Luận án Quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Bồi dưỡng giáo viên nói chung và bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nói riêng luôn được các nước quan tâm. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã dựa vào chuẩn để quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong đó tập trung vào việc xây dựng nội dung bồi dưỡng, xác định thời lượng bồi dưỡng, các biện pháp tổ chức thực hiện bồi dưỡng và các phương thức tổ chức bồi dưỡng. Yeon và Hyo trong nghiên cứu về mô hình phát triển nghề nghiệp của giáo viên tiếng Anh châu Á cho thấy bồi dưỡng hướng đến mục đích giúp giáo viên đáp ứng CNN được đưa ra. (Yeon và Hyo, 2007). UNESCO cũng chỉ ra rằng trong nền giáo dục hiện đại thì vai trò, vị trí, chức năng của người giáo viên đã thay đổi với những yêu cầu cao hơn. Những thay đổi đó đòi hỏi cần phải đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng và hệ thống các tri thức, kỹ năng cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của họ (Đỗ Tường Hiệp, 2020, tr.16). - Về nội dung, các chương trình bồi dưỡng dành cho giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông ở một số quốc gia châu Á có sự khác nhau. Tại Hàn Quốc, chương trình thông thường là về giao tiếp kĩ năng giảng dạy; Trung Quốc, Indonesia, Malaysia tập trung bồi dưỡng nâng cao sự thành thạo tiếng Anh, kỹ năng giảng dạy; Đài Loan, Iran, Sri Lanka, Pakistan tập trung bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy, đánh giá, IT, tài liệu dạy học, chiến lược giảng dạy; Thái Lan chú trọng phương pháp giảng dạy, thành thạo tiếng Anh, IT, kiểm tra và đánh giá, Hồng Kông và Singapore ưu tiên bồi dưỡng việc phát triển kỹ năng giảng dạy vì các quốc gia này vốn có trình độ tiếng Anh phù hợp (Yeon& Hyo, 2007). Nghiên cứu về các vấn đề này, Nguyễn Tiến Đạt tổng kết kinh nghiệm phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới cho thấy: các nước Úc, Phần Lan khi xây dựng nội dung bồi dưỡng thường chú trọng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các năng lực nghề nghiệp dựa trên cơ sở của CNN. Ở Hoa Kỳ, nội dung bồi dưỡng của mỗi bang đều khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội đặc thù mỗi bang nhưng đều có điểm chung là nội dung bồi dưỡng dành nhiều thời gian để bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, chú trọng việc thực hành các bài dạy trực tiếp trên lớp; giải quyết các kiến thức khó trong chương trình; xử lý các tình huống trong dạy học; cung cấp những kiến thức mới; cập nhật đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với học sinh của từng bang. Các nước Phần Lan, Úc, Singapore, Pháp, Đức khi xây dựng nội dung bồi dưỡng thường phân chia thành 2 phần, khối lượng kiến thức chung và phần khối kiến thức tự chọn. Phần khối lượng kiến thức chung là phần kiến thức bắt buộc, phần khối kiến thức tự chọn là phần để các nhà trường tự xây dựng nội dung bồi dưỡng, tùy thuộc vào đặc thù của từng địa phương và đội ngũ giáo viên (Nguyễn Tiến Đạt, 2004).

docx331 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ QUYÊN THANH QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ QUYÊN THANH QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 62140114 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Nguyễn Đức Danh 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Đệ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Quyên Thanh MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CNN Chuẩn nghề nghiệp ĐTB Điểm trung bình DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phiếu đánh giá hiệu quả quản lý bồi dưỡng 62 Bảng 2.1: Khái quát về khách thể khảo sát 74 Bảng 2.2. Quy ước 4 mức độ theo thang đo Likert 77 Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả khảo sát kết quả CNN giáo viên tiếng Anh 80 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát tiêu chuẩn 82 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát tiêu chuẩn 83 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát tiêu chuẩn 89 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát tiêu chuẩn 90 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát tiêu chuẩn 90 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát tiêu chuẩn 91 Bảng 2.10. Kết quả khảo sát chu trình P-D-C-A 92 Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh 94 Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng thu thập thông tin, xác định nhu cầu 96 Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng phân tích, đánh giá thực trạng 97 Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng xác định mục tiêu bồi dưỡng 98 Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch quản lý nội dung bồi dưỡng 99 Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch quản lý hình thức bồi dưỡng 101 Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch quản lý phương pháp bồi dưỡng 102 Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch lựa chọn, sắp xếp công việc 104 Bảng 2.19. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch phân bổ nguồn lực 105 Bảng 2.20. Kết quả khảo sát thực trạng triển khai thực hiện 106 Bảng 2.21. Kết quả khảo sát thực trạng hình thành bộ máy 107 Bảng 2.22. Kết quả khảo sát thực trạng phân công nhiệm vụ 108 Bảng 2.23. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên 109 Bảng 2.24. Kết quả khảo sát thực trạng 110 Bảng 2.25. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá 111 Bảng 2.26. Kết quả khảo sát thực trạng thiết lập tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 112 Bảng 2.27. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng lực lượng, kế hoạch kiểm tra 114 Bảng 2.28. Kết quả khảo sát thực trạng thu thập thông tin, số liệu 114 Bảng 2.29. Kết quả khảo sát thực trạng 115 Bảng 2.30. Kết quả khảo sát thực trạng điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng 116 Bảng 2.31. Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến 117 Bảng 2.32. Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý 118 Bảng 3.1: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiếng Anh 128 Bảng 3.2: Thống kê mẫu khảo sát 151 Bảng 3.3. Quy ước 4 mức độ theo thang đo Likert 152 Bảng 3.4. Hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan tổng các nội dung 154 Bảng 3.5. Tương quan mức độ cấp thiết của các biện pháp 155 Bảng 3.6. Tương quan mức độ khả thi của các biện pháp 156 Bảng 3.7. Mức độ cấp thiết và khả thi của 6 biện pháp 157 Bảng 3.8. Mức độ cấp thiết và khả thi của 6 biện pháp - theo thâm niên 159 Bảng 3.9. Mức độ cấp thiết và khả thi của 6 biện pháp - theo trình độ 160 Bảng 3.10. Mức độ cấp thiết và khả thi của 6 biện pháp - theo nhóm vị trí công việc 161 Bảng 3.11. Mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp 1 163 Bảng 3.12. Mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp 2 – tiêu chuẩn 1 164 Bảng 3.13. Mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp 2 – tiêu chuẩn 2 165 Bảng 3.14. Mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp 2 – tiêu chuẩn 3 170 Bảng 3.15. Mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp 2 – tiêu chuẩn 4 171 Bảng 3.16. Mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp 2 – tiêu chuẩn 5 172 Bảng 3.17. Mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp 2 – tiêu chuẩn 6 173 Bảng 3.18. Mức độ cấp thiết và khả thi của 6 tiêu chuẩn trong biện pháp 2 173 Bảng 3.19. Mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp 3 175 Bảng 3.13. Mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp 4 177 Bảng 3.21. Mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp 5 178 Bảng 3.22. Mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp 6 179 Bảng 3.23: Kết quả thực nghiệm biện pháp 1 (nội dung 1- 3) 191 Bảng 3.24: Kết quả thực nghiệm biện pháp 1 (nội dung 4-5) 192 Bảng 3.25: Kết quả thực nghiệm biện pháp 1 (nội dung 6-8) 194 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá CNN giáo viên tiếng Anh (6 tiêu chuẩn) 81 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh 93 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 149 Biểu đồ 3.1. Mức độ cấp thiết và khả thi của 6 biện pháp 159 Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và khả thi của 6 tiêu chuẩn 164 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển của mỗi quốc gia cho thấy trong bất kỳ giai đoạn nào, việc xây dựng và phát triển nền giáo dục vững mạnh là yếu tố then chốt, quyết định cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta đang sống trong thế giới ngày một thay đổi với tốc độ cao, do những tiến bộ của khoa học công nghệ đem lại, thúc đẩy nền kinh tế tri thức phát triển và đặt giáo dục trước nhiều thách thức. Những thay đổi này đòi hỏi học sinh cần được trang bị kĩ năng và kiến thức mới để phát triển toàn diện; giáo viên phải nhạy bén nhận ra những yêu cầu của thực tiễn, từ đó đổi mới chính bản thân mình. Do đó, trong chiến lược phát triển giáo dục của nhiều nước trên thế giới, giáo viên được xem là yếu tố quyết định. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá cho sự phát triển bền vững đất nước. Mục tiêu tổng quát của nước ta đến năm 2030 là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc (nguồn: Nghị quyết số 29-NQ/TW). Để đạt được mục tiêu này, giáo dục phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao, phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực, thông thạo ngoại ngữ, có khả năng kết nối và làm việc trong môi trường hội nhập toàn cầu, trong đó, “Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” (Luật Giáo dục, 2019). Do đó cần phải có đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh nói riêng có đủ phẩm chất, kiến thức, năng lực để thực hiện nhiệm vụ trên, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Theo đó, ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quyết định số 1400/QĐ-TTg Đề án “dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” nhằm nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh cho giáo viên và học sinh trong các cơ sở giáo dục, góp phần đưa Việt Nam hội nhập với thế giới. Mục tiêu đề án xác định đến năm 2020 đa số thanh niên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập làm việc trong môi trường hội nhập đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Ngoại ngữ sẽ trở thành một thế mạnh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu này đặt ra cho ngành giáo dục và giáo viên tiếng Anh cấp trung học phổ thông phải đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông. Báo cáo số 135/BC-UBVHGDTTN14 ngày 26 tháng 10 năm 2014 của Quốc hội Khóa XIV cũng nhấn mạnh “việc đưa nhiều ngoại ngữ vào giảng dạy trong nhà trường là xu thế tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại của quốc gia cũng như nhu cầu của học sinh và các địa phương”. Báo cáo cũng chỉ ra hạn chế của giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông và nêu rõ trong thời gian tới đội ngũ này phải được nâng cao toàn diện về năng lực. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định 2080/QĐ-TTg điều chỉnh, bổ sung đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 nâng nhiệm vụ trong phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh “Bảo đảm năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giáo viên, giảng viên dạy các môn khoa học, môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo”. Mặc dù được quan tâm, đầu tư với nhiều cơ chế, chính sách và nguồn lực nhưng đội ngũ nhà giáo nói chung trong đó có giáo viên dạy tiếng Anh trường phổ thông chưa đáp ứng tốt mục tiêu phát triển đội ngũ. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ ra hạn chế “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục”. Điều đó chứng tỏ, sau quá trình triển khai thực hiện đề án việc dạy và học ngoại ngữ vẫn chưa có nhiều cải thiện. Năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông trong đó Ngoại ngữ là môn học bắt buộc. Mục tiêu môn học ở cấp trung học phổ thông giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh dựa trên nền tảng của chương trình tiếng Anh cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để không ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai. Để thực hiện việc đổi mới này thì đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quyết định. Ngày 23 tháng 7 năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tọa đàm “nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên - yếu tố then chốt quyết định việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ” trong đó có nêu vấn đề về kết quả môn tiếng Anh các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vẫn thấp, chưa có nhiều cải thiện. Phân tích phổ điểm thi trung học phổ thông quốc gia môn tiếng Anh từ năm 2017-2019 cho thấy, điểm trung bình của học sinh cả nước trong 3 năm đều dưới 5; mức điểm đạt nhiều nhất chỉ 3 đến 3,4 điểm. Kết quả thi này có sự phân hoá theo vùng miền, riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm xếp cuối về điểm trung bình so với cả nước. Hầu hết các ý kiến đều đồng tình với quan điểm: chất lượng dạy và học tiếng Anh phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên. Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho rằng, trong các yếu tố để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, yếu tố quan trọng nhất là chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy. Nối tiếp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 2069/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 19 tháng 6 năm 2020 về hướng dẫn sử dụng khung năng lực giáo viên ngoại ngữ cơ sở giáo dục phổ thông trên cơ sở cụ thể Thông tư số 01 và Công văn số 792. Khung năng lực gồm 5 tiêu chuẩn về năng lực với 22 tiêu chí, được cập nhật phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Mục đích ban hành khung năng lực này là nội dung gợi ý để xây dựng minh chứng, đảm bảo xác thực, phù hợp trong quá trình đánh giá giáo viên ngoại ngữ cơ sở giáo dục phổ thông theo CNN được quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-Bộ GDĐT quy định CNN giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Trong quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, mặc dù luôn được các cấp quản lý quan tâm, chất lượng đội ngũ từng bước được nâng lên những vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra “đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trên một số mặt vẫn còn bất cập về chất lượng, số lượng, cơ cấu và chính sách đãi ngộ. Quản lý nhà nước và quản lý - quản trị nhà trường còn nhiều hạn chế”. Thực trạng trên đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách là công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông cần được tiếp tục rà soát và hoàn thiện. Đây là giải pháp quan trọng, là khâu đột phá và cũng là nhiệm vụ của ngành Giáo dục đã được Thủ tướng Chỉnh phủ giao tại Quyết định số 732/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 4 năm 2016 “Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025". Mục tiêu đề án xác định đến năm 2020 có 100% nhà giáo cơ sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong đó có 70% đạt mức độ từ khá trở lên. Riêng với giáo dục khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, do đặc thù riêng về địa hình, dân cư, tập quán; hệ thống trường lớp, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục nên hầu hết các chỉ tiêu về giáo dục của vùng đều thấp hơn chỉ tiêu chung cả nước, trong đó có chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông. Năm học 2020-2021, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng giáo viên tiếng Anh cấp trung học phổ thông là 2.649 người trong đó thành phố Cần Thơ có tỷ lệ thừa giáo viên cao nhất (9%). Các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh và Tiền Giang có tỷ lệ thiếu giáo viên rất cao, đặc biệt là tỉnh Bạc Liêu (37%). Về trình độ, giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 10.57%, trình độ đại học chiếm 76.75%. Đến hết năm 2020, giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tổng cộng 2.249 giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, chiếm 20% tổng số giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn của cả nước (Nguồn: Báo cáo năm 2020-2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Nhìn chung, giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; chưa bắt nhịp tốt với yêu cầu của đổi mới giáo dục, số lượng giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về năng lực của khu vực so với mặt bằng chung của cả nước vẫn còn thấp, CNN chưa cao và chưa đồng đều. Bên cạnh đó, kỹ năng sư phạm, phương pháp giảng dạy của một bộ phận còn chậm đổi mới. Phần lớn các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thuộc về quản lý. Đây thật sự là vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ mục tiêu và thực trạng trên, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo viên nói chung và giáo viên tiếng Anh nói riêng. Các nghiên cứu đã hình thành cơ sở lý luận về bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trong đó phần lớn tiếp cận chức năng quản lý để thiết lập khung năng lực làm cơ sở lựa chọn nội dung bồi dưỡng; đánh giá thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên, chỉ ra hạn chế từ nhiều phía và nguyên nhân. Các nghiên cứu đã đề xuất nhiều giải pháp trong quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh phù hợp với lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến mối quan hệ giữa đánh giá CNN và bồi dưỡng, từ đó hình thành khung CNN riêng cho giáo viên tiếng Anh làm cơ sở để đánh giá CNN giáo viên tiếng Anh và xác định nội dung bồi dưỡng. Cũng chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ thực trạng CNN giáo viên tiếng Anh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất giải pháp trong quản lý đội ngũ nói chung và quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nói riêng. Từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu chọn vấn đề “Quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp” làm đề tài nghiên cứu cho luận án khoa học giáo dục, chuyên ngành Quản lí Giáo dục của mình. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa, bổ sung và phát triển lý luận về quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông, đánh giá thực trạng quản lí bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng CNN, luận án đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng CNN. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện những nhiệm vụ sau: (1) Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển lý luận về quản lí bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông. (2) Đánh giá thực trạng quản lí bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đáp CNN. (3) Đề xuất các biện pháp cải tiến quản lí bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng CNN. (4) Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp; thực nghiệm một biện pháp đã đề xuất nhằm đánh giá tính hiệu quả biện pháp quản lí bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng CNN. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng CNN. Giả thuyết khoa học Quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng CNN hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác này còn những hạn chế trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Nếu xác lập được cơ sở lí luận đúng đắn, đánh giá đầy đủ, khách quan thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng CNN đồng thời đề xuất được tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CNN giáo viên tiếng Anh, các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông phù hợp sẽ góp phần nâng chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng CNN. Chủ thể quản lý: sở giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông. Chủ thể chính trong quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng CNN là sở giáo dục và đào tạo. Loại hình trường: công lập. Giới hạn về đối tượng khảo sát, địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu khảo sát cán bộ quản lý cấp sở của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long, tỉnh An Giang và tỉnh Hậu Giang; cán bộ quản lý cấp trường và giáo viên của 30 trường trung học phổ thông công lập thuộc 3 tỉnh Vĩnh Long, tỉnh An Giang và tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra, bằng phương nghiên cứu hồ sơ, luận án cũng sử dụng thông tin, số liệu trong các báo cáo thống kê về kết quả bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Giới hạn về thời gian khảo sát thực trạng: sau năm 2018 (sau khi áp dụng Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT). Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận Tiếp cận quan điểm lịch sử Xem xét đối tượng trong quá trình phát triển, đặt trong định hướng phát triển chung về quản lí đội ngũ giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông trước yêu cầu đổi mới giáo dục. Qua đó phát hiện những mối liên hệ đặc trưng giữa quá khứ - hiện tại - tương lai của đối tượng thông qua phép suy luận biện chứng, logic. Tiếp cận quan điểm hệ thống Với cách tiếp cận này, luận án xem xét quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trường trung học phổ thông là một bộ phận trong hệ thống quản lý bồi dưỡng đội ngũ nói chung, có mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố khác trong trường phổ thông và trong quản lý bồi dưỡng. Vì vậy theo quan điểm này sẽ xem xét đối tượng nghiên cứu như một bộ phận của hệ thống trọn vẹn. Tiếp cận năng lực và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Luận án sử dụng cách tiếp cận này để hệ thống các nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_quan_ly_boi_duong_giao_vien_tieng_anh_truong_trung_h.docx
  • pdfQĐ HĐ NCS QUYÊN THANH.pdf
  • docxTOM TAT LUAN AN - TIENG VIET.docx
  • docxTRANG THONG TIN DONG GO MOI CUA LA - TV.docx
Luận văn liên quan