Luận văn Cơ sở kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh nền KTTT, đình công là một hiện tượng xã hội tất yếu, khi mà các bên tham gia QHLĐ đều phải có “vũkhí” đểbảo vệquyền lợi của mình, trong đó đối với NLĐthì đình công chính là “vũkhí cuối cùng” chống lại những sai phạm của NSDLĐ. Quyền đình công của NLĐ đã được pháp luật Việt Nam và nhiều nước trên thếgiới thừa nhận. Tuy nhiên những năm gần đây, trong các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN) tại TP. HCM, tình hình đình công diễn ra rất phức tạp và đã nảy sinh nhiều vấn đềcần nhanh chóng nghiên cứu và xửlý. Chẳng hạn như đại đa sốcác vụ đình công diễn ra trái với luật định; đã xuất hiện những phần tửkích động và lợi dụng đình công đểtrục lợi; bạo lực trong đình công (hành hung lực lượng bảo vệ, đập phá máy móc, nhà xưởng, tụtập la hét, ném bỏ sản phẩm .); có nhiều doanh nghiệp đểxảy ra đình công trái luật nhiều lần trong thời gian ngắn, với sốngười tham gia ngày càng đông (có vụlên tới 18.000 người tham gia) và thời gian đình công ngày càng dài; NLĐbịtrù dập sau đình công, đã bắt đầu xuất hiện vụ đình công đầu tiên đểphản đối quy định của nhà nước (chứ không phải là tranh chấp giữa NLĐvà NSDLĐ). Đình công ởTP.HCM là một hiện tượng xã hội diễn biến phức tạp, đã và đang gây hậu quảxấu cho cảphía NSDLĐ và NLĐ, đồng thời đe dọa đến sự ổn định kinh tế– chính trị– xã hội, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Vì vậy, đình công đang trởthành vấn đềthời sựnóng bỏng cần quan tâm giải quyết, chính quyền TP.HCM cũng đã xác định đình công là vấn đềcần quan tâm nghiên cứu trong chương trình khoa học xã hội nhân văn (chương trình số11) năm 2005. Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đềnày tôi quyết định chọn đềtài “Cơsởkinh tếvà những giải pháp giải quyết đình công tại TP.HCM” làm luận văn thạc sĩchuyên ngành Kinh tếChính trịcủa mình. Tôi cho rằng việc nghiên cứu vấn đềnày là một việc làm ý nghĩa cảvềmặt lý luận và thực tiễn.

pdf114 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ sở kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ Tp. HCM PHẠM THỊ LÝ CƠ SỞ KINH TẾ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG TẠI TP. HCM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60.31.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH TUẤN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2007 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... 1  MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3  CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÌNH CÔNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .................................................................................................................... 7  1.1.  Đình công: ...................................................................................................... 7  1.1.1.  Khái niệm ................................................................................................... 7  1.1.2.  Đặc điểm cơ bản của đình công ................................................................ 9  1.1.3.  Phân loại đình công ................................................................................. 10  1.2.  Quan hệ lao động và đình công .................................................................... 12  1.2.1.  Quan hệ lao động: .................................................................................... 12  1.2.2.  Tranh chấp lao động và đình công ........................................................... 15  1.3.  Cơ sở kinh tế của vấn đề đình công trong nền KTTT. ................................. 17  1.3.1.  Bản chất của đình công trong nền KTTT TBCN .................................... 17  1.3.2.  Vấn đề đình công trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam: ..... 20  1.3.3.  Quan hệ giữa tiền lương – giá cả hàng hóa SLĐ và đình công ............... 24  1.3.3.1.  Tiền lương - giá cả hàng hóa SLĐ ................................................. 24  1.3.3.2.  Tác động của quan hệ cung – cầu và giá cả hàng hóa SLĐ tới đình công ....................................................................................................... 26  CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÌNH CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN QUA ..................................................................................................... 29  2.1  Khái quát về tình hình đình công ở Việt Nam ............................................. 29  2.2  Thực trạng đình công ở TP. HCM ............................................................... 32  2.2.1.  QHLĐ trong các doanh nghiệp tại TP.HCM thời gian qua. .................... 32  2.2.1.1.  QHLĐ trong các DNNN ................................................................ 32  2.2.1.2.  QHLĐ trong các doanh nghiệp tư nhân ......................................... 33  2.2.1.3.  QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN .............................. 33  – 2 – 2.2.2.  Thực trạng đình công tại TP.HCM từ 1990 đến nay: .............................. 34  2.3  Nguyên nhân và bản chất kinh tế của đình công ở TP.HCM: ..................... 39  2.3.1  Chậm điều chỉnh chính sách tiền lương tối thiểu .................................... 39  2.3.2  NSDLĐ vi phạm lợi ích kinh tế hợp pháp của NLĐ ............................... 44  2.3.3  Cung – cầu lao động ................................................................................ 51  2.3.4  Tác động của đình công và kết quả giải quyết đình công tại TP.HCM thời gian qua. ........................................................................................................ 56  2.3.4.1.  Tác động của đình công ................................................................. 56  2.3.4.2.  Kết quả giải quyết các vụ đình công tại TP.HCM thời gian qua ... 58  CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................. 62  3.1  Quan điểm giải quyết vấn đề đình công ....................................................... 62  3.1.1 – Dự báo về tình hình đình công trong những năm tới ............................... 62  3.1.2 –Quan điểm giải quyết vấn đề đình công .................................................... 63  3.2  Một số giải pháp giải quyết vấn đề đình công tại TP.HCM ........................ 65  3.2.1  Cải tiến, đổi mới chính sách tiền lương tối thiểu: ................................... 66  3.2.2  Các giải pháp đảm bảo lợi ích kinh tế hợp pháp của NLĐ. ..................... 70  3.2.2.1.  Về phía doanh nghiệp: ................................................................... 70  3.2.2.2.  Về phía công đoàn: ........................................................................ 74  3.2.3  Củng cố và thực hiện hiệu quả cơ chế ba bên: ........................................ 76  3.2.4  Điều tiết cung - cầu lao động ................................................................... 78  3.3  Một số kiến nghị .......................................................................................... 81  3.3.1  Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về lao động: .................. 81  3.3.2  Tăng cường công tác quản lý và thanh tra Nhà nước về lao động .......... 84  3.3.3  Xây dựng bản hướng dẫn lương hàng năm: ............................................ 85  KẾT LUẬN ........................................................................................................... 87  TÀI LIỆU THAM KHẢO :................................................................................... 89  – 3 – MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền KTTT, đình công là một hiện tượng xã hội tất yếu, khi mà các bên tham gia QHLĐ đều phải có “vũ khí” để bảo vệ quyền lợi của mình, trong đó đối với NLĐ thì đình công chính là “vũ khí cuối cùng” chống lại những sai phạm của NSDLĐ. Quyền đình công của NLĐ đã được pháp luật Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thừa nhận. Tuy nhiên những năm gần đây, trong các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN) tại TP. HCM, tình hình đình công diễn ra rất phức tạp và đã nảy sinh nhiều vấn đề cần nhanh chóng nghiên cứu và xử lý. Chẳng hạn như đại đa số các vụ đình công diễn ra trái với luật định; đã xuất hiện những phần tử kích động và lợi dụng đình công để trục lợi; bạo lực trong đình công (hành hung lực lượng bảo vệ, đập phá máy móc, nhà xưởng, tụ tập la hét, ném bỏ sản phẩm ...); có nhiều doanh nghiệp để xảy ra đình công trái luật nhiều lần trong thời gian ngắn, với số người tham gia ngày càng đông (có vụ lên tới 18.000 người tham gia) và thời gian đình công ngày càng dài; NLĐ bị trù dập sau đình công, đã bắt đầu xuất hiện vụ đình công đầu tiên để phản đối quy định của nhà nước (chứ không phải là tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ). Đình công ở TP.HCM là một hiện tượng xã hội diễn biến phức tạp, đã và đang gây hậu quả xấu cho cả phía NSDLĐ và NLĐ, đồng thời đe dọa đến sự ổn định kinh tế – chính trị – xã hội, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Vì vậy, đình công đang trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng cần quan tâm giải quyết, chính quyền TP.HCM cũng đã xác định đình công là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu trong chương trình khoa học xã hội nhân văn (chương trình số 11) năm 2005. Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề này tôi quyết định chọn đề tài “Cơ sở kinh tế và những giải pháp giải quyết đình công tại TP.HCM” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị của mình. Tôi cho rằng việc nghiên cứu vấn đề này là một việc làm ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. – 4 – 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn cần đạt được là: ™ Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đình công, QHLĐ, tranh chấp lao động trong nền KTTT. ™ Nghiên cứu bản chất và cơ sở kinh tế của đình công trong nền KTTT ™ Nghiên cứu và phân tích thực trạng đình công ở TP.HCM từ năm 1990 đến nay. Lý giải các nguyên nhân cơ bản và những ảnh hưởng của đình công tại TP. HCM. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp giải quyết đình công. Để đạt được mục tiêu nên trên, các câu hỏi nghiên cứu cần trả lời: ™ Đình công có phải là một hiện tượng khách quan trong nền KTTT? Đặc điểm của đình công là gì? Đình công có tác động tích cực, tiêu cực như thế nào? ™ Bản chất của đình công gì? Đình công ở TP.HCM có những đặc điểm gì nổi bật? Đâu là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đình công ở TP.HCM thời gian qua? ™ Đình công là “vũ khí cuối cùng” của NLĐ khi có tranh chấp xảy ra giữa NLĐ và NSDLĐ, vậy nên khuyến khích hay hạn chế đình công xảy ra? Giải pháp nào cho vấn đề này? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ™ Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận văn là các cuộc đình công trong các loại hình doanh nghiệp diễn ở TP.HCM. ™ Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: luận văn tập trung làm rõ cơ sở kinh tế của đình công và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cơ bản để giải quyết đình công nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia QHLĐ trong các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, luận văn sẽ phân tích kỹ vấn đề đình công trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN vì đây là khu vực các vụ đình công xảy ra nhiều nhất thời gian qua. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu đình công ở TP.HCM từ năm 1990 đến nay, trong đó tập trung chủ yếu trong giai đoạn 1998 đến nay. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu đình công trên địa bàn TP.HCM. – 5 – 4. Phương pháp nghiên cứu : Để đạt được những mục tiêu đề ra, dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn được thực hiện bởi một số phương pháp nghiên cứu cụ thể là: - Sử dụng phương pháp logic – lịch sử để nghiên cứu sự thay đổi trong nhận thức về nền KTTT, về sự tồn tại khách quan cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, thừa nhận còn tồn tại quan hệ bóc lột trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. - Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các kết quả thống kê và các tài liệu liên quan đến vấn đề này để làm rõ nguyên nhân bản chất của đình công, từ đó có cơ sở để đề xuất những giải pháp giải quyết đình công tại TP.HCM. 5. Tình hình nghiên cứu đề tài: Đình công là hiện tượng xã hội nóng bỏng trong thời gian qua cũng như hiện nay đang được các cơ quan thống tấn báo chí, các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, các tổ chức chính trị xã hội quan tâm. Vì vậy, đã có khá nhiều bài báo đề cập đến những vụ đình công được đăng tải trên các nhật báo, tuần báo và các tạp chí chuyên ngành. Bên cạnh đó, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề đình công, vấn đề tranh chấp lao động (nhất là tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN) như: - “Vấn đề đình công của công nhân ở nước ta hiện nay” Luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Phạm Thị Xuân Hương – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001. - “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về quyền của NLĐ trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Anh