Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng số 9

MỤCLỤC LỜI MỞ ĐẦU1 NỘI DUNG2 I. Giới thiệu tổng quan về Công ty xây dựng số 92 1. Những thông tin chung2 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty xây dựng số 93 3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty4 II. Các đặc điểm kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty5 1. Cơ cấu tổ chức công ty5 2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban8 3. Đặc điểm của lao động và quản lý con người13 4. Quy trình sản xuất và đặc điểm sản phẩm cuả công ty17 Tình hình tài chính của doanh nghiệp19 6. Công nghệ, máy móc thiêt bị22 III. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây25 1. Đánh giá chung:27 2. Khái quát một số công tác chính trong các năm gần đây27 3. Một số công trình chủ yếu đã và đang thi công31 4. Một số khó khăn còn tồn tại ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh35 IV.Phương hướng, nhiệm vụ trong các năm tới36 1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 của công ty được xây dựng dựa trên những cơ sở sau:36 2. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 được dự kiến như sau:36 3. Một số biện pháp tổ chức thực hiện để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 200737 4. Phương hưóng từ nay đến 201040 Kết Luận41

docx43 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 19145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng số 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cuối năm 2006, nước ta mới được gia nhập vào WTO. Đây là một sự kiện quan trọng vì nó đánh dấu được bước nhảy vọt của nền kinh tế nước ta trong những năm vùa qua. Để phục vụ cho mục đích giao lưu hoà nhập với các nước về mặt kinh tế thì một yêu cầu lớn đặt ra cho nước ta đó là cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học kỹ thuật, … cũng phải được nâng cấp , đổi mới cho phù hợp với tình hình kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Vì vậy vấn đề xây dựng đang được coi là lĩnh vực rất có hiệu quả và ngày càng được quan tâm nhiều hơn do nhu cầu của mọi người cũng đang ngày càng tăng trưởng nhanh theo. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần trực tiếp, quyết định đến việc thu hút vốn đầu tư nứoc ngoài, tạo lòng tin cho những khách hàng nước ngoài. Từ đó, tạo ra uy tín thương hiệu cho các mặt hàng Việt Nam trên thị trường Quốc tế. Do tình hinh kinh tế của nước ta, em muốn tìm hiểu sâu hơn về việc phục vụ cho nhiệm vụ nêu trên các thì các công ty xây dựng ở nước ta đã và đang làm gì để phù hợp với tình hình kinh tế mới. Vì vậy em đã xin được thực tập ở Công ty Xây dựng số 9, mong được hiểu rõ hơn về chất lượng các công trình xây dựng mà Công ty đã xây dựng trong những năm vừa qua, cũng như các công trình xây dựng dự định được xây dựng trong những năm tới. Do vậy được thực tập ở công ty Xây dựng số 9 đã tạo cho em nhiều cơ hội để nâng cao các kiên thức thực tế cũng như được áp dụng những kiến thức đã học trên ghế giảng đường, Dựa trên những yêu cầu mà nhà trường, khoa đề ra cùng sự chỉ dẫn của thầy Vũ Anh Trọng, và các tài liệu được Công ty Xây dựng số 9 cung cấp cho. Em đã chia bài báo cáo tổng hợp này làm 4 phần : I.Giới thiệu tổng quan về công ty xây dựng số 9 II. Các đặc điểm kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động cuả Công ty III. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây IV. Phương hướng nhiệm vụ trong các năm tới Mặc dù có sự cố gắng để thu thập đủ các tài liệu, số liệu cần thiết để hoàn thành tốt bài Báo cáo thực tập tổng hợp này nhưng vẫn còn có nhiều thiếu sót. Em muốn cảm ơn Thầy giáo Th.S Vũ Anh Trọng và Quý Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài Báo cáo này. Kính mong sự góp ý của Thầy và Quý Công ty. NỘI DUNG I. Giới thiệu tổng quan về Công ty xây dựng số 9 1. Những thông tin chung Tên gọi : CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9 Tên giao dịch : VINACONEX-9 Tên Quốc tế : CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO 9 Trụ sở chính : Tầng 6&7- Nhà D9- Đường Khuất Duy Tiến Phường Thanh Xuân Bắc- Thanh Xuân- Hà Nội; Điện thoại : 045.540.606 – 045.540.612 Fax : 045.540.615 Website : www.vinaconex-9.com www.vinaconex-9.vn Email : Vinaconex-9@vnn.vn Chi nhánh tại tỉnh Ninh Bình: Trụ sở : Phường Nam Thành- Thị xã Ninh Bình- Tỉnh Ninh Bình Điện thoại : 030.874.328 Fax : 030.873.045 Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Trụ sở : 778/58 Nguyễn Kiệm – Phường 4 - Quận Phú Nhuận – Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại : 088.424.717 Fax : 088.479.354 +> Một số thông tin khác về công ty: Công ty có số vốn điều lệ là : 21.000.000.000 đồng Tổng số cán bộ công nhân viên là : 1.350 người - Loại hình doanh:Vinaconex- 9 là Công ty cổ phần xây dựng, là doanh nghiệp được thành lập theo hình thức giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp nhà nước- Thuộc Tổng công ty VINACONEX, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. +> Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là: Xây dựng công trình công nghiệp, công trình công cộng, xây dựng nhà ở và các công trình xây dụng khác; Sản xuất cấu kiện Bêtông, kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng; Thi công xây lắp các công trình giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, cấp thoát nước, nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm biến thế điện. Kinh doanh phát triển khu đo thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh bất động sản; Xuất nhập khẩu hàng hoá thủ công nghiệp, hàng nông lâm thuỷ hải sản, hàng tiêu dung, đồ gỗ nội thất phục vụ sản xuất và tiêu dung theo quy định của pháp luât; Khai thác kinh doanh nước sạch, năng lượng điện; ( Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật) 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty xây dựng số 9 Chức năng Công ty xây dựng số 9 là một doanh nghiệp hạng I, chuyên thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, … trên khắp các lãnh thổ ở Việt Nam và đang có xu hướng phát triển mạnh hơn ra Thị trường Quốc tế. Công ty có các chức năng chủ yếu sau: Thi công bê tông bằng phương pháp cốp pha trượt và thi công bê tông cốt thép dự ứng dụng; Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng; Thi công xây lắp các công trình giao thông, thuỷ lợi; Đầu tư kinh doanh bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị mới; Khai thác, kinh doanh nước sạch và năng lượng điện; Công ty xây dựng số 9 là nhà ứng dụng công nghệ cốp pha trượt hàng đầu Việt Nam và được Cục Sở hữu Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế về phương pháp nâng vật nặng trong thi công xây lắp cùng với hệ thống ván khuôn trượt; đồng thời là đơn vị của nghành ứng dụng thành công nhiều công nghệ tiên tiến trong thi công thuộc lĩnh vực công nghệ cốp pha trượt nhà cao tầng. Trong đó nhiều công trình đạt Huy Chương Vàng chất lượng của ngành xây dựng. Nhiệm vụ Công ty xây dựng số 9 có nhiêm vụ cơ bản như sau: Kinh doanh bất động sản Sản xuất vật liệu xây dựng Quảng cáo, tiếp thị, tư vấn đầu tư xây dựng; 3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần xây dụng số 9 trước đây là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam. Ngày 15/11/1977 Bộ Xây dựng đã ra quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước số 129/BXD-tc về việc thành lập Công ty xây dựng số 9 trực thuộc Bộ xây dựng; Đến ngày 12/2/1993 Quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà nước số 050A/BXD-TCLĐ của Bộ xây dựng về việc thành lập công ty xây dựng số 9 trực thuộc Bộ Xây Dựng; Ngày 20/11/1995 Bộ xây dựng ra quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước số 991/BXD-TCLĐ về việc thành lập Tông công ty Xuất Nhập Khẩu Xây Dựng Việt Nam trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị của Tông công ty xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc Bộ Xây Dựng; Ngày 21/2/2001 ra quyết định số 123 QĐ/VC-TCLĐ về việc Bổ sung nghành nghề kinh doanh cho công ty xây dựng số 9; Giấy chúng nhận ĐKKD số 113152 ngày 10/7/2000; Giấy chứng nhận Bổ sung ngành nghề kinh doanh của Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội: lần 1 ngày 28/2/2001, lần 2 ngày 25/1/2002, lần 3 nagỳ 30/8/2002, lần 4 ngày 11/4/2003; Ngày 19/9/2002 Bộ Xây Dựng ra quyết định số 1181/ QĐ-BXD về việc công nhận khả năng thực hiện các phương