3.3.3. Phân loại theo số cửa hút - Bơm một cửa hút. - Bơm hai cửa hút. 1.3.3.4. Phân loại theo sự bố trí trục bơm - Bơm trục đứng. - Bơm trục ngang. 1.3.3.5. Phân loại theo lưu lượng - Bơm có lưu lượng thấp. - Bơm có lưu lượng trung bình. - Bơm có lưu lượng lớn. 1.3.3.6. Phân loại theo mục đích sử dụng (theo chất lỏng cần bơm) - Bơm nước sạch. - Bơm nước thải. - Bơm hóa chất. - Bơm dầu thô. Ngoài ra ta có thể phân loại máy bơm theo cách dẫn dòng chất lỏng ra khỏi máy bơm, theo phương pháp dẫn động máy bơm... 1.2.4. Các thông số cơ bản của bơm ly tâm 1.3.4.1. Cột áp Bơm li tâm khi làm việc với hệ thống đường ống sẽ có cột áp xác định, cột áp này bằng cột áp cản của đường ống. Ta gọi cột áp đó là cột áp làm việc của bơm li tâm và được xác định theo công thức sau: HB =++ (z2 – z1 ); (1.1) Trong đó: P1,P2 : Là áp suất đo được tại cửa hút và cửa đẩy của bơm; v1, v2 : Là giá trị tốc độ dòng tại cửa hút và cửa đẩy của bơm; z1, z2 : Độ chênh hình học của hai vị trí đo áp suất P1 và P2; Đối với bơm li tâm, ứng với mỗi vòng quay nhất định thì chỉ có một giá trị cột áp mà tại đó bơm làm việc với hiệu suất cao nhất, ta gọi là cột áp định mức. Giá trị cột áp này được chỉ dẫn trên tài liệu kỹ thuật của bơm. 1.3.4.2. Lưu lượng Lưu lượng là lượng chất lỏng mà bơm vận chuyển được trong một đơn vị thời gian. Giá trị sản lượng này thường được xác định bằng các cách đo trực tiếp dòng chất lỏng mà bơm cung cấp được. Lưu lượng thường được ký hiệu là Q, đơn vị là tấn/ngày đêm, m3/giờ, m3/giây, lít/phút. 1.3.4.3. Công suất - Công suất làm việc Công suất làm việc là công suất tiêu tốn trên trục động cơ lai bơm. Ví dụ bơm được lai bằng động cơ điện thì: NLV= Nđ/cơ điện lai.(đ/cơ điện lai (1.2) - Công suất thuỷ lực Công suất thuỷ lực là công suất mà chất lỏng thực sự nhận được từ động cơ lai để tạo ra cột áp H và sản lượng Q. N = (QH (1.3) 1.3.4.4. Hiệu suất chung của bơm Hiệu suất chung của bơm là tỷ số giữa công suất thuỷ lực và công suất tiêu tốn trên trục của động cơ lai: ( =  (1.4) 1.2.5. Quan hệ tương tự trong một bơm ly tâm Khi số vòng quay làm việc n của bơm thay đổi, các thông số làm việc khác của bơm cũng thay đổi theo. Thực nghiệm chứng tỏ rằng, khi bơm ly tâm với số vòng quay thay đổi ít (dưới 50% so với số vòng quay định mức) thì hiệu suất của bơm thay đổi tương đối ít, có thể xem như không đổi  = const. Mặt khác các tam giác vận tốc đều tỷ lệ với số vòng quay, nên các tam giác vận tốc sẽ đồng dạng với nhau. Do đó các chế độ làm việc khác nhau của bơm trong trường hợp này xem như các trường hợp tương tự. Trong thực tế, ngoài số vòng quay làm việc thay đổi còn có thể gặp trường hợp trọng lượng riêng  của chất lỏng thay đổi, đường kính ngoài D của bánh công tác thay đổi. Để đáp ứng yêu cầu sử dụng, khi cần giảm cột áp và lưu lượng so với định mức, có thể giảm bớt đường kính D (chỉ trong phạm vi 10%), và hiệu suất của bơm coi như không đổi. Có thể xem các chế độ làm việc của bơm trong trường hợp này là các chế độ làm việc tương tự. Gọi Q1, H1, N1 – Là lưu lượng, cột áp và công suất ứng với D’, và n1. Gọi Q2, H2, N2 – Là lưu lượng, cột áp và công suất ứng với D”, và n Bảng [1.1] Quan hệ tương tự trong một bơm ly tâm Các thông số  Khi thay đổi  Khi n thay đổi  Khi D thay đổi  Khi , n, D thay đổi   Lưu lượng Q  Q2 = Q1  Q2 = Q1  Q2 =Q1  Q2 = Q1   Cột áp H  H2 = H1  H2 =H1  H2 =H1  H2=H1   Công suất N  N2 =N1  N2 =N1  N2 =N1  N2=N1   1.2.6. Đường đặc tính của bơm ly tâm Các thông số bơm như H, Q, N,  thay đổi theo các chế độ làm việc của bơm với số vòng quay n không đổi hoặc thay đổi. Các quan hệ H = f(Q), N = f(Q),  = f(Q) biểu thị đặc tính làm việc của bơm, được biểu diễn dưới dạng giải tích theo phương trình đặc tính, dưới dạng đồ thị được gọi là đường đặc tính của bơm. Các đường đặc tính ứng với số vòng quay làm việc không đổi (n = const) được gọi là đường đặc tính làm việc, ứng với nhiều số vòng quay (n biến thiên) được gọi là đường đặc tính tổng hợp. Trong ba đường đặc tính nêu trên, quan trọng nhất là đường đặc tính cột áp H = f(Q), cho biết khả năng làm việc của bơm nên được gọi là đường đặc tính cơ bản. Từ đường H = f(Q) ta có thể suy ra N = f(Q),  = f(Q). 