Khóa luận Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí PVFC hướng tới tập đoàn tài chính

Trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và tự do hoá ngành Tài chính- Ngân hàng nói riêng, các tổ chức tài chính, tín dụng Việt Nam buộc phải đề ra chiến lược phát triển dài hơn, phải có quy mô tương xứng với tầm vóc đó. Việc một số các định chế tài chính, Ngân hàng đưa ra chiến lược phát triển một tập đoàn tài chính đa năng để có thể vươn ra thế giới và khu vực là một hướng đi đúng đắn vì vai trò của khu vực tài chính đối với nền kinh tế là đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những nước chưa có các kênh phân phối vốn hiệu quả. Đối với nền kinh tế Việt Nam có thể thấy một nghịch lý là tiềm lực tài chính của khu vực tài chính lại thua xa khu vực công nghiệp, trong khi đó để có thể thực hiện cách mạng công nghiệp và tiến trình công nghiệp hoá thì tư bản tài chính phải có mức tích luỹ nhiều hơn tư bản công nghiệp. Với điều kiện như hiện nay việc đầu tư cho những công trình trọng điể m của nền kinh tế như Dầu khí, Điện lực, Hàng không.gặp rất nhiều khó khăn vì vậy cần thiết phải có một tiềm lực tài chính đủ mạnh là các tập đoàn tài chính đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn nền kinh tế, phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Các tập đoàn tài chính hùng mạnh không chỉ đóng vai trò to lớn trong tăng trưởng, phát triển kinh tế, mà còn có ảnh hưởng sâu, rộng tới chiến lược kinh doanh, khuynh hướng sản xuất, thị hiếu tiêu dùng của toà n nhân loại, và việc trở thành tập đoàn tài chính là mục tiêu phấn đấu của hầu hết các nước trên thế giới.

pdf100 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí PVFC hướng tới tập đoàn tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ PVFC HƯỚNG TỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Sinh viên : Lưu Thị Bích Ngọc Lớp : Nhật 3 Khóa : 43 Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Thủy Hà Nội, 6-2008 Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và tự do hoá ngành Tài chính- Ngân hàng nói riêng, các tổ chức tài chính, tín dụng Việt Nam buộc phải đề ra chiến lược phát triển dài hơn, phải có quy mô tương xứng với tầm vóc đó. Việc một số các định chế tài chính, Ngân hàng đưa ra chiến lược phát triển một tập đoàn tài chính đa năng để có thể vươn ra thế giới và khu vực là một hướng đi đúng đắn vì vai trò của khu vực tài chính đối với nền kinh tế là đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những nước chưa có các kênh phân phối vốn hiệu quả. Đối với nền kinh tế Việt Nam có thể thấy một nghịch lý là tiềm lực tài chính của khu vực tài chính lại thua xa khu vực công nghiệp, trong khi đó để có thể thực hiện cách mạng công nghiệp và tiến trình công nghiệp hoá thì tư bản tài chính phải có mức tích luỹ nhiều hơn tư bản công nghiệp. Với điều kiện như hiện nay việc đầu tư cho những công trình trọng điểm của nền kinh tế như Dầu khí, Điện lực, Hàng không...gặp rất nhiều khó khăn vì vậy cần thiết phải có một tiềm lực tài chính đủ mạnh là các tập đoàn tài chính đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn nền kinh tế, phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Các tập đoàn tài chính hùng mạnh không chỉ đóng vai trò to lớn trong tăng trưởng, phát triển kinh tế, mà còn có ảnh hưởng sâu, rộng tới chiến lược kinh doanh, khuynh hướng sản xuất, thị hiếu tiêu dùng của toàn nhân loại, và việc trở thành tập đoàn tài chính là mục tiêu phấn đấu của hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam các tổ chức tài chính, các Ngân hàng thương mại đã có lộ trình xây dựng và phát triển các tập đoàn tài chính nhưng vì đây là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và rủi ro nên vẫn Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 2 đang ở giai đoạn thử nghiệm và thăm dò. Tổng công ty Cổ phần tài chính Dầu khí PVFC là một tổ chức tài chính hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các đơn vị thành viên, khơi thông các nguồn vốn trong nước, thu hút nguồn vốn nước ngoài và quản lý một cách tối ưu các nguồn vốn đầu tư. Theo như định hướng phát triển Tổng công ty sẽ trở thành tập đoàn tài chính vào năm 2010, tuy nhiên các nghiệp vụ kinh doanh còn bộc lộ khá nhiều hạn chế dẫn đến chưa đủ lớn về tiềm lực cũng như quy mô vốn, công nghệ, nhân lực...đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của thị trường. Xuất phát từ thực tế đó em chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí PVFC hƣớng tới tập đoàn tài chính”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những lý luận thực tiễn về tập đoàn tài chính, tìm hiểu thực trạng về hoạt động kinh doanh của Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam từ đó tìm hiểu hạn chế về các nghiệp vụ kinh doanh, đánh giá thuận lợi, khó khăn, đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh, xây dựng lộ trình hướng tới tập đoàn tài chính vào năm 2010. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Các lý thuyết chung về công ty tài chính, tập đoàn tài chính, Tổng công ty tài chính Cổ phần dầu khí PVFC, các nghiệp vụ kinh doanh đặc trưng của công ty như: huy động vốn, đầu tư tài chính, uỷ thác đầu tư...thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm kể từ khi thành lập. 4. Phạm vi nghiên cứu Khoá luận không đi sâu vào nghiên cứu các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới mà chỉ đề cập lý thuyết chung đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí xây dựng thành tập đoàn tài chính. Cụ thể là nghiên cứu về hoạt động kinh Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 3 doanh của Tổng công ty từ khi thành lập (cuối năm 2000) đến thời điểm cổ phần hoá thành công (năm 2008), xây dựng lộ trình tập đoàn tài chính đến năm 2010. 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, Khoá luận gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về tập đoàn tài chính và xu hướng hình thành tập đoàn ở Việt Nam hiện nay Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của PVFC và đánh giá điều kiện xây dựng tập đoàn tài chính Chương III- Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của PVFC hướng tới tập đoàn tài chính Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, Khoá luận chưa đề cập được hết mọi khía cạnh, mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu đối tượng cụ thể là Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí, còn rất nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được phê bình, đóng góp của tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này. Khi thực hiện khoá luận em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên tận tình của gia đình, bạn bè thầy cô, đặc biệt là sự gợi ý về tên đề tài cũng như sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn TS. Lê Thị Thu Thuỷ. Em xin chân thành cảm ơn. Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH VÀ XU HƢỚNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 1. Tìm hiểu về công ty tài chính 1.1. Khái niệm Hiện nay trên thế giới đang tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về công ty tài chính do sự khác biệt về môi trường pháp lý và công cụ tài chính của mỗi nước. Tuy nhiên một cách khái quát nhất các nhà kinh tế học đều thống nhất khái niệm Công ty tài chính là: Một tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng được thành lập để cung cấp các loại dịch vụ tài trợ, cung cấp các khoản cho vay, cho thuê, đầu tư tài chính,bao thanh toán và thực hiện các hình thức tín dụng ngắn, dài hạn khác. Công ty tài chính có thể được hình thành do các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc là công ty con của các tập đoàn kinh tế lớn nhằm đa dạng hoá thị trường tài chính. Các trung gian tài chính này huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hay thương phiếu. Các công ty tài chính cung ứng chủ yếu các loại tín dụng trung hạn và dài hạn, ví dụ cho người tiêu dùng vay tiền để mua sắm đồ đạc, xe hơi, tu bổ nhà hoặc cho các doanh nghiệp nhỏ vay. Ngoài ra, các công ty tài chính còn thực hiện các dịch vụ cầm, giữ hộ và quản lý các chứng khoán, các kim loại quý.vv.. Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính đã định nghĩa: “ Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tƣ, cung ứng các dịch vụ tƣ vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhƣng không đƣợc làm dịch vụ thanh toán, không đƣợc nhận tiền gửi dƣới một năm”. Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 5 Sự ra đời của công ty tài chính gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ và nhu cầu đa dạng về các dịch vụ tài chính. Nó được hình thành trên cơ sở chuyên môn hoá một số nghiệp vụ trong hoạt động của ngân hàng nhằm khắc phục hạn chế khiếm khuyết của NHTM với các nghiệp vụ chủ yếu là cho vay doanh nghiệp và người tiêu dùng bằng sự đảm bảo tài sản hữu hình. Ở mỗi nước do cơ sở pháp lý, định chế tài chính khác nhau nên phạm vi, nội dung các nghiệp vụ các công ty tài chính được phép hoạt động khác nhau tuy nhiên đều có đặc điểm chung là: Về mặt tổ chức: Các công ty tài chính là một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, hạch toán độc lập, được đăng ký kinh doanh theo pháp luật, là các trung gian tài chính và không có nhiều chi nhánh như các NHTM. Về hoạt động: Các công ty tài chính bị hạn chế các nghiệp vụ so với NHTM, hoạt động hẹp hơn và giới hạn một số khâu mang tính chuyên biệt trong một số nghiệp vụ nhất định. Nếu như hoạt động NHTM là tập hợp các khoản tiền gửi nhỏ để cho vay các khoản tiền lớn, thì các công ty tài chính lại huy động các khoản tiền lớn rồi chia ra để cho vay các khoản tiền nhỏ. Bảng 1: Sự khác biệt giữa công ty tài chính và NHTM Ngân hàng thƣơng mại Công ty tài chính Được nhận tiền gửi thường xuyên Sử dụng vốn chủ sở hữu để cho vay và đầu tư Được nhận tiền gửi không kỳ hạn và thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán Không được nhận tiền gửi ngắn hạn, không thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán Hoạt động đa dạng nhiều dịch vụ Hoạt động mạnh ở một số lĩnh vực: cho thuê tài chính, tham gia trực tiếp trên thị trường chứng khoán Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 6 Tuy nhiên do sự phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, các công ty tài chính có xu thế mở rộng và đa dạng hoá các nghiệp vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn và tối đa hoá lợi nhuận nên sự khác biệt giữa công ty tài chính với các NHTM và các trung gian tài chính khác trở nên mờ nhạt dần và không còn sự khác biệt lớn. 1.2. Phân loại công ty tài chính 1.2.1. Theo tính chất độc lập hay phụ thuộc a. Công ty tài chính độc lập: Là loại hình công ty tài chính đứng độc lập, tự hoạt động kinh doanh do các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập, không nằm trong hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng hay tập đoàn nào. Các công ty này thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh như: cho vay và bảo lãnh các khách hàng thương mại và sản xuất công nghiệp, các hoạt động cho thuê tài sản, bao thanh toán, kinh doanh tiền tệ, tư vấn tài chính. b. Công ty tài chính phụ thuộc: do một công ty mẹ hay một tập đoàn kinh tế lớn nắm giữ toàn bộ hay một tỷ lệ vốn nhất định lập nên có nhiệm vụ cung ứng vốn cho nội bộ tập đoàn và kinh doanh tiền tệ. 1.2.2. Theo phạm vi hoạt động a. Công ty tài chính bán hàng: Các công ty này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc từ một nhã sản xuất nào đó. b. Công ty tài chính tiêu dùng: Công ty sẽ cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hoá tiêu dùng như các đồ đạc nột thất, đồ da dụng, hoặc sửa chữa nhà cửa..các khoản vay được trả góp định kỳ. c. Công ty tài chính kinh doanh: Công ty sẽ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các hình thức như: bao thanh toán, cho thuê tài chính... 2. Khái quát chung về tập đoàn tài chính 2.1 Khái niệm Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 7 Cũng như Công ty tài chính, TĐTC chưa được định nghĩa một cách chính thống nhưng qua nhiều nghiên cứu có thể hiểu: TĐTC là một thực thể kinh tế gồm một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động tài chính) mỗi thành viên tập đoàn là những pháp nhân độc lập, trong đó có một doanh nghiệp làm nòng cốt. Các tập đoàn đều được thành lập một cách tự nguyện trên cơ sở các liên kết về vốn và hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho khách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh trước xu thế toàn cầu hoá. Xu thế hội nhập và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và sự nới lỏng các quy định pháp lý về Tài chính- Ngân hàng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các TĐTC. Khi phát triển đến mức độ nhất định và do nhu cầu của nền kinh tế, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán hay các tổ chức tài chính khác đều vươn ra hoạt động đa năng và hướng ra toàn cầu thông qua những hình thức khác nhau như liên kết, hợp nhất, sát nhập, thành lập các công ty trực thuộc. Mục tiêu của việc hình thành TĐTC là mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ, giảm chi phí để có thể tồn tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợi nhuận tối đa cho tập đoàn. Có thể xem xét các quan niệm về TĐTC ở nhiều góc độ khác nhau: - Căn cứ vào nguồn gốc: Người ta dựa vào việc xem xét tập đoàn kinh tế để đưa ra khái niệm về TĐTC. Tập đoàn kinh tế là một chỉnh thể của một tập hợp các đơn vị thành viên có những quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế, tài chính, sản phẩm, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và được sắp xếp theo một cấu trúc tổ chức nhất định, được kiểm soát điều hành bằng một bộ máy quản lý thống nhất. Tập đoàn kinh tế có thể được gọi tên khác nhau, được tổ chức theo các mô hình khác nhau nhưng đều có những đặc điểm chung cơ bản như sau: Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 8 Về tổ chức, các tập đoàn kinh tế thường là tập hợp của một số đơn vị thành viên, trong đó có một đơn vị lớn và quan trọng nhất, đóng vai trò chi phối hoạt động của các đơn vị còn lại. Về cơ cấu sở hữu, các tập đoàn thường là đa sở hữu (Nhà nước, công ty, tư nhân). Đơn vị, cá nhân nào chiếm tỷ lệ sở hữu cao trong tổng tài sản sẽ nắm vai trò chi phối. Về quy mô và phạm vi hoạt động, các tập đoàn kinh tế thường có quy mô tài sản lớn, phạm vi hoạt động rộng trong một hoặc nhiều quốc gia. Về sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh, tập đoàn kinh tế có sản phẩm thường đa dạng, trong đó có thể có một hoặc một số sản phẩm mũi nhọn. Nếu xét theo lĩnh vực kinh doanh thì các sản phẩm của một tập đoàn kinh tế có thể trong cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng cũng có thể thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Ngoài những đặc điểm cơ bản trên, TĐTC còn có đặc điểm là: Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chủ yếu là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Đây là lĩnh vực kinh doanh có tính nhạy cảm và mức độ rủi ro cao, đòi hỏi quy mô vốn lớn. - Căn cứ vào nguyên tắc hoạt động: TĐTC là một tổ chức gồm hai hay nhiều định chế tài chính được liên kết lại với nhau, được xem là một tổ chức đáp ứng các yêu cầu sau: + Phải là một tổ chức bao gồm ba mảng hoạt động tài chính quan trọng đó là ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. + Phải là một tổ chức mà hoạt động kinh doanh chính là hoạt động tài chính. - Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn, có thể theo các xu hướng sau: +Tập đoàn kinh doanh tổng hợp bao gồm các dịch vụ ngân hàng - tài chính và sản xuất kinh doanh như: Tại Nhật Bản có tập đoàn Normura nổi tiếng kinh doanh chứng khoán, sản xuất, đầu tư khu công nghiệp và hạ tầng Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 9 khu công nghiệp…; tập đoàn Sumitomo nổi tiếng về ngân hàng và kinh doanh thương mại. Tại Đài Loan có tập đoàn Chinfon vừa có hoạt động ngân hàng, bảo hiểm lại vừa nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xi-măng. Tại Singapore có tập đoàn Keppel Bank kinh doanh lĩnh vực ngân hàng, thương mại, dịch vụ,… + Tập đoàn tài chính chuyên về ngân hàng, chứng khoán, các dịch vụ tài chính như tập đoàn Citi Group ( Mỹ ) ; tập đoàn HSBC ( Anh )... Các TĐTC ở Hoa Kỳ thường được xây dựng theo mô hình một công ty mẹ nắm giữ cổ phần của các công ty con hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên trực thuộc TĐTC được giám sát và điều chỉnh bởi các cấp có thẩm quyền riêng biệt. Hoạt động của các Ngân hàng chịu sự giám sát điều chỉnh của Cơ quan giám sát tiền tệ( OCC ), Cục dự trữ liên bang ( FED) và công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang( FDIC); hoạt động của công ty chứng khoán chịu sự giám sát và điều chỉnh của Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái( SEC); hoạt động của các công ty bảo hiểm do uỷ ban bảo hiểm Quốc gia( SIC) giám sát và điều chỉnh. Một TĐTC phải đảm bảo các yêu cầu về: vốn và khả năng quản lý, yêu