Hạch toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty Dược Ðà Nẵng

Kế toán ra đời và trở thành công cụ quản lý tài chính thực sự quan trọng trong nền kinh tế. Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hóa. Muốn có hàng hóa để bán, doanh nghiệp thương mại cần phải tạo nguồn hàng, khai thác, đặt hàng kí kết hợp đồng. Sau đó tổ chức bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng nhất của doanh nghiệp thương mại, bởi vì chỉ có thông qua bán hàng mới thu hồi được vốn, trang trải chi phí và hình thành lợi nhuận. Lưu chuyển hàng hóa chính là sự tổng hợp các hoạt động thuộc các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa. Nói cách khác chức năng của thương mại là tổ chức và thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Do đó, công tác hạch toán lưu chuyển hàng hóa chính xác, kịp thời giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Ðây cũng là vấn đề mà rất nhiều nhà quản lý kinh tế quan tâm. Phần I : Những vấn đề lý luận chung về hạch toán lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại. Phần II : Thực trạng công tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty Dược Ðà Nẵng. Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty Dược Ðà Nẵng. PHẦN I NHỮNG VẤN ÐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ÐẾN HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA. 1. Khái niệm - Lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại là tổng hợp các hoạt động mua, bán, dự trữ hàng hóa. Hay nói cách khác, lưu chuyển hàng hóa là quá trình đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua quan hệ trao đổi hàng - tiền. 2. Các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động lưu chuyển hàng hóa: + Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp là mối quan hệ phát sinh trong quá trình mua sắm vật tư, hàng hóa. + Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối quan hệ phát sinh trong qúa trình doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ ra bên ngoài. + Quan hệ thanh toán nội bộ bao gồm quan hệ thanh toán nội bộ giữa doanh nghiệp với công nhân viên chức, quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp thành viên trực thuộc với nhau (về phân phối vốn, các khoản thu hộ, trả hộ, về mua bán nội bộ.) - Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế gián thu được thu trên phần giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ. II. NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ NHIỆM VỤ CỦA HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA. 1. Nội dung: - Lưu chuyển hàng hóa thể hiện qua ba khâu: + Mua vào là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hóa. Thông qua mua hàng, quan hệ trao đổi và quan hệ thanh toán tiền - hàng giữa người mua và người bán về trị giá hàng hóa được thực hiện. Là một doanh nghiệp thương mại mua hàng về để bán nên việc lựa chọn hàng mua phải căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp + Dự trữ hàng hóa đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường và liên tục, nhất là những mặt hàng có tính thời vụ. Một chính sách dự trữ hàng hóa hợp lý giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông, đảm bảo khả năng sinh lời của vốn. + Bán ra là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng hàng hoá được thực hiện. Bán ra trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông phục vụ sản xuất và đời sống xã hội. Ðây là vũ khí cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp với các đối thủ của mình, là khâu quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. 2. Ý nghĩa: - Lưu chuyển hàng hóa đóng vai trò trung gian không thể thiếu được trong quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, là tiền đề của sản xuất, là hậu cần của tiêu dùng và không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất xã hội. Với vị trí đó lưu chuyển hàng hóa có ý nghĩa: + Ðảm bảo cung ứng vật tư, hàng hóa cần thiết một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng . cho nhu cầu xã hội. + Thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất. + Thực hiện việc dự trữ các yếu tố sản xuất và hàng tiêu dùng, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng giảm bớt dự trữ lớn ở nơi sản xuất và dự trữ tiêu dùng cá nhân. + Ðảm bảo điều hòa cung cầu, nó làm đắt những nơi có nguồn hàng nhiều, phong phú và rẻ hàng hóa ở những nơi khan hiếm. 3. Nhiệm vụ của hạch toán lưu chuyển hàng hóa. - Hàng hóa được xem là đối tượng hạch toán đặc trưng nhất trong ngành thương mại nên việc tổ chức tốt hạch toán lưu chuyển hàng hóa có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ công tác hạch toán của doanh nghiệp. Hạch toán lưu chuyển hàng hóa có những nhiệm vụ sau: + Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ kế toán liên quan đến lưu chuyển hàng hóa, đảm bảo cho việc ghi sổ kế toán, tính toán các chỉ tiêu mua vào, dự trữ và bán ra. + Tổ chức xây dựng các danh mục hàng hóa theo yêu cầu quản lý đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ phận kế toán, kinh doanh, kế hoạch, kho hàng. + Tổ chức thiết kế các mẫu sổ kế toán chi tiết để ghi chép nghiệp vụ mua bán và dự trữ hàng hóa. + Tổ chức lựa chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. + Tổ chức việc lập và phân tích báo cáo về nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quản trị doanh nghiệp. III. HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA. 1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng. 1.1. Phương thức mua hàng và thủ tục chứng từ a. Phương thức mua hàng: - Ðể đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa theo nhu cầu của thị trường thì các doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác thu mua tạo nguồn hàng. Công tác thu mua tạo nguồn hàng trong các doanh nghiệp thương mại được thực hiện theo các phương thức: + Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế: Theo phương thức này, đơn vị có thể đến nhận hàng tại kho của bên bán (nhận hàng) hay bên bán chuyển đến cho doanh nghiệp thương mại (chuyển hàng): •Phương thức nhận hàng: trách nhiệm vận chuyển thuộc về người mua mọi tổn thất xảy ra khi đem hàng về kho người mua phải chịu. •Phương thức chuyển hàng: trách nhiệm vận chuyển thuộc về người bán người mua chỉ chịu trách nhiệm về vật chất khi hàng chuyển đến và giao xong. + Mua hàng không theo hợp đồng: việc mua bán diễn ra mà các bên không kí kết hợp đồng kinh tế. + Mua hàng qua hệ thống đại lý: mua hàng theo phương thức này có ưu tiên là doanh nghiệp có thể mua được những mặt hàng không tập trung, không thường xuyên. Khi mua hàng, doanh nghiệp thương mại cần quy định rõ chất lượng, giá cả, qui cách hàng hóa.

doc57 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3022 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hạch toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty Dược Ðà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ÐẦU Kế toán ra đời và trở thành công cụ quản lý tài chính thực sự quan trọng trong nền kinh tế. Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hóa. Muốn có hàng hóa để bán, doanh nghiệp thương mại cần phải tạo nguồn hàng, khai thác, đặt hàng kí kết hợp đồng... Sau đó tổ chức bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng nhất của doanh nghiệp thương mại, bởi vì chỉ có thông qua bán hàng mới thu hồi được vốn, trang trải chi phí và hình thành lợi nhuận. Lưu chuyển hàng hóa chính là sự tổng hợp các hoạt động thuộc các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa. Nói cách khác chức năng của thương mại là tổ chức và thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Do đó, công tác hạch toán lưu chuyển hàng hóa chính xác, kịp thời giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Ðây cũng là vấn đề mà rất nhiều nhà quản lý kinh tế quan tâm. Chính vì vậy qua quá trình thực tập tại Công ty kết hợp với lý luận em đã chọn đề tài: ''Hạch toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty Dược Ðà Nẵng'' để thực hiện. Phần I : Những vấn đề lý luận chung về hạch toán lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại. Phần II : Thực trạng công tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty Dược Ðà Nẵng. Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty Dược Ðà Nẵng. Chuyên đề được hòan thành qua quá trình tìm hiểu của bản thân và sự giúp đỡ của các anh chị, cô chú Phòng Kế toán tài chính cùng với sự hướng dẫn của giáo viên Trần Thượng Bích La. Tuy nhiên, về lý luận cũng như sự tìm hiểu thực tế vẫn còn nhiều thiếu sót không tránh khỏi. Em rất mong nhận được những ý kiến, nhận xét của thầy cô và Công ty thực tập để hoàn thiện hơn nữa những kiến thức của mình. Em xin chân thành cám ơn thầy Trần Thượng Bích La cùng các cô chú, anh chị Phòng kế toán và Công ty Dược Ðà Nẵng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. PHẦN I NHỮNG VẤN ÐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ÐẾN HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA. 1. Khái niệm - Lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại là tổng hợp các hoạt động mua, bán, dự trữ hàng hóa. Hay nói cách khác, lưu chuyển hàng hóa là quá trình đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua quan hệ trao đổi hàng - tiền. 2. Các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động lưu chuyển hàng hóa: + Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp là mối quan hệ phát sinh trong quá trình mua sắm vật tư, hàng hóa... + Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối quan hệ phát sinh trong qúa trình doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ ra bên ngoài. + Quan hệ thanh toán nội bộ bao gồm quan hệ thanh toán nội bộ giữa doanh nghiệp với công nhân viên chức, quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp thành viên trực thuộc với nhau (về phân phối vốn, các khoản thu hộ, trả hộ, về mua bán nội bộ...) - Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế gián thu được thu trên phần giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ. II. NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ NHIỆM VỤ CỦA HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA. 1. Nội dung: - Lưu chuyển hàng hóa thể hiện qua ba khâu: + Mua vào là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hóa. Thông qua mua hàng, quan hệ trao đổi và quan hệ thanh toán tiền - hàng giữa người mua và người bán về trị giá hàng hóa được thực hiện. Là một doanh nghiệp thương mại mua hàng về để bán nên việc lựa chọn hàng mua phải căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp + Dự trữ hàng hóa đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường và liên tục, nhất là những mặt hàng có tính thời vụ. Một chính sách dự trữ hàng hóa hợp lý giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông, đảm bảo khả năng sinh lời của vốn. + Bán ra là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng hàng hoá được thực hiện. Bán ra trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông phục vụ sản xuất và đời sống xã hội. Ðây là vũ khí cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp với các đối thủ của mình, là khâu quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. 