Khủng hoảng kinh tế Việt Nam 2008 - Sự sai lầm về chính sách và vai trò của tập đoàn kinh tế quốc doanh

Năm 2007 đã để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử kinh tế khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007 sau khi gói đề nghị của Việt Nam được Đại Hội đồng của WTO chấp nhận vào ngày 7 tháng 11 năm 2006. Đối với giới lãnh đạo chính trị và dân chúng Việt Nam, trở thành thành viên WTO là cuộc vượt rào cản cuối cùng để Việt Nam hoàn toàn có thể hòa nhập với cộng đồng thế giới, đặc biệt khi mà Mỹ lúc đó vẫn có khả năng ngăn chận chuyện này, và như thế chặn đường phát triển kinh tế của Việt Nam nhằm mục đích đòi hỏi các nhân nhượng về chính trị. Việc gia nhập WTO do đó được các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam coi là một thắng lợi lớn. Và như tất cả các cuộc thắng lợi lớn trong quá khứ, dù là đối với Pháp hay với Mỹ, họ như được uống liều thuốc thánh, trở nên mê hoặc với các kế hoạch vĩ đại bất chấp thực tế. Lần này, chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin rằng việc nhanh chóng bắt kịp các nước trong khu vực đã nằm trong tầm tay. Kế hoạch năm 2008 đặt mục tiêu tăng GDP ở mức 8.5-9%, bằng cách vừa tập trung kêu gọi nước ngoài đầu tư trực tiếp và đầu tư tài chính gián tiếp, vừa tăng cường vai trò của các tập đoàn quốc doanh và các công ty con của chúng bằng cách cung cấp đất công, tiền ngân sách và tín dụng một cách dễ dãi. Về mặt chính trị, nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất có thể đã tin rằng kế hoạch kinh tế này sẽ được sự ủng hộ của đảng viên và các chính quyền địa phương cả nước bởi vì nó mang lại lợi ích cho họ qua việc phát triển của các tập đoàn và tổng công ty quốc doanh bằng cách cấp tiền vốn ngân sách, phân phát quyền sử dụng đất, tạo ra cổ phần trong hàng trăm các công ty nửa tư nửa công mà các tập đoàn và tổng công ty nhanh chóng dựng nên. Nhưng ngay trong năm 2008 kế hoạch này cũng nhanh chóng,làm lạm phát nhảy vọt, thị trường chứng khoán suy sụp và nền kinh tế bị đe dọa trầm trọng bởi khả năng xảy ra khủng hoảng cán cân thanh toán. Việc này chưa làm mất ghế, nhưng đã làm mất uy tín của vị thủ tướng trẻ, người hình như có đầy tham vọng tập trung quyền điều hành kinh tế vào cá nhân mình. Vào tháng 11 năm 2008, chính phủ Việt Nam đã phải giảm chỉ tiêu tăng GDP xuống 6,7%,[1] nhưng rồi cuối cùng cũng chỉ đạt được 6,2%. Phần đầu của bài viết sẽ đánh giá những nét quan trọng về kết quả đạt được trong nền kinh tế. Phần này sẽ là cơ sở để tìm hiểu về hệ quả chính trị có thể có trong phần hai.

doc23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2183 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khủng hoảng kinh tế Việt Nam 2008 - Sự sai lầm về chính sách và vai trò của tập đoàn kinh tế quốc doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khủng hoảng kinh tế Việt Nam 2008: sự sai lầm về chính sách và vai trò của tập đoàn kinh tế quốc doanh* Vũ Quang Việt *Đây là bản viết lại bài “Vietnam’s Economic Crisis: Policy Follies and the Role of State-Owned Conglomerates” trong Southeast Asian Affairs 2009, tr. 389-417 Nhập đề Năm 2007 đã để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử kinh tế  khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007 sau khi gói đề nghị của Việt Nam được Đại Hội đồng của WTO chấp nhận vào ngày 7 tháng 11 năm 2006. Đối với giới lãnh đạo chính trị và dân chúng Việt Nam, trở thành thành viên WTO là cuộc vượt rào cản cuối cùng để Việt Nam hoàn toàn có thể hòa nhập với cộng đồng thế giới, đặc biệt khi mà Mỹ lúc đó vẫn có khả năng ngăn chận chuyện này, và như thế chặn đường phát triển kinh tế của Việt Nam nhằm mục đích đòi hỏi các nhân nhượng về chính trị.  Việc gia nhập WTO do đó được các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam coi là một thắng lợi lớn.  Và như tất cả các cuộc thắng lợi lớn trong quá khứ, dù là đối với Pháp hay với Mỹ, họ như được uống liều thuốc thánh, trở nên mê hoặc với các kế hoạch vĩ đại bất chấp thực tế. Lần này, chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin rằng việc nhanh chóng bắt kịp các nước trong khu vực đã nằm trong tầm tay. Kế hoạch năm 2008 đặt mục tiêu tăng GDP ở mức 8.5-9%, bằng cách vừa tập trung kêu gọi nước ngoài đầu tư trực tiếp và đầu tư tài chính gián tiếp, vừa tăng cường vai trò của các tập đoàn quốc doanh và các công ty con của chúng bằng cách cung cấp đất công, tiền ngân sách và tín dụng một cách dễ dãi. Về mặt chính trị, nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất có thể đã tin rằng kế hoạch kinh tế này sẽ được sự ủng hộ của đảng viên và các chính quyền địa phương cả nước bởi vì nó mang lại lợi ích cho họ qua việc phát triển của các tập đoàn và tổng công ty quốc doanh bằng cách cấp tiền vốn ngân sách, phân phát quyền sử dụng đất, tạo ra cổ phần trong hàng trăm các công ty nửa tư nửa công mà các tập đoàn và tổng công ty nhanh chóng dựng nên. Nhưng ngay trong năm 2008 kế hoạch này cũng nhanh chóng,làm lạm phát nhảy vọt, thị trường chứng khoán suy sụp và nền kinh tế bị đe dọa trầm trọng bởi khả năng xảy ra khủng hoảng cán cân thanh toán. Việc này chưa làm mất ghế, nhưng đã làm mất uy tín của vị thủ tướng trẻ, người hình như có đầy tham vọng tập trung quyền điều hành kinh tế vào cá nhân mình. Vào tháng 11 năm 2008, chính phủ Việt Nam đã phải giảm chỉ tiêu tăng GDP xuống 6,7%,[1] nhưng rồi cuối cùng cũng chỉ đạt được 6,2%. Phần đầu của bài viết sẽ đánh giá những nét quan trọng về kết quả đạt được trong nền kinh tế. Phần này sẽ là cơ sở để tìm hiểu về hệ quả chính trị có thể có trong phần hai.      I.  Thành tích kinh tế Tăng trưởng kinh tế Nói về GDP, kinh tế Việt Nam có những thành tích khá, tính từ năm 2002. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2002-2007 là 8,1%. Mặc dù không quá thấp hơn tốc độ bình quân hàng năm của Trung Quốc (là 8,8%), tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cao hơn bình quân của Ấn Độ (6,8%).  