Luận án Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế với những bước tiến nhảy vọt. Do vậy sự phát triển giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh giỏi, học sinh năng hiếu nói riêng đã trở thành vấn đề sống còn, quyết định vị thế của mỗi quốc gia, dân tộc. Điều này cũng đã đặt ra cho nước ta phải xây dựng chiến lược để phát triển hệ thống các trường chuyên nhằm mục tiêu tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, ch nh sách nhất định để phát triển hệ thống các trường chuyên, trong đó chiến lược phát triển hệ thống các trường THPT chuyên đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu trường THPT chuyên trở thành hệ thống chủ lực phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng hiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện, giáo dục các em trở thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để có thể tiếp tục phát triển năng hiếu, trở thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Nhằm đổi mới, căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách, biện pháp đồng bộ để triển khai thực hiện, trong đó có việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những ph m chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Do vậy, để đáp ứng được yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì đòi hỏi tất cả các nhà trường phổ thông phải đổi mới, đặc biệt là đổi mới dạy học tại nhà trường sao cho học sinh đạt được những yêu cầu về ph m chất và năng lực như mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định.

pdf216 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ************ NGUYỄN THỊ NGA QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội - 2023 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ************ NGUYỄN THỊ NGA QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Vũ Dũng 2. PGS.TS. Phan Trọng Ngọ Hà Nội - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Nga LỜI CẢM N Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến GS.TS.Vũ Dũng, PGS.TS. Phan Trọng Ngọ, nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cám ơn sâu sắc Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Các thầy cô giáo Khoa Tâm lý – Giáo dục, các phòng ban của Học viện đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện luận án. Tôi xin cám ơn chân thành các thầy cô ở các cấp hội đồng đánh giá luận án đã chỉ bảo cho tôi những điều quý báu đề tôi hoàn thiện luận án. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các Trường THPT chuyên, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, đơn vị công tác của tôi cùng gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cám ơn chân thành các thầy cô ở ba trường THPT chuyên nơi tôi đã tiến hành khảo sát thực tiễn đã tận tình giúp đỡ tôi trong nghiên cứu đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 202 Tác giả luận án Nguyễn Thị Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC C NG TR NH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ TH NG CHUYÊN .................................................... 10 1.1. Những nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường phổ thông và trường phổ thông chuyên .................................................. 10 1.2. Những nghiên cứu về quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường phổ thông và trường phổ thông chuyên ...................................... 23 Ti u t chương 1 .......................................................................................... 27 Chương 2: C SỞ LÝ LUẬN V QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ TH NG CHUYÊN ........................................................................................................ 29 2.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................... 29 2.2. Lý luận về dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường trung học phổ thông chuyên ............................................................................................. 35 2.3. Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông chuyên ........................................................................................... 54 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên ........................................ 65 Ti u t chương 2 .......................................................................................... 71 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....... 73 3.1. Mẫu khách thể khảo sát và phương pháp nghiên cứu thực trạng .... 73 3.2. Thực trạng dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên thành phố Hà Nội................................................ 82 3.3. Thực trạng quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường THPT chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................. 93 3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường THPT chuyên............................................ 126 3.5. Đánh giá chung về thực trạng dạy học và quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................................................... 127 Ti u k t chương 3 ........................................................................................ 130 Chương 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................. 133 4.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp .................................................. 133 4.2. Các giải pháp quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường THPT chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................... 134 4.3. Khảo nghiệm t nh cần thiết và t nh hả thi của các giải pháp ....... 152 4.4. Th nghiệm một giải pháp ............................................................. 156 Ti u t chương 4 ........................................................................................ 164 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 165 DANH MỤC CÁC C NG TR NH ĐÃ C NG BỐ ................................. 171 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 172 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 182 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ vi t tắt Vi t ầ ủ 1 ĐTB Điểm trung bình 2 ĐLC Độ lệch chu n 3 THPT Trung học phổ thông DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Khách thể khách thể khảo sát thực trạng (Định lượng) .................. 