Kinh nghiệm xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình Âm nhạc lớp 8

Âm nhạc trong xã hội chúng ta được nuôi dưỡng trong cội nguồn vĩ đại của văn hoá âm nhạc dân gian các dân tộc Việt Nam, ngày nay đã đi vào trường THCS với tư cách là môn học độc lập. Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc cho học sinh trong trường THCS tôi nhận thấy Âm nhạc có vai trò rất quan trọng, nó là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của mỗi chúng ta. Đặc biệt đối với các em học sinh thì Âm nhạc là một phương tiện để tác động vào thể giới tinh thần của học sinh, qua đó giúp cho việc phát triển tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức và trí tuệ góp phần làm cân bằng, hài hòa các nội dung giáo dục chung. Và là một động lực lớn để các em học tập tốt hơn. Từ lâu việc dạy Âm nhạc trong các trường THCS ở nước ta còn mang tính truyền thụ kiến thức, đơn thuần. Phương pháp dạy học bộ môn còn chịu nhiều ảnh hưởng của cách dạy trong các trường nghệ thuật âm nhạc chuyện nghiệp. Đây là là môn học ít tiết trong trường THCS nên học sinh và phụ huynh vẫn còn coi nhẹ đó là một trong những nguyên nhân khiến các em học sinh chưa yêu thích bộ môn Âm nhạc . Nhiều giáo viên lên lớp soạn bài còn sơ sài, nghiên cứu bài chưa kĩ, sử dụng đồ dùng chưa linh hoạt, chưa nắm chắc được đặc trưng của bộ môn, chưa tìm cách thu hút, kích thích học sinh say mê học. Nhìn chung giáo viên ít có sự tìm tòi, tích luỹ “ vốn liếng” đề kiểm tra trắc nghiệm môn Âm nhạc, chưa sưu tầm đề kiểm tra 15’, 45’, học kì của đồng nghiệp để tham khảo. Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Để giải quyết vấn đề ấy thì các khâu trong quá trình dạy học đều rất quan trọng mà chúng ta không thể xem nhẹ bất cứ khâu nào. Từ việc xác định mục tiêu dạy học, phương thức tổ chức các hoạt động học tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập, ở đây tôi chỉ đề cập một phần nhỏ của khâu đánh giá. Gần đây nhu cầu cải tiến hệ thống các phương pháp đánh giá chất lượng của các cấp học tăng lên càng nhiều các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh rất đa dạng, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm nhất định của nó, không có phương pháp nào là hoàn mĩ với mọi mục tiêu giáo dục. Có thể và nên sử dụng nhiều kĩ thuật khác nhau để đánh giá sự phát triển của một học sinh về môn Âm nhạc. Ở đây tôi chỉ đi vào một lĩnh vực kiểm tra trắc nghiệm đối với đối tượng học sinh lớp 8. Môn Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật, dùng âm thanh để diển tả tư tưởng, tình cảm của con người. Chính vì thế mà khi kiểm tra kiến thức đã học của học sinh thì lí thuyết ít được kiểm tra hơn thực hành ( Hát- Tập đọc nhạc ) và học sinh thiên về ôn tập học hát, ôn tập TĐN ít chú tâm đến lí thuyết Âm nhạc. Chính điều đó đã khiến tôi nảy sinh tìm cho mình một cách kiểm tra kiến thức nhanh nhất và có hiệu quả cao. 2. Cơ sở thực tiễn: Từ tình hình thực tế cho thấy học sinh chưa chú ý cao độ trong khi học và làm bài. Các em vẫn còn học lệch, thiên về các môn Toán- Lý- Hoá, Văn Sử -Địa, Ngoại ngữ và hầu hết các em mới chỉ có SGK, chưa có vở bài tập và các sách tham khảo, tranh ảnh các nhạc sĩ, tranh ảnh các loại nhạc cụ cho nên khi làm bài kiểm tra học sinh vẫn chưa thực hiện tốt các yêu cầu của đề bài. Trong tình hình thực tế câu hỏi trắc nghiệm cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều học sinh, nhiều khía cạnh khác nhau của kiến thức ( trong khi đó kiểm tra thực hành đòi hỏi thời gian, chuẩn bị nhiều hơn). Phạm vi kiểm tra đánh giá kiến