Nói chung, tốc độ của Việt Nam là cao hơn hầu hết các nước khác ở Đông Nam Á (xem Bảng 1). BẢNG 1 Tốc độ tăng GDP và lạm phát ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ, 2002-2007 Quốc gia  GDP 2007 (tỷ USD)  GDP đầu người năm 2007 (USD)  Bình quân năm  2002- 2007  2002  2003  2004  2005  2006  2007      Tốc độ tăng GDP  Tốc độ lạm phát năm tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI)   Brunei  12  31,759  1.7  -2.3  0.3  0.9  1.2  0.1  0.3   Cambodia  9  598  11.4  3.2  0.3  3.9  5.8  4.7  -   Indonesia  433  1,869  5.5  11.9  6.8  6.1  10.5  13.1  6.4   Lào  4  711  6.9  10.2  16.0  10.8  6.8  7.3  -   Malaysia  187  7,027  6.0  1.8  1.1  1.4  3.1  3.6  2.0   Myanmar  19  379  5.4  57.1  36.6  4.5  10.5  18.9  34.6   Philippines  144  1,639  5.5  3.0  3.5  6.0  7.6  6.3  2.8   Singapore  161  36,370  7.1  -0.4  0.5  1.7  0.5  1.0  2.1   Thailand  245  3,841  5.6  0.6  1.8  2.8  4.5  4.6  2.2   Viet Nam  71  815  8.1  3.9  3.2  7.8  8.4  7.4  8.3   Ấn Độ  1,141  976  6.8  4.3  3.8  3.8  4.2  6.2  6.3   Trung Quốc  3,400  2,604  8.8  -0.8  1.2  3.9  1.8  1.5  4.8   Nguồn: Số liệu GDP và CPI ở các nước Đông Nam Á là từ ASEAN Secretariat, nhưng CPI của Việt Nam là số liệu đã điều chỉnh lại củaTổng cục Thống kê Việt Nam. Số liệu GDP bình quân đầu người, GDP bằng USD là từ Cục Thống kê LHQ. CPI của TQ và Ấn Độ là từ Asian Development Bank (ADB).   Các chỉ tiêu khác cũng cho thấy kinh tế Việt Nam nói chung là tốt, ít nhất là đến cuối năm 2006, mặc dù nhiều dấu hiệu xấu đã xuất hiện từ năm 2004, đòi hỏi sự điều chỉnh chính sách tiền tệ và các chính sách liên quan khác. Những dấu hiệu xấu này là lạm phát và thiếu hụt cán cân thương mại quốc tế tăng cao, do chính sách phát hành tiền và mở rộng tín dụng.  Lạm phát tăng từ dưới mức 4% hàng năm trước năm 2004 lên khoảng 7-8% từ năm 2005 và năm 2006, rồi sau đó tăng mạnh hơn nữa. Cán cân thương mại trở nên âm, ở mức khá cao, hơn 5%. Cũng vào thời kỳ này, may mắn là mức nợ nước ngoài so với GDP tương đối thấp và tiền trả nợ hàng năm cũng thấp, tất cả là vì các nước đã xóa nợ cho Việt Nam. Dự trữ ngoại tệ tăng lên đạt khoảng 20,7 tỷ US vào tháng 6 năm 2008, dù vậy cũng rất thấp, chỉ đủ 3 tháng nhập khẩu.[2] Thành quả kinh tế có thể coi là quan trọng nhất là việc giảm tỷ lệ dân số nghèo đói từ 37% năm 2000 xuống 19,4% năm 2004.[3]  Tuy vậy một nghiên cứu mới nhất cho thấy tỷ lệ nghèo đó 14.6% năm 2007 đã tăng lên 17% năm 2008, khi ngưỡng nghèo đói cá nhân được điều chỉnh lại theo lạm phát.[4] Điều này có nghĩa là lạm phát đã xóa đi một phần những thành quả đạt được kể từ năm 2004.  BẢNG 2 Các chỉ số quan trọng khác về kinh tế Việt Nam, 2000-2006  2000  2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007   Tốc độ tăng GDP (% )  6,8  6,9  7,1  7,3  7,8  8,4  8,2  8,3   Tích lũy /GDP (%)  29,6  31,2  33,2  35,4  35,5  35,6  36,8  41,7   Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tỷ USD)  1,1  1,3  1,4  1,4  1,6  1,9  2,3  6,6   Đầu tư gián tiếp tài chính (tỷ USD)*  0  0  0  0  0  0,9  1,3  6,2   Kiều hối (tỷ USD)  1,6  1,1  1,8  2,1  2,9  3,2  3,8  6,2   Thiếu hụt ngân sách nhà nước /GDP (%)  -4,3  -3,5  -2,3  -2,2  0,2  -1,1  -1,8  -5,4   Cán cân thương mại (tỷ USD)  1,2  1,5  -3,0  -6,5  -8,5  -4,6  -4,6  -14,6   Cán cân thanh toán (tỷ USD)  3,6  2,1  -1,7  -4,9  -3,5  -1,1  -0,3  -9,8   Chỉ số giá tiêu dung -CPI (%)  -1,6  -0,04  3,9  3,2  7,8  8,4  7,4  8,3   Tốc độ tăng tiền – M2 (%)  39,0  25,5  17,6  24,9  29,5  29,7  33,6  46,0   Tốc độ tăng tín dụng (%)  73,3  23,2  25,5  32,1  37,1  34,7  24,7  50,2   Nợ thêm nước ngoài trung và dài hạn – thuần (net) (tỷ USD)   0,1   0,5  1,2  0,9  1,0  2,0   Tổng nợ nước