Giải pháp khắc phục tình trạng bị kiện bán phá giá của hàng xuất khẩu Việt Nam

Trong bối cảnh tự do hóa thương mại ngày càng phát triển, các hàng rào thương mại cổ điển dần được tháo bỏ thì khái niệm bán phá giá và chống bán phá giá ngày càng phổ biến. Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian gần đây và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Thông qua các vụ kiện bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam giúp chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Bài tiểu luận nhằm tìm hiểu tình hình bị kiện bán phá giá của hàng xuất khẩu việt Nam qua đó xây dựng giải pháp khắc phục. Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của giảng viên bộ môn Kinh Tế Quốc Tế trong việc hướng dẫn làm bài. Chúng tôi cũng cảm ơn các anh chị trong thư viện trường tạo mọi điều kiện để cho chúng tôi tìm kiếm tài liệu liên quan, cùng tất cả các bạn đã đưa ra những câu hỏi, những ý kiến đóng góp giúp chúng tôi hoàn thành bản tiểu luận này. Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót, mong nhận được những nhận xét, ý kiến phản hồi của Giảng viên và các bạn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn.

doc15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3694 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp khắc phục tình trạng bị kiện bán phá giá của hàng xuất khẩu Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỞ ĐẦU …………………………………………………………… 2 I. KHÁI NIỆM VỀ BÁN PHÁ GIÁ 1. Khái niệm …………………………………………………. 3 2. Kiện chống bán phá giá …………………………………… 3 3. Quy trình xử lý vụ việc chống bán phá giá ………………. 4 4. Thuế chống bán phá giá …………………………………… 6 II. TÌNH TRẠNG BỊ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM 1. Tình hình chống bán phá giá trên thế giới ………………. 7 2. Các vụ kiện bán phá giá hàng xuất khẩu Việt Nam …….. 9 3. Những bất lợi Việt Nam gặp phải trong các vụ kiện …… 11 III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 1. Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá ………. 12 2. Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra ………………….. 13 KẾT LUẬN ……………………………………………………….. 14  Trong bối cảnh tự do hóa thương mại ngày càng phát triển, các hàng rào thương mại cổ điển dần được tháo bỏ thì khái niệm bán phá giá và chống bán phá giá ngày càng phổ biến. Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian gần đây và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Thông qua các vụ kiện bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam giúp chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Bài tiểu luận nhằm tìm hiểu tình hình bị kiện bán phá giá của hàng xuất khẩu việt Nam qua đó xây dựng giải pháp khắc phục. Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của giảng viên bộ môn Kinh Tế Quốc Tế trong việc hướng dẫn làm bài. Chúng tôi cũng cảm ơn các anh chị trong thư viện trường tạo mọi điều kiện để cho chúng tôi tìm kiếm tài liệu liên quan, cùng tất cả các bạn đã đưa ra những câu hỏi, những ý kiến đóng góp giúp chúng tôi hoàn thành bản tiểu luận này. Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót, mong nhận được những nhận xét, ý kiến phản hồi của Giảng viên và các bạn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn. KHÁI NIỆM VỀ BÁN PHÁ GIÁ Khái niệm Bán phá giá xảy ra khi một công ty xuất khẩu một hàng hoá với giá thấp hơn giá trị thông thường trên thị trường nội địa của mình dẫn đến giá bán lẻ sản phẩm đó thấp hơn mặt bằng giá hợp lý của thị trường nước nhập khẩu. Mục đích bán phá giá nhằm tăng mức khai thác năng lực sản xuất dư thừa, tranh thị phần để tiến đến kiểm soát thị trường mục tiêu nhằm lũng đoạt giá cả, giành lợi nhuận cao trong tương lai. Trong WTO bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Nếu hành động bán phá giá này gây thiệt hại đáng kể cho các nhà sản xuất của nước nhập khẩu thì cơ quan chức năng của nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá để bù đắp cho những thiệt hại do hành vi bán phá giá