Luận án Bản chất của năng lực lãnh đạo và nâng cao năng lực lãnh đạo của các CEO

CEO - Chief Executive Officer được coi là linh hồn của doanh nghiệp. Kể từ khi xuất hiện người CEO đầu tiên trên thế giới khoảng 150 năm trước, đến nay số lượng CEO ngày càng đông đảo. Với tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng của CEO đối với sự thịnh vượng của doanh nghiệp, sự tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, mối quan tâm đối với CEO ngày càng gia tăng, đã và vẫn sẽ còn là vấn đề thời sự. Mặc dù trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài CEO nhưng những nghiên cứu về tố chất, hành động lãnh đạo nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của CEO vẫn còn rất ít. Theo Katz & Kahn (1978); Norburn (1989), phần lớn những nghiên cứu về lãnh đạo tập trung vào đối tượng cấp trung như nghiên cứu của Bass (1981), đồng nghĩa với việc có rất ít nghiên cứu về lãnh đạo tậptrung vào đối tượng lãnh đạo cấp cao. Điều này có thể giải thích là do vai trò và hành vi của hai đối tượng lãnh đạo này thực sự khác nhau. Trong vòng 2 thập kỷ qua, các nghiên cứu về đội ngũ quản trị cấp cao và ảnh hưởng của họ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng gia tăng (Canella, 1997; Childs & Wolff, 1972; Finklestein & Hambrick, 1996; Waldman, Javidan, & Varella, 2004). Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng kết quả hoạt động của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ đến hành động và chất lượng lãnh đạo của CEO. Finkelstein(1992) cho rằng cần phải xem xét các tố chất lãnh đạo của đội ngũ quản trị cấp cao ảnh hưởng như thế nào tới đội ngũ cộng sự và tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Waldman, Javidan, Varella (2004) cho rằng “ngày càng có xu hướng cho rằng kết quả hoạt động của doanh nghiệp tốt hay xấu là do hành động của đội ngũ quản trị cấp cao”.

pdf167 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bản chất của năng lực lãnh đạo và nâng cao năng lực lãnh đạo của các CEO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế. Nghiên cứu sinh Trần thị Phương Hiền ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU, SƠ ĐỒ v PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Câu hỏi nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Ý nghĩa của nghiên cứu 4 5.1. Ý nghĩa khoa học 4 5.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 6. Các kết quả nghiên cứu 4 6.1.Những đóng góp chính 4 6.2. Những hạn chế 5 7. Bố cục của luận án 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN DẠNG CƠ HỘI NGHIÊN CỨU 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực lãnh đạo 6 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước 6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước 14 1.2. Nhận dạng cơ hội nghiên cứu 16 1.2.1. Khung lý thuyết về năng lực lãnh đạo 16 1.2.2. Nhận dạng cơ hội nghiên cứu 19 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CEO 21 2.1. Cơ sở lý thuyết về lãnh đạo và năng lực lãnh đạo 21 2.1.1.Cơ sở lý thuyết về lãnh đạo 21 2.1.1.1. Quan niệm về lãnh đạo 21 2.1.1.2. Các trường phải lý thuyết lãnh đạo – những quan điểm chính 22 2.1.1.3. Phân biệt lãnh đạo và quản trị 25 2.1.2. Cơ sở lý thuyết về năng lực lãnh đạo 26 2.1.2.1. Các quan điểm về ”năng lực” 26 2.1.2.2. Khái niệm năng lực lãnh đạo 28 2.1.2.3. Vai trò của năng lực lãnh đạo 28 2.2. Năng lực lãnh đạo của CEO 31 2.2.1. CEO và vai trò của CEO 31 2.2.1.1. Quan niệm về CEO 31 2.2.1.2.Vai trò của CEO 33 2.2.1.3. Đặc điểm lao động và tính chất công việc của CEO 35 2.2.1.4. Phân biệt CEO (manager) và nhà lãnh đạo (leader) 36 2.2.2. Năng lực lãnh đạo của CEO 37 2.2.2.1. Khái niệm năng lực lãnh đạo của CEO 37 2.2.2.2. Vai trò của năng lực lãnh đạo của CEO 38 2.2.2.3. Phân biệt năng lực quản trị và năng lực lãnh đạo của CEO 40 iii 2.3. Mô hình nghiên cứu của luận án 41 2.4. Các giả thuyết nghiên cứu 48 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 52 3.1. Nghiên cứu định tính 52 3.2. Nghiên cứu định lượng 56 3.3. Xây dựng thang đo 57 3.4. Các nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu 61 3.5. Thiết kế mẫu 63 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CEO VIỆT NAM 69 4.1. Khái quát về tình hình đội ngũ CEO Việt Nam 69 4.1.1.Tình hình chung về CEO Việt Nam 69 4.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu 74 4.2.Thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam 77 4.2.1. So sánh đánh giá năng lực lãnh đạo của CEO giữa bản thân CEO và những người ”sát sườn” 77 4.2.1.1. Về tố chất lãnh đạo cuả đội ngũ CEO 77 4.2.1.2. Về kiến thức chung về lãnh đạo cuả đội ngũ CEO 81 4.2.1.3. Về hành động lãnh đạo cuả đội ngũ CEO 83 4.2.2. Phân tích định lượng các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO ảnh hưởng tới kết quả hoạt động doanh nghiệp 90 4.2.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 90 4.2.2.2. Phân tích nhân tố 96 4.2.2.3. Phân tích hồi quy 107 4.3. Kết luận từ kết quả nghiên cứu 112 4.4. Gợi ý cho người nghiên cứu sau 115 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CEO VIỆT NAM 117 5.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu 117 5.2. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam 122 5.2.1. Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam dựa vào tố chất lãnh đạo 123 5.2.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam dựa vào kiến thức lãnh đạo 125 5.2.3. Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam dựa vào hành động lãnh đạo 128 5.2.4. Xây dựng khung năng lực lãnh đạo của CEO 134 5.2.5. Xây dựng bản đồ sự nghiệp của CEO 134 5.3. Kiến nghị nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam 136 5.3.1. Đối với Chính phủ 136 5.3.2. Đối với các hiệp hội, ngành nghề 136 5.3.3. Đối với các đơn vị hỗ trợ đào tạo 137 5.3.4. Đối với các doanh nghiệp 139 KẾT LUẬN 140 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 PHỤ LỤC 147 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CEO Chief Executive Officer WTO World trade organization UNDP United nations development programme LPI Leadership practices Inventory TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn LATS Luận án tiến sĩ DN Doanh nghiệp TTCK Thị trường chứng khoán HĐQT Hội đồng quản trị NLLĐ Năng lực lãnh đạo v DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Đặc trưng của năng lực lãnh đạo xuất hiện trong nghiên cứu của Bass Bảng 1.2: Các đặc trưng của năng lực lãnh đạo (Jeffrey D.Horey và Jon J.Fallesen) Bảng 1.3: Các tố chất lãnh đạo đã được phát hiện trong các nghiên cứu Bảng 1.4 : Các kiến thức lãnh đạo đã được đề cập trong các nghiên cứu Bảng 2.1 : Các quan niệm về lãnh đạo Bảng 2.2: Các quan điểm chính của các lý thuyết về lãnh đạo Bảng 2.3: Phân biệt lãnh đạo và quản trị Bảng 2.4 : Phân biệt CEO và nhà lãnh đạo Bảng 2.5: Các tố chất lãnh đạo của CEO trong nghiên cứu Bảng 2.6: Năm thành phần của hành động lãnh đạo của CEO trong nghiên cứu Bảng 2.7: Các chỉ số đo lường kết quả hoạt động doanh nghiệp Bảng 2.8: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận án Bảng 3.1: Tổng hợp biến của thang đo kết quả hoạt động doanh nghiệp Bảng 3.2: Tổng hợp biến và thang đo các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Bảng 3.3: Bảng thống kê lượng phiếu điều tra Bảng 3.4 : Thông tin chung về các đối tượng”sát sườn” tham gia trả lời bảng hỏi ( với những phiếu thu về hợp lệ) Bảng 4.1 : Tình hình đội ngũ CEO theo độ tuổi Bảng 4.2 : Tình hình đội ngũ CEO theo giới tính Bảng 4.3: Chuyên ngành được đào tạo đội ngũ CEO Bảng 4.4: Số năm kinh nghiệm ở chức vụ hiện tại của đội ngũ CEO Bảng 4.5: Trình độ học vấn của đội ngũ CEO Bảng 4.6 : Thông tin chung về các đối tượng”sát sườn” tham gia trả lời bảng hỏi Bảng 4.7: Tố chất lãnh đạo của đội ngũ CEO do bản thân CEO tự đánh giá vi Bảng 4.8 Tố chất lãnh đạo của đội ngũ CEO theo đánh giá của CEO và đội ngũ ”sát sườn” Bảng 4.9: Tổng hợp nhận định kiến thức chung về lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam Bảng 4.10: Độ tin cậy của thang đo KQHĐ ( sau khi loại biến) Bảng 4.11: Item-Total Statistics – KQHĐ Bảng 4.12: Độ tin cậy của thang đo tố chất lãnh đạo – BE Bảng 4.13: Item-Total Statistics tố chất lãnh đạo – BE Bảng 4.14: Độ tin cậy của thang đo kiến thức chung về lãnh đạo - KNOW Bảng 4.15: Item-Total Statistics kiến thức chung về lãnh đạo – KNOW Bảng 4.16: Độ tin cậy của thang đo hành động lãnh đạo – DO Bảng 4.17: Item-Total Statistics hành động lãnh đạo – DO Bảng 4.18: Kiểm định KMO và Bartlett tố chất lãnh đạo - BE Bảng 4.19: Phân tích chỉ số Eigenvalues của 15 biến quan sát trong bộ thang đo tố chất lãnh đạo - Total Variance Explained Bảng 4. 20: Rotated Component Matrixa Tố chất lãnh đạo Bảng 4. 21: Các biến quan sát thoả mãn tiêu chuẩn trong nghiên cứu của thang đo tố chất lãnh đạo - BE Bảng 4.22: Kiểm định KMO và Bartlett- thang đo KNOW Bảng 4.23: Phân tích chỉ số Eigenvalues của 3 biến quan sát trong bộ thang đo kiến thức lãnh đạo _ KNOW Total Variance Explained Bảng 4.24: Component Matrixa Kiến thức chung về lãnh đạo Bảng 4. 25: Các biến quan sát thoả mãn tiêu chuẩn trong nghiên cứu của thang đo kiến thức chung về lãnh đạo – KNOW Bảng 4.26: Kiểm định KMO và Bartlett- thang đo DO Bảng 4.27: Phân tích chỉ số Eigenvalues của 28 biến quan sát trong bộ thang đo hành động lãnh đạo - DO _ total Variance Explained Bảng 4.28: Rotated Component Matrixa Hành động lãnh đạo vii Bảng 4. 29: Các biến quan sát thoả mãn tiêu chuẩn trong nghiên cứu của thang đo hành động lãnh đạo - DO Bảng 4.30: Tổng hợp các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp Bảng 4.31: Ma trận hệ số tương quan (Correlations) Bảng 4.32: Tóm tắt mô hình( Model Summary) Bảng 4.33: ANOVAb Bảng 4.34: Coefficientsa Bảng 4.35: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết Bảng 5.1. Gợi ý trang bị kiến thức lãnh đạo cho đội ngũ CEO Việt Nam Bảng 5.2: Gợi ý cơ sở về xây dựng khung năng lực lãnh đạo của CEO Bảng 5.3 : Gợi ý xây dựng bản đồ sự nghiệp mẫu cho CEO Hình 1.1 Các yếu tố cấu thành năng lực (Bass, 1990) Hình 1.2: Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo (Campell,1977) Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của luận án Biểu đồ 4.1: Trình độ học vấn của đội ngũ CEO theo tỷ lệ. Biểu đồ 4.2: Nhận thức về tầm quan trọng của các tố chất lãnh đạo đối với CEO Biểu đồ 4.3: Thực trạng kiến thức lãnh đạo của đội ngũ CEO Biểu đồ 4.4: Năng lực “Phát triển nhân viên” của đội ngũ CEO Biểu đồ 4.5 : Năng lực “Làm gương cho cấp dưới” của đội ngũ CEO Biểu đồ 4.6 : Năng lực “Truyền nhiệt huyết” của đội ngũ CEO Biểu đồ 4.7 : Năng lực “Chấp nhận thử thách” của đội ngũ CEO Biểu đồ4.8 Năng lực “Tạo dựng tầm nhìn được chia sẻ” của đội ngũ CEO 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu CEO - Chief Executive Officer được coi là linh hồn của doanh nghiệp. Kể từ khi xuất hiện người CEO đầu tiên trên thế giới khoảng 150 năm trước, đến nay số lượng CEO ngày càng đông đảo. Với tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng của CEO đối với sự thịnh vượng của doanh nghiệp, sự tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, mối quan tâm đối với CEO ngày càng gia tăng, đã và vẫn sẽ còn là vấn đề thời sự. Mặc dù trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài CEO nhưng những nghiên cứu về tố chất, hành động lãnh đạo nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của CEO vẫn còn rất ít. Theo Katz & Kahn (1978); Norburn (1989), phần lớn những nghiên cứu về lãnh đạo tập trung vào đối tượng cấp trung như nghiên cứu của Bass (1981), đồng nghĩa với việc có rất ít nghiên cứu về lãnh đạo tập trung vào đối tượng lãnh đạo cấp cao. Điều này có thể giải thích là do vai trò và hành vi của hai đối tượng lãnh đạo này thực sự khác nhau. Trong vòng 2 thập kỷ qua, các nghiên cứu về đội ngũ quản trị cấp cao và ảnh hưởng của họ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng gia tăng (Canella, 1997; Childs & Wolff, 1972; Finklestein & Hambrick, 1996; Waldman, Javidan, & Varella, 2004). Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng kết quả hoạt động của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ đến hành động và chất lượng lãnh đạo của CEO. Finkelstein (1992) cho rằng cần phải xem xét các tố chất lãnh đạo của đội ngũ quản trị cấp cao ảnh hưởng như thế nào tới đội ngũ cộng sự và tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Waldman, Javidan, Varella (2004) cho rằng “ngày càng có xu hướng cho rằng kết quả hoạt động của doanh nghiệp tốt hay xấu là do hành động của đội ngũ quản trị cấp cao”. Ở Việt Nam xuất hiện tình trạng phổ biến ở các doanh nghiệp là thừa quản lý, thiếu lãnh đạo, thiếu những người có khả năng truyền cảm xúc, xác định tầm 2 nhìn và cuốn hút mọi nhân sự trong công ty. Quá trình nghiên cứu của tác giả cho thấy hiện ở Việt Nam đang tồn tại ba sai lầm phổ biến trong tư duy về quản lý và lãnh đạo: thứ nhất, suy nghĩ cho rằng quản lý là lãnh đạo và ngược lại; thứ hai, lãnh đạo ám chỉ những người ở vị trí cao nhất trong một cấu trúc tổ chức; thứ ba, lãnh đạo là thiên bẩm. Bên cạnh đó, các con số thống kê dưới đây đều cho thấy thực trạng đáng báo động về chất lượng lãnh đạo doanh nghiệp cũng như năng lực lãnh đạo và điều hành của CEO Việt Nam. Cụ thể: cuộc điều tra của Bộ Kế hoạch và đầu tư tại 63.000 doanh nghiệp ở 36 tỉnh thành chỉ ra 43,3% người chèo lái công ty có trình độ học vấn dưới cấp ba, 3,7% số chủ doanh nghiệp trình độ thạc sĩ trở lên. Khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển cũng chỉ ra 65% trong số 2.000 chủ doanh nghiệp tại Hà Nội từng là cán bộ lãnh đạo, công chức ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước được đề bạt, bổ nhiệm chức vụ hơn là vì những thành tích xuất sắc trong lãnh đạo; khoảng 15% CEO là những doanh nhân thuộc gia đình có truyền thống kinh doanh lâu đời; phần ít ỏi còn lại là CEO tự lực cánh sinh lớn lên [1]. Vấn đề đào tạo CEO có chất lượng được các chuyên gia kinh tế cho là chuyện cấp bách của Việt Nam khi đã gia nhập WTO. Cho đến nay, sau gần 30 năm đổi mới, chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thách thức và khó khăn lớn trong bối cảnh môi trường kinh doanh quốc tế, khu vực và trong nước đầy biến động, khủng hoảng trên diện rộng liên quan đến nhiều quốc gia, khu vực. Các CEO là người “đứng mũi chịu sào” sẽ phải chịu trách nhiệm lớn nhất điều hành con tầu doanh nghiệp ra khơi, gánh nặng này đang đặt trên vai các CEO. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn và doanh nghiệp Việt Nam đang phải nỗ lực tái cơ cấu như hiện nay, có lẽ, bên cạnh nỗ lực tái cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp, mỗi một nhân sự cũng cần phải tự nhìn lại và định vị lại năng lực của bản thân để có được sự tương thích với doanh nghiệp của mình trong nội tại cơ cấu mới mẻ ở tương lai. Thách thức lớn của CEO Việt Nam trong thế giới phẳng là các kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ, năng lực lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp, …Trong đó, năng lực lãnh đạo của CEO là nhân tố quyết định lớn đến sự thành công của tổ chức, 3 doanh nghiệp. Chính vì vậy, nghiên cứu và làm sáng tỏ bản chất của năng lực lãnh đạo và nâng cao năng lực lãnh đạo của các CEO là việc làm bức thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Sau gần 30 năm đổi mới và 6 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng đổi thay và phát triển, đóng góp quan trọng bậc nhất vào sự phát triển ấy không thể không kể đến đội ngũ CEO Việt Nam. Tác giả rất tâm đắc câu nói sau: “Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm lấy sứ mệnh đổi thay để góp phần đưa dân tộc Việt Nam vươn lên mạnh mẽ đua tranh cùng thế giới, điều mà thế hệ doanh nhân Nhật Bản và Hàn Quốc những năm 60,70 của thế kỷ trước đã làm để đổi thay dân tộc họ”. Để làm được điều tương tự như vậy đòi hỏi đội ngũ CEO Việt Nam phải có năng lực lãnh đạo, có trình độ, tiếp thu và vận dụng được tinh hoa quản trị thế giới kết hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong khuôn khổ luận án của mình, tác giả chọn chủ đề năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam để nghiên cứu và đề ra một số mục tiêu cơ bản sau:  Hệ thống hóa các quan điểm về lãnh đạo và năng lực lãnh đạo để làm rõ bản chất của năng lực lãnh đạo, làm rõ sự khác nhau căn bản giữa lãnh đạo và quản trị.  Hệ thống hóa các quan điểm về CEO, làm rõ đặc thù nghề CEO nói chung và đội ngũ CEO Việt Nam nói riêng.  Nhận diện yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam.  Phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam thông qua các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo và ảnh hưởng của nó tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp.  Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam . 3. Câu hỏi nghiên cứu Để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:  Đâu là yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam ? 4  Có sự khác biệt trong nhận thức và đánh giá về các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam giữa bản thân CEO và những người ”sát sườn”không?  Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam ảnh hưởng như thế nào tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp?  Làm thế nào để nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam? ( Đội ngũ “sát sườn” được hiểu là những người tương tác với CEO trực tiếp và thường xuyên nhất trong doanh nghiệp như: thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, trưởng/phó các phòng ban và đơn vị trực thuộc...) 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận án là các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, trong khoảng thời gian 2009 - 2012. 5. Ý nghĩa của nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa khoa học Luận án hệ thống hóa các quan điểm tiếp cận về năng lực và năng lực lãnh đạo, tạo cơ sở cho các nghiên cứu về lãnh đạo, đặc biệt là về năng lực lãnh đạo ở Việt Nam. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ CEO và sự cần thiết phải nâng cao năng lực lãnh đạo đội ngũ này để có thể điều hành doanh nghiệp thành công. Đồng thời, tác giả cũng kỳ vọng công trình nghiên cứu của mình cung cấp thêm những cơ sở để đội ngũ CEO Việt Nam đối chiếu với năng lực lãnh đạo của mình nhằm hoàn thiện khả năng “chèo lái” doanh nghiệp. 6. Kết quả nghiên cứu 6.1.Những đóng góp chính của nghiên cứu  Giúp các nhà quản trị Việt Nam nhận thức điểm giống và khác nhau giữa quản trị và lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn ở cương vị quản trị. 5  Nhấn mạnh vai trò của năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam, bên cạnh năng lực quản trị, điều hành.  Nhận diện cơ bản những điểm mạnh và điểm yếu về năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam.  Vận dụng lý thuyết lãnh đạo và kinh nghiệm thế giới, thông qua thu thập tài liệu, số liệu thống kê và khảo sát thực tế để tìm hiểu mối liên hệ của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam.  Giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ CEO và sự cần thiết phải nâng cao năng lực lãnh đạo đội ngũ này để có thể “chèo lái” doanh nghiệp thành công. Đồng thời, tác giả cũng kỳ vọng công trình nghiên cứu của mình cung cấp thêm những cơ sở để đội ngũ CEO Việt Nam đối chiếu với năng lực lãnh đạo của mình nhằm hoàn thiện khả năng lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp. 6.2. Những hạn chế của nghiên cứu  Về mặt thời gian: luận án chỉ thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2009-2012.  Về mặt không gian: số liệu khảo sát thu thập chỉ được thực hiện trên địa bàn Hà Nội – Việt Nam. Ngoài ra, luận án không tập trung nghiên cứu đối với một loại hình doanh nghiệp cụ thể. 7. Bố cục của luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và nhận dạng cơ hội nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu của luận án. Chương 3: Phương pháp luận nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam. Chương 5:Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN DẠNG CƠ HỘI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực lãnh đạo 1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước Trong lĩnh vực lãnh đạo có rất nhiều công trình nghiên cứu bàn luận và có những cống hiến nhất định và đều khẳng định rằng: tố chất, kiến thức, kỹ năng…là những thành tố làm nên thành công trong thuật lãnh đạo. Để tập trung vào những nội dung này, tác giả tìm hiểu công trình nghiên cứu có liên quan. Wright và Taylor (1984) trong công trình nghiên cứu ”nâng cao năng lực lãnh đạo” cho rằng: năng lực lãnh đạo liên quan đến khả năng gây ảnh hưởng, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng ra quyết định, khả năng nhận thức, kiềm chế/tự điều chỉnh, thu thập thông tin, thấu cảm, truyền thông phi ngôn ngữ. Đây là tập hợp các đặc tính và năng lực của người lãnh đạo. Robert (1991) với công trình nghiên cứu ”Những điều cốt yếu của lãnh đạo” tin rằng các năng lực mà người lãnh đạo cần phải có là: có chiến lược, khả năng đổi mới, khả năng đối mặt với những vấn đề phức tạp hay thay đổi. Vai trò của người lãnh đạo lúc này đó là nhà thiết kế, nhà sư phạm, nhà quản trị. Barach và Eckhardt (1996) với công trình ” lãnh đạo và công việc của người quản trị” tập trung ở khía cạnh cảm xúc cá nhân làm nên năng lực lãnh đạo, gồm: biểu tượng, sức quyến rũ, người gây nguồn cảm hứng. Người lãnh đạo luôn phải đối mặt với cảm xúc cá nhân khi xây dựng chiến lược
Luận văn liên quan