pháp thử của phòng thí nghiệmVật Liệu Xây dựng – Công ty Xây dựng số 9; Quyết định số 1737/ QĐ- BXD ngày 04/11/2004 của Bộ Xây Dựng về việc chuyển Công ty xây dựng số 9 thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam thành công ty cổ phần; Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103007318 ngày 8/4/2005; Quyết định số 1935 QĐ/VC-TCLĐ ngày 31/10/2005 của Hội Đồng quản trị Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Vinaconex về việc xếp hạng doanh nghiệp hạng I đối với Công ty cổ phần xây dựng số 9; Trong suốt 30 năm qua Công ty cổ phần xây dựng số 9 đã tham gia xây dựng hàng trăm công trìnhtrong phạm vi cả nước, tiêu biểu như : các nhà máy Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Holeim, Hoàng Mai, Hà Tiên,… Các nhà máy điện: Uông Bí, Phả Lại, Ninh Bình, Phú Mỹ, …Các công trình giao thông: cầu Quý Cao, Phả Lại, Bồng Sơn, Bàn Thạch, cầu vượt Nam Định, các cầu trung thuộc Dự án đường Hồ Chí Minh. Trong lĩnh vực đầu tư: dang triển khai thực hiện hai dự án Kinh doanh bất động sản và hạ tầng khu đo thị mớitại Minh Quang- Vĩnh phúc và Nghi Phúc – Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An,… Trong đó có nhiều công trình đạt huy chương Vàng chất lượng của nghành xây dựng. II. Các đặc điểm kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty 1. Cơ cấu tổ chức công ty a. Mô hình cơ cấu tổ chức / b. Tổ chức bộ máy quản lý - Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được thông số cổ đông đại diện ít nhất 51% phiếu biểu quyết của tất cổ đông dự họp chấp thuận. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định giải pháp phát triển thị trường, quyết định nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội cổ đông, triệu tập họp Đại hội cô đông, cơ cấu tổ chức, lập quy chế quản lý nội bộ công ty. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. - Ban giám đốc: Bao gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc do Hội đồng quản trị Bổ nhiệm. Giám đốc điều hànhcó nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và Phuong án đầu tư của công ty. Thường xuyên báo cáo Hội đồng quản trị tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kêt quả hoạt động, tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo kết luậnvà kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông. - Các phòng ban chức năng: Các phong nghiệp vụ có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Giám đốc công ty giao cho và thực hiện theo quy chế chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Giám đốc công ty ban hành. - Các phòng : Có trưởng phòng phụ trách chung, Phó phòng ( nếu có ) và các chuyên vieên, cán bộ, nhân viên, cán bộ, nhân viên thực hiên các nhiệm vụ cụ thể. Cán bộ các phòng do Giám đốc quyết định theo phân cấp của hội đồng quản trị phê duyệt. - Các chi nhánh, Ban quản lý dự án, Đội xây dựng công trình: Giám đốc chi nhánh, Giám đốc ban quản lý, truỏng ban điều hành, Đội trưởng do Giám đốc điều hành bổ nhiệm theo phân cấp được hội đồng quản trị phê duyệt, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc điều hành. c. Tổ chức sản xuất Hoạt động tổ chức xây lắp và kinh doanh được chỉ đạo thống nhất từ công ty tới các Phòng ban. Các dự án đầu tư, Đội sản xuất, Ban quản lý dự án. Quan hệ chỉ đạo của công ty tới các bộ phận theo nguyên tắc trực tuyến. Công tác quản lý hoạt động xây lắp và kinh doanh theo nguyên tắc: - Công ty trực tiếp quản lý và điều hành các dự án đầu tư - Công ty trực tiếp quản lý và điều hành một số công trình trọng điểm có quy mô lớn, có yêu cầu chặt chẽ về kỹ thuật, chất lượng và tiến độ. - Các chi nhánh, Đội Xây dựng trực tiếp quản lý các công trình theo phân cấp và nhận chứng khoán từ côngty dưới nhiều hình thức khác nhau. 2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban a. Phòng tổ chức lao động - Chức năng: là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và cấp lãnh đạo trong công ty để tổ chức, triển khai, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụchủ trương đường lối của lãnh đạo công tyđối với các đơn vị trực thuộc về các lĩnh vực công tác: tổ chức cán bộ, lao động,tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, thi đua, khen thưởng , kỷ luật, đào tạo, dân quân tự vệ và các chế độ khác đối với cán bộ công nhân viên. Thực hiện theo ISO 9001-2000 - Có nhiệm vụ: + Công tác tổ chức và cán bộ + Công tác lao động và tiền lương + Công tác thi đua khen thưỏng , kỷ luật lao động + Công tác đào tạo, nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên + Công tác quân sự - dân quân tự vệ b. Phòng kỹ thuật thi công - Chức năng: là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty và lãnh đạo công ty triển khai chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, giám sát các công trình trực thuộc công ty và các đơn vị trực thuộc về tiến độ thi công, chất lượng sản phẩm, khoa học công nghệ, sang kiến cải tiến kỹ thuật, triển khai việc thực hiện ISO 9001-2000 của công ty. - Phòng có nhiệm vụ: + Công tác theo dõi thi công + Công tác ISO + Công tác Khoa học- Kỹ thuật, sang kiến cải tiến và Huy chương vàng chất lượng cao + Công tác tổng hợp và báo cáo + Công tác kiểm tra, thanh toán nội bộ + Công tác lưu trữ hồ sơ + Công tác phụ trách trung tâm thí nghiệm + Các công việc không thường xưyên khác c. Phòng kinh tế thị trưòng - Chức năng: là phòng tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty nhằm triển khai, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện về lĩnh vực tiếp thị các hợp đồng kinh tế trong và ngoài Công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng Quý, hàng Năm, báo cáo thống kê theo quy định, công tác đầu tư của toàn công ty, và thực hiện ISO 9001- 2000 - Phòng có nhiệm vụ cơ bản là: + Công tác kế hoạch thống kê + Công tác đầu tư + Công tác quản lý kinh tế + Công tác Marketing d. Phòng tài chính kế toán - Chức năng: là phòng tham mưu giúp việc cho giám đốc và lãnh đạo công ty để triển khai tổ chức thực hiện công tác tài chính - kế toán và hạch toán kinh tế toàn công ty đồng thời kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo điều lệ tổ chứcvà hoạt động của công tyđã được Tổng công ty phê duyệt. - Có nhiệm vụ cụ thể là: + Công tác tài chính + Công tác kế toán e. Phòng dự án - Chức năng: là phòng tham mưu cho Giám đốc công ty nghiên cứu hồ sơ thầu, phương án lập giá dự thầu, giải trình những điều cần thiết trong quá trình làm hồ sơ thầu và thực hiện ISO 9001 – 2000 - Nhiệm vụ: + Mua hồ sơ thầu và nghiên cứu hồ sơ dự thầu + Giải quyết vướng mắc trong quá trình xem xét hồ sơ mời thầu + Kiểm tra bảng tiền lương mời thầu + Tổ chức tham quan, và kiểm trặmt bằng công trình + Lập các biện pháp thi công, tiến độ thi công, dự toán chào thầu + Thông qua lãnh đạo công ty về giải pháp thi công, phương pháp lập giá dự thầu, số lượng và chủng loại thiết bị vật tư cho công trình + Nộp hồ sơ thầu và mở dự thầu + Hỗ trợ việc kiểm tra khối lượng thi công để quyết toán nội bộ + Thực hiện ISO 9001 – 2000. f. Văn phòng - Chức năng: là phòng tham mưu giúp việc cho giám đốc và lãnh đạo công ty để tổ chức triển khia tình hình hoạt động của công ty, nắm bắt các thông tin, phản ánh các đơn vị, công tác hành chính, quản trị để thực hiện các hoạt động tác nghiệp, quản lý đất đai các khu tập thể của công ty hiện đang quản lý và thực hiện ISO 9001 - 2000 - Nhiệm vụ: + Giúp Giám đốc công ty nắm bắt các thông tin, thư ký các cuộc họp giao ban + Tiếp nhận công văn đến đi; chuyển công văn; đảm bảo tính pháp lý và tính bảo mật của công văn + Sử dụng và chịu trách nhiệm bảo quản các con dấu của công ty theo quy định + Quản lý các Phương tiện liên lạc, các trang thiết bị văn phòng, các pương tiện làm việc của công ty + Mua sắm các vạn dụng văn phòng phẩm + Tổ chức hướng dẫn các đơn vị quản lý khu tập thể theo đúng quy định + Quản lý hồ sơ pháp lýcác khu đất do công ty quản lý + Hướng dẫn chỉ đạo công tác nghiệp vụ văn phòng đối với các đơn vị trực thuộc + Thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, trông giữ xe cho cán bộ công nhân viên chức và khách đến làm việc. Phòng chống cháy nổ, an ninh khu làm việc của cơ quan + Xây dựng lập kế hoạch tu bổ nơi làm việc + Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng, thiết bị làm việc dã được trình duyệt + Thực hiện ISO 9001 – 2000 g. Phòng cơ điện và quản lý thiết