Khóa luận Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay

Nếu vốn được coi là điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động trong một nền kinh tế thì sự tồn tại của ngân hàng lại được coi là điều kiện cần thiết cho việc lưu thông các nguồn vốn trong xã hội. Do vậy, việc tổ chức và đảm bảo sự an toàn cả về phương diện kinh tế và pháp lý cho các giao dịch của ngân hàng được xem là vấn đề đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, bởi các yếu tố mới phát sinh trong quá trình hội nhập cho nên hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc nhất. Các yếu tố này thể hiện ở những đòi hỏi khách quan về việc thỏa mãn nhu cầu vốn ngày càng tăng cho các hoạt động kinh tế trong hội nhập kinh tế thế giới, thông qua việc xác lập vốn giữa các chủ thể kinh tế với nhau, trong đó có các giao dịch thương mại do ngân hàng xác lập và thực hiện đối với khách hàng. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới như ngày nay thì việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, sâu sắc và toàn diện về các giao dịch tương mại của ngân hàng thương mại để thông qua đó xây dựng cơ sở lí luận cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh giao dịch thương mại của ngân hàng cũng như hoàn thiện kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng trong điều kiện hiện nay là điều hết sức cần thiết và cấp bách.

pdf103 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thùy Liên Lớp : Anh 1 Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Lan Anh Hà Nội - 11/2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH THƢƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................... 4 I. Khái niệm và những đặc trƣng cơ bản của giao dịch thƣơng mại của ngân hàng thƣơng mại ................................................................................................ 4 1. Khái niệm giao dịch thương mại của các ngân hàng thương mại .............. 4 1.1. Quan niệm về giao dịch thương mại ....................................................... 4 1.2. Khái niệm giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại................ 5 1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại .................................................... 5 1.2.2. Khái niệm giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại ............ 7 1.2.3. Quan niệm về giao dịch thương mại chủ yếu của ngân hàng thương mại ............................................................................................................ 8 2. Những đặc trưng cơ bản của giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại ................................................................................................................... 9 3. Sự tác động của hội nhập kinh tế thế giới đối với giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay ............................................ 10 3.1. Cơ hội đối với ngành ngân hàng khi hội nhập kinh tế thế giới ............. 11 3.2. Thách thức ........................................................................................... 13 II. Một số vấn đề pháp lý cơ bản của giao dịch thƣơng mại của ngân hàng thƣơng mại ....................................................................................................... 18 1. Tư cách chủ thể của ngân hàng thương mại trong giao dịch thương mại 19 1.1. Năng lực pháp luật của ngân hàng thương mại .................................... 19 1.1.1. Quan niệm về năng lực pháp luật của ngân hàng thương mại và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực pháp luật của ngân hàng thương mại ...... 19 1.1.2. Cơ chế hình thành, thay đổi và chấm dứt năng lực pháp luật của ngân hàng thương mại ............................................................................. 20 1.1.3. Xác định người đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại ....... 21 1.2. Quyền sở hữu vốn kinh doanh .............................................................. 22 2. Cơ chế xác lập giao dịch và hệ quả pháp lý của việc xác lập giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại ....................................................... 22 2.1. Cơ chế xác lập giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại ........ 22 2.2. Hệ quả pháp lý của việc xác lập giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại .............................................................................................................. 24 2.3. Hiệu lực của giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại............ 25 2.3.1. Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại............................................................................................... 25 2.3.2. Giao dịch thương mại vô hiệu của ngân hàng thương mại và hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu .................................................................. 27 CHƢƠNG 2 GIAO DỊCH THƢƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY .... 28 I. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .......................... 28 II. Các hoạt động giao dịch thƣơng mại của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .......................................................................................................................... 32 1. Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong lĩnh vực huy động vốn ................................................................................................................. 32 1.1. Giao dịch nhận tiền gửi........................................................................ 33 1.1.1. Khái niệm giao dịch nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ....... 34 1.1.2. Phân loại........................................................................................ 34 1.1.3. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong giao dịch nhận tiền gửi ................................................................................................................ 35 1.2. Giao dịch phát hành giấy tờ có giá ...................................................... 36 1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 36 1.2.2. Phân loại........................................................................................ 36 1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch phát hành giấy tờ có giá ........................................................................................................... 36 1.3. Giao dịch vay vốn của ngân hàng thương mại từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................................................................................................ 38 1.4. Giao dịch vay vốn của ngân hàng thương mại từ các tổ chức tín dụng khác ............................................................................................................ 38 2. Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong lĩnh vực cấp tín dụng ............................................................................................................... 39 2.1. Giao dịch cho vay của ngân hàng thương mại ..................................... 39 2.1.1. Khái niệm về cho vay .................................................................... 39 2.1.2. Phân loại cho vay .......................................................................... 40 2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch cho vay của ngân hàng thương mại ..................................................................................... 40 2.2. Giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá ...................................................... 41 2.2.1. Khái niệm chiết khấu giấy tờ có giá ............................................... 41 2.2.2. Các phương thức giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá ..................... 41 2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá ........................................................................................................... 42 2.3. Giao dịch bảo lãnh ngân hàng ............................................................. 42 2.3.1. Khái niệm về bảo lãnh: .................................................................. 42 2.3.2. Phân loại bảo lãnh ngân hàng ........................................................ 43 2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong giao dịch bảo lãnh của ngân hàng thương mại ............................................................................. 44 3. Giao dịch mở tài khoản tiền gửi thanh toán và cung ứng dịch vụ thanh toán ................................................................................................................ 45 3.1. Khái niệm ............................................................................................ 45 3.2. Giao dịch mở tài khoản tiền gửi thanh toán và cung ứng dịch vụ thanh toán ............................................................................................................ 46 III. Đánh giá các giao dịch thƣơng mại của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới ......................................... 47 1. Thực trạng và nguyên nhân ...................................................................... 47 1.1. Thực trạng ........................................................................................... 47 1.2. Nguyên nhân ........................................................................................ 49 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO DỊCH THƢƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................................... 57 I. Đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ............................................ 57 1. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong ngân hàng .................................................................................. 57 2. Sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ. ............................ 58 3. Định hướng ............................................................................................... 58 II. Các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh giao dịch thƣơng mại của ngân hàng thƣơng mai ................................ 59 2.1. Các mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại ....................................................... 59 2.2 Một số nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại ............................................... 60 III. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh giao dịch thƣơng mại của ngân hàng thƣơng mại .............................................................................. 64 1. Hoàn thiện các quy định về tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng .......... 64 2. Ban hành đầy đủ và đồng bộ các quy chế pháp lý về những giao dịch thương mại chủ yếu của ngân hàng thương mại .......................................... 68 3. Hoàn thiện quy chế cung ứng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ........... 71 4. Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy và phát triển thị trường vốn ............................................................................... 75 4.1. Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường tiền tệ ................................. 75 4.2. Góp phần thúc đẩy và phát triển thị trường vốn ................................... 76 5. Hoàn thiện cơ bản thể chế pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển ngành ngân hàng và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. ................. 77 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 0 DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 1: Thị phần của Ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 2004-2007 ....................................................................................... 31 Hình 1: Cơ chế xác lập giao dịch pháp nhân ngân hàng thương mại ............. 24 Hình 2: Tỷ trọng huy động vốn .................................................................... 33 Hình 3: Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán ................................................ 46 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nếu vốn được coi là điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động trong một nền kinh tế thì sự tồn tại của ngân hàng lại được coi là điều kiện cần thiết cho việc lưu thông các nguồn vốn trong xã hội. Do vậy, việc tổ chức và đảm bảo sự an toàn cả về phương diện kinh tế và pháp lý cho các giao dịch của ngân hàng được xem là vấn đề đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, bởi các yếu tố mới phát sinh trong quá trình hội nhập cho nên hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc nhất. Các yếu tố này thể hiện ở những đòi hỏi khách quan về việc thỏa mãn nhu cầu vốn ngày càng tăng cho các hoạt động kinh tế trong hội nhập kinh tế thế giới, thông qua việc xác lập vốn giữa các chủ thể kinh tế với nhau, trong đó có các giao dịch thương mại do ngân hàng xác lập và thực hiện đối với khách hàng. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới như ngày nay thì việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, sâu sắc và toàn diện về các giao dịch tương mại của ngân hàng thương mại để thông qua đó xây dựng cơ sở lí luận cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh giao dịch thương mại của ngân hàng cũng như hoàn thiện kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng trong điều kiện hiện nay là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Đó là lý do để em chọn vấn đề: “Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay” làm đề tài khoá luận cho mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu đề tài: “Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay” nhằm góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng nói chung và bản chất pháp lý của các giao dịch thương mại chủ yếu của ngân hàng thương mại nói riêng, trên 2 cơ sở đó nhằm đưa ra các ý kiến đánh giá thực trạng giao dịch thương mại của ngân hàng Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh giao dịch thương mại của các ngân hàng thương mại. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ: - Phân tích, giải thích nhằm làm rõ các vấn đề lý luận chung về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại - Phân tích các giao dịch thương mại chủ yếu của các ngân hàng thương mại - Phân tích và đánh giá thực trạng giao dịch thương mại chủ yếu của ngân hàng thương mại - Đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của khoá luận này, nội dung nghiên cứu giới hạn ở việc làm rõ các vấn đề lý luận và bản chất pháp lý của các giao dịch thương mại chủ yếu của ngân hàng thương mại trên ba lĩnh vực, đó là: lĩnh vực huy động vốn, cấp tín dụng, mở tài khoản tiền gửi thanh toán và cung ứng dịch vụ thanh toán. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứư tổng hợp như hệ thống hoá, phân tích, thống kê, sưu tập tài liệu và luận giải ngoài ra phương pháp so sánh cũng được áp dụng để hoàn thành khoá luận này. 5. Cơ cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có ba chương với tiêu đề như sau: 3 Chương 1: Những vấn đề lý luận về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Chương 2: Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam Khó khăn mà em gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài khá lớn, không chỉ vì tài liệu, thông tin còn ít ỏi, mà còn vì kiến thức và năng lực tổng hợp phân tích của em còn rất khiêm tốn, thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp. Bởi vậy, những thiếu sót là không thể tránh khỏi. Sự chỉ dẫn, góp ý của thầy cô là những ý kiến vô cùng quý báu và bổ ích đối với em trong quá trình tiếp tục hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Lan Anh, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để người viết có thể hoàn thành khóa luận này. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn công lao đào tạo của các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn! 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH THƢƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI I. Khái niệm và những đặc trƣng cơ bản của giao dịch thƣơng mại của ngân hàng thƣơng mại 1. Khái niệm giao dịch thương mại của các ngân hàng thương mại 1.1. Quan niệm về giao dịch thương mại Theo quy định chung của Hiệp định GATS, không có một khái niệm riêng cho dịch vụ ngân hàng mà trên thực tế, dịch vụ này (giống như dịch vụ về bảo hiểm và chứng khoán) được coi như một loại hình dịch vụ tài chính. Cũng theo Hiệp định này, dịch vụ tài chính là bất kì dịch vụ nào có tính chất tài chính, do một nhà cung cấp dịch vụ tài chính của một thành viên thực hiện. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác. Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm) được chia thành các tiểu ngành dưới đây: 1) Nhận tiền gửi hoặc đặt cọc và các khoản tiền có thể thanh toán khác của công chúng; 2) Cho vay dưới các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao tiêu nợ và tài trợ các giao dịch thương mại; 3) Thuê mua tài chính; 4) Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và báo nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng; 5) Bảo lãnh cam kết; 6) Kinh doanh tài khoản của mình hoặc của khách hàng, dù tại sở giao dịch và trên thị trường không chính thức hoặc các giao dịch khác về: a. Công cụ thị trường tiền tệ (gồm séc, hoá đơn, chứng chỉ tiền gửi); b. Ngoại hối; 5 c. Các sản phẩm tài chính phái sinh, bao gồm nhưng không hạn chế các hợp đồng kì hạn hoặc hợp đồng quyền chọn; d. Các sản phẩm dựa trên tỉ giá hối đoái và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hoán vụ, hợp đồng tỉ giá kì hạn; đ. Chứng khoán có thể chuyển nhượng; e. Các công cụ có thể chuyển nhượng khác và các tài sản tài chính, kể cả kim khí quý. 7) Tham gia vào việc phát hành mọi chứng khoán, kể cả bảo lãnh phát hành và chào bán như đại lí (dù công khai hoặc theo thoả thuận riêng) và cung cấp dịch vụ liên quan tới việc phát hành đó; 8) Môi giới tiền tệ; 9) Quản lí tài sản, như tiền mặt hoặc quản lí danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lí đầu tư tập thể, quản lí hưu trí, dịch vụ bảo quản, lưu giữ và tín thác; 10) Các dịch vụ thanh toán và quyết toán tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ thanh toán khác; 11) Cung cấp và chuyển thông tin về tài chính, xử lí dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác; 12) Các dịch vụ tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác liên quan đến các hoạt động nêu trong điểm (1) đến (11), kể cả tham khảo và phân tích tín dụng, nghiên cứu, tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn mua sắm và về cơ cấu lại chiến lược doanh nghiệp. Như vậy, theo thông lệ quốc tế, dịch vụ ngân hàng là khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các hoạt động ngân hàng của một tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng trên thị trường vì mục tiêu lợi nhuận.1 1.2. Khái niệm giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại a. Sự ra đời của ngân hàng 1 Tạp chí Luật học số 12/2007 6 Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những người chủ sở hữu nó, tránh gây mất mát. Đổi lại, người chủ sở hữu phải trả cho người giữ một khoản tiền công. Khi công việc này mang lại nhiều lợi ích cho những người gửi, các đồ vật cần gửi ngày càng đa dạng hơn, và đa đại diện cho các vật có giá trị như vậy là tiền, dần dần, ngân hàng là nơi giữ tiền cho những người có tiền. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về t