Luận văn Đánh giá hiệu quả của các loại hình sản xuất cà phê có chứng chỉ tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk

Việt Nam được xem là cường quốc cà phê với sản lượng chỉ đứng thứ hai sau Brazil, và đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối. Hiện nay, với diện tích khoảng 530 ngàn ha, hàng năm xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn cà phê với kim ngạch gần 2 tỷ USD và đã tạo ra hàng triệu việc làm cho ngườisản xuất cà phê. Mặc dù chúng ta đã thành công trong vấn đề tăng năng suất cà phê và sản xuất ra khối lượng lớn, song sự giảm uy tín về chấtlượng cà phê nhân trên thị trường thế giới đã gây thiệt hại đến lợi ích của toàn ngành và cần phải có những giải pháp can thiệp kịp thời. Việc mở rộng diện tích cà phê và thâm canh tăng năng suất quá cao đã làm phá vỡ quy hoạch diện tích cà phê, làm mất cân bằng sinh thái (độc canh cà phê, sử dụng quá mức phân bón và thuốc hoá học), suy thoái môi trường (mực nước ngầm giảm, xói mòn đất và ô nhiễm môi trường),và đặc biệt là tính bền vững trong sản xuất cà phê rất kém gây ra những rủiro lớn cho người sản xuất. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, chịu sự tác động cạnh tranh thị trường (chất lượng, giá cả, điều kiện thương mại.) thì người sản xuất cà phê không thể tồn tại độc lập, không thể chỉ biết sản xuất mà không biết tính đến yếu tố thị trường; không thể chỉ biết sản xuất theothói quen, tập quán mà lại không tiếp cận và ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ. Vìvậy mối quan hệ “bốn nhà” trong sản xuất cà phê hay còn gọi là các liên kết “ngang” trong quá trình sản xuất cà phê là rất quan trọng giúp người trồng cà phê có thể thích ứng trong bối cảnh này.

pdf113 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả của các loại hình sản xuất cà phê có chứng chỉ tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN LÊ QUANG CHIẾN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CÓ CHỨNG CHỈ TẠI HUYỆN CƯ M'GAR, TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP DAK LAK, NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN LÊ QUANG CHIẾN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CÓ CHỨNG CHỈ TẠI HUYỆN CƯ M'GAR, TỈNH ĐĂK LĂK Chuyên ngành kỹ thuật: Trồng trọt Mã số: 60 62 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ: NÔNG NGHIỆP Hội đồng chấm luận văn: Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Hồng DAK LAK, 12/2011 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Quang Chiến ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu trường Đại Học Tây Nguyên, Khoa Nông Lâm Nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học. Các thầy cô giáo trong và ngoài trường Đại Học Tây Nguyên đã tận tình truyền tải, bồi đắp kiến thức chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Bà con nông dân tại các địa bàn điều tra đã hợp tác, hỗ trợ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu. Xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các anh em lớp cao học khóa 3 trường Đại Học Tây Nguyên đã đồng hành, chia sẻ kiến thức với tôi trong suốt thời gian học và thực hiện luận văn. Cuối cùng, Tôi xin được đặc biệt gửi lời cảm ơn đến: TS: Trương Hồng – Phó Viện Trưởng Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên. TS: Trần Văn Thủy – Trưởng khoa Nông Lâm, trường Đại Học Tây Nguyên. Xin chân thành cảm ơn ! iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1 Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4 1.1. Kết quả nghiên cứu trên thế giới....................................................................... 4 1.1.1. Tình hình phát triển cà phê có chứng chỉ trên thế giới ........................... 4 1.1.2. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cà phê có chứng chỉ trên thế giới ............................................................................................ 9 1.2. Tại Việt Nam .................................................................................................. 15 1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê có chứng chỉ tại Việt Nam ................................ 15 1.2.2. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cà phê có chứng chỉ tại Việt Nam ....................................................................................................... 19 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 29 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian và giới hạn nội dung nghiên cứu ................... 29 2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 29 2.2.1. Điều tra về tình hình áp dụng các giải pháp kỹ thuật của nông dân CFCC và CFTT theo các chỉ tiêu nghiên cứu: ......................................................................... 29 2.2.2. Đánh giá hiệu quả của các loại hình CFC theo các chỉ tiêu nghiên cứu: .... 29 2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài ............................................................... 30 2.4. Các phương pháp sử dụng trong đề tài ........................................................... 32 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 35 3.1. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu và nông hộ điều tra .......................... 35 3.1.1. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 35 3.1.2. Các loại hình sản xuất cà phê có chứng chỉ .......................................... 38 iv 3.2. Điều tra tình hình áp dụng các giải pháp kỹ thuật của nông dân CFCC và nông dân CFTT ........................................................................................................ 40 3.2.1. Giống cà phê ............................................................................................... 40 3.2.2. Bón phân..................................................................................................... 42 3.2.3. Tạo hình ...................................................................................................... 47 3.2.4. Tưới nước ................................................................................................... 49 3.2.5. Bảo vệ thực vật ........................................................................................... 53 3.2.6. Thu hoạch sản phẩm ................................................................................... 57 3.2.7. Chế biến sản phẩm ..................................................................................... 60 3.2.8. Độ phì đất ................................................................................................... 62 3.2.9. Quản lý rác thải .......................................................................................... 65 3.2.10. Tình hình lao động ................................................................................... 67 3.2.11. Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật đối với các loại hình nghiên cứu......... 70 3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sản xuất cà phê có chứng chỉ .......... 73 3.3.1. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất cà phê ................................... 73 3.3.2. Hiệu quả kỹ thuật của CFCC so với CFTT ................................................ 77 3.4. Hiệu quả môi trường trong sản xuất cà phê có chứng chỉ .............................. 78 3.4.1. Quản lý rác thải .......................................................................................... 78 3.4.2. Sản xuất phân hữu cơ từ vỏ cà phê............................................................ 79 3.4.4. Quản lý sâu bệnh hại và môi trường ......................................................... 82 3.4.5. Cây che bóng .............................................................................................. 84 3.5. Hiệu quả xã hội trong sản xuất cà phê có chứng chỉ ...................................... 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 90 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 92 v Danh mục các từ viết tắt 1. WASI: The Western Highlands Argriculture & Forestry Science Institute - Viện Nghiên Cứu Khoa Học Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên 2. BVTV: Thuốc bảo vệ thực vật 3. TCC: Tropical Commodity Coalition 4. UTZ: UTZ Certified 5. CFCC: Sản xuất cà phê cấp chứng chỉ 6. CFTT: Sản xuất cà phê thông thường vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Lượng phân bón cho cà phê trên các loại đất khác nhau ............................. 22 Bảng 1.2. Thời điểm và tