Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Tivi tại Công ty TNHH điện tử DEAWOO - HANEL

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công rực rỡ. Chúng ta vừa thoát khỏi một nền kinh tế tự cung tự cấp với một cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trì trệ kéo dài hàng chục năm để chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác ( kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ, và kinh tế tư bản tư nhân ) đã lập ra cùng với nó là sản phẩm hàng hoá nước ta ngày càng phong phú và đa dạng đã dần đáp ứng đủ nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cho toàn xã hội. Việc gia nhập hiệp hội ASEAN cùng với xu thế quốc tế hoá toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội để hoà nhập vào thế giới đã làm cho thị trường nước ta ngày một phong phú về hàng hoá sản phẩm trong và ngoài nước, điều này đã gắn nền kinh tế nước ta gặp những khó khăn và thử thách trước mắt. Hiện nay, trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất đang ra sức cạnh tranh, ra sức tìm chỗ đứng vững trên thị trường bằng các sản phẩm và hàng hoá của mình. Cho nên việc hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú cả trong và ngoài nước là một điều hết sức khắc nghiệt và khó khăn cho các doanh nghiệp là muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải tìm mọi cách, mọi biện pháp để cạnh tranh và phát triển. Do vậy, sản phẩm, hàng hoá có thể cạnh tranh được trên thị trường phải là những sản phẩm, hàng hoá có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đương nhiên điều quan trọng không thể thiếu đó là sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng và giá bán phải hạ. Mặt khác trong doanh nghiệp thì lợi nhuận luôn là mục tiêu, là sự phấn đấu và là cái đích cần đạt tới. Như vậy, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì không những đầu ra của quá trình sản xuất phải được đảm bảo mà đầu vào cũng phải được đảm bảo. Nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp được mọi người tiêu dùng chấp nhận, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn phấn đấu và tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra được giá bán phù hợp. Kế toán là một công cụ quản lý sắc bén phục vụ cho công tác quản lý chi phí và quản lý giá thành sản phẩm. Kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ điện tử, Công ty điện tử Hà nội(Hanel) và Công ty điện tử Deawoo, Công ty linh kiện điên tử Deawoo có một lịch sử quan hệ hợp tác trên cơ sở Công ty Hanel là cơ sở sản xuất và lắp ráp Tivi màu mang nhãn hiệu Deawoo từ những năm đầu thập kỷ 90. Theo đó Công ty Hanel nhập khẩu linh kiện từ hai công ty Deawoo trên và lắp ráp Tivi màu mang nhãn hiệu Deawoo và tiêu thụ trên thị trường nội địa. Thực tế cho thấy bên cạnh những việc làm được, những xu hướng thuận lợi còn có những vấn đề nảy sinh, những tồn tại vướng mắc cần phải giải quyết và nhìn nhận một cách khách quan từ đó mới có thể đề ra được những giải pháp thoả đáng đảm bảo cho phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi của người lao động. Hiện nay Công ty đang từng bước thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm bằng cách từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác Kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, vì nó vừa là vấn đề có tầm quan trọng trong Kế toán tài chính vừa là nội dung cơ bản của Kế toán quản trị.

pdf94 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Tivi tại Công ty TNHH điện tử DEAWOO - HANEL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Lời cảm ơn ! Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các thầy cô giáo cùng các bạn. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các thầy, cô giáo khoa kinh tế và phát triển nông thôn trường Đại học Nông nghiệp I - Hà nội và các thầy cô giáo thuộc bộ môn kế toán đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, đặc biệt là cô giáo: Lê Thị Minh Châu - Giáo viên bộ môn kế toán, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên phòng kế toán tài chính Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel, KS. Park Hong Kwon - người đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại cơ sở. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như khi thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó! 2 phần I : Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công rực rỡ. Chúng ta vừa thoát khỏi một nền kinh tế tự cung tự cấp với một cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trì trệ kéo dài hàng chục năm để chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác ( kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ, và kinh tế tư bản tư nhân ) đã lập ra cùng với nó là sản phẩm hàng hoá nước ta ngày càng phong phú và đa dạng đã dần đáp ứng đủ nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cho toàn xã hội. Việc gia nhập hiệp hội ASEAN cùng với xu thế quốc tế hoá toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội để hoà nhập vào thế giới đã làm cho thị trường nước ta ngày một phong phú về hàng hoá sản phẩm trong và ngoài nước, điều này đã gắn nền kinh tế nước ta gặp những khó khăn và thử thách trước mắt. Hiện nay, trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất đang ra