73 Bảng 3.2: Mức độ thực hiện mục tiêu dạy học ............................................... 82 Bảng 3.3: Mức độ thực hiện nội dung dạy học ............................................... 84 Bảng 3.4: Mức độ thực hiện phương pháp dạy học ........................................ 86 Bảng 3.5: Mức độ thực hiện hình thức dạy học .............................................. 87 Bảng 3.6: Mức độ s dụng cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học ........ 89 Bảng 3.7: Mức độ kiểm tra, đánh giá năng lực đạt được của học sinh ........... 90 Bảng 3.8: Tổng hợp mức độ thực hiện dạy học theo tiếp cận năng lực ......... 92 Bảng 3.9: Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện quản lý mục tiêu dạy học theo tiếp cận năng lực ............................................................................. 94 Bảng 3.10: Mức độ thực hiện nội dung quản lý mục tiêu dạy học theo tiếp cận năng lực (Theo đánh giá của giáo viên) .................................... 95 Bảng 3.11: Mức độ thực hiện nội dung quản lý mục tiêu dạy học theo tiếp cận năng lực (Theo đánh giá của cán bộ quản lý) ........................... 97 Bảng 3.12: Đánh giá chung mức độ thực hiện quản lý nội dung, chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực ....................................................... 99 Bảng 3.13: Đánh giá thực trạng quản lý nội dung, chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực (Đánh giá của giáo viên) ................................... 101 Bảng 3.14: Mức độ thực hiện quản lý nội dung, chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực (Đánh giá của cán bộ quản lý) .......................... 103 Bảng 3.15: Đánh giá chung mức độ thực hiện quản lý dạy học của giáo viên theo tiếp cận năng lực ............................................................................. 105 Bảng 3.16: Mức độ thực hiện quản lý dạy học của giáo viên theo tiếp cận năng lực (Theo đánh giá của giáo viên) ................................................ 106 Bảng 3.17: Đánh giá thực trạng quản lý dạy học của giáo viên theo tiếp cận năng lực (Theo đánh giá của cán bộ quản lý) ................................ 107 Bảng 3.18: Mức độ thực hiện quản lý học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên ............................ 108 Bảng 3.19: Mức độ thực hiện quản lý học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên (Theo đánh giá của giáo viên) ........................................................................................ 109 Bảng 3.20: Mức độ thực hiện quản lý học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực (Theo đánh giá của cán bộ quản lý) ....................................... 110 Bảng 3.21: Mức độ thực hiện quản lý s dụng hình thức, phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực .............................................................. 111 Bảng 3.22: Mức độ thực hiện quản lý s dụng hình thức, phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực (Đánh giá của giáo viên) ..................... 113 Bảng 3.23: Thực trạng quản lý s dụng hình thức, phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực (Đánh giá của cán bộ quản lý) .......................... 114 Bảng 3.24: Mức độ thực hiện quản lý s dụng cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học theo tiếp cận năng lực ...................................... 116 Bảng 3.25: Mức độ thực hiện quản lý cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học theo tiếp cận năng lực (Theo đánh giá của giáo viên) ........ 118 Bảng 3.26: Mức độ thực hiện quản lý s dụng cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học theo tiếp cận năng lực (Theo đánh giá của cán bộ quản lý) ...................................................................................... 119 Bảng 3.27: Mức độ thực hiện quản lý đánh giá ết quả dạy học theo tiếp cận năng lực .......................................................................................... 121 Bảng 3.29: Mức độ thực hiện quản lý đánh giá ết quả dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường THPT chuyên (Theo đánh giá của cán bộ quản lý) ............................................................................................. 123 Bảng 3.30: Đánh giá chung mức độ thực hiện quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường THPT chuyên............................................ 124 Bảng 3.31: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường THPT chuyên .................................... 126 Bảng 4.1: Đánh giá t nh cần thiết của các giải pháp được đề xuất Các giải pháp ................................................................................................ 153 Bảng 4.2: Đánh giá t nh hả thi của các giải pháp được đề xuất .................. 156 Bảng 4.3: So sánh giữa t nh cần thiết và t nh hả thi của các giải pháp Các giải pháp ......................................................................................... 156 Bảng 4.4: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học theo tiếp cận năng lực .................. 160 Bảng 4.5: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học theo tiếp cận năng lực .................. 162 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thi t của ề tài Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế với những bước tiến nhảy vọt. Do vậy sự phát triển giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh giỏi, học sinh năng hiếu nói riêng đã trở thành vấn đề sống còn, quyết định vị thế của mỗi quốc gia, dân tộc. Điều này cũng đã đặt ra cho nước ta phải xây dựng chiến lược để phát triển hệ thống các trường chuyên nhằm mục tiêu tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, ch nh sách nhất định để phát triển hệ thống các trường chuyên, trong đó chiến lược phát triển hệ thống các trường THPT chuyên đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu trường THPT chuyên trở thành hệ thống chủ lực phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng hiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện, giáo dục các em trở thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để có thể tiếp tục phát triển năng hiếu, trở thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Nhằm đổi mới, căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách, biện pháp đồng bộ để triển khai thực hiện, trong