gây ra. Kiện chống bán phá giá Vụ kiện bán phá giá là gì? Mặc dù thường được gọi là “vụ kiện” nhưng đây không phải thủ tục tố tụng tại Toà án mà là một thủ tục hành chính do cơ quan hành chính nước nhập khẩu thực hiện. Thủ tục này nhằm giải quyết một tranh chấp thương mại giữa một bên là ngành sản xuất nội địa và một bên là các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài; không liên quan đến quan hệ cấp chính phủ giữa hai nước xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng của vụ kiện là một loại hàng hoá nhất định nhập khẩu từ một hoặc một số nước xuất khẩu. Trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan được thực hiện gần giống như trình tự tố tụng xử lý một vụ kiện tại toà. Khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng ý với quyết định cuối cùng của cơ quan hành chính, các bên có thể kiện ra Toà án. Những quy định về vấn đề chống bán phá giá: Các nguyên tắc về chống bán phá giá được quy định tại: Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT): bao gồm các nguyên tắc chung Hiệp định về chống bán phá giá (Agreement on Antidumping Practices): các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện - điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá cụ thể. Mỗi nước lại có quy định riêng về vấn đề chống bán phá giá (thường xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung liên quan của WTO). Các vụ kiện chống bán phá giá và việc áp thuế chống bán phá giá thực tế ở các nước tuân thủ các quy định nội địa này. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá: Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đa tiến hành điều tra, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 3 điều kiện sau: Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%). Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể, ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại. Quy trình xử lý vụ việc chống bán phá giá Theo quy định của Pháp lệnh chống bán phá giá 20/PL-UBTVQH11, một vụ việc điều tra và xử lý chống bán phá giá có thể được tiến hành qua bốn giai đoạn:  Giai đoạn 1: Thẩm định hồ sơ và ra quyết định điều tra Nhà sản xuất nội địa đưa ra đơn kiện với các bằng chứng về việc bán phá giá và thiệt hại, xác định loại hàng hoá và danh tính các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra khi: Đối tượng nộp đơn đáp ứng yêu cầu về tính đại diện Có tương đối đủ bằng chứng về việc bán phá giá gây thiệt hại. Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ và ra kết luận điều tra sơ bộ  Việc điều tra được tiến hành theo hai nhóm vấn đề: Xác định có bán phá giá hay không và biên độ phá giá. Xác định việc bán phá giá có gây thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa hay không. Cơ quan điều tra sẽ gửi bảng câu hỏi cho bị đơn và các bên liên quan, thu thập và xác minh thông tin, bằng chứng liên quan. Các bên bảo vệ quyền lợi của mình chủ yếu qua việc trả lời bằng câu hỏi, cung cấp thông tin bổ sung cho cơ quan điều tra. Kết luận vụ kiện: Đưa ra kết luận sơ bộ về các vấn đề được điều tra. Áp dụng biện pháp tạm thời: Trường hợp kết luận khẳng định có tồn tại việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng biện pháp tạm thời (đặt cọc, ký quỹ hoặc thuế tạm thời) đối với hàng hoá nhập khẩu liên quan. Cam kết về giá: Vào bất kỳ giai đoạn nào sau khi có kết luận sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể, nhà xuất khẩu và cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu có thể thoả thuận để đạt được cam kết về giá (nhà xuất khẩu cam kết tăng giá xuất khẩu lên hoặc ngưng xuất khẩu phá giá hoặc chấp nhận các quota…). Nếu cam kết về giá được chấp nhận việc điều tra sẽ xem như chấm dứt với nhà xuất khẩu đó (trừ khi họ yêu cầu tiếp tục việc điều tra). Giai đoạn 3: Điều tra cuối cùng và ra kết luận cuối cùng  Cơ quan điều tra tiếp tục tiến hành điều tra, xác minh lại các vấn đề trong kết luận sơ bộ và xem xét các bình luận, phản hồi từ các bên. Các phiên điều trần có