Luận án Thực hiện công bằng xã hội với việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay

Lịch sử loài người là lịch sử các nền văn minh, văn hoá gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển con người (PTCN). Khái niệm PTCN đã được sử dụng từ lâu trong các ngôn ngữ khác nhau như một thuật ngữ thông dụng. Hơn 150 năm trước, khi khẳng định tiến trình lịch sử của loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội, C.Mác đã nói tới sự phát triển toàn diện con người là thước đo chung cho sự phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu vì sự nghiệp PTCN đã trở thành mục tiêu chung của các Đảng Cộng sản trong quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Vấn đề ở chỗ, mặc dù coi con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội và PTCN thường được nhiều quốc gia ưu tiên hàng đầu khi hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, nhưng trên thực tế, không phải quốc gia nào cũng làm được điều này. Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra những cơ hội to lớn cho các nước đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các quá trình xã hội. Trên thế giới, người ta cũng đã đề cập nhiều đến sự phát triển không đồng đều giữa kinh tế và xã hội, giữa các vùng, khu vực, sự gia tăng của nạn nghèo khổ trong nhiều dân tộc, quốc gia, sự xa cách giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân v.v. Một điều có thể khẳng định là, sự chênh lệch lớn giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền đã làm mất cơ hội phát triển của nhiều nhóm người, nhiều cộng đồng và chính điều này là nguyên nhân sâu xa của những vấn đề xã hội và sẽ làm tăng thêm gánh nặng của quốc gia, cộng đồng trong tương lai. Do đó, PTCN bền vững luôn đi liền với công bằng xã hội (CBXH).

pdf175 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện công bằng xã hội với việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ PHƯƠNG THÙY THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ PHƯƠNG THÙY THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN MINH HOÀN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Bùi Thị Phương Thùy MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận chung về thực hiện công bằng xã hội với việc phát triển con người 5 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng thực hiện công bằng xã hội với việc phát triển con người 17 1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát huy vai trò của thực hiện công bằng xã hội với việc phát triển con người 23 1.4. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu liên quan và định hướng nghiên cứu của luận án 26 Chương 2: THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 29 2.1. Công bằng xã hội và thực hiện công bằng xã hội 29 2.2. Phát triển con người 47 2.3. Vai trò của thực hiện công bằng xã hội đối với phát triển con người 61 Chương 3: THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ 74 3.1. Những thành tựu của thực hiện công bằng xã hội với việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay 74 3.2. Những hạn chế trong thực hiện công bằng xã hội đối với việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay 93 Chương 4: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 116 4.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để thực hiện tốt công bằng xã hội, phát triển con người 116 4.2. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội trong việc thực hiện công bằng xã hội đối với phát triển con người 120 4.3. Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị trong việc thực hiện công bằng xã hội, phát triển con người 134 4.4. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện công bằng xã hội cho phát triển con người 144 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 165 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BHYT : Bảo hiểm y tế CBXH : Công bằng xã hội CNXH : Chủ nghĩa xã hội PTCN : Phát triển con người TLSX : Tư liệu sản xuất UNDP : Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử loài người là lịch sử các nền văn minh, văn hoá gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển con người (PTCN). Khái niệm PTCN đã được sử dụng từ lâu trong các ngôn ngữ khác nhau như một thuật ngữ thông dụng. Hơn 150 năm trước, khi khẳng định tiến trình lịch sử của loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội, C.Mác đã nói tới sự phát triển toàn diện con người là thước đo chung cho sự phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu vì sự nghiệp PTCN đã trở thành mục tiêu chung của các Đảng Cộng sản trong quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Vấn đề ở chỗ, mặc dù coi con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội và PTCN thường được nhiều quốc gia ưu tiên hàng đầu khi hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, nhưng trên thực tế, không phải quốc gia nào cũng làm được điều này. Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra những cơ hội to lớn cho các nước đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các quá trình xã hội. Trên thế giới, người ta cũng đã đề cập nhiều đến sự phát triển không đồng đều giữa kinh tế và xã hội, giữa các vùng, khu vực, sự gia tăng của nạn nghèo khổ trong nhiều dân tộc, quốc gia, sự xa cách giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân v.v.. Một điều có thể khẳng định là, sự chênh lệch lớn giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền đã làm mất cơ hội phát triển của nhiều nhóm người, nhiều cộng đồng và chính điều này là nguyên nhân sâu xa của những vấn đề xã hội và sẽ làm tăng thêm gánh nặng của quốc gia, cộng đồng trong tương lai. Do đó, PTCN bền vững luôn đi liền với công bằng xã hội (CBXH). Ở Việt Nam, xuyên suốt lịch sử, con người luôn hiện ra như một giá trị nhân văn cao cả nhất. PTCN toàn diện luôn là mục tiêu xuyên suốt trong mọi chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Để có thể PTCN toàn diện, mọi chủ trương, chính sách của 2 Đảng và Nhà nước ta đều hướng tới chăm lo đến tất cả các mặt liên quan đến đời sống con người: Từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần; từ vấn đề kinh tế đến vấn đề văn hóa, chính trị, xã hội, trên cơ sở công bằng, bình đẳng: Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội [35, tr.13]. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta không những đề ra nội dung, phương thức thực hiện CBXH hội trên các mặt của đời sống xã hội, mà còn chỉ ra những điều kiện để thực hiện CBXH: “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ" [42, tr.101]. Quá trình thực hiện CBXH ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan góp phần quan trọng vào CBXH Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, sự chênh lệch về PTCN giữa các địa phương, dân tộc, tầng lớp xã hội, vấn đề đói nghèo, việc làm, v.v.. đang là một thách thức cho PTCN bền vững ở nước ta hiện nay. Để đạt được sự PTCN bền vững cần phải có sự phân bổ công bằng các giá trị do tăng trưởng mang lại, tạo cơ hội cho nhóm người thiệt thòi vươn lên. Muốn vậy, Nhà nước phải có những chính sách xã hội phù hợp, phải tạo dựng được bộ máy và các nguyên tắc làm việc minh bạch, làm công cụ để quản lý, tổ chức việc thực hiện CBXH. Cùng với đó, sự tham gia của người dân vào việc ban hành các quyết định và giám sát việc thực thi các quyết định đó là một đảm bảo cho chính sách PTCN được thực thi vì lợi ích người dân, hướng vào nhu cầu của người dân. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên đây, đồng thời, xét trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, đến nay, ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề thực hiện CBXH với việc PTCN dưới góc độ triết 3 học. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện công bằng xã hội với việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của thực hiện CBXH đối với việc PTCN, luận án phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt CBXH nhằm PTCN ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CBXH, thực hiện CBXH, PTCN và vai trò của thực hiện CBXH với việc PTCN. - Phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện CBXH với việc PTCN ở Việt Nam từ đổi mới đến nay. - Đề xuất các giải pháp giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của thực hiện CBXH với việc PTCN ở nước ta hiện nay 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu vai trò của thực hiện CBXH đối với việc PTCN ở Việt Nam dưới góc độ triết học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu vai trò của thực hiện CBXH đối với việc PTCN ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cở sở lý luận Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về CBXH; đồng thời, luận án cũng kế thừa kết quả nghiên cứu có giá trị của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án vận dụng tổng hợp các nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử - lôgic, so sánh, phân tích - tổng hợp v.v.. để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án đã tiếp cận khái niệm CBXH, thực hiện CBXH dưới góc độ PTCN, chỉ ra và làm rõ những nội dung của thực hiện CBXH với việc PTCN. - Luận án đã đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện CBXH với việc PTCN ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện CBXH vì mục tiêu PTCN ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa của luận án Luận án có giá trị tham khảo đối với việc nghiên cứu lý luận về CBXH, thực hiện CBXH và PTCN ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập triết học và các ngành khoa học xã hội nhân văn. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp người làm công tác quản lý xã hội xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo thực hiện CBXH, PTCN. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 13 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận chung về công bằng xã hội và thực hiện công bằng xã hội * Các công trình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, vấn đề CBXH được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài luận án chủ yếu tập trung luận giải cơ sở lý thuyết của CBXH. Mặc dù, xuất phát từ những quan điểm, lập trường triết học khác nhau, song tất cả đều cho rằng, công bằng là một trong những phẩm hạnh của con người và CBXH là một trong những cái đích mà con người phải phấn đấu vươn tới bên cạnh những cái đích khác như tự do, dân chủ. Ngày nay, trên thế giới, người ta coi CBXH là một trong những đối tượng nghiên cứu của triết học chính trị, triết học xã hội liên quan đến các vấn đề quản lý và phát triển xã hội. Tác giả luận án chỉ điểm qua một số công trình cơ bản nhất có liên quan đến đề tài luận án. Trước hết, phải kể đến tác phẩm mang tính nền tảng về vấn đề này trong lịch sử triết học đó là Bàn về khế ước xã hội [129] của J.J Rousseau. Tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm là tự do, bình đẳng và sự cảm thông sâu sắc với thân phận con người. Theo J.J Rousseau, nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng trong xã hội do chế độ tư hữu và những lầm lạc của con người. Ông phê phán mạnh mẽ những người cam chịu, không dám đấu tranh, từ bỏ tự do của mình, bởi “Từ bỏ tự do của mình là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người” [126, tr.59]. J.J Rousseau đưa ra biện pháp để thiết lập tự do, bình đẳng giữa người với người đó là nhà nước phải được tổ chức cai trị bằng một khế ước xã hội, trong đó, mọi thành viên kết hợp với nhau thành một lực lượng chung, được điều khiển bằng một động cơ chung, một ý chí chung. Tư tưởng tiến bộ của J.J Rousseau đã góp phần đánh thức tinh thần đấu tranh vì tự do, bình đẳng của con người trong cách mạng tư sản Pháp 1789, đồng thời chứa đựng những luận điểm mà nhiều tác giả sau này bàn về CBXH đã tham khảo. 6 Tư tưởng về CBXH của J.J Rousseau đã được nhà triết học Mỹ J.Rawls tiếp nối và phát triển trong tác phẩm A theory of Justice [165]. J.Rawls đã đưa ra một quan niệm mới về CBXH: công lý như là công bằng và coi đây là khái niệm trung tâm trong cuốn sách. Theo ông, công bằng chỉ có được khi con người tự nguyện cùng tham dự vào hợp tác xã hội để làm sao cho mỗi cá nhân giành được lợi ích nhiều hơn so với khi họ sống đơn lẻ. Vì thế, nếu thể chế của một xã hội là căn cứ để xác định được một nguyên tắc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ phù hợp với lợi ích của mỗi cá nhân thì thể chế xã hội ấy là công bằng. Ông cho rằng, công bằng hay không công bằng trong một thể chế xã hội không phải khác nhau về xuất phát điểm của mỗi cá nhân mà chủ yếu ở chỗ, khi tham gia vào hợp tác xã hội, cho dù có sự bất bình đẳng do những khác biệt bẩm sinh và địa vị xã hội nhưng có sự chấp nhận mang tính tự nguyện trong cơ chế hoạt động hợp tác xã hội chung thì đó vẫn là công bằng. Quan niệm của J.Rawls về CBXH đã thể hiện những cố gắng của ông trong việc đưa ra một cách nhìn mới về CBXH. Cũng với mục đích tìm ra các nguyên tắc để thực hiện CBXH, David Miller với cuốn sách Principles of social justice [161], cho rằng, CBXH là một phạm trù lịch sử, nội dung và các nguyên tắc cơ bản của nó phải gắn liền với các điều kiện khác nhau của các cộng đồng xã hội khác nhau. Tác giả đã đưa ra ba thành phần chính trong hệ thống các nguyên tắc của CBXH cần phải được thực hiện và đảm bảo, đó là: công lao, nhu cầu và sự bình đẳng của con người. Cuốn sách làm rõ những cơ sở, điều kiện cũng như những khó khăn, thách thức nhằm thực hiện những nguyên tắc của CBXH trong thời đại ngày nay. Nếu J.Rawls tìm kiếm sự công bằng hoàn hảo thông qua việc xây dựng các định chế hoàn hảo thì A.Sen với cuốn sách The idea of justice [160] tiếp cận công bằng dựa trên bản thân cuộc sống, trên hiện thực hóa xã hội và tìm cách giảm bớt những bất công. A.Sen cho rằng, phải kiểm nghiệm lâu dài những tình trạng xã hội phát sinh trong thực tế để có thể so sánh những gì đã xảy ra rồi tìm những tiêu chuẩn công bằng, thay vì đề ra một lý thuyết chung. Theo A.Sen, điều quan trọng trong việc đạt đến công bằng là làm thế nào để xóa bỏ mọi chướng ngại cho cá nhân trong việc thực hiện tự do để mưu cầu hạnh phúc. Nỗ lực tối đa của cá nhân trong thể hiện tự do là chủ yếu, nhưng môi trường xã hội phù hợp cũng góp phần cho sự thành đạt. Cuốn sách của A.Sen giúp chúng ta hiểu đúng các vấn đề về công bằng, dân chủ trong mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới. 7 Cũng liên quan đến đề tài luận án phải kể đến cuốn sách Social work and social policy: advancing the principles of economic and social justice [162] của các tác giả Ira C.Colby, Catherine, Karen M.Sowers. Các giả đã coi công tác xã hội và