Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu

Việt Nam đang hướng tới một quốc gia kinh tế biển. Nước ta là một quốc gia có biển lớn trong vùng biển đông với chỉ số biển khoảng 0.01, gấp 6 lần giá trị trung bình thế giới. Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, qui mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng. Kinh tế biển đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế nước nhà. Trong xây dựng và phát triển kinh tế biển, ngành công nghiệp đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản đóng vai trò quan trọng. Thủy sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta. Năm 2006 được đánh dấu bằng cột mốc mới về xuất khẩu thủy sản với việc đạt con số 3,4 tỷ USD, góp 8.6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước. Sang năm 2007, xuất khẩu thủy sản Việt Nam ở vị trí một trong mười nước có giá trị xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằm trong nhóm bốn ngành hàng có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD của Việt Nam. Tới năm 2008, giá trị xuất khẩu đã tăng lên trên 4.5 tỉ USD, tăng 19.8% về giá trị so với năm 2007. Những con số đó đã nói lên rằng thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Ngành thủy sản đang trong quá trình đầu tư để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Kể từ sau năm 1986, khi chính sách đổi mới của Đảng được thực hiện trong cả nước, thị trường thủy sản được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Sự mở rộng thị trường đã kích thích sản xuất phát triển. Có thể nói thị trường xuất khẩu thủy sản đã mở đường, hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ các vùng diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn, phục vụ cho ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu. Hiện nay, Bộ thủy sản đã có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật, khoa học công nghệ cũng như nguồn nhân lực để phát triển ngành thủy sản với tầm nhìn đến năm 2020. Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng, và ngành thủy sản cũng là một trong những ngành gánh chịu hậu quả nặng nề. Trong bối cảnh suy thoái, các nước đã tận dụng triệt để hàng rào kĩ thuật gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2009, nước ta chỉ còn giữ được 122 thị trường xuất khẩu, giảm 37 thị trường so với năm 2008. Lần đầu tiên sau 10 năm, xuất khẩu thủy sản 2009 tăng trưởng âm. Hiện nay, kinh tế thế giới đang phục hồi tuy nhiên đây chỉ mới là những dấu hiệu ban đầu, cùng với sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới không phải là điều không thể có. Với những lí do trên, người viết đã chọn thực hiện khóa luận với đề tài “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu”.

doc98 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3092 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẨU Lí do chọn đề tài Việt Nam đang hướng tới một quốc gia kinh tế biển. Nước ta là một quốc gia có biển lớn trong vùng biển đông với chỉ số biển khoảng 0.01, gấp 6 lần giá trị trung bình thế giới. Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, qui mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng. Kinh tế biển đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế nước nhà. Trong xây dựng và phát triển kinh tế biển, ngành công nghiệp đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản đóng vai trò quan trọng. Thủy sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta. Năm 2006 được đánh dấu bằng cột mốc mới về xuất khẩu thủy sản với việc đạt con số 3,4 tỷ USD, góp 8.6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước. Sang năm 2007, xuất khẩu thủy sản Việt Nam ở vị trí một trong mười nước có giá trị xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằm trong nhóm bốn ngành hàng có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD của Việt Nam. Tới năm 2008, giá trị xuất khẩu đã tăng lên trên 4.5 tỉ USD, tăng 19.8% về giá trị so với năm 2007. Những con số đó đã nói lên rằng thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Ngành thủy sản đang trong quá trình đầu tư để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Kể từ sau năm 1986, khi chính sách đổi mới của Đảng được thực hiện trong cả nước, thị trường thủy sản được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Sự mở rộng thị trường đã kích thích sản xuất phát triển. Có thể nói thị trường xuất khẩu thủy sản đã mở đường, hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ các vùng diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn, phục vụ cho ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu. Hiện nay, Bộ thủy sản đã có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật, khoa học công nghệ cũng như nguồn nhân lực để phát triển ngành thủy sản với tầm nhìn đến năm 2020. Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng, và ngành thủy sản cũng là một trong những ngành gánh chịu hậu quả nặng nề. Trong bối cảnh suy thoái, các nước đã tận dụng triệt để hàng rào kĩ thuật gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2009, nước ta chỉ còn giữ được 122 thị trường xuất khẩu, giảm 37 thị trường so với năm 2008. Lần đầu tiên sau 10 năm, xuất khẩu thủy sản 2009 tăng trưởng âm. Hiện nay, kinh tế thế giới đang phục hồi tuy nhiên đây chỉ mới là những dấu hiệu ban đầu, cùng với sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới không phải là điều không thể có. Với những lí do trên, người viết đã chọn thực hiện khóa luận với đề tài “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu”. Mục đích nghiên cứu Luận văn đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 2008-2009, thị trường thủy sản thế giới và thực trạng thủy sản Việt Nam trong năm 2008-2009 Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam chủ yếu trong 2 năm 2008-2009, đồng thời phân tích tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam Trên cơ sở đánh giá những thách thức, khó khăn và cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam chủ yếu trong 2 năm 2008-2009. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu đề ra, khóa luận đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, các phương pháp so sánh, mô tả, phân tích, thống kê, và tổng hợp để xử lí số liệu. Đồng thời khóa luận cũng vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm khái quát, hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, hình, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương: Chương I: Khái quát về tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu, thị trường thủy sản thế giới, và tổng quan về thủy sản Việt Nam trong thời gian qua Chương II: Tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam Chương III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu Do khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu và sự hiểu biết còn hạn chế của bản thân, bài khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè để đề tài hoàn thiện hơn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đặc biệt là Ts. Đào Thị Thu Giang đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, ngày tháng năm DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GDP Gross Dosmetic Production Tồng giá trị sản phẩm quốc nội FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Mỹ WTO World Trade Ognization Tổ chức thương mại thế giới ILO International Labour Ognization Tổ chức thương mại thế giới ECB Europe Center Bank Ngân hàng trung ương châu Âu FAO Food and Agricultural Ognization Tổ chức lương thực