Luận án Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng Sông Hồng giai đoạn hiện nay

Trong suốt quá trình lãnh đạo giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy (BTVTU) quản lý. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ luôn đáp ứng yêu cầu cách mạng đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

pdf200 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng Sông Hồng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỚI VĂN TẶNG BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2015 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỚI VĂN TẶNG BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 6231 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS ĐỖ NGỌC NINH HÀ NỘI - 2015 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 01 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài 7 1.2. Các công trình khoa học ở Việt Nam 11 CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 21 2.1. Các tỉnh, ban thường vụ tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng và đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý 21 2.2. Tính liên tục, phát triển và bảo đảm tính liên tục, phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng - khái niệm, vai trò, nội dung, phương thức 43 CHƢƠNG 3: BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC, PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 63 3.1. Thực trạng nội dung bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở ĐBSH 63 3.2. Thực trạng phương thức bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở ĐBSH 78 3.3. Nguyên nhân và kinh nghiệm về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH 98 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2025 107 4.1. Thuận lợi, khó khăn, thách thức và mục tiêu, phương hướng tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng 107 4.2. Những giải pháp tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở ĐBSH 117 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC 165 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BTV BTVTU CNH, HĐH CNXH ĐBSH HTCT Chữ viết đầy đủ Ban thường vụ Ban thường vụ tỉnh ủy Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chủ nghĩa xã hội Đồng bằng sông Hồng Hệ thống chính trị HĐND Hội đồng nhân dân MTTQ NXB QPAN Mặt trận Tổ quốc Nhà xuất bản Quốc phòng an ninh UBND Ủy ban nhân dân 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt quá trình lãnh đạo giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy (BTVTU) quản lý. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ luôn đáp ứng yêu cầu cách mạng đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong thời kỳ cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được Đảng đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt kết quả quan trọng. Đội ngũ cán bộ đã có sự kế thừa, phát triển đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng, nhất là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), góp phần rất quan trọng vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, theo Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04-7-2007 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ, đội ngũ này bao gồm các chức danh: tỉnh ủy viên; ủy viên ban thường vụ (BTV), trưởng ban, phó trưởng ban của tỉnh ủy và tương đương; phó chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND), phó chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; bí thư, phó bí thư, ủy viên BTV huyện ủy và tương đương; bí thư, phó bí thư, ủy viên BTV đảng ủy khối trực thuộc tỉnh ủy; giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương; chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND các huyện và tương đương; chủ tịch, phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), cấp trưởng và cấp phó ban chấp hành các đoàn thể nhân dân tỉnh. Những cán bộ này, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đội ngũ cán bộ và đối với thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), nói chung và công cuộc đổi mới nói riêng. Đó là những người quyết định việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, xây dựng 6 đội ngũ cán bộ của tỉnh, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đây là vấn đề rất cần được nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và làm sáng tỏ về lý luận trong công cuộc đổi mới hiện nay. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh, thành phố trong cả nước là một bộ phận rất quan trọng, một trong những nhân tố quyết định tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ của Đảng. Bởi vậy, không thể không quan tâm nghiên cứu, tìm giải pháp khả thi bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh, thành phố. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) hiện nay gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, một địa bàn rộng lớn của nước ta. So với các khu vực khác, đây là vùng có vai trò rất quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh (QPAN) đối với cả nước. Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhiệm vụ chính trị của từng tỉnh đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ cán bộ, công chức ở các tỉnh. Thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên các tỉnh ĐBSH đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, đã tích cực đổi mới công tác cán bộ. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý được xây dựng có chất lượng, bước đầu bảo đảm tính liên tục và phát triển. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới ở ĐBSH, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý còn nhiều hạn chế, yếu kém và bất cập; tính liên tục và phát triển còn chưa thực sự được bảo đảm. Cụ thể là: tình trạng hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý đã xảy ra ở nhiều tỉnh, với mức độ khác nhau; số lượng, cơ cấu chưa thực sự hợp lý, ổn định, thể hiện tính liên tục và phát triển về cơ cấu chưa thể hiện rõ; đội ngũ cán bộ ở nhiều tỉnh chưa thể hiện rõ tính liên tục và phát triển về phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực tư duy, đề xuất những chủ trương, giải pháp mới và năng lực tổ chức thực tiễn; tình trạng suy thoái về phẩm chất trong một bộ phận cán bộ còn xảy ra... Việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, bất 7 cập: nhiều cấp ủy tỉnh chưa thực coi việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cán bộ; chưa thường xuyên chú ý bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ trong quá trình tiến hành các khâu của công tác cán bộ, nhất là khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ; ở nhiều nơi, việc phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT) trong bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ còn chưa được coi trọng và còn lúng túng... Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, tìm giải pháp phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới ở địa phương thật sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Để góp phần luận giải vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ “Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích luận án Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ này đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, chỉ rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH giai đoạn hiện nay. 8 - Khảo sát, đánh giá thực trạng bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay; chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm. - Đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu, khả thi tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đến năm 2025. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU ủy quản lý ở các tỉnh của ĐBSH, gồm các chức danh nêu trên, không nghiên cứu những cán bộ được BTVTU phối hợp quản lý (hiệp quản), như: chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng, chính ủy, phó chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ đội biên phòng tỉnh; giám đốc, phó giám đốc Công an tỉnh; trưởng các đơn vị (tương đương cấp sở) thuộc ngành dọc Trung ương quản lý hoạt động trên địa bàn tỉnh... - Địa bàn khảo sát, nghiên cứu: ở 9 tỉnh của ĐBSH là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, không nghiên cứu những vấn đề này ở thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng. - Thời gian nghiên cứu, khảo sát: từ năm 2005 đến nay, phương hướng, giải pháp luận án đề xuất có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận 9 Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về cán bộ, công tác cán bộ. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH và việc bảo đảm tính liên tục, phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở vùng này trong những năm qua, các báo cáo về công tác cán bộ của các tỉnh ủy ĐBSH; đồng thời luận án kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các phương pháp phân tích kết hợp với phương pháp tổng hợp; phương pháp lôgíc kết hợp với phương pháp lịch sử; phương pháp diễn dịch kết hợp với phương pháp quy nạp; điều tra xã hội học; chuyên gia, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Khái niệm: Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH là toàn bộ hoạt động của tỉnh ủy, BTVTU, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tổ chức trong HTCH từ tỉnh đến cơ sở và các lực lượng có liên quan thực hiện những công việc cần thiết, tạo nên sự biến đổi tiến lên, nối tiếp nhau, không giãn đoạn về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh. - Hai kinh nghiệm về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay: Một là, BTVTU tập trung giải quyết có kết quả cơ cấu đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, nhất là cơ cấu độ tuổi, giới tính, trình độ ngành nghề đào tạo đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý là nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý. Hai là, coi trọng thu hút, trọng dụng nhân tài; kế thừa và phát huy những kinh nghiệm của các thế hệ 10 cán bộ tiền nhiệm ở mỗi tỉnh sẽ tạo thuận lợi trong bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý. - Hai giải pháp tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH: Thứ nhất, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ. Thứ hai, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát và thực hiện chính sách cán bộ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH trong giai đoạn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các tỉnh ủy, các cấp ủy ở ĐBSH trong bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý. - Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn xây dựng Đảng ở các trường chính trị tỉnh ở ĐBSH. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 11 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong những năm qua, việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý đã thu hút khá nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu từ nhiều góc độ, khía cạnh, địa bàn khác nhau đạt được kết quả quan trọng. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, được thể hiện trong các tham luận hội thảo khoa học, tổng quan đề tài khoa học; luận án tiến sĩ; luận văn thạc sĩ... liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở NƢỚC NGOÀI 1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về cải cách công tác cán bộ, phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài Về vấn đề này, có hai cuốn sách đáng quan tâm: "Toàn thư công tác Đảng vụ" của Đảng Cộng sản Trung Quốc [22] và "Hồ Cẩm Đào, con đường phía trước" của Mã Linh, Lý Minh [54]. Thực hiện kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo thế hệ thứ năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tổ chức rà soát, sắp xếp nguồn tài nguyên cán bộ, đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo ở trong và ngoài nước. Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành cải cách mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ và gọi chung là chế độ nhân sự cán bộ. Trong đó, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý tập trung vào ba nhiệm vụ chính: (1) Sắp xếp tài nguyên cán bộ; (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị; (3) Xây dựng tập thể lãnh đạo có hạt nhân, đặc biệt quan trọng là ban lãnh đạo cấp cao nhất. Quan điểm và cũng là nguyên tắc rất quan trọng trong công tác cán bộ là Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo thống nhất công tác cán bộ, trong đó quan trọng nhất là đánh giá, khảo sát cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tiến cử cán bộ một cách dân chủ, rộng mở, chủ yếu là sự tiến cử, giới thiệu trước khi bổ nhiệm. Đảng Cộng sản 12 Trung Quốc đã xác định các giải pháp nhằm thu hút nhiều nhân tài trẻ, kể cả những người đang làm trong khu vực kinh tế tư nhân và có yếu tố nước ngoài vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng. Theo các tác Mã Linh, Lý Minh (Trung Quốc) đã sớm phát hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho một nhân tài trẻ tuổi thăng tiến vượt cấp, như trường hợp Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. Con đường đi đến đỉnh cao quyền lực của ông do nhiều yếu tố tạo nên: (1) Tài năng; (2) Sự phấn đấu; (3) Thời thế; (4) Sự sớm phát hiện, tiến cử và nâng đỡ, dìu dắt của một số lãnh đạo cấp cao thế hệ trước. Theo các tác giả, tài năng của Hồ Cẩm Đào có điều kiện phát triển rất thuận lợi vì có đường lối “bốn hóa” cán bộ của Đặng Tiểu Bình (cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa, chuyên môn hóa). Đến nay, Trung Quốc vẫn duy tri nghiêm quy định cán bộ lãnh đạo phải biết phát hiện và tiến cử người tài để đem lại lợi ích cho quốc gia. Nhiều nhà lãnh đạo cao cấp ở Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo có được “bậc thang tương đối dễ dàng hơn” một phần nhờ vào việc duy trì nghiêm quy định này. Những nội dung nội dung nêu trên có giá trị tham khảo tốt đối với luận án để đề xuất giải pháp. 1.1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các địa phƣơng Về nội dung này, có các công trình tiêu biểu: “Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” của Hạ Quốc Cường [20]; “Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo” của Triệu Gia Kỳ [49]; “Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt” của Tôn Hiểu Quần [61] và “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” của Chu Phúc Khởi [48]. Đây là các bài tham luận tại Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng đảng cầm quyền kinh nghiệm 13 của Việt Nam kinh nghiệm của Trung Quốc, ngày 16-18 tháng 12 năm 2004 tại Hà Nội. Các nhà khoa học tập trung làm rõ cơ sở lý luận của những vấn đề được đề cập trong bài tham luận của mình; sử dụng thực tiễn về công tác cán bộ ở Trung Quốc để minh chứng và làm rõ cơ sở thực tiễn; đề xuất các giải pháp phù hợp với Trung Quốc. Các giải pháp được các tác giả đưa ra có thể tham khảo đối với luận án, gồm: một là, tăng cường xây dựng tư tưởng lý luận, không ngừng đẩy mạnh sáng tạo lý luận, dùng chủ nghĩa Mác đang phát triển để chỉ đạo xây dựng Đảng. Hai là, luôn nắm chắc khâu quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ tố chất cao, coi trọng cao độ việc xây dựng đội ngũ nhân tài, ra sức tăng cường xây dựng ban lãnh đạo. Ba là, kiên trì bao quát toàn cục, điều hoà các mặt, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng ủy địa phương, gồm: kiện toàn và hoàn thiện thể chế lãnh đạo để đảng ủy địa phương đối với các lĩnh vực đời sống xã hội và các tổ chức trong HTCT, nhất là đối với chính quyền. Bốn là, coi trọng đưa cán bộ đến làm việc tại các địa phương; đi sâu cải cách chế độ lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền các cấp. Năm là, tăng cường giám sát cán bộ lãnh đạo về mọi mặt, nhất là trong hoạt động thực tiễn. Sáu là, tăng cường xây dựng chế độ hóa, quy phạm hóa về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu công tác cán bộ dự bị. Ngoài các công trình nêu trên, còn có các công trình của các nhà khoa học Lào: Luận án tiến sĩ: “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay” của Xỉnh Khăm Phom Ma Xay [109]; “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới” của Ních Khăm [58]; “Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới” của Khăm Phăn Phôm Ma Thắt [47]; “Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào quản lý trong giai đoạn h
Luận văn liên quan