chính sách phúc lợi xã hội toàn cầu như một nội dung chủ yếu để thực thi CBXH hiện nay, còn nhà nước như một công cụ quản lý và điều tiết chủ yếu nhằm giải quyết những mâu thuẫn, xung đột xã hội để thực thi công bằng và bình đẳng. Hiện nay, xã hội châu Á đang đứng trước những thách thức cơ bản trong việc thực thi CBXH: sự cọ sát giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại trong việc tìm kiếm những giải pháp thực thi CBXH trong nền kinh tế thị trường, tính thiếu đồng bộ trong thể chế chính trị, pháp lý và hệ thống chính sách xã hội... Cuốn sách cũng đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện CBXH. Trên cơ sở khái quát lại các các tư tưởng về CBXH trong lịch sử, Báo cáo phát triển thế giới 2006: Công bằng và phát triển [117] của Ngân hàng Thế giới tập trung vào một số vấn đề như: Bất bình đẳng trong từng nước và giữa các nước; ý nghĩa quan trọng của công bằng; mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị như là không gian cho bình đẳng. Công bằng được hiểu là công bằng trong các cơ hội. Báo cáo nhấn mạnh, cơ hội đồng đều tức là sự thành đạt của một người phải do các nỗ lực, chọn lựa và tài năng của người ấy, chứ không do những hoàn cảnh có sẵn trước đó như chủng tộc, giới tính, nhóm xã hội, gốc gác gia đình và sinh quán của họ. Bên cạnh đó còn có các tác phẩm tiêu biểu khác liên quan đến vấn đề CBXH như: Justice and the politics of difference [163] của Iric Masion Young; A Metastructural Reinterpretation of the Rawlsian Theory: From Rawls to Machiavelli [164] của Jacques Bidet; bài “Distributive Justice” [166], v.v.. Trong khuôn khổ đề tài luận án, những nghiên cứu nêu ra ở đây không thể bao quát hết các công trình nghiên cứu về chủ đề này trên thế giới. Vấn CBXH và thực hiện CBXH được các tác giả nghiên cứu và luận giải chủ yếu dưới góc độ kinh tế, chính trị, liên quan đến nhiều vấn đề: tự do, bình đẳng, dân chủ, đoàn kết v.v.. Về cơ bản, các nghiên cứu chủ yếu tập trung luận giải cơ sở xã hội, cơ sở nhận thức của con người về CBXH; những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện CBXH trong thời đại ngày nay. Đồng thời, cũng tùy thuộc vào bối cảnh xã hội của mỗi quốc gia mà các nghiên cứu này gợi ý những phương án thực thi CBXH cụ thể. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quý báu phục vụ tác giả luận án trong công tác nghiên cứu và tìm kiếm những giải pháp thực hiện CBXH. 8 * Các công trình nghiên cứu trong nước Về khái niệm công bằng xã hội Xung quanh khái niệm CBXH, có các công trình tiêu biểu: Hiện đại hóa xã hội vì mục tiêu công bằng xã hội [60]; Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội [49]; Những vấn đề lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong điều kiện nước ta hiện nay [147]; Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội [71]; Triết học kinh tế trong “Lí thuyết về công lý” của nhà triết học Mỹ John Rawls [121] v.v;.., các bài báo, tạp chí: “Tư tưởng của C.Mác về công bằng và bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội” [135]; “Về vấn đề bình đẳng và công bằng xã hội” [154]; “Quan điểm của chủ nghĩa Mác về công bằng xã hội với tư cách thước đo trình độ giải phóng con người” [69], “Về khái niệm “công bằng xã hội” [112], v.v.. Các công trình đã cho chúng ta thấy được những quan niệm khác nhau về CBXH trong lịch sử triết học Đông và phương Tây cũng như các quan niệm hiện đại về CBXH, đặc trưng, bản chất và nội dung của CBXH. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, CBXH là sự ngang bằng nhau giữa người và người trong xã hội không phải về mọi phương diện mà chủ yếu về phương diện phân phối sản phẩm xã hội theo nguyên tắc: cống hiến lao động ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau [112, tr.8]. Công bằng xã hội ngoài nội dung phân phối theo lao động như đã đề cập ở trên, trong cuốn sách Những vấn đề lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong điều kiện nước ta hiện nay [147], các tác giả bổ sung thêm nội dung phân phối thông qua phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và phải phản ánh bản sắc văn hóa của một dân tộc. Theo đó, CBXH Là một khái niệm khoa học có tính chất tổng hòa các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... dùng để chỉ sự ngang bằng giữa người và người theo nguyên tắc phân phối lợi ích phù hợp giữa cống hiến và hưởng thụ, nghĩa vụ và quyền lợi, thưởng và phạt đồng thời còn thông qua phúc lợi xã hội và an sinh xã hội (cả về vật chất và tinh thần), CBXH “vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính đạo lý, phản ánh bản sắc văn hóa của một dân tộc; là động lực của sự tiến bộ xã hội [147, tr.349]. Tiếp cận CBXH trên cơ sở nhấn mạnh hệ giá trị, tác giả Bùi Đại Dũng và Phạm Thu Phương [28] cho rằng, CBXH là tình trạng mà mọi quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên xã hội c
Luận văn liên quan