bị điện - Chức năng: là phòng tham mưu cho Giám đốc thực hiện các lĩnh vực sau: + Quản lý và sử dụng các thiết bị, phương tiện xe máy của công ty + Công tác đầu tư máy móc theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh + Đáp ứng thiết bị thi công cho toàn công ty về Giáo, Cốp Pha và máy móc thiết bị cần cho thi công + Công tác an toàn thiết bị, khoa học công nghệ và các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, triển khai thực hiện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 - Nhiêm vụ: + Công tác đầu tư và quản lý thiết bị + Công tác báo cáo hoạt động thống kê. h. Ban quản lý dự án - Chức năng: thay mặt, giúp Giám đốc công ty giám sát, quản lý toàn bộ quá trình thức hiện dự án theo quy định quản lý của Nhà Nước vềquản lý đầu tư và xây dựng theo quy định của công ty và thực hiện ISO 9001- 2000. - Nhiệm vụ: + Tiếp nhận và bảo quản hồ sơ, tài liệu về báo cáo tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, quy hoạch chi tiết các tài liệu có liên quan tới chuẩn bị đầu tư + Khảo sát thiết kế, kiểm định chất lượng vật liệu và công trình xây dựng + Giải phóng mặt bằng giám sát thị công, kiêmr tra thiết kế, kiểm tra chất lượng,khối lượng công tác xây lắp + Tham gia quản lý vốn cho đơn vị thi công xây lắp + Kiểm tra dự toán các hạng mục công trình + Kiểm tra khối lượng phát sinh ( thực hiện phải được công ty phê duyệt) + Soạn thảo hợp đồng kinh tế để công ty ký với đơn vị xây lắp + Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh tế + Lưu trữ quản lý hồ sơ dự án i. Ban bảo hộ lao động - Chức năng: Ban bảo hộ lao động công ty có chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác an toàn vệ sinh lao động trên toàn công ty - Nhiệm vụ: + Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm trình Giám đốc công ty phê duyệt + Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về ATLĐ và VSLĐ của Nhà nước. Tổ chức tuyên truyền về ATVSLĐ và theo dõi đôn đốc việc chấp hành + Biên soạn tài liệu giảng dạy kiến thức về VSATLĐ và các công việc có yêu cầu an toàn về ATLĐ + Phối hợp với các cơ quan y tế tổ chức đo dật các yếu tố có hại cho môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động + Tổng hợp và tham mưu cho Giám đốc công ty trong việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị của các đoàn kiểm tra thanh tra + Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động và mội trường lao dộng + Điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong doanh nghiệp 3. Đặc điểm của lao động và quản lý con người Tổng số cán bộ công nhân viên chức trong công ty lên đén 1.380 người. Trong đó có thể chia cơ cấu công ty dựa trên các tiêu chuẩn sau: Căn cứ vào chức vụ ta có: Tiêu chí  số lượng ( người )  tỷ lệ ( %)   Kỹ sư  136  9.86   Kỹ thuật viên  83  6.01   Công nhân kỹ thuật  772  55.94   Công nhân khác  389  28.19   - Căn cứ vào trình độ ta có Tiêu chí  số lượng ( người)  tỷ lệ (%)   Đại học và trên Đại học  212  15.36   Cao đẳng  198  14.35   Trung cấp và công nhân KT  581  42.10   Lao dộng phổ thông  389  28.19   - Căn cứ vào giới tính ta có Tiêu chí  Số lượng ( người )  Tỷ lệ (%)   Nam  956  69,28   Nữ  424  30.72   Căn cứ vào độ tuổi ta có: Tiêu chí  Số lượng ( người)  Tỷ lệ (%)   Trên 40 tuổi  498  36.09   Dưới 40 tuổi  882  63.91   - Nhận xét: Nhìn vào cơ cấu lao động theo trình độ ta có thể thấy vì công ty là công ty sản xuất nên số cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn nhất với số lượng là 581 ngưòi chiếm 42,10%. Mặt khác những nhân viên có trình độ Đại học và trên đại học ở trong công ty cũng chiếm một số lượng không nhỏ là 15,36% và nhân viên có trình độ cao đẳng cũng chiếm 14,35%. Từ đó ta có thể thấy nhân viên trong công ty đều là những người có trình độ, và có khả năng phát triển hơn Nếu xét cơ cấu lao động theo độ tuổi thì ta có thể thấy công ty có số nhân viên dưới 40 tuổi là 882 người chiếm 63,91%. Vì vậy có thể nói cơ cấu nhân viên trong công ty là trẻ điều này cũng có thể là một thuân lợi cho công ty vì những người trẻ dễ dàng tiếp thu được nhũng kiến thức mới, sang tạo, luôn theo được nhu cầu của thời đại. Mặt khác, số nhân viên trên 40 tuổi cũng chiếm một