sức cạnh tranh, ra sức tìm chỗ đứng vững trên thị trường bằng các sản phẩm và hàng hoá của mình. Cho nên việc hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú cả trong và ngoài nước là một điều hết sức khắc nghiệt và khó khăn cho các doanh nghiệp là muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải tìm mọi cách, mọi biện pháp để cạnh tranh và phát triển. Do vậy, sản phẩm, hàng hoá có thể cạnh tranh được trên thị trường phải là những sản phẩm, hàng hoá có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đương nhiên điều quan trọng không thể thiếu đó là sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng và giá bán phải hạ. Mặt khác trong doanh nghiệp thì lợi nhuận luôn là mục tiêu, là sự phấn đấu và là cái đích cần đạt tới. Như vậy, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì không những đầu ra của quá trình sản xuất phải được đảm bảo mà đầu vào cũng phải được đảm bảo. Nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp được mọi người tiêu dùng chấp nhận, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn phấn đấu và tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra được giá bán phù hợp. 3 Một trong những biện pháp không thể không đề cập đến đó là Kế toán, vì Kế toán là một công cụ quản lý sắc bén phục vụ cho công tác quản lý chi phí và quản lý giá thành sản phẩm. Kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ điện tử, Công ty điện tử Hà nội(Hanel) và Công ty điện tử Deawoo, Công ty linh kiện điên tử Deawoo có một lịch sử quan hệ hợp tác trên cơ sở Công ty Hanel là cơ sở sản xuất và lắp ráp Tivi màu mang nhãn hiệu Deawoo từ những năm đầu thập kỷ 90. Theo đó Công ty Hanel nhập khẩu linh kiện từ hai công ty Deawoo trên và lắp ráp Tivi màu mang nhãn hiệu Deawoo và tiêu thụ trên thị trường nội địa. Thực tế cho thấy bên cạnh những việc làm được, những xu hướng thuận lợi còn có những vấn đề nảy sinh, những tồn tại vướng mắc cần phải giải quyết và nhìn nhận một cách khách quan từ đó mới có thể đề ra được những giải pháp thoả đáng đảm bảo cho phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi của người lao động. Hiện nay Công ty đang từng bước thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm bằng cách từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác Kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, vì nó vừa là vấn đề có tầm quan trọng trong Kế toán tài chính vừa là nội dung cơ bản của Kế toán quản trị. Từ những vấn đề nêu trên, nhận thức được vai trò quan trọng của Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ công tác Kế toán của doanh nghiệp và kết hợp với tình hình thực tế tại Công ty, với những kiến thức và kinh nghiệm đã được học trong trường tôi tiến hành chọn đề tài nghiên cứu: ((Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Tivi tại Công ty TNHH điện tử DEAWOO - hanel )) cho báo cáo tốt nghiệp của mình. 1.2. mục tiêu nghiên cứu của đề tài. *, Mục tiêu chung. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Nhà máy sản xuất Tivi thuộc Công ty TNHH điện tử Daewoo - Hanel. *, Mục tiêu cụ thể.  Hệ thống hoá cơ sở lý luận tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối với một doanh nghiệp. 4  Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối với Công ty.  Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.3. đối tượng và phạm vi nghiên cứu. *, Đối tượng nghiên cứu. Sản phẩm Tivi của Công ty TNHH điện tử Daewoo - Hanel. *, Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi về không gian : Nghiên cứu tại Công ty TNHH điện tử Daewoo - Hanel Phạm vi về thời gian : Nghiên cứu từ năm 1998 đến năm 2000. Phạm vi về nội dung : Nghiên cứu công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tivi tại Nhà máy sản xuất Tivi. 5 Phần II: lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 2.1. những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 2.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất. *, Khái niệm, bản chất kinh tế của chi phí sản xuất. Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Để tiến hành hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất thường xuyên phải bỏ ra các khoản chi phí về các loại đối tượng lao động, tư liệu lao động và lao động của con người, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Để có thể biết được số chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng kỳ hoạt động là bao nhiêu, nhằm tổng hợp tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phục vụ yêu cầu quản lý, mọi chi phí chi ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và được gọi là chi phí sản xuất. Như vậy : Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định( Tháng, quý, năm...) ở góc độ doanh nghiệp, để tạo ra sản phẩm thì doanh nghiệp phải bỏ ra hai bộ phận chi phí là: lao động vật hoá và lao động sống. Đó là chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tạo sản phẩm. Về mặt lượng chi phí sản xuất phải phụ thuộc vào hai nhân tố: -Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. -Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lương đơn vị... Điều này cho thấy, trong điều kiện giá cả thường xuyên biến động thì việc đánh giá chính xác các chi phí sản xuất không những là yếu tố khách quan mà còn là một vấn đề trọng yếu nhằm xác định đúng đắn chi phí sản xuất, phù hợp với giá cảc thị trường tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn theo yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế mới hiện nay. Khi đề cập đến chi phí sản xuất cần phân biệt rõ chi phí sản xuất và chi phí của doanh nghiệp. Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một thời kỳ nhất định bao gồm cho nhiều mục đích khác nhau trong đó có mục đích là cho sản xuất. Chi phí sản xuất có phạm vi hẹp hơn chi phí của doanh nghiệp và nằm trong chi phí của doanh nghiệp. ở 6 doanh nghiệp cũng cần phân biệt giữa chi phí và chi tiêu. Đây là hai khái niệm không hoàn toàn giống nhau, có trường hợp chi phí không phải là chi tiêu và có trường hợp chi tiêu không phải là chi phí. Chi phí sản xuất là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong kỳ, còn chi tiêu chỉ là sự giảm đi đơn thuần của các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong kỳ của doanh nghiệp không kể nó được dùng vào việc gì. Như vậy, chi tiêu và chi phí có sự khác biệt nhau về số lượng và thời gian. Chi phí có phạm vi hẹp hơn chi tiêu, chi tiêu cũng có thể là chi phí ( mua NVL đưa ngay vào sản xuất ) nhưng chi tiêu không phải là chi phí ( mua NVL nhập kho không sử dụng đến). Mặt khác, cũng có những khoán chi tiêu chưa xảy ra hoặc đã xảy ra ở kỳ trước được đưa vào chi phí kỳ này. Việc phận biệt chi phí và chi tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất cũng như nội dung, phạm vi và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Việc làm rõ chi phí sản xuất trong doanh nghiệp giúp chúng ta tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Từ đó thì chỉ tiêu giá thành mới có tác dụng trong công tác quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. *, Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại. Tuỳ theo việc xem xét chi phí ở góc độ khác nhau và mục đích quản lý chi phí mà chúng ta lựa chọn tiêu thức phân loại cho chi phí phù hợp. Sau đây là một số tiêu thức phân loại chủ yếu. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xắp xếp chung vào một yếu tố không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng cho mục đích gì. Phân loại theo cách này, chi phí sản xuất được phân loại thành: Chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền. Cách phân loại này có ưu điểm giúp cho doanh nghiệp biết được kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong kỳ. Phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, do đó toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành: Chi phí sản xuất , chế tạo sản phẩm: Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm cũng như các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý và phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận, tổ đội 7 sản xuất. Chi phí này được chia thành: chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung. +Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. +Chi phí sản xuất chung(chi phí gián tiếp): Là những chi phí phục vụ quản lý sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiên các lao vụ, dịch vụ ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm(chi phí ngoài sản xuất). Chi phí hoạt động khác: Là chi phí phát sinh ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh(chi phí hoạt động tài chính và chi phí bấ thường). Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí phục vụ và quản lý chung các hoạt động sản xuất kinh doanh(chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và chi phí khác). Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích, công dụng cho phép xác định được các chi phí tính trong giá thành của sản xuất, lao vụ hoàn thành và tính cho số sản phẩm, lao vụ đã tiêu thụ cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên phục vụ trực tiếp cho công tác kế toán, chi phí sản xuất kinh doanh còn có thể được phân loại theo các tiêu thức khác. căn cứ vào mối quan hệ giữa sản xuất kinh doanh với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành, chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Căn cứ vào phương pháp hạch toán tập hợp chi phí, chia thành chi phí phân bổ trực tiếp và chi phí phân bổ gián tiếp. 2.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành. *, Khái niệm giá thành sản phẩm. Trong quá trình sản xuất - kinh doanh thì chi phí sản xuất chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí tức là lượng chi phí bỏ ra trong kỳ. Để đánh giá được chất lượng sản xuất thì chi phí chi ra phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt thứ hai là kết quả thu được từ sản xuất. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Như vậy, giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động và lao động vật hoá đã 8 thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất, tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và những khoản chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Giá thành sản phẩm được tính toán xác định theo từng loại sản phẩm dịch vụ cụ thể hoàn thành( Theo từng đối tượng tính giá thành ) và chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn thành toàn bộ quy trình sản xuất tức là thành phẩm hoặc một số giai đoạn công nghệ sản xuất nhất định tức là nửa thành phẩm. *, Phân loại giá thành sản phẩm. Trong thực tiễn cũng như trong lý luận, công tác quản lý kế hoạch hoá giá thành yêu cầu cần phân loại giá thành, thành các loại khác nhau. Trên các góc độ khác nhau nhằm vào những mục đích khác nhau, theo những tiêu thức phân loại khác nhau mà giá thành sản phẩm được phân thành các loại tương ứng từ đó ta phân ra các loại giá thành sau: Giá thành kế hoạch: Việc tính toán, xác định giá thành kế hoạch sản phẩm được tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch của sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá thành định mức: Cũng giống như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng có thể thực hiện được trước khi sản xuất chế tạo sản phẩm dựa vào các định mức, dự toán chi phí. Giá thành định mức được xem là thước đo chính xác để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Giá thành thực tế: Khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ chỉ được xác định khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã được hoàn thành và dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ. Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật để sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp. *, Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất sản phẩm và giá thành sản phẩm. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí là biểu hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình, vì vậy chúng giống nhau về chất. Cả chi phí sản 9 xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm những hao phí về lao động sống(V) và lao động vật hoá(C) mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất lại khác nhau về lượng. Sự khác nhau này xuất phát từ kỳ kế toán khác với kỳ sản xuất mà do tính chất kỹ thuật sản xuất sản phẩm tạo ra. Thông thường hàng tháng, doanh nghiệp phải được tính giá thành sản phẩm vào những ngày cuối tháng. Nhưng một số doanh nghiệp, gần đến ngày cuối tháng mới bỏ chi phí ra để sản xuất sản phẩm, những chi phí này còn đang ở dưới dạng sản phẩm dở dang. Được tính vào giá thành sản phẩm chỉ có những chi phí gắn liền với sản phẩm hay khối lượng công việc đã hoàn thành không kể chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ kinh doanh nào. Trên góc độ biểu hiện bằng tiền, chi phí sản xuất cũng khác giá thành sản phẩm. Đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất, không bao gồm các chi phí đã chi ra trong kỳ nhưng còn chờ phân bổ dần cho kỳ sau, đồng thời phải cộng thêm các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh trong kỳ nhưng được tính vào giá thành sản phẩm và chi phí đã chi ra kỳ trước chưa phân bổ kết chuyển sang. Tức là tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định khác với tổng giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành cũng trong kỳ đó. Như vậy giữa hai chỉ tiêu này có sự khác nhau về lượng trừ khi sản phẩm dở dang đầu kỳ không có hoặc tương đương nhau. 2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ nhằm phục vụ cho kiểm tra, phân tích và tính giá thành sản phẩm. Giới hạn tập hợp chi phí có thể là nơi phát sinh chi phí hoặc là đối tượng chịu chi phí. Việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp có sự khác nhau. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phải căn cứ vào: *, Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ của sản phẩm: Là đơn giản hay phức tạp, quy trình công nghệ liên tục hay song song. +Trong sản xuất giản đơn, sản phẩm cuối cùng nhận được là do chế biến liên tục vật liệu được sử dụng thì đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Nếu sản xuất nhiều thứ, nhiều loại thì đối tượng có thể là nhóm sản phẩm. +Trong sản xuất phức tạp, sản phẩm cuối cùng là do lắp ráp cơ học trong bộ phận, chế biến qua nhiều bước thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là bộ phận chi tiết sản phẩm. *, Loại hình sản xuất: Đơn chiếc hay sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn. 10 +Sản xuất đơn chiếc là sản phẩm hoặc khối lượng hoàn thành không lặp lại, đôi khi lặp lại ở các khoảng thời gian không xác định thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng sản phẩm, từng công trình, từng hạng mục công trình. +Sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn là: Nhiều sản phẩm ở cùng một giai đoạn sản xuất, giai đoạn chế biến thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm. *, Đặc điểm tổ chức sản xuất: Mỗi doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức khác nhau. Nếu doanh nghiệp có phân xưởng thì đối tượng tập hợp chi phí là nơi phát sinh chi phí. Nếu doanh nghiệp không có phân xưởng thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là đối tượng chịu chi phí. Việc tập hợp chi phí theo phân xưởng phục vụ phân tích, kiểm tra chi phí ở phân xưởng, tạo điều kiện để xác định đúng đắn kết quả hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp. *, Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp hạch toán kinh tế nội bộ rộng rãi, đòi hỏi phải kiểm tra, phân tích kết quả hạch toán chi phí theo phân xưởng thì các giai đoạn sản xuất cũng là đối tượng tập hợp chi phí. *, Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành sản phẩm để từ đó xác định đối tượng tập hợp chi phí cho phù hợp. 2.
Luận văn liên quan