Luận văn Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996-2004)

1. Tính cấp thiết của đề tài Là một quốc gia đa dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc là một trong những nội dung cơ bản được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm thể hiện trong quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ tình hình đặc điểm của một quốc gia có nhiều dân tộc, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời; Đảng Cộng sản Việt Nam lấy những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để xây dựng và giải quyết vấn đề dân tộc trong từng giai đoạn cách mạng, đã vận dụng sáng tạo và đề ra hàng loạt chính sách cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước, đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và ngày càng hoàn thiện chính sách dân tộc trên cơ sở ba nguyên tắc cơ bản: Đoàn kết - Bình đẳng - Tương trợ, tạo mọi điều kiện để các dân tộc từng bước trưởng thành trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, dân tộc và công tác thực hiện chính sách dân tộc đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm, đầu tư nghiên cứu, nhằm đáp ứng đòi hỏi tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp vừa có những tác động đến quan hệ quốc tế lại vừa mang tính đặc thù riêng của từng quốc gia. Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, nhân quyền luôn là những vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng, coi đó như những đột phá khẩu để chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công xây dựng, với nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm gây mất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Là một trong những dân tộc ít người ở Việt Nam thực hiện chính sách dân tộc của Đảng từ khi đất nước đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào Khmer từng bước được nâng cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay vùng đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn là một trong những vùng chậm phát triển còn nhiều khó khăn đòi hỏi phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa. An Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí và vai trò rất quan trọng đóng góp vào việc giữ vững an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của phía Nam và cả nước, có điều kiện thuận lợi về địa lý tự nhiên trong phát triển nông nghiệp. Đồng bào dân tộc ở An Giang với số lượng không nhiều nhưng lại sống trên một địa bàn chiến lược quan trọng có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Vì vậy, lãnh đạo thực hiện tốt chính sách dân tộc là một vấn đề Đảng bộ tỉnh An Giang rất quan tâm, để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của khu vực cũng như của cả nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996 - 2004)" là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, được tác giả nghiên cứu dưới góc độ của chuyên ngành khoa học Lịch sử Đảng, nhằm làm sáng tỏ những thành công, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở An Giang vừa qua để tiếp tục thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề dân tộc Khmer đang thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu hoạch định chính sách, của các nhà khoa học từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Hiện nay, việc nghiên cứu về chính sách dân tộc Khmer đã có các công trình sau: - Đề tài khoa học cấp bộ: Lịch sử đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc ít người ở nước ta của Ủy ban Dân tộc và Miền núi do TS. Trình Mưu làm chủ nhiệm trong đó có phần đề cập đến “Lịch sử đấu tranh của đồng bào dân tộc Khmer ở Tây Nam bộ” đã nghiệm thu năm 1996. - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Thủy bảo vệ năm 2001: Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. - Báo cáo tổng quan đề tài khoa học cấp bộ năm 2003: Một số giải pháp nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer ở miền Tây Nam bộ trong giai đoạn hiện nay do Th.S Lê Tăng làm chủ nhiệm. - Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi: Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. - Ủy ban Dân tộc - Viện Dân tộc: Một số vấn đề đổi mới nội dung quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2004. - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Trung tâm Khoa học về tín ngưỡng tôn giáo: Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ: Vấn đề tôn giáo ở khu vực đồng bào Khmer Tây Nam bộ hiện nay, Hà Nội, 2003 do TS .Hồ Trọng Hoài chủ nhiệm. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về người Khmer được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, cũng như trong các công trình chuyên khảo như: Các dân tộc ở Việt Nam - các tỉnh phía Nam; vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long; Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ. Các công trình trên đây tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau từ góc độ sử học, dân tộc học, tôn giáo học, kinh tế học đã trình bày, lý giải nhiều vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu đồng bào Khmer nói chung và bước đầu trình bày thực trạng đời sống và các giải pháp để nâng cao đời sống cho đồng bào Khmer ở miền Tây Nam bộ hoặc giới thiệu tổng quan về dân tộc Khmer. Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào trình bày về Đảng lãnh đạo dân tộc Khmer ở một tỉnh nói riêng. An Giang là tỉnh có nhiều đồng bào Khmer sinh tụ, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về Đảng bộ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc Khmer. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Là trình bày một cách có hệ thống chủ trương chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và quá trình vận dụng chủ trương của Đảng để chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer của Đảng bộ tỉnh An Giang, làm rõ sự tác động của chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer An Giang từ 1996 - 2004. - Nhiệm vụ của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn luận văn đánh giá đúng những thành tựu, chỉ ra những hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer ở An Giang; bước đầu đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác dụng của kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu - Luận văn được hoàn thành trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và quyền dân tộc tự quyết; sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đề ra đường lối, chính sách dân tộc thể hiện thông qua kết quả thực hiện chính sách dân tộc ở An Giang. - Nguồn tư liệu chính để thực hiện đề tài là các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc và các văn bản cụ thể hóa việc tổ chức thực hiện các chính sách trên của Đảng bộ An Giang. Tham khảo và tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác như: đối chiếu so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp của khoa học lịch sử. 5. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer ở phạm vi tỉnh An Giang. Giới hạn nghiên cứu thuộc giai đoạn 1996 - 2004. 6. Đóng góp của luận văn - Khẳng định tính đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dân tộc. Tìm ra những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng thông qua thực tiễn ở An Giang. - Trình bày một cách hệ thống chính sách dân tộc của Đảng từ 1996 - 2004 ở An Giang qua đó góp phần vào nghiên cứu trong việc vạch ra những giải pháp mới xây dựng khối đoàn kết dân tộc của Đảng ở An Giang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.

doc100 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4038 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996-2004), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một quốc gia đa dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc là một trong những nội dung cơ bản được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm thể hiện trong quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ tình hình đặc điểm của một quốc gia có nhiều dân tộc, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời; Đảng Cộng sản Việt Nam lấy những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để xây dựng và giải quyết vấn đề dân tộc trong từng giai đoạn cách mạng, đã vận dụng sáng tạo và đề ra hàng loạt chính sách cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước, đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và ngày càng hoàn thiện chính sách dân tộc trên cơ sở ba nguyên tắc cơ bản: Đoàn kết - Bình đẳng - Tương trợ, tạo mọi điều kiện để các dân tộc từng bước trưởng thành trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, dân tộc và công tác thực hiện chính sách dân tộc đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm, đầu tư nghiên cứu, nhằm đáp ứng đòi hỏi tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp vừa có những tác động đến quan hệ quốc tế lại vừa mang tính đặc thù riêng của từng quốc gia. Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, nhân quyền luôn là những vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng, coi đó như những đột phá khẩu để chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công xây dựng, với nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm gây mất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Là một trong những dân tộc ít người ở Việt Nam thực hiện chính sách dân tộc của Đảng từ khi đất nước đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào Khmer từng bước được nâng cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay vùng đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn là một trong những vùng chậm phát triển còn nhiều khó khăn đòi hỏi phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa. An Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí và vai trò rất quan trọng đóng góp vào việc giữ vững an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của phía Nam và cả nước, có điều kiện thuận lợi về địa lý tự nhiên trong phát triển nông nghiệp. Đồng bào dân tộc ở An Giang với số lượng không nhiều nhưng lại sống trên một địa bàn chiến lược quan trọng có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Vì vậy, lãnh đạo thực hiện tốt chính sách dân tộc là một vấn đề Đảng bộ tỉnh An Giang rất quan tâm, để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của khu vực cũng như của cả nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996 - 2004)" là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, được tác giả nghiên cứu dưới góc độ của chuyên ngành khoa học Lịch sử Đảng, nhằm làm sáng tỏ những thành công, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở An Giang vừa qua để tiếp tục thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề dân tộc Khmer đang thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu hoạch định chính sách, của các nhà khoa học từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Hiện nay, việc nghiên cứu về chính sách dân tộc Khmer đã có các công trình sau: - Đề tài khoa học cấp bộ: Lịch sử đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc ít người ở nước ta của Ủy ban Dân tộc và Miền núi do TS. Trình Mưu làm chủ nhiệm trong đó có phần đề cập đến “Lịch sử đấu tranh của đồng bào dân tộc Khmer ở Tây Nam bộ” đã nghiệm thu năm 1996. - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Thủy bảo vệ năm 2001: Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. - Báo cáo tổng quan đề tài khoa học cấp bộ năm 2003: Một số giải pháp nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer ở miền Tây Nam bộ trong giai đoạn hiện nay do Th.S Lê Tăng làm chủ nhiệm. - Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi: Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. - Ủy ban Dân tộc - Viện Dân tộc: Một số vấn đề đổi mới nội dung quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2004. - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Trung tâm Khoa học về tín ngưỡng tôn giáo: Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ: Vấn đề tôn giáo ở khu vực đồng bào Khmer Tây Nam bộ hiện nay, Hà Nội, 2003 do TS .Hồ Trọng Hoài chủ nhiệm. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về người Khmer được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, cũng như trong các công trình chuyên khảo như: Các dân tộc ở Việt Nam - các tỉnh phía Nam; vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long; Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ... Các công trình trên đây tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau từ góc độ sử học, dân tộc học, tôn giáo học, kinh tế học… đã trình bày, lý giải nhiều vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu đồng bào Khmer nói chung và bước đầu trình bày thực trạng đời sống và các giải pháp để nâng cao đời sống cho đồng bào Khmer ở miền Tây Nam bộ hoặc giới thiệu tổng quan về dân tộc Khmer. Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào trình bày về Đảng lãnh đạo dân tộc Khmer ở một tỉnh nói riêng. An Giang là tỉnh có nhiều đồng bào Khmer sinh tụ, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về Đảng bộ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc Khmer. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Là trình bày một cách có hệ thống chủ trương chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và quá trình vận dụng chủ trương của Đảng để chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer của Đảng bộ tỉnh An Giang, làm rõ sự tác động của chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer An Giang từ 1996 - 2004. - Nhiệm vụ của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn luận văn đánh giá đúng những thành tựu, chỉ ra những hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer ở An Giang; bước đầu đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác dụng của kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu - Luận văn được hoàn thành trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và quyền dân tộc tự quyết; sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đề ra đường lối, chính sách dân tộc thể hiện thông qua kết quả thực hiện chính sách dân tộc ở An Giang. - Nguồn tư liệu chính để thực hiện đề tài là các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc và các văn bản cụ thể hóa việc tổ chức thực hiện các chính sách trên của Đảng bộ An Giang. Tham khảo và tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác như: đối chiếu so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp của khoa học lịch sử. 5. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer ở phạm vi tỉnh An Giang. Giới hạn nghiên cứu thuộc giai đoạn 1996 - 2004. 6. Đóng góp của luận văn - Khẳng định tính đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dân tộc. Tìm ra những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng thông qua thực tiễn ở An Giang. - Trình bày một cách hệ thống chính sách dân tộc của Đảng từ 1996 - 2004 ở An Giang qua đó góp phần vào nghiên cứu trong việc vạch ra những giải pháp mới xây dựng khối đoàn kết dân tộc của Đảng ở An Giang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết. Chương 1 ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO KHMER (1996-2000) 1.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐỒNG BÀO KHMER Ở AN GIANG 1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm của An Giang An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam bộ, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long là tỉnh biên giới có nhiều dân tộc và tôn giáo. Phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới gần 100km; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang; phía Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ. Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông đường thủy, bộ rất thuận tiện. Giao thông chính của tỉnh là một phần mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế. Quốc lộ 91 và các sông Tiền, sông Hậu là những tuyến giao thông quan trọng nối cả đồng bằng sông Cửu Long với các nước Campuchia, Lào, Thái Lan thông qua hai cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương. Đó là lợi thế cho quá trình mở cửa, phát triển và hội nhập nền kinh tế An Giang với các tỉnh trong nước, ngoài nước, nhất là khu vực Đông Nam Á. Những điều kiện đó, giúp tỉnh phát triển tương đối đa dạng về kinh tế và văn hóa. Đồng thời, cũng là một trọng điểm phòng thủ quốc gia ở biên giới Tây Nam nước ta. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.406 km2 bằng 1,05% diện tích toàn quốc và bằng 8,71% diện tích toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (đứng thứ 4 trong vùng), trong đó 80% là đất nông nghiệp, 20 % là vùng núi. Nằm trong vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long, An Giang có thế mạnh về sản xuất lúa gạo, và thủy sản. Với sản lượng lúa đứng đầu trong khu vực (hơn 3 triệu tấn năm 2004); sản lượng khai thác thủy sản đứng thứ ba, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng theo địa phương lớn nhất toàn quốc (năm 2003 là 136.825 tấn, chiếm 14,2% cả nước - Niên giám thống kê 2003). Là tỉnh có cả đồng bằng, rừng núi, tài nguyên khoáng sản và những di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thành phố Long Xuyên là tỉnh lỵ, thị xã Châu Đốc và 9 huyện (Ủy ban Dân tộc Miền núi của Chính phủ đã công nhận 21 xã vùng núi thuộc 2 huyện Tri Tôn (9 xã) và Tịnh Biên (12 xã) theo Quyết định 42/UBQĐ ngày 23 tháng 5 năm 1997 và công nhận khu vực vùng dân tộc đồng bằng gồm: xã Lương An Trà huyện Tri Tôn và 5 xã: Đa Phước, Khánh Bình, Quốc Thái, Nhơn Hội, Vĩnh Trường của huyện An Phú theo Quyết định 21/1998/UBQĐ ngày 25 tháng 02 năm 1998). Có 17 xã biên giới thuộc 5 huyện, thị giáp Campuchia. Dân số toàn tỉnh là 2.113.429 người. Là vùng đất quần cư của nhiều tộc người anh em gắn bó từ thời mở đất, ngoài người Kinh ở An Giang còn có khoảng 100.000 người dân tộc ít người như: Khmer, Chăm, Hoa sống xen kẽ với người Kinh là những thành phần cơ bản trong dân số tỉnh An Giang, tạo nên cộng đồng đa dân tộc, là nhân tố quyết định tình hình phát triển xã hội, xây