thế giới KTHS Khai thác hải sản NTTS Nuôi trồng thủy sản CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU 2008-2009, THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN THẾ GIỚI VÀ TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 1.1 Khái quát về tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu thời gian qua 1.1.1 Tổng quan về suy giảm kinh tế trên thế giới 2008-2009 Theo Wikipedia- từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến thế giới – gọi cuộc suy thoái toàn cầu 2008-2009 là cuộc suy thoái cuối thập niên 2000 (Late-2000s recession) để phân biệt với các cuộc suy thoái khác trong lịch sử. Suy thoái kinh tế cuối thập niên 2000 là cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thởi ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới. Nó có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tài chính 2007-2010. Bong bóng nhà ở của Hoa Kỳ dẫn tới khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp rồi phát triển thành một cuộc khủng hoảng tài chính mà hậu quả là tình trạng đói tín dụng ảnh hưởng tới khu vực kinh tế thực. Vỡ bong bóng nhà ở cũng dẫn tới suy giảm tiêu dùng cá nhân ở Hoa Kỳ. Sự bất trắc trong đời sống kinh tế và kinh doanh càng làm cho tiêu dùng và sản xuất bị hạn chế. Ba nhân tố này gây ra suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ từ năm 2008. Nhiều nước trên thế giới có các tổ chức tài chính đã tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Khi các tổ chức tài chính này bị thua lỗ, tình trạng rối loạn tài chính, thậm chí là tình trạng khủng hoảng tài chính đã xảy ra ở nhiều nước khiến cho các nước này rơi vào suy thoái kinh tế hoặc suy giảm tốc độ tăng trưởng. Do Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu quan trọng của nhiều nước đang phát triển (nhất là khu vực Đông Á) nên suy thoái và suy giảm kinh tế từ thế giới phát triển đã làm giảm xuất khẩu của các nước đang phát triển. Đồng thời vì các nước phát triển là nguồn cung cấp các khoản vay ngân hàng, các khoản vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho các nước đang phát triển, nên khi các nước phát triển dừng cho vay, dừng giải ngân hay rút vốn về, nhiều nền kinh tế đang phát triển đã bị tác động tiêu cực nghiêm trọng.[25] Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quí của thế giới (Đơn vị: phần trăm)  (Nguồn: Hình 1.1 cho ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP hàng quí của thế giới từ năm 2005 đến năm 2009. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới cũng như các nước phát triển và các nước đang phát triển tương đối ổn định. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới bắt đầu giảm mạnh, đặc biệt giai đoạn từ quí 2 năm 2008 đến quí 1 năm 2009, con số này luôn âm ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Cụ thể, giai đoạn từ năm 2005 đến 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ dao động trong khoảng 3,5-5,5%, trong đó các nước phát triển là 1,5-3,5% và các nước đang phát triển là 7-10.5%. Năm 2008, thế giới chỉ tăng trưởng 3.75%, sụt giảm 5% so với năm 2007, hơn 20 nước chính thức tuyên bố suy thoái, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, và EU- đây cũng là lần đầu tiên 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới cùng suy thoái kể từ năm 1945 đến nay; tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc (Quí 1/2008: 10,6%; Quý 2/2008: 10,1%; Quý 3/2008: 9%), Ấn Độ (8,8-7,9%), Hàn Quốc (5,86-3,63%), Thái Lan (6,05-3,96%)[] và các nước đang phát triển khác đều sụt giảm, trong đó có Việt Nam cũng chỉ ở mức 6,23%, mức thấp nhất trong thập kỉ qua. Suy thoái kinh tế tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề cho nhiều quốc gia vào đầu năm 2009, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2009 là 8,7%, (Quý 1/2009: 6,2%; Quý 2/2009: 7,9%; Quý 3/2009: 9.1%; Quý 4/2009: 10.7%)[2]; Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 là 3,76% so với cùng kỳ năm 2008 [3]. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, như kinh tế gia trưởng Justin Lin củaWorld Bank, chuyên gia kinh tế của đại học tổng hợp New York – Nouriel Roubini thì đây là cuộc suy thoái tồi tệ nhất của kinh tế thế giới từ sau Đại khủng hoảng 1930.[25] Từ cuối năm 2009, kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên bên cạnh những nhà kinh tế lạc quan cho rằng kinh tế thế giới đang phục hồi theo hình chữ U, thì cũng không ít nhà kinh tế dự báo rằng, kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng một thời gian sau đó lại đi xuống, có nghĩa là sẽ đi theo hình chữ W. Theo nhận định của cựu chủ tịch FED Alan Greenspan “thế giới sẽ còn phải trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính nữa trong tương lai”. Nói về khủng hoảng, ông cũng cho biết thêm “ Đó là lẽ tự nhiên của con người. Trừ phi một ai đó có thể tìm ra cách thay đổi tự nhiên, chúng ta sẽ còn phải chứng kiến thêm những cuộc khủng hoảng nữa, và không một cuộc khủng hoảng nào trong số đó giống như lần khủng hoảng này. Bởi vì không có hai cuộc khủng hoảng nào lại có bất kì điểm chung gì, trừ lẽ tự nhiên của con người”.[14] 1.1.2 Tác động của suy thoái tới kinh tế toàn cầu 1.1.2.1 Tác động tiêu cực Thương mại toàn cầu sụt giảm: Nhìn chung nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường lớn trên thế giới giảm mạnh, đặc biệt là ở thị trường Mỹ vốn là thị trường xuất khẩu chính của nhiều nước, khiến thương mại bị ảnh hưởng mạnh. Theo Pasca Lamy – tổng giám đốc WTO thì “ thương mại thế giới đã sụt giảm 12% trong năm 2009”, mức giảm sút thấp nhất kể từ Đại chiến thế giới II [14]. Xuất khẩu của Đức, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới trong tháng 12 năm 2008 đã giảm 3,7% sau khi giảm kỉ lục 10.8% trong tháng trước đó. Nhật Bản cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi kim ngạch xuất khẩu của nước này đã giảm tới mức 35%, trong khi nhập khẩu cũng giảm mạnh. Khối lượng xuất nhập khẩu của Mỹ đã giảm 5 tháng liên tiếp và Trung Quốc- “công xưởng thế giới” kim ngạch xuất khẩu giảm 17,5 % ngay trong tháng 1/2009. Trong năm 2008, thương mại thế giới chỉ tăng ở mức 4% so với mức 5,5% trong năm 2007, thậm chí còn tăng trưởng âm trong tháng 11. Ông Lamy cũng nhận định rằng đầu năm 2010, thương mại toàn cầu đã có sự phục hồi khiêm tốn, tuy nhiên không thể xác định được sự khởi sắc này sớm kết thúc hay có thể kéo dài [14]. Thương mại toàn cầu giảm khiến nhiều ngành công nghiệp điêu đứng, kể đến như vận tải biển, sản xuất ô tô, xây dựng,… thêm vào đó là sự suy thoái về dịch vụ và tiêu dùng khiến những nước dựa chính xuất khẩu có nguy cơ sụt giảm kinh tế sâu hơn. Giá cả hàng hóa và nguyên vật liệu thô giảm: Sự tăng trưởng chậm lại của hai “đầu máy” kinh tế thế giới- trung tâm kinh tế Mỹ và nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới- Trung Quốc đã kéo theo sự sụt giảm mạnh nhu cầu của các loại hàng hóa như dầu, thực phẩm và khoáng sản, đồng thời nhu cầu yếu đi tại hầu hết các quốc gia đã gây sức ép giảm giá các mặt hàng khác. Suy thoái làm thương mại toàn cầu sụt giảm, sản xuất thu hẹp, vì vậy nhu cầu về nguyên liệu giảm sút, do đó kéo giá nguyên vật liệu thô giảm. So với mức giá cao hồi tháng 7/2008, chỉ số giá hàng hóa Dow Jones- AIG tại thị trường Mỹ vào giữa năm 2009 đã mất một nửa giá trị, nếu tháng 7/2008, giá dầu thế giới là 150USD/thùng thì trong quý II/2009 giá chỉ còn 50 USD/thùng. Không chỉ là giá dầu, mà giá những nguyên vật liệu khác cũng giảm mạnh, như giá kim loại, giá nông sản,… Giá cả