cầu về việc tài trợ vốn cho cộng đồng và những yêu cầu trong quản lý TĐTC. Ở Đài Loan các TĐTC có thể đầu tư và sở hữu 100% các đơn vị thành viên, bao gồm Ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Đạo luật về TĐTC của Đài Loan đã tạo điều kịên cho thị trường tài chính được củng cố, hợp nhất, tính đến cuối năm 2005, Đài Loan đã có 14 TĐTC- NH lớn hoạt động trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Ở Trung Quốc trước đây, luật Ngân hàng thương mại quy định các NHTM không được phép thực hiện các giao dịch chứng khoán và bảo chứng, không được đầu tư vào những doanh nghiệp phi ngân hàng. Nhưng trước tốc độ phát triển kinh tế quá nóng trong hai thập kỷ qua Trung Quốc Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 10 đã sửa luật NHTM theo hướng cho phép các NHTM ( công ty mẹ) sở hữu các công ty tài chính( công ty con) theo mô hình TĐTC khi thiết lập đầy đủ những cơ chế pháp lý thận trọng cần thiết. Ở Việt Nam tuy mô hình này còn mới mẻ nhưng với sự hoàn thiện dần của thị trường tài chính hứa hẹn một sự thay đổi lớn cả về cơ cấu, tổ chức cũng như quy mô và phạm vi hoạt động. Tóm lại, mô hình TĐTC với sự phát triển độc lập của hệ thống các NHTM, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới và chắc chắn sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. 2.2. Nguyên tắc hình thành TĐTC Việc phát triển TĐTC dựa trên nguyên tắc hiệu quả, tự nguyện và theo quy luật của thị trường. Các nguyên tắc đó là: 1- Phù hợp chính sách và phát triển kinh tế của Nhà nước. Việc hình thành TĐTC phải có tác động tích cực tới cân bằng tài chính, phù hợp với mục tiêu kinh doanh và hợp tác đầu tư tài chính 2- Khuyến khích cạnh tranh, hạn chế độc quyền: Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, nghiêm cấm các hoạt động lũng đoạn thị trường hoặc phong toả theo khu vực. Phân định rõ chức năng quản lý kinh doanh với các chức năng quản lý hành chính. TĐTC cần xác định không phải là cơ quan quản lý tài chính Nhà nước cũng không phải là hiệp hội ngành nghề mà là một tổ chức tài chính. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty thành viên được thiết lập trên cơ sở nắm giữ cổ phần, không phải là quan hệ hành chính, áp đặt. 3- Thực hiện nguyên tắc đầu tư tự nguyện, tuân theo các quy luật kinh tế và các định chế tài chính, không thể lắp ghép bắng các mệnh lệnh hành chính, tự nguyện góp cổ phần, sợi dây liên kết bằng vốn đảm bảo mối quan hệ rõ ràng trong nội bộ tập đoàn. Tăng cường vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo quỹ đạo chung cho tất cả các đơn vị thành viên. 4- Phối hợp chiến lược kinh doanh trên tất cả các mặt, các chức năng và ở mọi phương diện. Phối hợp chiến lược khu vực hoá với toàn cầu Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 11 hoá, chiến lược mũi nhọn với chiến lược đa dạng hoá. Tăng cường vai trò trung tâm và sự chi phối của công ty tài chính nhằm hạn chế khả năng bị thôn tính. Nhiều tập đoàn đã mở rộng quy mô vốn cho ngân hàng hoặc công ty tài chính trực thuộc và cơ cấu lại danh mục đầu tư cho cả tập đoàn. 2.3. Điều kiện hình thành tập đoàn tài chính 2.3.1. Điều kiện khách quan Môi trường pháp lý có thể cản trở hoặc thúc đẩy sự hình thành và phát triển các TĐTC nhất là những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Nói cách khác quá trình hình thành và phát triển TĐTC diễn ra theo quy luật khách quan, nhưng Chính phủ cũng đóng vai trò trong việc đưa ra các quyết định và chính sách phát triển dịch vụ tài chính. Trình độ phát triển của thị trường dịch vụ tài chính tác động đến khả năng mở rộng quy mô của TĐTC thông qua các công ty con hay công ty trực thuộc. Trên thực tế, sự hình thành các TĐTC thường bắt nguồn từ việc mở rộng các loại hình kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ của ngân hàng mẹ, từ chỗ chỉ kinh doanh dịch vụ ngân hàng, mở rộng sang dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán,v.v. Mặt khác thị trường tài chính ngày càng phát triển, khách hàng càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng và tiện ích của dịch vụ tài chính- ngân hàng. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cũng là yếu tố và điều kiện để một tổ chức tài chính phát triển thành TĐTC
Luận văn liên quan