thức khá rộng, vì thế có thể chống lại khuynh hướng “học lệch, học tủ”. Dùng câu hỏi truyền thống cung cấp một bài làm rõ ràng, người chấm có thể sửa câu, sửa lỗi chính tả, biết được khả năng tư duy, tổng hợp vấn đề, kết quả bài làm của học sinh nhiều khi phụ thuộc vào trạng thái tâm lí của người chấm hay phụ thuộc vào người xây dựng ba rem chấm bài. Nếu trong1 tiết kiểm tra theo kiểu cổ truyền chỉ nêu được vài ba câu hỏi mở thì với loại câu hỏi trắc nghiệm có thể kiểm tra sự lựa chọn được rất nhiều câu hỏi . Ưu điểm của phương pháp dùng câu hỏi trắc nghiệm đã được chứng minh nhưng trong thực tế giảng dạy ở THCS hiện nay, giáo viên chưa quen dùng câu hỏi trắc nghiệm ( đối với bộ môn Âm nhạc), có rất nhiều nguyên nhân: Do bộ môn này còn mới mẻ, do giáo viên còn chưa có phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm hoặc do giáo viên chưa đầu tư thời gian cho công việc chuẩn bị soạn, hoặc do cơ sở vật chất thiếu thốn chưa có điều kiện soạn hàng loạt câu hỏi trắc nghiệm . Trên cơ sở đó tôi lựa chọn mảng đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình Âm nhạc lớp 8”.

doc27 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3511 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh nghiệm xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình Âm nhạc lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 A. Đặt vấn đề 3 2 I. Lí do chọn đề tài 3 3 1. Cơ sở lí luận 3 4 2. Cơ sở thực tiễn 3 5 II. Mục đích nghiên cứu 4 6 B. Giải quyết vấn đề 4 7 I. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4 8 1. Đối tượng nghiên cứu 4 9 2. Phương pháp nghiên cứu 4 10 II. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu 5 11 III. Những công việc thực tế đã làm 6 12 1. Lí thuyết 6 13 a. Khái niệm câu hỏi trắc nghiệm 6 14 b. Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm chủ quan 6 15 c. Những loại câu trắc nghiệm thường dùng 6 16 d. Cách soạn câu hỏi trắc nghiệm 8 17 e. Phương pháp trắc nghiệm có ưu điểm và nhược điểm 8 18 g. Kĩ thuật tổ chức baì trắc nghiệm trên lớp 9 19 h. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm 10 20 i. Đáp án 18 21 k. Một số yêu cầu khi thực hiện 21 22 2. Thực nghiệm 21 23 3. Kết quả thực nghiệm 22 24 4. So sánh đối chứng 22 25 IV. Bài học rút kinh nghiệm 23 26 V. Phạm vi áp dụng đề tài 23 27 VI. Những vấn đề còn bỏ ngỏ 23 28 C. Kết thúc vấn đề 24 29 I. Kết luận 24 30 II. Một số kiến nghị và đề xuất 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS môn Âm nhạc. Nhóm tác giả : Hoàng Long- Lê Minh Châu- Lê Tuấn Anh NXB GD 2. Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS môn Âm nhạc lớp 8 Nhóm tác giả : Hoàng Long- Lê Minh Châu- Lê Tuấn Anh NXB GD 3. Tuyển tập Văn hoá và Âm nhạc Trần Hoàn Nhóm tác giả : Dương Viết Á - Hiếu Giang- Thanh Nghị NXB văn hoá thông tin 4. Tâm đắc đôi điều về tác giả tác phẩm Nhóm tác giả : Đào Ngọc Dung- Đắc Quỳnh NXB Âm nhạc 5. Kiến thức môn hát nhạc phổ thông Nhóm tác giả : Trần Cường – Hàn Ngọc Bích – Cao Minh Khanh NXB giáo dục 6. Trịnh Công Sơn cuộc đời, âm nhạc , thơ, hội hoạ. NXB Sài Gòn 7. Mô-Da Bằng Việt NXB Văn Hóa 8. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn Âm nhạc. Nhóm tác giả : Hoàng Long- Lê Anh Tuấn . NXB GD. 9. Thực hành âm nhạc Lê Anh Tuấn NXB GD 10. Phát triển các phương pháp học tập tích cực. Trần Bá Hoành NXB GD A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận: Âm nhạc trong xã hội chúng ta được nuôi dưỡng trong cội nguồn vĩ đại của văn hoá âm nhạc dân gian các dân tộc Việt Nam, ngày nay đã đi vào trường THCS với tư cách là môn học độc lập. Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc cho học sinh trong trường THCS tôi nhận thấy Âm nhạc có vai trò rất quan trọng, nó là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của mỗi chúng ta. Đặc biệt đối với các em học sinh thì Âm nhạc là một phương tiện để tác động vào thể giới tinh thần của học sinh, qua đó giúp cho việc phát triển tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức và trí tuệ góp phần làm cân bằng, hài hòa các nội dung giáo dục chung. Và là một động lực lớn để các em học tập tốt hơn. Từ lâu việc dạy Âm nhạc trong các trường THCS ở nước ta còn mang tính truyền thụ kiến thức, đơn thuần. Phương pháp dạy học bộ môn còn chịu nhiều ảnh hưởng của cách dạy trong các trường nghệ thuật âm nhạc chuyện nghiệp. Đây là là môn học ít tiết trong trường THCS nên học sinh và phụ huynh vẫn còn coi nhẹ đó là một trong những nguyên nhân khiến các em học sinh chưa yêu thích bộ môn Âm nhạc . Nhiều giáo viên lên lớp soạn bài còn sơ sài, nghiên cứu bài chưa kĩ, sử dụng đồ dùng chưa linh hoạt, chưa nắm chắc được đặc trưng của bộ môn, chưa tìm cách thu hút, kích thích học sinh say mê học. Nhìn chung giáo viên ít có sự tìm tòi, tích luỹ “ vốn liếng” đề kiểm tra trắc nghiệm môn Âm nhạc, chưa sưu tầm đề kiểm tra 15’, 45’, học kì của đồng nghiệp để tham khảo. Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Để giải quyết vấn đề ấy thì các khâu trong quá trình dạy học đều rất quan trọng mà chúng ta không thể xem nhẹ bất cứ khâu nào. Từ việc xác định mục tiêu dạy học, phương thức tổ chức các hoạt động học tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập, ở đây tôi chỉ đề cập một phần nhỏ của khâu đánh giá. Gần đây nhu cầu cải tiến hệ thống các phương pháp đánh giá chất lượng của các cấp học tăng lên càng nhiều các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh rất đa dạng, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm nhất định của nó, không có phương pháp nào là hoàn mĩ với mọi mục tiêu giáo dục. Có thể và nên sử dụng nhiều kĩ thuật khác nhau để đánh giá sự phát triển của một học sinh về môn Âm nhạc. Ở đây tôi chỉ đi vào một lĩnh vực kiểm tra trắc nghiệm đối với đối tượng học sinh lớp 8. Môn Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật, dùng âm thanh để diển tả tư tưởng, tình cảm của con người. Chính vì thế mà khi kiểm tra kiến thức đã học của học sinh thì lí thuyết ít được kiểm tra hơn thực hành ( Hát- Tập đọc nhạc ) và học sinh thiên về ôn tập học hát, ôn tập TĐN ít chú tâm đến lí thuyết Âm nhạc. Chính điều đó đã khiến tôi nảy sinh tìm cho mình một cách kiểm tra kiến thức nhanh nhất và có hiệu quả cao. 2. Cơ sở thực tiễn: Từ tình hình thực tế cho thấy học sinh chưa chú ý cao độ trong khi học và làm bài. Các em vẫn còn học lệch, thiên về các môn Toán- Lý- Hoá, Văn Sử -Địa, Ngoại ngữ …và hầu hết các em mới chỉ có SGK, chưa có vở bài tập và các sách tham khảo, tranh ảnh các nhạc sĩ, tranh ảnh các loại nhạc cụ…cho nên khi làm bài kiểm tra học sinh vẫn chưa thực hiện tốt các yêu cầu của đề bài. Trong tình hình thực tế câu hỏi trắc nghiệm cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều học sinh, nhiều khía cạnh khác nhau của kiến thức ( trong khi đó kiểm tra thực hành đòi hỏi thời gian, chuẩn bị nhiều hơn). Phạm vi kiểm tra đánh giá kiến thức khá rộng, vì thế có thể chống lại khuynh hướng “học lệch, học tủ”. Dùng câu hỏi truyền thống cung cấp một bài làm rõ ràng, người chấm có thể sửa câu, sửa lỗi chính tả, biết được khả năng tư duy, tổng hợp vấn đề, kết quả bài làm của học sinh