hàng hóa và nguyên vật liệu thô giảm gây khó khăn cho những nền kinh tế đang phát triển vì nền kinh tế các nước này chủ yếu dựa vào xuất khẩu nguyên liệu thô. Hình 1.2: Chỉ số giá dầu thô qua các năm  (Nguồn: Niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng sụt giảm: Cuộc khủng hoảng tín dụng đã gây ra tình trạng thắt chặt thanh khoản và tín dụng trên Phố Wall, tình trạng này lan rộng ra thị trường tài chính nhiều nước. Một lượng trái phiếu bất động sản chứa đựng đầy rủi ro và nợ thế chấp của Mỹ đã được bán ra cho các nhà đầu tư nước ngoài, gây nên thất thoát tài chính do tình trạng vỡ nợ ở nhiều nơi tụ trên thế giới. Do thua lỗ nặng nề, các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu cắt giảm đầu tư vào các nhà máy ở nhiều nơi trên thế giới. Thêm vào đó, các tập đoàn châu Âu cũng chịu tác động đặc biệt lớn do họ phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng nhiều hơn các doanh nghiệp Mỹ. Bảng 1.1 Thiệt hại của một số ngân hàng, chức tài chính lớn trên thế giới tính đến tháng 5/2008 (Đơn vị: tỷ USD) UBS  37,7   Citygroup  24,1   Merrill Lynch  22,5   HSBC  17,2   Morgan Stanley  10,3   Bank of America  9,4   Deutssche Bank  7,0   JP Morgan Chase  2,9   Goldman Sachs  1,5   (Nguồn: tổng hợp từ NYT, FT, Economist, AFP) Nhìn vào bảng tổng hợp có thể hình dung phần nào mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ tới thế giới. Thiệt hại lớn nhất của ngân hàng số 1 Thụy Sĩ UBS với mức 37,7 tỷ USD. Những “ông lớn” khác trên thị trường tài chính thế giới. như Citygroup, HSBC,… cũng không thoát khỏi những con số thua lỗ nặng nề. Suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đã gây nên sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Triển vọng kinh tế nghèo nàn ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư. Chỉ số chứng khoán của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đều giảm nghiêm trọng khoảng 30-60% trong năm 2008, trong đó chỉ số VN-Index của Việt Nam giảm đến 65,9% cao nhất khu vực châu Á. Sự sụt giảm thị trường chứng khoán cũng đồng nghĩa với sự thu hẹp của thêm một kênh vốn đầu tư cho sản xuất, khiến sản xuất thêm trì trệ. Bảng 1.2: Toàn cảnh chứng khoán thế giới 2008 Toàn cảnh chứng khoán thế giới 2008 Thị trường  Chỉ số  Giá trị đóng cửa 30/12  Tăng/giảm so với năm 2007(điểm)  Tăng/giảm so với 2007(%)   Mỹ  Dow Jones  8.668,39  4.375,57  34,6    Nasdaq  1.550,70  1.058,93  41,5    S&P 500  890,64  556,52  39,3   Anh  FTSE 100  4.392,68  2.024,02  31,5   Đức  DAX  4.810,20  3.138,91  39,5   Pháp  CAC 40  3.217,13  2.333,23  42,0   Đài Loan  Taiwan Weighted  4.589,04  3.734,01  44,8   Nhật  Nikkei 225  8.859,56  5.831,85  42,1   Hồng Kông  Hang Seng  14.235,50  13.325,02  48,8   Hàn Quốc  KOSPI Composite  1.124,47  728,98  40,7   Singapore  Straits Times  1.770,65  1.690,57  49,0   Trung Quốc  Shanghai Composite  1.832,91  3.428,65  65,2   Ấn Độ  BSE 30  9.716,16  10.749,14  52,2   Australia  ASX  3.591,40  2.842,70  44,1   Việt Nam  VN-Index  316,32  604,75  65,9   Nguồn:CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg   Hình 1.3 Biểu đồ tăng/giảm của một số chỉ số chứng khoán tiểu biểu năm 2008  Nguồn: Từ bảng và biểu đồ ta thấy năm 2008 là năm đánh dấu sự sụt giảm mạnh mẽ của các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới thể hiện qua việc xuống điểm mạnh so với năm 2007 của chỉ số chứng khoán tại các sàn trên thị trường thế giới. Tất cả các sàn đều giảm điểm trên 30% so với năm 2007, trong đó điều đáng buồn là chỉ số Vn-Index giảm mạnh nhất (-65,9%). Nhìn chung thị trường châu Á giảm điểm nhiều hơn hẳn so với thị trường Mỹ và Châu Âu, các thị trường châu Á đều giảm trên 40%, trong khi thị trường Mỹ và Châu Âu nằm trong khoảng từ 30-40%. Thị