2. Ý nghĩa: - Lưu chuyển hàng hóa đóng vai trò trung gian không thể thiếu được trong quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, là tiền đề của sản xuất, là hậu cần của tiêu dùng và không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất xã hội. Với vị trí đó lưu chuyển hàng hóa có ý nghĩa: + Ðảm bảo cung ứng vật tư, hàng hóa cần thiết một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng ... cho nhu cầu xã hội. + Thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất. + Thực hiện việc dự trữ các yếu tố sản xuất và hàng tiêu dùng, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng giảm bớt dự trữ lớn ở nơi sản xuất và dự trữ tiêu dùng cá nhân. + Ðảm bảo điều hòa cung cầu, nó làm đắt những nơi có nguồn hàng nhiều, phong phú và rẻ hàng hóa ở những nơi khan hiếm. 3. Nhiệm vụ của hạch toán lưu chuyển hàng hóa. - Hàng hóa được xem là đối tượng hạch toán đặc trưng nhất trong ngành thương mại nên việc tổ chức tốt hạch toán lưu chuyển hàng hóa có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ công tác hạch toán của doanh nghiệp. Hạch toán lưu chuyển hàng hóa có những nhiệm vụ sau: + Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ kế toán liên quan đến lưu chuyển hàng hóa, đảm bảo cho việc ghi sổ kế toán, tính toán các chỉ tiêu mua vào, dự trữ và bán ra. + Tổ chức xây dựng các danh mục hàng hóa theo yêu cầu quản lý đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ phận kế toán, kinh doanh, kế hoạch, kho hàng... + Tổ chức thiết kế các mẫu sổ kế toán chi tiết để ghi chép nghiệp vụ mua bán và dự trữ hàng hóa. + Tổ chức lựa chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. + Tổ chức việc lập và phân tích báo cáo về nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quản trị doanh nghiệp. III. HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA. 1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng. 1.1. Phương thức mua hàng và thủ tục chứng từ a. Phương thức mua hàng: - Ðể đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa theo nhu cầu của thị trường thì các doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác thu mua tạo nguồn hàng. Công tác thu mua tạo nguồn hàng trong các doanh nghiệp thương mại được thực hiện theo các phương thức: + Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế: Theo phương thức này, đơn vị có thể đến nhận hàng tại kho của bên bán (nhận hàng) hay bên bán chuyển đến cho doanh nghiệp thương mại (chuyển hàng): Phương thức nhận hàng: trách nhiệm vận chuyển thuộc về người mua mọi tổn thất xảy ra khi đem hàng về kho người mua phải chịu. Phương thức chuyển hàng: trách nhiệm vận chuyển thuộc về người bán người mua chỉ chịu trách nhiệm về vật chất khi hàng chuyển đến và giao xong. + Mua hàng không theo hợp đồng: việc mua bán diễn ra mà các bên không kí kết hợp đồng kinh tế. + Mua hàng qua hệ thống đại lý: mua hàng theo phương thức này có ưu tiên là doanh nghiệp có thể mua được những mặt hàng không tập trung, không thường xuyên. Khi mua hàng, doanh nghiệp thương mại cần quy định rõ chất lượng, giá cả, qui cách hàng hóa. b. Thủ tục chứng từ mua hàng: * Nguyên tắc kiểm nhận hàng hóa: Trước khi hàng nhập kho phải được kiểm nhận thông nhân viên được giao trách nhiệm bảo quản hàng hóa trực tiếp tiến hành. Khi tiến hành kiểm nhận phải căn cứ vào chứng từ của bên bán hay là hợp đồng kinh tế (nếu chưa có chứng từ bên bán) đối chiếu số nhận thực tế về ố lượng chất lượng để lập ''biên bản kiểm nghiệm'' (nếu hàng hóa mua về nhiều, phức tạp, quý hiếm). Biên bản kiểm nghiệm được lập thành hai liên: 1 liên giao cho phòng cung tiêu và 1 liên giao cho phòng kế toán. Nếu hàng hóa nhập kho không đúng yêu cầu trên hóa dơn thì phải lập thêm một liên kèm theo chứng từ có liên quan gởi đến cho bên bán giải quyết (nếu theo phương thức chuyển hàng). Cần chú ý trong quá trình nhập kho phải căn cứ vào xuất xứ hàng nhập khẩu để tính giá nhập kho cho phù hợp. * Thủ tục chứng từ mua hàng: + Nếu mua hàng có hóa đơn bên bán: căn cứ vào hóa đơn của bên bán và biên bản kiểm nghiệm (nếu có) bộ phận mua hàng lập ''phiếu nhập kho'' (2,3 liên): liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 