ngoài (tỷ USD)  12,8  12,6  13,3  16,0  18,0  19,2  20,2    Tổng nợ nước ngoài /GDP (%)  41,7  40,5  38,7  41,0  40,5  37,7  33,2    Nợ trả hàng năm/xuất khẩu (%)  8,9  7,8  6,7  3,6  2,7  2,8  2,2  2,4   Dự trữ ngoại tệ (tỷ USD)  3,4  34  4,1  6,2  7,0  9,0  13,3  20,7   Tỷ lệ dân số nghèo đói  37  32  28,9  …  19,5    14,6   Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam và Ngân hàng châu Á (ADB). Ghi chú: Bao gồm cả cố phiếu và trái phiếu Việt Nam phát hành (thí dụ gồm cả US$750 triệu trái phiếu chính phủ phát hành năm 2005 để cấp vốn cho Vinashin).   Với thành tích phát triển kinh tế tốt và với việc trở thành thành viên WTO, Việt Nam tưởng như mở ra thời kỳ thu hút mạnh đầu tư nước ngoài (FDI) và chính vì thế mà báo chí Việt Nam đã nói đến thời cơ vàng cho quốc gia mình. FDI thực hiện tăng gần gấp ba trong một năm từ 2,3 tỷ USD năm 2006 lên 6,6 tỷ USD năm 2007 (coi Bảng 2). Chỉ số chứng khoán nhảy vọt tới hơn 300% từ 300 đầu năm 2006 lên 1.150 đầu năm 2007 khi Việt Nam chính thức trở tham gia WTO (coi Bảng 1). Tuy nhiên thời cơ vàng dường như đã trở thành giấy lộn vì chính sách kinh tế sai lầm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa đến tình trạng lạm phát nghiêm trọng và khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán, những điều mà bài viết sẽ phân tích sau. Thị trường chứng khoán gần như sụp đổ khi chỉ số chứng khoán Việt Nam tụt đến điểm 345 vào ngày 24 tháng 10 năm 2008. HÌNH 1 Chỉ số chứng khoán Việt Nam  Nguồn: Vietstock. Lạm phát Tốc độ lạm phát ở hầu hết các nước trong thời điểm năm 2008 nói chung cao hơn trước nhưng vẫn ở mức có chấp nhận được, trong khi những gì xảy ra ở Việt Nam thì ngược lại. Ở các nước phát triển cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 2,2% năm 2006 lên 3,5% 2007 trong khi ở các nước đang lên châu Á lạm phát tăng từ 2,2% lên 4,8% trong cùng thời kỳ.[5] Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ số CPI đã là 8,3% năm 2007 và vọt lên 23,15% trong 10 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007. Vào tháng 5 năm 2008 lạm phát đạt mức cao nhất tính từ năm 2000  ̶  ở mức 3,9% so với tháng trước đó và nếu tính theo năm thì ở mức 60%. Lạm phát rõ ràng là do tăng mức phát hành tiền và tăng tín dụng quá trớn trong năm  2007 đạt mức tăng 48% và 50%  theo từng loại tương ứng so với năm trước. Lạm phát giảm xuống vào tháng 9 và tháng 10 năm 2008 vì chính sách thắt cổ mức tăng tín dụng – chỉ tăng ở mức 18% so với 30% cùng kỳ của năm 2007.[6] HÌNH 2 Tốc độ tăng lạm phát ở Việt Nam vào năm 2007 và 2008 (từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008)  Nguồn: Tổng cục Thống kê. HÌNH  3 Tốc độ tăng hàng năm về cung tiền (M2) và tín dụng từ 1993 đến 2007  Nguồn: Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Châu Á (ADB). Như vậy lạm phát đã là mối đe dọa kể từ năm 2004 khi đó lạm phát ở mức 9,7% năm 2004,  8,8% năm 2005 và 7,5% năm 2006; những mức này đều cao hơn mức ở các nước có buôn bán lớn với Việt Nam, dù ở châu Á hay các vùng khác, và ngày càng trở nên trầm trọng hơn kể từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành Thủ tướng vào ngày 26 tháng 6 năm 2006 với chính sách nhằm đạt được chỉ số GDP thật