trường chứng khoán phản ánh sức khỏe nền kinh tế, trong khi các quốc gia châu Á đa số là các nước có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu. Do đó, khi khủng hoảng xảy ra, thương mại toàn cầu giảm sút đã tác động rất lớn đến nền kinh tế các nước xuất khẩu. Trước những tin xấu của nền kinh tế toàn cầu, niềm tin của người tiêu dùng trên khắp thế giới cũng trở nên yếu đi hơn bao giờ hết, vì vậy đã ảnh hưởng tới sức mua người tiêu dùng trên thế giới. Hình 1.4: Chỉ số giá tiêu dùng toàn cầu và chỉ số giá thực phẩm nông nghiệp toàn cầu  (Nguồn: Global trade overview by Adun Lem Từ hình 1.2 ta thấy chỉ số giá tiêu dùng toàn cầu và chỉ số giá thực phẩm FAO cùng biến động theo hình chữ V ngược. Nếu như từ năm 2006 trở về trước, chỉ số này ở mức rất thấp, dưới 125, thì sau đó những con số này tăng liên tục và đạt đỉnh điểm vào giữa năm 2008 (ở mức xấp xỉ 275), đây là giai đoạn nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên sau đó, bắt đẩu từ giữa năm 2008 đến quý I/2009, 2 chỉ số này giảm nhanh, nguyên do là đây là giai đoạn nền kinh tế thế giới gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Một khi niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng trên thế giới giảm thì tất yếu sản xuất sẽ bị thu hẹp, ảnh hưởng đến quy mô kinh tế thế giới. Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh: Hiện tượng đồng hành với suy thoái kinh tế là giảm khả năng đầu tư và nhu cầu tiêu dùng, kéo theo hàng loạt doanh nghiệp phá sản hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh. Hệ quả là tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên. Tại Mỹ- nơi bắt nguồn của sự suy thoái, tình trạng mất việc làm là khắc nghiệt nhất. Thị trường lao động ở Mỹ đã mất đi 5,1 triệu việc làm từ khi kinh tế bắt đầu đi xuống vào cuối năm 2007. Trong tháng 3/2009, tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ lên đến 8,8%- mức cao nhất trong vòng 25 năm trở lại, trong đó, ngành công nghiệp mất 305.000 việc, dịch vụ là 358.000 việc [12]. Tháng 1/2009, tỉ lệ thất nghiệp của toàn châu Âu là 7,6%, trong đó khu vực đồng EU là 8,2%. Ở các nước đang phát triển, con số này cũng gia tăng, Trung Quốc- đất nước với dân số đông nhất thế giới đã có 20 triệu lao động nông thôn mất việc làm ở thành phố; ở Ấn Độ hơn nửa triệu việc làm bị biến mất trong ba tháng cuối năm 2008. Suy thoái kinh tế kéo theo nhu cầu nhập khẩu lao động của các nước trên thế giới giảm, chính phủ Malaysia đã tìm cách cắt giảm lao động nước ngoài mỗi năm 400.000 người kể từ năm 2008. Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao ở các nước đang phát triển dẫn đến nguy cơ đói nghèo gia tăng. Bảng 1.4: Tỉ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia trong tháng 11, 12 năm 2008 (Đơn vị: phần trăm)  Tháng 11/2008  Tháng 12/2008   Anh  3,3%  3,6%   Croatia  13,2%  13,7%   Đan Mạch  1,9%  2,1%   Đức  7,7%  7,8%   Hà Lan  3,8%  3,9%   Na Uy  2%  2,6%   Rumani  4,1%  4,4%   Thụy Điển  6,2%  6,4%   Thụy Sĩ  2,7%  3%   (Nguồn: Bài “Tình trạng thất nghiệp tại 15 nước” Bảng trên cho thấy tình trạng thất nghiệp tại 10 nước châu Âu trong tháng 11, 12 năm 2008. Liên tiếp trong 2 tháng cuối năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp ở các nước trên gia tăng từ mức 0,1%-0.6%. Nếu như năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp thế giới là 5,7% thì trong năm 2009 con số này đã lên đến 6,2%. Theo ILO- tổ chức lao động quốc tế đưa ra nhận định khủng hoảng kinh tế có thể làm tăng thêm 51 triệu người thất nghiệp, trong năm 2009 toàn thế giới sẽ có tới 230 triệu người không có việc làm. Tình trạng thất nghiệp tăng làm tăng thêm gánh nặng kinh tế đối với từng gia đình, cá nhân, gây nên những bất ổn về mặt xã hội.
Luận văn liên quan