dựng kinh tế, văn hóa và bảo vệ quê hương, Tổ quốc. Từ xa xưa người Khmer cư dân bản địa và người Kinh đã chung sống trên mảnh đất An Giang, cùng khai phá, phát triển vùng đất này. Đó là một vùng đất với thiên nhiên hết sức phong phú, giàu tiềm năng nhưng cũng đầy cam go, vất vả. Phần lớn các nhà nghiên cứu lịch sử, căn cứ vào các nguồn tư liệu có được từ trước đến nay, đều thống nhất ý kiến cho rằng vào đầu thế kỷ XVII đã có những người Việt từ miền Trung vào khai thác đất đai và định cư trên vùng đất mà sau này gọi là Nam bộ. Theo Địa chí An Giang: Vào thế kỷ XVII, cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn diễn ra tàn khốc, nhân dân đói khổ cùng cực. Họ rời bỏ quê hương làng mạc vào phía Nam tìm kế sinh nhai, trong đó chủ yếu là nông dân nghèo ở miền Trung. Vùng đất định cư đầu tiên là Biên Hòa, Gia Định. Về sau, lưu dân đến định cư dọc sông Cửu Long, khai phá ruộng đất ven theo bờ sông hay cù lao. Năm 1679, một số quan lại người Hán có tư tưởng “phản Thanh phục Minh” đem 3.000 quân cùng gia đình đến Đàng Trong xin cư trú. Chúa Nguyễn cho họ trú ngụ ở Mỹ Tho và Đồng Nai. Năm 1680, Mạc Cửu cùng 200 người đến cửa biển Péam (còn gọi là Mang Khảm, tức Hà Tiên) lập phố chợ, chiêu mộ lưu dân, lập được 7 thôn. Đến năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược, lập phủ Gia Định với hai huyện Phước Long và Tân Bình. Lúc này, vua Chân Lạp là Nặc Thu dựa vào Xiêm tìm cách chống phá chúa Nguyễn. Dân buôn bán trên sông Cửu Long thường bị cướp bóc. Tháng 7 năm 1699, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh cùng Phạm Cẩm Long đem binh từ Quảng Nam, Bình Khang (Khánh Hòa) hiệp cùng quân lưu thủ Nguyễn Hữu Khánh ở Trấn Biên kéo quân vào Tân Châu đánh dẹp. Từ 1705 đến 1757, quân Xiêm thường xuyên cướp phá Hà Tiên. Trước tình thế đó, năm 1708 Mạc Cửu xin thần phục chúa Nguyễn. Năm 1714, chúa Nguyễn Phúc Chu chấp thuận và phong cho Mạc Cửu chức Tổng binh cai quản Hà Tiên. Năm 1755, Nặc Nguyên quấy phá vùng Gia Định, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh điều khiển quan binh đánh dẹp. Nặc Nguyên phải nhờ Mạc Thiên Tứ xin cầu hòa chúa Nguyễn. Tình hình Chân Lạp chưa yên do cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ vương triều. Nặc Tôn được chúa Nguyễn giúp đở trở lại nắm quyền ở Chân Lạp. Để tạ ơn chúa Nguyễn, năm 1757, Nặc Tôn hiến đất Tầm Phong Long. Thế là trong vòng hơn nửa thế kỷ (1698 - 1757), về cơ bản chúa Nguyễn đã thiết lập xong bộ máy hành chính trên vùng đất Nam bộ [66, 229]. Bấy giờ vùng đất An Giang là điểm dừng chân cuối cùng của lưu dân người Việt trên đồng bằng sông Cửu Long. Người Việt và các dân tộc anh em đoàn kết, gắn bó trong công cuộc bảo vệ và xây dựng vùng đất mới; nơi đây dân cư còn thưa thớt, nhiều chỗ bỏ hoang, đầu đời Gia Long mộ dân đến ở, dần dần khai thác và tạo dựng thôn ấp. Đời Minh Mạng, nhiều chủ trương, chính sách mới của nhà nước phong kiến khuyến khích việc khai hoang như miễn thuế một số năm cho ruộng mới vỡ, phong thưởng cho những thành tích mộ dân, lập làng… đã có tác dụng kích thích mạnh đến sản xuất nông nghiệp, làm tăng nhanh dân số. Các thôn xóm lúc ban đầu (trong thế kỷ XVII) chỉ là một sự kết hợp tự phát trên tinh thần tương thân, tương trợ, chưa có luật lệ gì ràng buộc, chưa mang tính chất những đơn vị hành chính, không có những quy chế chặt chẽ với những lệ làng, hương ước như các làng xã ở miền Bắc và miền Trung. Dần dần về sau, khi chúa Nguyễn thiết lập chính quyền, các thôn xóm ấy mới trở thành cơ cấu chính quyền cơ sở. Cư dân ở đây có cùng chung một nền chính trị, kinh tế và bình đẳng với nhau trên mọi lĩnh vực. Khác với người Khmer ở vùng nội địa và ven biển, vùng người Khmer thuộc vùng đồi núi Tây Nam ở An Giang thường thưa thớt dân cư và các phum, sóc ở cách xa nhau, mật độ dân số thấp hơn các vùng khác. Cảnh quan vùng này có nhiều nét gần gũi với Campuchia bên kia biên giới, với những đặc trưng chung là những dãy thốt nốt, những đồi núi nhỏ ít bóng cây, những đàn bò thả rông ở sườn đồi. Họ là những di dân từ đất nước Campuchia bên kia biên giới đã đến sống ở vùng này. Tuy chịu ảnh hưởng về nhiều mặt của người Kinh nhưng người Khmer vẫn giữ được tính dân tộc của mình, trong quan hệ sinh sống, dựng vợ gả chồng và có nhiều người Khmer có dòng họ ở bên đất nước Campuchia. Đây cũng là một đặc thù riêng biệt chỉ có ở vùng dân tộc Khmer An Giang. Trong lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương An Giang dưới sự lãnh đạo của Đảng đồng bào Khmer với