cao. Tình trạng lạm phát nhảy vọt vừa qua là kết quả của nhiều yếu tố: chính sách bơm tín dụng cho doanh nghiệp quốc doanh,  sự kiện tư bản tài chính nước ngoài ồ ạt đổ vào do các báo chí tài chính quốc tế thổi phồng về viễn tượng phát triển ở Việt Nam, kế hoạch kinh tế rầm rộ của những người nắm quyền và sự xông xáo không đắn đo nắm lấy cơ hội làm tiền của những người có quan hệ, và dĩ nhiên là tình trạng thiếu khả năng xử lý cũng như không muốn xử lý đúng lúc của những người cầm quyền ở Việt Nam. Những vấn đề này nằm ngoài giới hạn mà bài viết muốn phân tích nhưng cũng cần được nêu lên như những đề tài nghiên cứu trong tương lai. Các vấn đề này cũng là hậu cảnh cho việc phân tích các hệ quả chính trị có liên quan ở phần sau của bài viết. Cán cân thương mại quốc tế và cán cân thanh toán – vấn đề bắt nguồn từ yếu kém về điều hành và nỗi ám ảnh tốc độ tăng GDP Vấn đề lạm phát và cán cân thanh toán dường như là kết quả của nỗi ám ảnh quyết đạt tốc độ tăng GDP cao bằng chủ trương xây dựng tổng công ty nhà nước và các tập đoàn quốc doanh.   Để nhằm đạt tốc độ cao, tích lũy cũng đã được đẩy mạnh đạt tỷ lệ rất cao. Tỷ lệ tích lũy trên GDP tăng từ 29,6% năm 2000 lên 41,7% năm 2007, điều hiếm có trong lịch sử kinh tế thế giới (coi Bảng 2).  Tuy nhiên so với Trung Quốc và Ấn Độ thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong thời kỳ này lại thấp hơn. Yếu kém về điều hành chính là lý do. Hệ số tích lũy trên tăng sản lượng (ICOR) ở Việt Nam rất cao,[7] trung bình là 5,2, nhưng chỉ đạt được tốc độ tăng GDP bình quân năm là 7,7%  trong khoảng 2000-2007.  Hệ số ICOR của Trung Quốc trong thời kỳ 2001-2006 là 3,9 với mức tăng GDP bình quân năm là 9,7%.  Còn Nam Hàn với hệ số ICOR là 3,0 nhưng đạt tốc độ tăng bình quân năm là 7,9% vào thời kỳ 1961-1980 tức là thời kỳ chuyển tiếp trước khi đạt mức được coi là có thu nhập cao. Thái Lan vào thời kỳ 1981-1995 đạt tốc độ tăng 8,1% với hệ số ICOR là 4,1.  Malaysia có hệ số ICOR là 4,6 và tốc độ tăng bình quân năm là 7,1% những năm 1981-1995.[8] Không có nước nào có hệ số ICOR tệ như Việt Nam, điều này chứng tỏ rằng nền kinh tế Việt Nam thiếu hiệu quả, năng suất rất thấp. BẢNG 3 Hệ số ICOR ở Việt Nam  2001-2007 2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007   Hệ số ICOR  5,14  5,28  5,31  5,22  4,85  5,04  5,38   Nguồn: Tính từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.   Cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam tụt xuống mức khủng khoảng vào cuối năm 2007 vì chính sách đạt tốc độ tăng GDP cao và sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước. Thiếu hụt năm 2007 là 14 tỷ USD, bằng 19,8% GDP (coi Bảng 4), tăng gấp ba so với ba năm trước đó. Nếu mà không có quyết định của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam chận đứng ngay chính sách sai lầm của chính phủ (sẽ được phân tích kỹ hơn dưới đây) thì nhập siêu rất có thể sẽ đạt 30 tỷ USD vào cuối năm 2008, chắc chắn sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán với nước ngoài vì lúc đó dự trữ ngoại tệ chỉ có khoảng 22 tỷ USD, nhất là lúc tư bản tài chính đã chấm dứt đổ vào Việt Nam vì thị trường chứng khoán đã suy sụp. Số liệu 9 tháng đầu năm 2008 cho thấy nhập