Đào, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002. - “Tình hình đình công tại Tp. HCM – Thực trạng và giải pháp” Luận văn Cử nhân chính trị của Mai Đức Chính, 2001. - “Đình công tại Tp. HCM – Thực trạng và giải pháp” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố do PGS.TS. Phan An làm chủ nhiệm đề tài đã nghiệm thu giai đoạn 1.... – 6 – Đặc biệt, vấn đề đình công và giải quyết đình công đã được Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ LĐ – TB & XH, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam quan tâm sâu sắc và đã tổ chức một số cuộc hội thảo về đình công và giải quyết vấn đề đình công. Những công trình trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình đã có những đóng góp đáng trân trọng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về khía cạnh kinh tế của đình công mà nghiên cứu chủ yếu dưới góc nhìn bao quát và góc độ pháp lý của vấn đề đình công. Do đó, đề tài này được thực hiện sẽ có sự kế thừa nhất định những công trình trên và đi sâu nghiên cứu vấn đề đình công dưới góc độ kinh tế. 6. Những đóng góp khoa học mới của luận văn - Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về QHLĐ, tranh chấp lao động và đình công. - Phân tích bản chất của đình công trong nền KTTT TBCN và nền KTTT định hướng XHCN. - Phân tích cơ sở kinh tế của đình công, các nguyên nhân dẫn đến đình công ở TP.HCM thời gian qua - Đưa ra một hệ thống các giải pháp và kiến nghị để giải quyết đình công, lành mạnh hóa QHLĐ trong các doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia QHLĐ theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu gồm phần mở đầu, 3 chương về nội dung, phần kết luận và phụ lục. Trong đó, các chương của luận văn gồm: Chương 1 : Cơ sở lý luận về đình công trong nền kinh tế thị trường Chương 2 : Thực trạng đình công tại TP. HCM thời gian qua Chương 3 : Quan điểm và giải pháp giải quyết đình công tại TP.HCM – 7 – CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÌNH CÔNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Đình công: 1.1.1. Khái niệm Văn phòng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của ILO đưa ra khái niệm: Đình công (strike) được hiểu là “Một sự tạm ngừng có dự tính trước hoặc không chịu làm việc của một nhóm công nhân của một doanh nghiệp hoặc một vài doanh nghiệp để biểu thị sự quyết tâm hoặc đưa ra các yêu sách về tiền lương, giờ làm việc hay điều kiện làm việc” [6, 14]. Theo luật QHLĐ của Thái Lan thì “Đình công là việc những NLĐ ngừng công việc hàng loạt với tính chất tạm thời do có tranh chấp lao động”(điều 5) [6, 15] Cuốn Bách khoa toàn thư của Cộng Hòa Pháp định nghĩa “Đình công là ngừng việc có bàn tính, nhằm nhấn mạnh những yêu sách mà NSDLĐ không muốn làm thỏa mãn” Điều 172 Bộ luật lao động Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể” [12, tr 77). Hầu như ở quốc gia nào cũng đưa ra khái niệm về đình công và thừa nhận quyền đình công của NLĐ trong Hiến pháp (như ở Cộng hòa liên bang Đức, Pháp) hoặc trong Bộ luật lao động (Như ở Liên bang Nga, Philippin, Thái Lan…). Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về đình công nhưng nhìn chung có thể nhìn nhận vấn đề đình công dưới hai góc độ sau: - Dưới góc độ kinh tế – xã hội, đình công được coi là quyền kinh tế – xã hội của NLĐ trong nền KTTT, là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực hiện bởi những NLĐ, nhằm gây sức ép để đạt những yêu sách nhất định gắn với lợi ích kinh tế hoặc lợi ích nghề nghiệp phát sinh trực tiếp từ QHLĐ như tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bảo đảm các chế độ BHXH, BHYT... Đình công xảy ra có thể gây thiệt hại về kinh tế hay đe dọa gây thiệt hại về kinh tế nên đình công có thể – 8 – gây được áp lực với NSDLĐ, giúp tập thể NLĐ đạt được các yêu sách về quyền và lợi ích. Đình công không phải là biện pháp duy nhất để những NLĐ đạt được mục đích của mình, nhưng với sức ép mà đình công có khả năng tạo ra, đình công thường được những NLĐ coi là cách thức có hiệu quả, là “vũ khí lợi hại” mà tập thể lao động sử dụng trong cuộc đấu tranh kinh tế với NSDLĐ để bảo vệ các quyền và lợi ích của họ. Đình công là hành vi ngừng việc được thực hiện bởi ý chí tự nguyện của nhiều NLĐ. Khả năng liên kết và tập hợp sự tham gia đông đảo của những NLĐ là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi cuả một cuộc đình công. - Dưới góc độ pháp lý, đình công là một