nhiều khi phụ thuộc vào trạng thái tâm lí của người chấm hay phụ thuộc vào người xây dựng ba rem chấm bài. Nếu trong1 tiết kiểm tra theo kiểu cổ truyền chỉ nêu được vài ba câu hỏi mở thì với loại câu hỏi trắc nghiệm có thể kiểm tra sự lựa chọn được rất nhiều câu hỏi . Ưu điểm của phương pháp dùng câu hỏi trắc nghiệm đã được chứng minh nhưng trong thực tế giảng dạy ở THCS hiện nay, giáo viên chưa quen dùng câu hỏi trắc nghiệm ( đối với bộ môn Âm nhạc), có rất nhiều nguyên nhân: Do bộ môn này còn mới mẻ, do giáo viên còn chưa có phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm hoặc do giáo viên chưa đầu tư thời gian cho công việc chuẩn bị soạn, hoặc do cơ sở vật chất thiếu thốn chưa có điều kiện soạn hàng loạt câu hỏi trắc nghiệm…. Trên cơ sở đó tôi lựa chọn mảng đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình Âm nhạc lớp 8”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trong tình hình thực tế của việc dạy môn Âm nhạc ở trường THCS hiện nay, nhất là trong tình trạng “học lệch, học tủ” của học sinh THCS, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm rèn cho học sinh kĩ năng nghe- hát- đọc – ghi và cảm thụ âm nhạc . Từ đó làm cho các em có thói quen học đều cả 3 phân môn( Hát- Nhạc lí, Tập đọc nhạc - Âm nhạc thường thức ) và yêu thích, hứng thú học bộ môn Âm nhạc hơn. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, nhất là chất lượng dạy và học Âm nhạc hiện nay. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu : Trong phạm vi của đề tài này tôi xây dựng, sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và lấy học sinh khối lớp 8 là đối tượng để nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu : Âm nhạc là môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả tư tưởng và tình cảm của con người. Chính vì thế mà khi nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình Âm nhạc lớp 8 có rất nhiều phương pháp, phải kể tới các phương pháp như: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu sách vở. + Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, hình ảnh. + Phương pháp ứng dụng. + Phương pháp trực quan. + Phương pháp trình bày tác phẩm âm nhạc. + Phương pháp điều tra. + Phương pháp kiểm tra. + Phương pháp so sánh đối chứng. ... * Phương pháp nghiên cứu tài liệu sách vở: Tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và tham khảo nhiều loại sách có liên quan đến môn Âm nhạc để rút kinh nghiệm phục vụ cho công tác dạy và học. * Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, hình ảnh: - Qua các lần làm album ảnh, sưu tầm tranh ảnh các nhạc sĩ để giảng dạy tôi đã làm tư liệu cho mình: Tranh ảnh các nhạc sĩ, nhạc cụ . - Sưu tầm khai thác thông tin các bài viết từ truyện, báo, tạp chí, truyền hình, internet… *Phương pháp ứng dụng : Khi nghiên cứu vấn đề này tôi đã đưa các câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh làm trong các đợt kiểm tra vào giữa kì I, cuối kì I và đầu kì II. Sau đó tôi rút ra bài học và làm câu hỏi sát với thực tế, để đảm bảo cho tất cả các đối tượng học sinh đều làm được. * Phương pháp trực quan: Sử dụng phương tiện cho hs nghe bài hát, bản nhạc qua đài cassette hoặc băng , đĩa hình. * Phương pháp trình bày tác phẩm : GV trình bày bài hát một cách trọn vẹn, có cảm xúc thể hiện đúng tính chất bài hát. II. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU Bài viết này được áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS từ năm 2006-2007. Chương trình SGK lớp 8 môn Âm nhạc nói riêng đã đổi mới, bản thân tôi cũng trực tiếp giảng dạy bộ môn này nên tôi đã nghiên cứu soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho chương trình Âm nhạc lớp 8. Qua đó cũng thấy được những kinh nghiệm rút ra những bài học để nâng cao kiến thức cho mình, hy vọng các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo và trao đổi. Dưới đây là số liệu điều tra cuối năm học 2005 -2006 : Lớp Sĩ số Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 6A 38 11 28,9 09 23,7 16 42,1 02 5,3 6B 40 09 22,5 10 25,0 17 42,5 04 10,0 6C 40 10 25,0 09 22,5 16 40,0 05 12,5 6D 40 08 20,0 13 32,5 14 35,0 05 12,5 Tổng 158 38 24,1 41 25,9 63 39,9 16 10,1 D­íi ®©y lµ sè liÖu ®iÒu tra cuèi n¨m häc 2006 -2007 : Lớp Sĩ số Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 7A 38 12 31,6 10 36,3 14 36,8 02 5,3 7B 40 09 22,5 11 27,5 17 42,5 03 7,5 7C 40 11 27,5 12 30,0 13 32,5 04 10,0 7D 40 09 22,5 12 30,0 17 42,5 02 5,0 Tổng 158 41 25,9 45 28,5 61 38,6 11 7,0 Sè liÖu ®iÒu tra kh¶o s¸t ®Çu k× I n¨m häc 2007 - 2008: Lớp Sĩ số Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 8A 38 11 20,9 12 31,6 12 31,6 03 7,9 8B 40 07 17,5 13 32,5 15 37,5 05 12,5 8C 40 09 22,5 11 27,5 15 37,5 05 12,5 8D 40 07 17,5 10 25,0 20 50,0 03 7,5 Tổng 158 34 21,5 46 29,2 62 39,2 16 10,1 III. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC TẾ Đà LÀM. 1. Lí thuyết: a. Khái niệm câu hỏi trắc nghiệm: Câu hỏi trắc nghiệm( test, viết tắt :T) trong giáo dục là phương pháp để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh(chú ý, tưởng tượng, ghi nhớ, thông minh, năng khiếu) hoặc để kiểm tra, đánh giá một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ của HS. Cho tới nay người ta thường hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ có phương án trả lời sẵn yêu cầu cho học sinh phải suy nghĩ, lựa chọn phương án trả lới đúng nhất dùng một số kí hiệu đơn giản nhất đã qui ước để trả lời. b. Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm chủ quan: + Trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo nhữngcâu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và yêu cầu học sinh phải chọn một câu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ. Loại này còn được gọi là câu hỏi đóng, được xem là khách quan vì chúng bảo đảm tính khách quan khi chấm điểm, không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của người chấm , trắc nghiệm khách quan được xây dựng sao cho mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng hoặc là một câu trả lời tốt nhất. Thực ra, tính khách quan ở đây cũng không tuyệt đối .Tính chủ quan của dạng trắc nghiệm này có thể nằm ở việc lựa chọn nội dung để kiểm tra và ở việc định ra những câu trả lời sẵn. + Trắc nghiệm chủ quan là dạng trắc nghiệm dùng những câu hỏi mở (còn gọi là câu hỏi tự luận), yêu cầu HS tự xây dựng câu trả lời. Câu trả lời có thể là một đoạn văn ngắn, một bài diễn giải hoặc một tiểu luận( ở cấp học trên). Dạng này là dạng truyền thống quen thuộc được xem là trắc nghiệm chủ quan vì việc đánh giá cho điểm có thể phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan người chấm, từ khâu xây dựng đáp án, biểu điểm, xác định các tiêu chí đánh giá đến khâu đối chiếu bài trả lời với đáp án, biểu điểm, với các tiêu chí đã định. c. Những loại câu trắc nghiệm thường dùng: c1.Câu lựa chọn đúng sai: Trước một câu dẫn xác định thông thường không phải là câu hỏi, học sinh trả lời câu đó đúng(Đ) hay sai(S). Loại câu trắc nghiệm này thích hợp để kiểm tra những sự kiện, cũng có thể dùng để kiểm tra về định nghĩa các khái niệm. Loại này đòi hỏi trí nhớ, ít có khả năng phân biệt HS giỏi với HS yếu kém. Tuy nhiên, nếu có kinh nghiệm thì cũng có thể soạn những câu hỏi suy nghĩ nhiều. Khi viết loại câu hỏi trắc nghiệm Đ- S, cần chú ý những điểm sau: Chọn câu dẫn nào mà một học sinh trung bình khó nhận ra là đúng -sai. Không nên trích nguyên văn những câu trong SGK. Cần đảm bảo tính đúng hay sai của câu dẫn là chắc chắn. Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả 1 ý độc nhất. Tránh dùng những cụm từ “tất cả”, “không bao giờ ”, “không một ai”, “ đôi khi”... Trong một bài trắc nghiệm không nên bố trí số câu đúng bằng số câu sai, không nên bố trí các câu đúng theo một trật tự nhất định có tính chu kì . c2. Câu nhiều lựa chọn : Mỗi câu hỏi nêu ra có 3 đến 5 câu trả lời sẵn, trong đó chỉ có một câu đúng hoặc đúng nhất. Nếu câu hỏi đúng sai chỉ có hai phương án trả lời để lựa chọn một thì câu nhiều lựa chọn có từ 3 đến 5 phương án trả lời để lựa chọn, tức là tăng khả năng chọn sai để phân biệt HS khá, giỏi với HS yếu, kém. Trong các câu trả lời sẵn chỉ có một câu là trả lời đúng hoặc đúng đắn và đầy đủ nhất. Những câu trả lời khác được xem là “gây nhiễu” hoặc “gài bẫy”. HS phải nắm vững kiến thức mới phân biệt được. Các câu “gây nhiễu” hoặc “gài bẫy” có vể bề ngoài đúng nhưng thực chất là sai hoặc chỉ đúng một phần. Loại câu hỏi nhiều lựa chọn được sử dụng rộng rãi nhất, kích thích suy nghĩ nhiều hơn loại câu đúng -sai, nhất là khi người biên soạn câu hỏi trắc nghiệm đã có nhiều kinh nghiệm. Khi viết loại câu hỏi trắc nghiệm này cần lưu ý những điểm sau : - Phần gốc có thể là một câu hỏi hoặc câu hỏi bỏ lửng và phần lựa chọn là loại bổ sung để phần gốc trở nên đủ nghĩa. - Phần lựa chọn nên là từ 3 đến 5, tuỳ trình độ kiến thức và tư duy của học sinh; cố gắng sao cho các câu “gài bẫy” đều hấp dẫn như nhau, đều dễ gây nhầm là câu đúng đối với những HS chưa hiểu rõ hoặc học chưa kĩ. Cần nhớ rằng những câu này không nhằm mục đích chính là “gây nhiễu” hoặc “gài bẫy” mà là để phân biệt HS giỏi với HS kém. - Tránh để cho ở một câu hỏi nào có hai câu trả lời đều là đúng, hoặc đúng nhất . - Tránh sắp xếp câu trả lời đúng nhất nằm ở vị trí tướng ứng như nhau ở mọi câu hỏi. Trong một số trường hợp có thể thêm phương án lựa chọn: Không câu trả lời nào là đúng nhất hoặc có hai câu trả lời nào đó đều có thể coi là đúng nhất để thêm khó lựa chọn, HS nào còn lưỡng lự sẽ lựa chọn. - Có thể chuyển một bài tập thành loại câu nhiều lựa chọn, mỗi trả lời là một đáp số , để HS suy nghĩ tính toán rồi lựa chọn. c3. Câu lựa chọn ghép đối: Loại này gồm 2 dãy thông tin. Một dãy là những câu hỏi . Một dãy là những câu trả lời(hay câu để lựa chọn). HS phải tìm ra câu trả lời ứng với câu hỏi. Chẳng hạn tên khái niệm ứng với định nghĩa khái niệm. Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi thích hợp với việc kiểm tra một nhóm kiến thức có liên quan gần gũi, chủ yếu là kiến thức sự kiện. Khi biên soạn loại câu hỏi trắc nghiệm này cần lưu ý mấy điểm sau: - Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một nhóm có liên quan, HS có thể dễ nhầm lẫn . - Dãy câu hỏi và câu trả lời không nên bằng nhau, nên có những câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn . - Thứ tự các câu trả lời không nên ăn khớp với thứ tự câu hỏi để gây thêm khó khăn cho sự lựa chọn . c4. Câu điền : Câu dẫn có thể để một vài chỗ trống... học sinh phải điền vào chỗ trống những cụm từ thích hợp. Loại trắc nghiệm này dễ biên soạn nhưng khó chấm, HS có thể điền những từ khác, ngoài dự kiến của đáp án. Trong khi biên soạn loại trắc nghiệm này cần lưu ý những