siêu đã giảm từ 3 tỷ USD một tháng vào tháng đầu năm xuống dưới 1 tỷ USD. Điều này là hệ quả của việc áp dụng  các mệnh lệnh hành chính nhằm ngăn chặn đầu tư và cắt tín dụng cho các tập đoàn quốc doanh, nhằm hãm phanh lạm phát. Dù với chuyển đổi chính sách giữa dòng nhằm ngăn chận nhập siêu như vậy, nhập siêu cũng đã ở mức 15 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, và cuối cùng vẫn đạt mức 18 tỷ USD vào cuối năm 2008, bằng 20% GDP: một tỷ lệ cực kỳ cao. Bảng 4 cho thấy thống kê chi tiết.  Qua thống kê ta cũng thấy là nhập siêu có nguyên nhân chính từ các nhà sản xuất Việt Nam chạy theo tốc độ tăng GDP, chứ không phải từ các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vì các nhà đầu tư nước ngoài có xuất siêu ngay cả trong 9 tháng đầu năm 2008. HÌNH 4 Cán cân thương mại 2000-2008 [9]  Nguồn: Số liệu năm là từ Tổng cục Thống kê; số liệu tháng là từ Bộ Công Thương. BẢNG 4 Xuất nhập khẩu hàng hóa trong 10 tháng đầu năm 2008 (triệu USD) 2008  Tổng xuất  Xuất của FDI  Tổng nhập  Nhập của FDI  Tổng cán cân xuất nhập  Cán cân xuất nhập của FDI   Tháng giêng  4.500  2.500  7.939  2.743  -3.439  2.497   Tháng hai  2.243  2.617  5.059  4.006  -2.816  -1.389   Tháng ba  6.283  2.441  7.394  2.102  -1.111  339   Tháng tư  5.235  3.030  8.968  2.644  -3.733  386   Tháng năm  5.137  2.852  8.457  3.472  -3.320  -620   Tháng sáu  6.297  3.480  6.653  2.366  -356  1.114   Tháng bảy  7.181  3.484  7.417  1.877  -236  1.607   Tháng tám  6.445  3..241  7.399  2.753  -954  488   Tháng chín  5.254  2.992  5.117  2.214  137  778   Tháng mười  5.199  -8  5.662  2.787  -463  -2.795   Tổng 10 tháng  53.774  26.629  70.065  24.224  -16.291  2.405   Nguồn:  Bộ Công Thương. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đúng là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã làm giảm tác hại của cuộc khủng hoảng ở Việt Nam trong năm 2008 và đã có lúc được quan chức nhà nước vin vào để biện bạch rằng không có gì phải sợ khủng hoảng cán cân thanh toán vì tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vào. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài thì vốn đăng ký dự án FDI được chấp nhận vào 10 tháng đầu năm 2008 lên tới 59,3 tỷ USD gấp 6 lần số vốn đăng ký năm 2007.  Điều này có vẻ vượt quá khả năng tưởng tượng vì chưa từng thấy trên thế giới, nhưng nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy là hầu hết các dự án là vào lãnh vực địa ốc, khu du lịch cao cấp, sản xuất thép và lọc dầu; cộng chung đã lên tới 45 tỷ USD (coi Bảng 5).[10]  Những dự án như thế này chắc chắn sẽ bị ngưng hoặc hủy bỏ vì tình hình nhu cầu thế giới không như trước và vốn sẵn có cũng không còn.  Ngoài ra cũng nên thận trọng khi đọc những con số của Việt Nam.  Loại trừ trò hứa hão vì mục đích khác thì các chủ dự án FDI cũng nhằm vào việc vay nguồn vốn từ trong nước. Khi tính vốn FDI như vậy cần phải loại trừ phần mà chủ dự án nước ngoài không bỏ vốn ra. Theo tin phân tích mới nhất của Viện Quản lý Trung ương thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư, trong số 10 tỷ USD được báo cáo là FDI thực hiện trong năm 2008 thì chỉ có 2,2 tỷ USD (tức là 22%) là thực sự do vốn chủ đăng ký nước ngoài đưa vào.