người Kinh cùng phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, không ngại hy sinh gian khổ, đóng góp nhiều công sức, xương máu cho công cuộc giải phóng dân tộc thống nhất đất nước; bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều đội du kích được hình thành, nhiều cơ sở bí mật được xây dựng trong phum, sóc…Trong kháng chiến chống Mỹ đồng bào Khmer sẵn sàng đấu tranh bảo vệ cán bộ cách mạng và là lực lượng quan trọng góp phần mở ra vùng giải phóng Bảy Núi trong cuộc Đồng khởi năm 1960, hơn 5.000 đồng bào Khmer tay không kéo ra thị trấn Tri Tôn đấu tranh quyết liệt với bọn địch, bất chấp lưỡi lê, họng súng. Trong những giai đoạn tiếp theo của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở An Giang, đồng bào Khmer đã chịu đựng gian khổ hy sinh, bám phum sóc đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận với địch và với cả binh tề người Khmer trong bộ máy của Ngụy để bảo vệ căn cứ, nuôi chứa cách mạng…Cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam, bọn PônPốt đã kích động trên dưới hai vạn đồng bào Khmer đang sinh sống cập tuyến biên giới dài 36 cây số của hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đồng bào đã đấu tranh rất quyết liệt, không chịu để chúng lợi dụng, hòng sang chiếm lãnh thổ Việt Nam. Rất nhiều cán bộ, chiến sĩ người Khmer đã chiến đấu kiên cường trước kẻ thù, đấu tranh không khoan nhượng với bọn phản động Khmer Crôm… để lại nhiều tấm gương chiến đấu, hy sinh anh dũng như gia đình Chau Pút, Chau Xương, Néang Nghét…(Chau Pút bị bọn Khmer Serey sát hại; Néang Nghét bị tên trưởng đồn người Khmer hành hình). Trong suốt những năm gian khổ, hào hùng đó quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh đã không ngừng được bồi đắp và phát huy sức mạnh, hợp thành cộng đồng dân cư An Giang đùm bọc nhau trong thời khó khăn và chia sẻ với nhau cả nghĩa vụ lẫn quyền lợi trong thời bình, trong sự phát triển chung của tỉnh. 1.1.2. Nét đặc thù trong đời sống kinh tế - xã hội của người Khmer An Giang - Địa bàn cư trú và dân số: Là tỉnh biên giới có nhiều dân tộc và tôn giáo với tỷ lệ người Khmer tương đối đông so với các dân tộc khác (ngoài người Kinh), có trên 86.000 người (chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh), họ là cư dân bản địa, sống quần cư tập trung tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (Bảy Núi). Đây là 2 huyện biên giới-dân tộc, không những là địa bàn chiến lược quan trọng trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân An Giang mà còn là nơi dồi dào tiềm năng khoáng sản, có nhiều đồi núi, chùa Tháp và các khu du lịch, di tích lịch sử. Còn lại số ít sống tại 3 huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú. Đến năm 1978, do chiến tranh biên giới Tây Nam, theo yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời điểm đó nên đồng bào phần lớn đồng bào Khmer được đưa xuống Sóc Trăng… sinh sống, đến năm 1979, sau khi chiến tranh kết thúc họ được trở về quê cũ. Người Khmer sinh sống chính bằng nghề nông. Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, dân tộc Khmer có kinh nghiệm, tập quán thâm canh lúa nước lâu đời, canh tác trên các ruộng bậc thang (thường gọi là ruộng trên). Ngoài ra còn làm rẫy, nuôi bò, một số ít làm nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như dệt, gốm, làm đường thốt nốt… hơn 90% dân số Khmer chuyên sống bằng việc sản xuất lúa gạo và gần như toàn bộ đất đai của người Khmer dành cho việc trồng lúa và hoa màu. Nền kinh tế của người Khmer còn mang nặng tính chất tự cung, tự cấp, lại phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tập quán canh tác lạc hậu nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo (trên 20 %). Nông sản và các mặt hàng thủ công chủ yếu là cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình và phum, sóc, ít trao đổi hàng hóa trên thị trường. Do vậy, kinh tế hàng hóa chưa chiếm vị trí thỏa đáng ở vùng nông thôn Khmer. Đa số người Khmer gắn bó với các phum, sóc vùng cao bao bọc các chân núi, hoặc các chùa Phật giáo tiểu thừa, sinh hoạt tương đối tách biệt với người Kinh vốn thích sống ở các vùng thị tứ hoặc ven trục lộ giao thông thủy, bộ. Do đó, có một số xã rất đông người dân tộc Khmer (trong đó có xã chiếm đến 90% người dân tộc Khmer) như: Châu Lăng, Núi Tô, An Tức, Ô Lâm, Lương Phi, Lê Trì, Ba Chúc, Cô Tô thuộc huyện Tri Tôn và Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Cư, An Hảo, Tân Lợi thuộc huyện Tịnh Biên. Trình độ dân trí thấ
Luận văn liên quan