đó có việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những ph m chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Do vậy, để đáp ứng được yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì đòi hỏi tất cả các nhà trường phổ thông phải đổi mới, đặc biệt là đổi mới dạy học tại nhà trường sao cho học sinh đạt được những yêu cầu về ph m chất và năng lực như mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định. Trường THPT chuyên với chức năng đặc biệt là phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập, đào tạo 2 học sinh giỏi, nguồn nhân tài cho đất nước theo năng lực của từng học sinh trên cơ sở đảm bảo giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, th m mĩ và các ĩ năng cơ bản của cuộc sống và các môn văn hóa bậc phổ thông chất lượng cao, đồng thời thực hiện đầy đủ kế hoạch và chương trình giáo dục toàn diện theo quy định. Do vậy, trường THPT chuyên đã đặt ra những yêu cầu mang t nh đặc thù, trước hết đối với dạy học tại nhà trường. Trong bối cảnh giáo dục nước ta đang đổi mới căn bản và toàn diện, chuyển từ dạy học theo tiếp cận nội dung sang dạy học theo tiếp cận năng lực thì dạy học tại các trường THPT chuyên càng trở nên quan trọng. Dạy học tại các trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực sẽ phải chú trọng nhiều tới hình thành ph m chất và năng lực cho học sinh ở mức độ cao thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh, nhận ra sự khác biệt về học tập, về phát triển và các đặc điểm nhận thức, tình cảm của học sinh năng hiếu và tài năng. Trong quá trình dạy học tại các trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực, cần phải thiết kế quá trình học tập, thực hành của học sinh phù hợp với đặc điểm cá nhân của học sinh, chú ý tính sáng tạo, sự tăng tốc, độ sâu và phức tạp trong mỗi giờ dạy của giáo viên, cũng như các chủ đề giảng dạy chuyên sâu. Giáo viên các trường THPT chuyên khi thực hiện hoạt động giảng dạy theo tiếp cận năng lực cũng cần phải lựa chọn, điều chỉnh và s dụng các chiến lược dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá để tạo được hứng thú học tập, động lực học tập, sự say mê và sáng tạo học tập của học sinh. Để dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT chuyên đạt chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tinh thần đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay thì rất cần tới sự thay đổi trong quản lý dạy học tại các trường THPT chuyên của tất cả các chủ thể quản lý dạy học tại nhà trường. Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT chuyên trở thành một nội dung và nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể công tác quản lý của trường THPT chuyên. Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT chuyên là vấn đề còn mới mẻ, cần phải được các chủ thể quản lý của nhà trường nhận thức đầy đủ các nội dung như quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức, phương pháp dạy học và việc s dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh và kiểm tra đánh giá dạy học theo tiếp cận năng lực nhằm đạt được mục tiêu dạy học theo quy 3 định và yêu cầu cao của các trường THPT chuyên cũng như các cơ quan quản lý nhà trường. Trong những năm qua các trường THPT chuyên ở nước ta đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, để đáp ứng yêu cầu của đổi mới toàn diện nền giáo dục của Việt Nam hiện nay, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và của cuộc cách mạng 4.0 và thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường THPT chuyên và quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường THPT chuyên còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT chuyên cần nâng cao hơn nữa ở tất cả các nội dung quản lý, có như vậy mới đáp ứng được mục tiêu hướng tới hình thành ph m chất, tư duy sáng tạo và năng lực cho học sinh THPT chuyên ở mức độ cao. Mặc dù việc tiến hành nghiên cứu về quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường phổ thông chuyên là vô cùng cần thiết hiện nay. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vấn đề này hiện còn rất ít được nghiên cứu một cách chuyên sâu và hệ thống từ góc độ khoa học quản lý giáo dục. Với những lý do trên, đề tài “Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội” được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu luận án tiến sỹ ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục ích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông chuyên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông chuyên. 2) Xây dựng cơ sở lí luận về quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông chuyên. 3) Khảo sát, phân t ch, đánh giá thực trạng quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4 4 Đề xuất một số giải pháp quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội và th nghiệm 1 giải pháp đã đề xuất trong thực tiễn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông chuyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Trong nghiên cứu này, việc xác định các nội dung quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông chuyên được tiếp cận phối hợp giữa tiếp cận quá trình và tiếp cận năng lực. Do vậy, luận án xác định và tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông chuyên gồm: 1) Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học theo tiếp cận năng lực; 2 Quản lý thực hiện nội dung, chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực; 3 Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực của giáo viên; 4) Quản lý hoạt động học theo tiếp cận năng lực của học sinh; 5) Quản lý s dụng hình thức, phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực; 6 Quản lý s dụng cơ sở vật chất và thiết bị trong dạy học theo tiếp cận năng lực; 7 Quản lý đánh giá ết quả dạy học theo tiếp cận năng lực. Có nhiều chủ thể tham gia vào quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông chuyên, tuy nhiên trong nghiên cứu này các chủ thể quản lý ch nh được xác định là: hiệu trưởng trường đại học quản lý trực tiếp trường chuyên, hiệu trưởng trường chuyên, lãnh đạo tổ chuyên môn, giáo viên các trường trung học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_day_hoc_theo_tiep_can_nang_luc_o_cac_truong.pdf
  • pdfQD_NguyenThiNga.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThiNga.pdf
  • pdfTT NguyenThiNga.pdf
Luận văn liên quan