[11]  Và theo đúng thông lệ thống kê Liên Hợp Quốc thì chỉ có 2,2 tỷ USD này mới có thể gọi là FDI. Phần vay mượn của công ty FDI là phần vay mượn của nền kinh tế Việt Nam vì công ty FDI là công ty thuộc thành phần kinh tế Việt Nam. Đối với cả năm 2008 con số nhập siêu hàng hóa là 18 tỷ USD.  Tuy nhiên theo IMF nhập siêu hàng hóa là 12,3 tỷ và nhập siêu dịch vụ là 2,3 tỷ như vậy tổng nhập siêu hàng hóa và dịch vụ chỉ có 14,6 tỷ,[12] Nguồn vốn chảy ra là gần 17 tỷ USD nếu cộng thêm chi trả nợ nước ngoài.  Trong khi vốn chảy vào là 7,3 tỷ kiều hối, 7,8 tỷ FDI cộng chung là 15,1 tỷ. Như vậy số thiếu hụt phải vay mượn chỉ có khoảng 2 tỷ.  Vấn đề được đặt ra như ở trên thì con số 7,8 tỷ USD có vẻ không tin cậy được; FDI theo như báo cáo phân tích của Viện Quản lý trung ương chỉ khoảng 2,2 tỷ.  Như vậy con số thiếu hụt lên đến 7 tỷ chứ không phải 2 tỷ. Phần này lấy ở đâu cũng khó hiểu: từ gối đầu giường của dân hay mượn của Trung Quốc vì nhập siêu từ Trung Quốc năm 2008 lên đến 11 tỷ USD?[13] BẢNG 5 Phân tích các dự án đăng ký FDI lớn được chấp thuận năm 2008 (tỷ USD) Dự án  Quốc gia  Được chấp thuận   Dự án khu liên hợp thép nhà máy điện và cảng biển tại Ninh Thuận  Malaysia  9,79   Dự án xây dựng cảng và nhà máy luyện kim tại Vũng Áng Hà Tĩnh  Đài Loan  7,9   Dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa  Nhật và Hòa Lan  6,2   Dự án khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên  Brunei  4,3   Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Tràm Bà Rịa – Vũng Tàu  Canada  4,23   Dự án hóa dầu Long Sơn Bà Rịa – Vũng Tàu  Thái Lan  4   Dự án khu đô thị – đại học quốc tế ở TP,HCM  Malaysia  3,5   Dự án tổ hợp nghỉ dưỡng sân golf ở Phú Quốc Kiên Giang  B,,,V Island  1,6   Dự án vui chơi giải trí khách sạn tại Vũng Tàu  Mỹ  1,3   Dự án khách sạn cao ốc sản xuất vi mạch phần mềm ở TP,HCM  Singapore  1,2   Dự án khu trung tâm tài chính ở TP,HCM  Malaysia  0,93   Tổng số   44,95   II.  Kinh tế chính trị trong hành động Cuộc tranh luận về lạm phát Việt Nam chịu đựng lạm phát cao gần suốt năm 2008, tính chung cho cả năm là 25%.  Tuy nhiên lạm phát đã tăng mạnh từ đầu năm 2007 và trở nên nghiêm trọng vào tháng 11 năm 2007 trở đi.  Lạm phát nhảy vọt vào tháng 12 năm 2007 và vào đầu năm 2008 tới mức hơn 50% nếu tính theo trung bình năm lúc đó.  Đáng lẽ ra đây chính là cơ hội tốt cho ông Nguyễn Tấn Dũng, người trở thành Thủ tướng vào 27 tháng 6 năm 2006, chứng tỏ khả năng điều hành kinh tế của mình. Nhưng ngược lại, ông lại bằng mọi cách đẩy mạnh chiến lược đạt tốc độ tăng GDP cao. Trong cuộc họp tháng 11 năm 2007 của Quốc hội, trong lúc bàn về chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng GDP, một số đại biểu bày tỏ sự lo lắng về lạm phát và đề nghị đặt mức lạm phát không quá 7%. Tuy nhiên chính phủ Thủ tướng Dũng vẫn cương quyết đặt chỉ tiêu đạt tốc độ tăng GDP 8,5-9,0% cho năm 2008 và sẵn sàng chấp nhận lạm phát cao.  Ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thay mặt Thủ tướng, thuyết phục Quốc hội rằng ở các nước đang phát triển tốc độ tăng trưởng cao bao giờ cũng kèm theo chỉ số lạm phát tăng cao và  “[n]ếu chúng ta giữ chỉ số giá thấp hơn 7% thì sẽ thấy một hiện tượng là Chính phủ điều hà