quyền của NLĐ được pháp luật thừa nhận (theo điều 8 công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên hiệp quốc). Quyền đình công được hiểu là quyền nghỉ việc tập thể nhằm buộc NSDLĐ hoặc các chủ thể khác phải thỏa mãn những yêu sách chính đáng của mình. Tuy nhiên, quyền đình công này chỉ giới hạn trong khuôn khổ pháp luật cho phép và phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định. Vì là một loại quyền của NLĐ nên đình công phải được thực hiện thông qua hành vi ngừng việc của chính những NLĐ, nhằm hướng tới những lợi ích nghề nghiệp và xuất phát từ QHLĐ. Quan điểm của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và đa số các quốc gia đều cho rằng, các cuộc đình công kinh tế được thực hiện vì những lợi ích gắn với QHLĐ mới thuộc phạm vi cho phép của quyền đình công. Những cuộc đình công chính trị đều không thuộc phạm vi QHLĐ và vượt ra ngoài khuôn khổ của quyền đình công. NLĐ có quyền tự quyết định tham gia hay không tham gia đình công, tự do ý trí trong việc đưa ra yêu sách. Nhưng việc thực hiện quyền đình công của NLĐ lại không thể thông qua hành vi cá nhân, mà phải thực hiện thông qua hành động đồng loạt ngừng việc của tập thể lao động. Việc một cá nhân NLĐ ngừng việc nhằm nêu yêu sách mang tính cá nhân, không được sự ủng hộ của những NLĐ khác không được coi là biểu hiện của quyền đình công và nằm ngoài phạm vi được phép thực hiện của quyền đình công. Như vậy, đình công là một loại quyền cho phép NLĐ – 9 – được tự do lựa chọn cách xử sự trong khuôn khổ pháp luật, nhưng việc thực hiện quyền này phải thông qua hành vi mang tính tập thể, là sự tự nguyện ngừng việc của những NLĐ. Trên cơ sở những vấn đề nên trên, có thể thấy đặc điểm chung nhất của đình công đó là biện pháp đấu tranh kinh tế của những NLĐ, được thực hiện bằng cách ngừng việc tập thể và có tổ chức, nhằm gây sức ép buộc NSDLĐ phải chấp nhận các yêu sách gắn với quyền và lợi ích của NLĐ. 1.1.2. Đặc điểm cơ bản của đình công Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về đình công, nhưng nhìn chung tất cả đều thống nhất ở một số đặc điểm sau của đình công: ¾ Đình công biểu hiện thông qua sự ngừng việc triệt để của NLĐ và do tập thể NLĐ tiến hành. Sự ngừng việc của NLĐ được thể hiện ở nhiều dạng và nhiều mức độ khác nhau. Nhưng đình công thường được biểu hiện ở sự ngừng việc một cách triệt để của tập thể NLĐ mà đúng ra họ phải thực hiện công việc theo HĐLĐ, theo thỏa ước lao động và theo quy chế của nơi làm việc. Vì vậy, tất cả những sự ngừng việc không triệt để như nghỉ việc lẻ tẻ, làm việc cầm chừng, lãn công không được xác định là đình công. Ngừng việc trong đình công khác với việc chấm dứt QHLĐ. Đình công chỉ là việc những NLĐ tạm thời không thực hiện nghĩa vụ lao động với mục đích gây thiệt hại với chủ thể cần thiết để tạo ra sức ép về kinh tế. Những NLĐ khi đình công không nhằm mục đích chấm dứt QHLĐ và luôn sẵn sàng trở lại làm việc nếu được chấp nhận các yêu sách về quyền và lợi ích. Vì vậy, đình công biểu hiện ra bên ngoài là hành vi ngừng việc tạm thời (tạm ngưng QHLĐ), không phải là hành vi đơn phương chấn dứt QHLĐ (bỏ việc vĩnh viễn). Đình công là hiện tượng phản ứng có tính chất tập thể được tiến hành bởi những NLĐ. Tính tập thể của một cuộc đình công phải đồng thời thể hiện ở hai dấu hiệu là có sự tham gia của nhiều NLĐ và giữa họ có sự liên kết mật thiết, cùng ngừng việc vì mục tiêu chung – 10 – ¾ Đình công phải phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể. NLĐ được tiến hành đình công khi tập thể NLĐ không đồng ý với việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, không có tranh chấp lao động tập thể thì không phát sinh đình công. ¾ Đình công luôn có tính tổ chức: đình công là sự ngừng việc triệt để của NLĐ nhưng sự ngừng việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức của những NLĐ với nhau. Nghĩa là sự ngừng việc này phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự tổ chức và điều hành chung của một cá nhân, một nhóm người hay sự phối hợp của tập thể NLĐ. ¾ Đình công bao giờ cũng đi liền với các yêu sách, trong đó chủ yếu là những yêu sách liên quan đến lợi ích kinh tế: tiền lương, tiền thưởng, chế độ BHXH, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ký kết và thực hiện đúng HĐLĐ … Ngoài ra còn có các yêu sách khác như yêu sách về chấm dứt các hành vi đối xử thô bạo, chống xa thải tùy tiện, yêu sách về vệ sinh, an toàn lao