thể được tổ chức để cơ quan điều tra trực tiếp nghe các bên trình bày lập luận của mình và trả lời lập luận của đối phương Kết luận cuối cùng: Cơ quan điều tra ra kết luận cuối cùng. Giai đoạn 4: Áp dụng biện pháp chống bán phá giá và tiến hành rà soát Có 2 trường hợp: Kết luận khẳng định (có bán phá giá gây thiệt hại đáng kể): áp thuế chống bán phá giá. Nếu biên độ phá giá dưới 2% hoặc việc áp thuế không phù hợp với lợi ích cộng đồng thì sẽ không áp thuế. Kết luận phủ định (không bán phá giá và/hoặc không gây ra thiệt hại đáng kể): không áp thuế và hoàn trả các khoản đặt cọc. Rà soát hàng năm (rà soát lại): Được thực hiện theo yêu cầu của các bên liên quan để tính biên độ phá giá thực của các nhà xuất khẩu trong năm trước đó hoặc để điều chỉnh, chấm dứt mức thuế áp dụng. Rà soát tổng thể: Cơ quan điều tra thực hiện rà soát vào cuối thời hạn 5 năm kể từ khi áp dụng thuế hoặc kể từ khi rà soát lại để xác định chấm dứt áp thuế hay tiếp tục thêm 5 năm nữa.  Hình 1: Trình tự tiến hành một vụ kiện bán phá giá Nguồn: Cục quản lý cạnh tranh Thuế chống bán phá giá: Thuế bán phá giá là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) nhằm vô hiệu hóa việc bán phá giá, bù đắp những tổn thất do bán phá giá gây ra cho các doanh nghiệp của nước nhập khẩu. Thuế chống phá giá được ra đời từ những năm đầu của thế kỷ 20, trước hết tại Canada (1904), sau đó đến New Zealand (1905), Australia (1906), Mỹ (1914). Về nguyên tắc, mức thuế chống bán phá giá được tính riêng cho từng nhà xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên phá giá của họ; Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra thì mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho họ không cao hơn biên phá giá trung bình của tất cả các nhà xuất khẩu được chọn. Có hai cách xác định thời điểm tính mức thuế chính thức: Tính thuế cho khoảng thời gian sắp tới (EU): Mức thuế chính thức sẽ được xác định ngay trong quyết định áp thuế ban hành khi kết thúc điều tra và có hiệu lực cho hàng hoá liên quan nhập khẩu trong khoảng thời gian sau đó; Tính thuế cho khoảng thời gian đã qua (Hoa Kỳ): Mức thuế nêu tại quyết định áp thuế ban hành chỉ là tạm thời; hết mỗi năm kể từ ngày có Quyết định này, cơ quan điều tra sẽ xác định biên phá giá thực tế của các nhà xuất khẩu trong năm đó và quyết định mức thuế chính thức cho họ (nếu mức này cao hơn mức thuế tạm tính thì doanh nghiệp phải nộp bổ sung; nếu thấp hơn sẽ được hoàn trả). Theo quy định của WTO, dù theo cách tính nào thì cứ tròn 01 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế, các bên liên quan trong vụ kiện đều có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền rà soát lại để giảm, tăng mức thuế hoặc chấm dứt việc áp thuế. TÌNH TRẠNG BỊ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM Tình hình chống bán phá giá trên thế giới Trên cơ sở điều tra hàng năm của WTO đã có 208 vụ khởi kiện chống bán phá giá mới trong năm 2008, so với 163 vụ trong năm 2007 và 202 vụ năm 2006. Hình 2: Anti – Dumping – Number of Investigations Initiated  Số vụ chống bán phá giá không tăng, nhưng xu hướng các nước giàu áp dụng rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu đến từ các nước nghèo lại tăng mạnh. Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Mỹ đứng đầu danh sách các nước áp dụng biện pháp chống bán phá giá, còn Trung Quốc luôn đứng đầu danh sách các nước có hàng bị kiện bán phá giá, tiếp theo là Hàn Quốc, Malaysia, Nga và Thái Lan. Bảng 1: Những nước thành viên WTO tiến hành kiện chống bán phá giá nhiều nhất (tính từ 1/1/1995 đến 31/12/2007) Tên nước  Số vụ điều tra  Số vụ áp dụng biện pháp chống bán phá giá  Số vụ bị kiện ra WTO   Ấn Độ  508  355  3   Hoa Kỳ  402  245  25   EU  372  244  5   Achentina  222  161  3   Nam Phi  205  121  2   Tất cả thành viên WTO  3210  2049  59   Bảng 2: Những nước thành viên WTO bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất (tính từ 1/1/1995 đến 31/12/2007) Tên nước  Số vụ điều tra  Số vụ áp dụng biện pháp chống bán phá giá   Trung Quốc  597  423   Hàn Quốc  243  143   Hoa Kỳ  181  101   Đài Loan  178  112   Nhật Bản  141  103   Indonesia  135  76   Ấn độ  130  78   Thái Lan  129  80   Nga  105  88   Các vụ kiện bán phá giá tập trung chủ yếu vào ngành hóa chất, tiếp đến là các nguyên vật liệu cơ bản như sắt, thép, nhôm và giày da. Hình 3: Những sản phẩm trong cuộc điều tra chống bán phá giá Nguồn: Tổ chức thương mại thế giới Các vụ kiện bán phá giá hàng xuất khẩu Việt Nam Mặc dù không phải là mục tiêu lớn của các vụ kiện chống bán phá giá nhưng với năng lực xuất khẩu ngày càng tăng và với lợi thế cạnh tranh chủ yếu về giá, nhiều loại hàng hoá Việt Nam đang phải đối mặt ngày càng nhiều hơn với những nguy cơ kiện chống bán phá giá ở các thị trường. Từ năm 1994 đến nay đã có hơn 37 vụ kiện về thương mại chống lại Việt Nam, trong đó đa số các vụ về chống bán phá giá. Liên minh châu Âu trở thành thị trường khó tính nhất với 10 vụ. Trước đây chỉ có những nước phát triển như Mỹ, EU... kiện chúng ta, nhưng gần đây có cả những nước đang phát triển như Ấn Độ, Ai Cập… Diện mặt hàng bị kiện ngày càng mở rộng, từ những mặt hàng có kim ngạch nhỏ đến lớn. Bảng 3: Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liên quan Năm  Thứ tự vụ kiện  Mặt hàng  Nước kiện  Quá trình điều tra       Biện pháp tạm thời  Biện pháp cuối cùng        Ngày  Tỉ lệ  Thời gian   2009  34  Máy điều hòa  Thổ Nhĩ Kỳ   Chưa có kết luận    33  Đĩa ghi DVD  Ấn Độ   Chưa có kết luận    32  Túi nhựa PE  Hoa Kỳ  52.30% - 76.11%  Áp thuế chống bán phá giá tạm thời    31  Giầy và đế giày cao su  Canada   Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại liên quan tới phá giá (25/09/2009)    30  Giầy  Braxin   Rút đơn kiện do số lượng hàng nhỏ   2008  29  Sợi vải  Ấn Độ   Chưa có kết luận    28  Lò xo không bọc  Hoa Kỳ  116,31%     27  Vải nhựa  Thổ Nhĩ Kỳ    1.16 USD/kg    2007  26  Đĩa ghi  Ấn Độ  Ritek: (3.04 Rupi/ cái). Các công ty khác (3.23 Rupi/cái)       25  Đèn huỳnh quang  Ấn Độ  19,5 – 72,16 INR/cái       24  Bật lửa ga  Thổ Nhĩ Kỳ   Không áp thuế vì không có bằng chứng về việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá   2006  23  Giày mũ vải  Peru   Không áp thuế vì không có bằng chứng về thiệt hại    22  Dây curoa  Thổ Nhĩ Kỳ   31/3/2007  4,55 US$/kg  5 năm   2005  21  Nan hoa xe đạp, xe máy  Argentina  81%  24/6/2007  81%  5 năm    20  Đèn huỳnh quang  Ai Cập  0,36-0,43 USD/cái  22/8/2006  0,32 USD/cái  5 năm    19  Giày mũ da  EU  14,2-16,8%  5/10/2006  10%  2 năm   2004  18  Ván lướt sóng  Peru    5,2 USD/ chiếc     17  Đèn huỳnh quang  EU    66,1 %         Hàng hóa được chuyển tư Trung Quốc sang Việt Nam rồi xuất khẩu vào EU để trốn thuế chống bán phá giá    16  Chốt cài inox  EU    7,7 %     15  Ống tuýt thép  EU   Đơn kiện bị rút lại    14  Xe đạp  EU    15,8 %- 34,5 %     13  Lốp xe  Thổ Nhĩ Kỳ    29- 49%     12  Vòng khuyên kim loại  EU    51,2 %- 78,8 %         Hàng hóa được chuyển tư Trung Quốc sang Việt Nam rồi xuất khẩu sang EU để trốn thuế chống bán phá giá   2003  11  Tôm  Hoa Kỳ  12,11- 93,13%   4,13- 25,76%         Rà soát hành chính (POR1)    10  Ô xít kẽm  EU    28%         Hàng hóa được chuyển tư Trung Quốc sang Việt Nam rồi xuất khẩu sang EU để trốn thuế chống bán phá giá   2002  9  Cá da trơn  Hoa Kỳ    36,84%-63,88%         Kêt quả rà soát lần 1: CATACO (80,88%); Các công ty V N khác (63,88%); Vinh Hoan (6,81%) Đang trong giai đoạn rà soát lần 2    8  Bật lửa ga  Hàn Quốc   Đơn kiện bị rút lại    7  Bật lửa ga  EU   Đơn kiện bị rút lại    6  Giày và đế giày không thấm nước  Canada   Vụ kiện chấm dứt do không có bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của EU   2001  5  Tỏi  Canada    1,48 CAD/kg    2000  4  Bật lửa ga  BaLan    0,09 Euro/cái    1998  3  Giày dép  EU   Vụ kiện chấm dứt do không có bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của EU    2  Mì chính  EU    16,8%    1994  1  Gạo  Columbia   Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa   Nguồn: Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (Hội đồng TRC) Những bất lợi Việt Nam gặp phải trong các vụ kiện: Nền kinh tế phi thị trường: Bản thân việc bị kiện chống bán phá giá đã là một bất lợi, doanh nghiệp Việt Nam nếu bị kiện sẽ bất lợi hơn bởi trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam chấp nhận bị xem là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm kể từ ngày gia nhập. Cam kết của Việt Nam về phương pháp tính toán giá Nếu doanh nghiệp Việt Nam bị điều tra chứng minh được ngành sản xuất của mình hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường thì cơ quan điều tra phải sử dụng giá và chi phí ở Việt Nam để tính toán. Nếu không có thể sử dụng một biện pháp khác không dựa trên sự so sánh chặt chẽ với giá và chi phí ở Việt Nam. Nếu Việt Nam chứng minh được nền kinh tế của mình thoả mãn các tiêu chí nền kinh tế thị trường theo pháp luật của nước liên quan thì các cam kết nói trên hết hiệu lực. Việc sử dụng phương pháp thay thế (dựa trên giá và chi phí của doanh nghiệp một nước thứ ba thay vì sử dụng giá và chi phí của chính doanh nghiệp Việt Nam) thường không phản ánh đúng giá thực tế của doanh nghiệp. Hệ quả là biên độ phá giá có nhiều khả năng cao hơn biên phá giá tính toán theo cách thông thường; mức thuế chống bán phá giá từ đó cũng có thể bị đẩy cao hơn. Về Bảng câu hỏi: Nội dung rất phức tạp, đòi hỏi cung cấp nhiều thông số trong khi thời hạn trả lời lại ngắn. Về chứng từ, kế toán: Nhiều loại chi phí sản xuất, kinh doanh không được chấp nhận do các chứng từ, tài liệu kế toán cần thiết để chứng minh; hệ thống kế toán không theo chuẩn quốc tế, thiếu minh bạch. Về chi phí: không có nguồn chi phí dự trù cho việc tham kiện ở nước ngoài (đặc biệt là chi phí cho luật sư). Về hành động: Bị động trong đối phó (do không hiểu biết về công cụ chống bán phá giá và thực trạng), do đó dẫn tới những cách ứng xử không hợp lý gây hệ quả xấu (không hợp tác, không trung thực, không đúng thời hạn…); thiếu đoàn kết (không tạo được tiếng nói chung để cùng bảo vệ lợi ích). Tuy nhiên, khi Việt Nam đã là thành viên WTO, liên quan đến các vụ việc chống bán phá giá ở nước ngoài, có thể có một số điểm mới thuận lợi hơn: Trường hợp nước tiến hành điều tra không tuân thủ các quy định liên quan trong WTO thì Chính phủ Việt Nam có thể sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO để khiếu nại, khiếu kiện qua đó bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp; Mặc dù Việt Nam vẫn bị xem là nền kinh tế phi thị trường nhưng theo cam kết, các nước không còn được tự do lựa chọn biện pháp, quy tắc tính toán với doanh nghiệp Việt Nam nữa mà phải hành động trong khuôn khổ những điều kiện nhất định GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỊ KIỆN BÁN PHÁ GÍA Về nguyên tắc, kiện chống bán phá giá là công cụ được sử dụng để đối phó với các hiện tượng bán phá giá (cạnh tranh không lành mạnh) từ nước ngoài gây thiệt hại. Trên thực tế, đằng sau các biện pháp chống bán phá giá là việc bảo vệ ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu trước sự gia tăng của hàng nhập khẩu giá rẻ. Chính phủ và Doanh nghiệp cần phối hợp trong việc chủ động phòng tránh và đối phó với các vụ kiện bán phá giá. Chủ động phòng tránh các vụ kiện bán phá giá Đàm phán: Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu thị trường: Các doanh nghiệp Việt Nam khi có ý định xuất khẩu sản phẩm của mình sang một thị trường mới phải nắm rõ đặc điểm thị trường, nắm rõ các điều kiện cạnh tranh, các đối thủ, điểm mạnh và yếu của bản thân. Ngoài ra nhà xuất khẩu cần hiểu những thông tin liên quan đến luật chống bán phá giá như các quy định, cách thức và trình tự tiến hành một vụ kiện, yêu cầu đối với các bên liên quan… từ đó xây dựng những chính sách cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng của luật này và giảm thiểu được thế bị động. Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng c
Luận văn liên quan