2 giao cho thủ kho ghi thẻ kho và sau đó chuyển lên phòng kế toán, liên 3 người nhập giữ. + Mua hăng không có hóa đơn của bên bán : người mua lập “Phiếu kê mua hàng” được giám đốc duyệt chi và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Sau khi nhận hàng xong, người mua cùng người bán kí vào phiếu, người mua chuyển phiếu cho người có thẩm quyền duyệt và làm thủ tục nhập kho giống như trên. + Nhập hàng từ liên doanh, gia công, điều chỉnh nội bộ: kế toán phải có căn cứ xuất xứ hàng hóa để lập phiếu nhập kho theo đúng chế độ kế toán. Nhập hàng từ liên doanh hay được cấp phải có ''biên bản kiểm kê hàng hóa''... 1.2. Phương pháp tính giá hàng mua vào: - Giá vốn hàng hóa là giá thực tế của hàng hóa mua vào, gồm toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa mua. + Hàng hóa được cấp: Giá vốn hàng hóa = giá ghi trên biên bản cấp vốn + chi phí liên quan đến hàng được cấp + Hàng hóa mua vào: Giá vốn hàng hóa = giá mua trên hóa đơn + các chi phí liên quan đến hàng hóa mua vào + thuế nhập khẩu, thuế TTÐB phải nộp - giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại Nếu hàng hóa thuộc đối tượng phải nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua trên hóa đơn và chi phí liên quan không bao gồm thuế VAT. Nếu đối tượng nộp VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng nộp VAT thì giá mua trên hóa đơn và chi phí liên quan bao gồm cả thuế VAT. + Hàng hóa nhập từ gia công chế biến: Giá vốn hàng hóa = giá thực tế hàng gia công + chi phí gia công + chi phí vận chuyển hàng từ DN đến nơi gia công và ngược lại Nếu hàng hóa thuộc đối tượng nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thì chi phí gia công và phí vận chuyển không bao gồm thuế VAT. Nếu hàng hóa không thuộc đối tượng nộp thuế hay nộp theo phương pháp trực tiếp thì chi phí gia công và chi phí vận chuyển bao gồm cả thuế VAT. Giá vốn = Giá thực tế của hàng + các chi phí liên quan trực tiếp hàng hóa hóa trên thị trường đến hàng biếu tặng + Hàng hóa nhận liên doanh: Giá vốn = Giá do hội đồng liên + các chi phí liên quan trực tiếp hàng hóa doanh đánh giá đến hàng nhận liên doanh 1.3. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng. a. Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên: - Nội dung kết cấu tài khoản sử dụng: + TK 156 - Hàng hóa Chi tiết: TK 1561: giá mua hàng hóa TK 1562 : chi phí mua hàng Tài khoản 1561: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động hàng hóa trong kho của doanh nghiệp theo giá mua. + TK 151 - Hàng mua vào đang đi trên đường TK này dùng để phản ánh gía trị hàng hóa vật tư doanh nghiệp đã mua nhưng chưa về nhập kho. - Trình tự hạch toán + Trường hợp mua hàng ở các doanh nghiệp thương mại, không phải lúc nào hàng cũng về đầy đủ và đúng theo các nội dung trên hóa đơn. Trong thực tế, hàng hóa mua hàng về có thể xảy ra thừa hoặc thiếu. Ngoài ra để hàng hóa tiêu thụ nhanh thì nhà cung cấp thường áp dụng các chính sách khuyến mại như giảm giá hàng mua, hàng không đúng quy cách có thể trả lại hay chiết khấu đối với những khách hàng thanh toán sớm hay mua với số lượng nhiều. Ðối với các doanh nghiệp kinh doanh thuộc đối tượng chịu VAT và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trực tiếp thì số tiền ghi trên TK 151, 156 không có thuế. Còn đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì như trên TK 151, 156 bao gồm cả thuế GTGT. b. Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ: - Nội dung kết cấu TK sử dụng. + TK 611 - Mua hàng Chi tiết: TK 6111 : mua nguyên liệu, vật tư TK 6112 : mua hàng hóa (chi tiết : giá mua, chi phí mua) + TK 151, 156, 157: dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. - Trình tự hạch toán: Giá trị của hàng hóa, vật tư mua vào và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên TK riêng (TK mua hàng) không được theo dõi trên TK hàng tồn kho. Các TK yồn kho chỉ được sử dụng ở đầu kỳ và cuối kỳ kế toán để phản ánh giá trị hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ. + Sơ đồ hạch toán tổng hợp: TK 1561, 1562, 151, 157, 154 TK 611 TK 111, 112, 331 (1) Kết chuyển giá trị (3) Giảm giá hàng tồn kho trong kỳ được chấp nhận TK 632 Cuối kỳ kết chuyển giá mua chi phí thu mua cho TK 111, 112,331 hàng hoá bán ra TK 1561 Giá mua hàng tồn Mua hàng chưa Cuối kỳ trong kho VAT trong kỳ (4) cuối kỳ TK 157 Kết chuyển Giá mua hàng gởi đi bán TK 133 TK 154 Giá mua hàng tồn cuối kỳ ở cơ sở gccb TK 1562 VAT được khấu trừ CP thu mua phân bổ Cho hàng tồn cuối kỳ 2. Hạch toán các nghiệp vụ bán hàng. 2.1. Phương thức, thủ tục chứng từ bán hàng. a. Phương thức bán hàng gồm: * Phương thức bán buôn: Phương thức này được thực hiện bằng các phương thức sau: + Phương thức bán hàng qua kho: hàng hóa mua về nhập kho rồi mới xuất bán được thực hiện theo hình thức: Chuyển hàng: doanh nghiệp chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Hàng hóa được xác định tiêu thụ khi doanh nghiệp giao xong cho người kí vào chứng từ giao hàng. Mọi tổn thất trong quá trình vận chuyển đến người mua doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Nhận hàng: bên mua cử cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp. Sau khi giao hàng xong, bên mua kí vào chứng từ bán hàng thì hàng hóa xác định tiêu thụ. Vì vậy mọi tổn thất trong quá trình vận chuyển người mua sẽ chịu. + Phương thức bán hàng vận chuyển thẳng: bán thẳng hàng hóa cho người mua không qua kho gồm hai hình thức sau: Vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Doanh nghiệp mua hàng từ nhà cung cấp và vận chuyển hàng đến bán thẳng cho người mua, về mặt thanh toán doanh nghiệp vẫn phải trả tiền hàng cho nhà cung cấp và thu tiền của đơn vị mua. Vận chuyển thẳng thông qua tham gia thanh toán: Hàng hóa được giao thẳng cho bên mua do người mua đến nhận hàng về. Về mặt thanh toán, doanh nghiệp không làm nhiệm vụ thanh toán cho nhà cung cấp và thu tiền của đơn vị mua. Tùy từng hợp đồng, doanh nghiệp được hưởng một tỉ lệ thủ tục phí nhất định ở bên mua hoặc bên cung cấp. + Phương thức bán lẻ: Aïp dụng ở các quầy hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư và được tiến hành theo các hình thức: Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Nhân viên bán hàng vừa là người trực tiếp thu tiền, giao hàng cho khách hàng và ghi hàng đã bán vào thẻ quầy hàng. Cuối ngày hoặc cuối ca nhân viên phải kiểm tiền và nộp tiền cho thủ quỹ hoặc nộp vào ngân hàng. Bán lẻ thu tiền tập trung: Tách rời giữa nghiệp vụ bán hàng và thu tiền. Ở mỗi cửa hàng, quầy hàng bố trí nhân viên thu tiền riêng có nhiệm vụ viết hóa đơn hay phiếu thu tiền và cho khách hàng đến nhận hàng tại quầy qui định. Cuối ngày hoặc cuối ca nhân viên thu tiền, tổng hợp tiền và xác định doanh số bán. Bán hàng đại lý: Doanh nghiệp thực hiện bán hàng thông qua hệ thống đại lý. Sau khi kết thúc hợp đồng bán hàng, doanh nghiệp sẽ trả cho các đại lý một khoản thù lao về việc bán hàng hay gọi là hoa hồng đại lý. Bán hàng trả góp: Aïp dụng đối với hàng hóa có giá trị tương đối cao. Khi mua khách hàng có thể thanh toán ngay lần đầu tại thời điểm mua một phần số tiền phải trả. Phần còn lại trả dần trong nhiều kỳ và chịu một lãi suất nhất định. Các phương thức bán lẻ khác: Thông qua mạng điện thoại đặt trước... b. Thủ tục chứng từ bán hàng: - Ðối với bán buôn: Khi bán hàng, kế toán lập hóa đơn bán hàng hay hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho nếu hàng bán qua kho. Hóa đơn là căn cứ để doanh nghiệp ghi sổ kế toán và được lập thành 3 hoặc 5 liên tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp. - Ðối với bán lẻ: Lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ gởi cho bộ phận kế toán làm căn cứ để tính và thu thuế GTGT. 2.2. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hàng hoá được mua vào từ nhiều nguồn khác nhau, tại các thời điểm khác nhau nên giá mua thường thay đổi. Vì vậy cần phải có phương pháp xác định giá mua của hàng xuất kho. Có 4 phương pháp: + Phương pháp bình quân gia quyền (LIFO) + Phương pháp nhập trứoc xuất trước (LIFO) + Phương pháp nhập sau xuất trước + Phương pháp thực tế đích danh a. Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên: - Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, trước hết cần tính đơn giá bình quân cho từng mặt hàng, có thể tính vào thời điểm cuối kỳ hoặc tại các thời điểm xuất kho hàng hoá. Phương pháp nhập trước xuất trước: Theo phương pháp này, hàng nhập trước thì xuất trước , nghĩa là phải xuất hết giá trị hàng nhập vào kho trước thì mới xuất đến hàng nhập kho sau giá mua của hàng xuất kho được tính theo đơn giácủa hàng mua vào nhập kho tại thời điểm đầu, giá mua của hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá mua của hàng mua vào sau cùng. - Phương pháp nhập sau xuất trước: Theo phương pháp này hàng nhập kho sau thì xuất kho trứơc. Khi tính giá mua của hàng xuất kho sẽ căn cứ vào đơn giá mua của hàng nhập kho gần lần xuất nhất. Giá mua của hàng xuất kho là giá muc của hàng hoá mua vào nhập kho sau, giá mua của hàng tồn kho là giá mua của hàng hoá mua vào nhập kho trước. - Phương pháp thực tế đích danh: xuất kho hàng thuộc lô nào thì lấy đúng đơn giá của lô đó để tính giá mua của hàng xuất kho. b. Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp này xác định giá mua của hàng xuất kho tại thời điểm cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê của hàng tồn cuối kỳ. Phương pháp bình quân gia quyền: giá mua của hàng xuất kho được xác định vào thời điểm cuối kỳ hạch toán nên phương pháp tính giá là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp nhập trước - xuất trước (như trên) Phương pháp nhập sau - xuất trước: Phương pháp thực tế đích danh. 2.3. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng: a. Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên * Nội dung kết cấu TK sử dụng: + TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ. Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động kinh doanh. Ngoài ra nó cũng dùng để phản ánh các khoản được nhận từ nhà nước về trợ cấp trợ giá khi thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo yêu của nhà nước. TK 511   - Thuế TTĐB, thuế XK - Kết chuyển giảm giá hàng bán. - Kết chuyển doanh thu hàng bán trả lại - Kết chuyển doanh thu thuần  - Doanh thu bán sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ.   + TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ. + TK 157: hàng gởi đi bán. TK này dùng để phản ánh giá trị hàng hóa, sản phẩm doanh nghiệp đã gửi đi cho khách hàng, hàng hóa nhờ bán đại lý kí gửi... nhưng chưa được xác định tiêu thụ. + TK 632: Giá vốn hàng bán Dùng để phản ánh giá vốn của hàng bán, thành phẩm lao vụ dịch vụ đã xuất bán trong kỳ. + TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. TK này dùng để phản ánh số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách nhà nước. * Trình tự hạch toán: Khi doanh nghiệp bán hàng thì phải thực hiện đồng thời hai bút toán là hạch toán doanh thu và hạch toán giá vốn của hàng bán ra. Trong kinh doanh, ở các doanh nghiệp thương mại có 2 phương thức tiêu thụ là bán buôn và bán lẻ. (1) bán tiền thu ngay : TK 155, 156 TK 632 TK 511 TK 111, 112 (1a) Giá mua của hàng Giá bán tiêu thụ trong kỳ chưa thuế TK 3331 Tổng tiêu Thụ (2) Bán chưa thu tiền => khách hàng chấp nhận trả và chưa trả TK 511 TK 131 TK 111, 112 (2c) khi thu được 2b tiền TK 3331 (3) Hàng gửi bán đại lý : Bên giao đại lý TK 155, 1561 TK 157 TK 632 (3a) Xuất hàng giao đại lý
Luận văn liên quan