điểm sai : - Bảo đảm mỗi chỗ để trống chỉ có thể điền một từ (hay một cụm từ ) thích hợp. - Từ phải điền nên là những thuật ngữ Âm nhạc và là từ có ý nghĩa trong câu . - Mỗi câu chỉ nên có một hoặc hai chỗ trống, được bố trí ở giữa hoặc cuối câu. Các khoảng trống nên có độ dài bằng nhau để HS không đoán được từ phải điền là dài hay ngắn. - Tránh những câu trích nguyên văn trong SGK vì sẽ khưyến khích học thuộc lòng . - Khi biên soạn một nhóm câu trắc nghiệm điền, nên cho các từ sẽ dùng để điền ( có thể thêm những từ không dùng đến) để HS không điền bằng những từ ngoài dự kiến, khó chấm. Trên đây là 4 loại câu trắc nghiệm khách quan thường dùng để kiểm tra kiến thức, trong đó được dùng phổ biến nhất là loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Ngoài ra, người ta còn dùng một vài loại câu trắc nghiệm khác như : c5. Câu trả lời ngắn: Câu hỏi yêu cầu học sinh tự tìm một câu trả lời ngắn gọn, có thể chỉ là một từ, một cụm từ hay một câu ngắn. Khi biên soạn loại câu trắc nghiệm này cần chú ý câu hỏi phải gọn, rõ, chỉ có một khả năng trả lời đúng, HS không phải trả lời dài dòng. c6. Câu hỏi bằng tranh, ảnh: Câu trắc nghiệm yêu cầu HS chú thích một vài chi tiết để trống trên một hình ảnh( tranh).Loại câu trắc nghiệm này HS ấn tượng và khắc sâu kiến thức cho HS. c7. Trắc nghiệm thái độ: Để thăm dò hoặc đánh giá thái độ, xu hướng hành vi của học sinh trong một lĩnh vực nào đó, người ta dùng thang xếp hạng hoặc thứ bậc. Số hạng/bậc là nhiều hay ít tuỳ thuộc từng vấn đề và tuỳ yêu cầu đánh giá. HS đánh dấu vào x vào cột phù hợp với ý kiến của mình. Khi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm thái độ này cần lưu ý : - Nên dùng những câu đơn giản , ngắn gọn. - Bảo đảm mỗi câu chỉ hàm một nghĩa. - Tránh dùng những câu phủ định kép( Ví dụ : Không thể không có) - Trong một bảng trắc nghiệm nên dùng cả những câu phủ định xen với những câu khẳng định. d. Cách soạn câu hỏi trắc nghiệm: - Mỗi câu hỏi cần liên hệ với một nhiệm vụ của mục tiêu trên câu trả lời đúng và các câu “ đánh lừa” phải tập trung một vấn đề. - Phần thân câu hỏi hoặc câu dẫn cần rõ ràng, đơn giản. Khi đọc xong thân câu hỏi học sinh phải hiểu ngay nhiệm vụ phải làm gì? Sử dụng từ hỏi phải rõ ràng. - Khi dùng hình thức hỏi, chọn câu hỏi đúng sai cần gạch chân để học sinh không bị nhầm lẫn. - Khi soạn câu hỏi trắc nghiệm cần tính đến thời gian hoàn thành công việc, tránh thời gian thừa để học sinh ngồi chơi, hoặc số lượng câu hỏi nhiều quá, khó quá mà chỉ học sinh khá, giỏi mới làm được. - Khi soạn cần dựa vào số tiết của mỗi bài, số câu hỏi truyền thống của mỗi bài để soạn câu hỏi trắc nghiệm cho cân đối và đa dạng. e. Phương pháp trắc nghiệm có những ưu điểm, nhược điểm : + Ưu điểm: - Trắc nghiệm cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, đi vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức. Phạm vi kiểm tra của một bài trắc nghiệm là khá rộng, chống lại khuynh hướng “học tủ, học lệch”, chỉ tập trung vào một vài kiến thức trọng tâm ở vài bài trọng điểm. Trong một tiết kiểm tra cổ truyền chỉ nêu được vài ba câu hỏi mở thì với loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể nêu năm sáu chục câu hỏi, tăng thêm độ tin cậy trong đánh giá HS. - Trắc nghiệm tốn ít thời gian thực hiện; đặc biệt là khâu chấm bài . Biên soạn một bài trắc nghiệm thì mất nhiều thời gian nhưng khi tổ chức kiểm tra và chấm bài thì rất nhanh chóng. Với bài trắc nghiệm thì một giờ có thể chấm hàng trăm bài. Nếu chấm bằng máy thì càng nhanh. Ngày nay, các chương tr
Luận văn liên quan