1.2.6.1. Đường đặc tính lý thuyết Từ phương trình cơ bản có thể xây dựng đường đặc tính lý thuyết của bơm ly tâm. - Theo công thức trên : Hl =  (1.5) - Từ tam giác vận tốc ở cửa ra: Hình 1.3. Tam giác vận tốc ở cửa ra Trong đó: c2u=u2–c2R.cotg (1.6) - Mặt khác, từ công thức lưu lượng lý thuyết, có thể suy ra: c2R= (1.7) - Thay các biểu thức trên vào công thức cột áp lý thuyết: Hl==- (1.8) - Đối với bơm cho trước u2, b2, D2 là những đại lượng không đổi, nên phương trình đặc tính lý thuyết có dạng: Hl=a–b.cotg.Q1 (1.9) a, b: Là những hằng số dương. Đường biểu diễn phương trình này được gọi là đường đặc tính cơ bản lý thuyết. Đó là đường không đi qua gốc toạ độ, có hệ số góc tuỳ thuộc vào trị số góc ra của bánh dẫn . Hình 1.4. Đường đặc tính lý thuyết và đường đặc tính tính toán Nếu  > 90o, cotg < 0, đường AB Nếu  = 90o, cotg = 0, đường AC Nểu  0, đường AD Đối với bơm ly tâm,  < 90o, do đó đường đặc tính của bơm ly tâm là đường nghịch biến bậc nhất AD. Đây là đường đặc tính cơ bản lý thuyết của bơm ly tâm (đường nghịch biến bậc nhất) khi chưa xét số cánh dẫn hữu hạn và tổn thất. - Khi kể tới ảnh hưởng do số cánh dẫn hữu hạn, đường đặc tính trở thành đường , có dạng: Hl = . Hl Trong đó:  < 1 là hệ số kể đến ảnh hưởng của số cánh dẫn hữu hạn. - Khi kể tới các loại tổn thất thuỷ lực của dòng chất lỏng qua bánh công tác, các loại tổn thất thuỷ lực này đều tỷ lệ với bình phương của vận tốc, nghĩa là bình phương của lưu lượng, đường đặc tính trở thành đường cong bậc hai . - Khi kể tới các loại tổn thất cơ khí và lưu lượng thì đường đặc tính dịch về phía trái và thấp hơn  một chút, đó là đường . Đây chính là đường đặc tính cơ bản tính toán của bơm ly tâm. 1.2.6.2. Đường đặc tính thực nghiệm Việc xây dựng đường đặc tính tính toán rất phức tạp và khó khăn, bởi vậy trong kỹ thuật thường xây dựng các đường đặc tính bằng các số liệu đo được khi khảo nghiệm trên các máy cụ thể. Đó là đường đặc tính thực nghiệm H – Q, N – Q, - Q của bơm. Đối với bơm ly tâm, ngoài 3 đường đặc tính trên còn có đường biểu diễn quan hệ cột áp chân không cho phép với lưu lượng [HCK] = f(Q).  Hình 1.5. Đường đặc tính thực nghiệm của bơm ly tâm Nhìn chung, đường đặc tính xây dựng bằng phương pháp thực nghiệm cũng có dạng giống đường đặc tính xây dựng bằng phương pháp tính toán nhưng chúng không trùng nhau. Điều đó chứng tỏ bằng tính toán không xác định được đầy đủ và hoàn toàn chính xác các loại tổn thất xảy ra trong bơm. Vì thế, việc nghiên cứu các loại máy thuỷ lực nói chung và máy bơm nói riêng bằng phương pháp thuỷ lực là vô cùng quan trọng. Công dụng của đường đặc tính làm việc của bơm: - Các đường đặc tính H – Q, N – Q,  - Q, cho phép xác định khu vực làm việc có lợi nhất ứng với hiệu suất cao nhất [max hoặc = (max – 7%)]. - Qua hình dạng của đường đặc tính có thể biết tính năng làm việc của bơm để sử dụng bơm một cách hợp lý. - Đường đặc tính [HCK] = f(Q) để tính toán ống hút và xác định vị trí đặt bơm một cách hợp lý. 1.2.6.3. Đường đặc tính tổng hợp Mỗi đường đặc tính làm việc được xây dựng với một số vòng quay làm việc không đổi của bơm. Nếu thay đổi tốc độ làm việc (vòng/phút) thì đường đặc tính làm việc cũng thay đổi theo. Để biết nhanh sự thay đổi các thông số Q, H, N,  của bơm khi n thay đổi, cần xây dựng đường đặc tính tổng hợp. Hình 1.6. Đường đặc tính tổng hợp của bơm ly tâm Đường đặc tính tổng hợp của bơm là đường biểu diễn các quan hệ Q – H, N – H với các số vòng quay làm việc khác nhau, trên đó các điểm làm việc cùng hiệu suất được nối với nhau thành những đường cong gọi là đường cùng hiệu suất (đường đẳng hiệu suất).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHUYẾT MINH.doc
  • dwgDuong dac tinh.3.2.dwg
  • dwgDuong dac tinh.3.3.dwg
  • dwgMat cat NPS 65-35-500.2.2.dwg
  • docMuc luc.doc
  • docPhụ lục số 1.TRANG BÌA.doc
  • docPhụ lục số 2.TRANG BÌA PHỤ.doc
  • docPhụ lục số 3.DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG ĐỒ ÁN.doc
  • docPhụ lục số 4.DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỒ ÁN.doc
  • docPhụ lục số 5.BẢNG CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ.doc
  • docPhụ lục số 6.TÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
  • dwgSo Do Lap Dat Bom Tren MSP06.3.1.dwg
  • dwgtruc bom.2.8.dwg