Luận án Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía bắc nước ta hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục lý luận chính trị là “Quá trình tác động vào đối tượng bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quy luật, những quan điểm. nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm được những kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, về đường lối, chính sách của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận động những hiểu biết ấy vào cuộc sống” [141, tr.169]. Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” (1927), Người viết: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ Nam”[91, 289]. Vì thế, công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân luôn là nhiệm vụ quan trọng của Đảng trong các thời kỳ cách mạng. Người căn dặn: “Đảng phải chống thói xem nhẹ học tập lý luận. Vì không học tập lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không thấy xa trông rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng” [96, tr.280]. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn xác định giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, góp phần xây dựng, bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội. Từ thực tiễn công tác giáo dục lý luận chính trị, Đảng ta đã đưa ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị. Văn kiện đại hội XI xác định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT, giáo dục công dân trong hệ thống các trường chính trị, các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, nâng cao trình độ LLCT” [46, tr.256-257]. Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về việc Tiếp tục đổi mới việc học tập LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng xác định: Tiếp tục đổi mới việc học tập (bao gồm cả nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên ) LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân có tầm quan trọng chiến lược, cần đặt trong tổng thể của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo .

doc246 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía bắc nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN HUY NGỌC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY (Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN HUY NGỌC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY (Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc) Chuyên ngành: Công tác tư tưởng Mã số: 9 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Phạm Huy Kỳ HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Phạm Huy Kỳ. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là chính xác, trung thực, bảo đảm tính khách quan khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tin cậy. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Trần Huy Ngọc DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội LLCT : Lý luận chính trị MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9 I. Các công trình khoa học trong nước 9 II. Một số công trình khoa học của nước ngoài 26 III. Những kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 32 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 35 1.1. Phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 35 1.2. Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 62 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY 82 2.1. Đặc điểm các trường đại học và sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta 82 2.2. Thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục lý luân chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du miền núi phía Bắc nước ta hiện nay 90 2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay 134 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY 141 3.1. Quan điểm đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 141 3.2. Giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 147 KẾT LUẬN 181 TÀI LIỆU THAM KHẢO 186 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài 1.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục lý luận chính trị là “Quá trình tác động vào đối tượng bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quy luật, những quan điểm... nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm được những kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, về đường lối, chính sách của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận động những hiểu biết ấy vào cuộc sống” [141, tr.169]. Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” (1927), Người viết: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ Nam”[91, 289]. Vì thế, công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân luôn là nhiệm vụ quan trọng của Đảng trong các thời kỳ cách mạng. Người căn dặn: “Đảng phải chống thói xem nhẹ học tập lý luận. Vì không học tập lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không thấy xa trông rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng” [96, tr.280]. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn xác định giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, góp phần xây dựng, bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội. Từ thực tiễn công tác giáo dục lý luận chính trị, Đảng ta đã đưa ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị. Văn kiện đại hội XI xác định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT, giáo dục công dân trong hệ thống các trường chính trị, các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, nâng cao trình độ LLCT” [46, tr.256-257]. Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về việc Tiếp tục đổi mới việc học tập LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng xác định: Tiếp tục đổi mới việc học tập (bao gồm cả nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên) LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân có tầm quan trọng chiến lược, cần đặt trong tổng thể của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Phương pháp dạy học và học tập phải sinh động, mềm dẻo, có thực tiễn và phù hợp với từng cấp; tạo được sự hứng thú và có trách nhiệm cho người dạy và người học; người học thích đọc hơn, có trách nhiệm phải học; người dạy có hứng thú hơn, có trách nhiệm cao hơn. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 xác định phương hướng đổi mới mới phương pháp giáo dục LLCT: Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT theo hướng hiện đại, phù hợp đối tượng, đồng thời chú trọng nâng cao trình độ, rèn luyện phong cách, trau dồi bản lĩnh chính trị của đội ngũ giảng viên. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục LLCT, công tác nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, kết luận của Đảng theo hướng thiết thực, hiệu quả. 1.2. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Song mặt trái của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động theo hướng tiêu cực đến đời sống, làm băng hoại nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, làm thay đổi quan niệm, lối sống, phai nhạt lý tưởng, niềm tin của một bộ phận quần chúng nhân dân ta nói chung và thanh niên, sinh viên nói riêng. Sinh viên - những người được coi là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước đang có một số biểu hiện tiêu cực như: một bộ phận sinh viên suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, sống thiếu hoài bão lập thân lập nghiệp, thiếu bản lĩnh chính trị, thờ ơ chính trị, mơ hồ về chính trị Do đó, yêu cầu thực tiễn cấp bách đặt ra hiện nay là cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả giáo dục LLCT nhất là trong các trường đại học ở nước ta. Bởi, chính những tri thức LLCT, góp phần quan trọng vào việc hình thành trong mỗi sinh viên một thế giới quan khoa học, một nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng. Giáo dục LLCT có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển về nhận thức, nhân cách của sinh viên. Tuy nhiên, trong quá trình truyền bá, tiếp thu tri thức LLCT cho sinh viên trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, mà như Nghị quyết 37-NQ/TW đã chỉ rõ: “Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng LLCT còn hạn chế về chất lượng, trùng lặp về nội dung, chương trình, giáo trình; chậm đổi mới về phương pháp. Đấu tranh tư tưởng, lý luận chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đặc biệt trong điều kiện bùng nổ thông tin và phát triển mạng thông tin toàn cầu”. Đặc biệt là phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học thời gian qua còn chậm đổi mới hơn so hơn với thực tế phát triển của đất nước và thời đại trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) hiện nay. Thực tế này, đang đặt ra yêu cầu: Cần phải tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học ở nước ta hiện nay. 1.3. Khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta là vùng lãnh thổ rộng lớn nhất cả nước (chiếm khoảng 30,5% diện tích và chiếm khoảng 14,2% dân số cả nước), khu vực có vị trí kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng quan trọng của nước ta; vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, đa dạng văn hóa.... Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc nằm trên địa bàn khu vực trung du, miền núi phía Bắc, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần quan trọng trong viêc phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Với khoảng trên 90.000 sinh viên đại học đang học tập – đây sẽ là nguồn nhân lực rất quan trọng trong tương lai của khu vực và cả nước. Giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, thực tế đổi mới giáo dục LLCT trong đó có đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục LLCT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học, trong đó có sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Để góp phần nhận thức giải quyết điều này, tác giả chọn vấn đề: “Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” (Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc) làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, hệ thống cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận cho sinh viên các trường đại học ở nước ta, trên cơ sở đó khảo sát thực trạng, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, đánh giá khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án để từ đó chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. - Trình bày rõ đặc điểm các trường đại học và sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc; phân tích thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta: chỉ rõ những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân; những vấn đề đặt ra trong đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường Đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay qua. Tuy nhiên, khu vực trung du, miền núi phía Bắc là khu vực có diện tích rộng lớn nhất cả nước (Chiếm 30,5% diện tích và 14,2% dân số cả nước) thuộc 15 tỉnh thành, tập trung khá đông các trường đại học: trường đại học Công nghiệp Việt Trì (Phú Thọ), trường đại học Hùng Vương (Phú Thọ), trường đại học Công nghiệp (Quảng Ninh), trường đại học Tân Trào (Tuyên Quang), trường đại học Việt Bắc (Thái Nguyên), Đại học Thái Nguyên (Thái Nguyên), trường đại học Tây Bắc (Sơn La). Do đó, với đề tài này tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên đại học hệ chính quy tập trung, qua khảo sát tại Đại học Thái Nguyên (là đại học vùng với 11 đơn vị đào tạo, trong đó có 7 trường Đại học) - thuộc khu vực trung du và trường Đại học Tây Bắc (Sơn La) – thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Đây là những trường đại học có quy mô lớn nhất cả về tổ chức bộ máy và số lượng sinh viên nên nghiên cứu những trường đại học này có thể mang tính đại diện cho cả khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Luận án nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến nay. Năm 2009 là thời điểm các trường bắt đầu chuyển sang hình thức đào tạo mới theo học chế tín chỉ đặt yêu cầu cần phải đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện giáo dục cho phù hợp. Ngoài ra đây cũng là năm đã tích hợp rút ngắn khung chương trình các môn LLCT từ năm môn xuống còn ba môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (trên cơ sở tích hợp ba môn học vốn là ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin), Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu - Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục - đào tạo, giáo dục LLCT, đổi mới phương pháp giáo dục LLCT; tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan. - Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn công tác giáo dục LLCT trong các trường đại học ở nước ta hiện nay; quá trình đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta; hệ thống các tư liệu, số liệu lưu trữ của các cơ quan, đơn vị và kết quả khảo sát thực tiễn của chính tác giả. - Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, tâm lý học, giáo dục học như: hệ thống - cấu trúc, chuyên gia, thống kê, so sánh, điều tra, quan sát, thu thập thông tin... Trong đó, để phục vụ nghiên cứu luận án đã sử dụng chủ yếu phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi ANKET cho đối tượng là giảng viên (100 phiếu) và sinh viên (1400 phiếu). Sau khi có kết quả điều tra xã hội học, tác giả tiến hành tổng hợp, phân loại, phân tích số liệu, vẽ mô hình, đồ thị nhằm so sánh, đối chiếu và đưa ra các kết luận khách quan làm căn cứ thực tiễn cho luận án. 6. Đóng góp mới của Luận án Luận án có những đóng góp mới sau: - Luận án góp phần hệ thống, luận giải, làm sáng rõ các vấn đề lý luận về phương pháp giáo dục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay. Trong đó đã xây dựng được khung lý thuyết về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung cho việc đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên đại học. - Luận án góp phần làm rõ thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trong các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong thời gian qua (Qua khảo sát tại Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc). - Luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng nhằm tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục LLCT có hiệu quả cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm tư liệu khoa học phong phú, đáng tin cậy phục vụ cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu, lãnh đạo quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo ở các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nói riêng và các trường đại học ở Việt Nam nói chung. - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 8. Kết cấu của Luận án Luận án được cấu trúc gồm: mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, 3 chương, 7 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN I. Các công trình khoa học trong nước A. Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng và giáo dục lý luận chính trị * Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng - Hà Học Hợi (chủ biên), Ngô Văn Thạo (2002), Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [63] Cuốn sách đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, dự báo tình hình tư tưởng xã hội của nước ta đến năm 2020 trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đề xuất nội dung, giải pháp cơ bản và một số nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng. Cuốn sách là tài liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT của tác giả. - Đào Duy Quát (2004), Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [112] Cuốn sách là tập hợp những bài nói, bài viết về công tác tư tưởng của tác giả Đào Duy Quát. Nội dung cuốn sách được kết cấu thành ba phần. Phần I: gồm các bài có nội dung về công tác tư tưởng và những vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng; Phần II: gồm các bài về kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc trong công tác tư tưởng; Phần III: gồm các bài về công tác tư tưởng với thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới. Trong đó, tác giả nhấn mạnh công tác giáo dục LLCT, giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, sinh viên. Tác giả đưa ra khái niệm: “Giáo dục LLCT là việc truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đó là quá trình tác động vào đối tượng giáo dục bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học, những khái niệm những quan điểm, nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, nhất trí cao với đường lối, quan điểm của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và khả năng hoạt động thực tiễn, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống”. Trong khái niệm này, tác giả đã nhấn mạnh đến đối tượng giáo dục LLCT và khả năng hoạt động thực tiễn, khả năng vận dụng hiểu biết LLCT vào cuộc sống của họ. - Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), (2008), Nguyên lý công tác tư tưởng – Tập1,2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [54] Tập 1 cuốn sách gồm 11 chương, giới thiệu những vấn đề lý luận chung nhất của công tác tư tưởng: đối tượng, bản chất, hình thái, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, phương châm hoạt động và vai trò của nó. Những nội dung cơ bản của công tác giáo dục tư tưởng về thế giới quan, tư duy lý luận, chính trị - tư tưởng, kinh tế, đạo đức, lối sống. Tập 2 cuốn sách gồm 10 chương, giới thiệu những vấn đề thuộc về phương pháp, hình thức và những phương tiện chủ yếu của công tác tư tưởng như: Hệ thống giáo dục LLCT, các phương tiện truyền thông đại chúng, các thiết chế, thể chế văn hóa, xây dựng đội ngũ cán bộ tư tưởng; những vấn đề về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, công tác kiểm tra và cuối cùng là đánh giá hiệu quả công tác tư tưởng. Trong đó, chương 4: Hệ thống giáo dục LLCT, tác giả đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục LLCT là quá trình truyền bá và tiếp thu những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân” [5
Luận văn liên quan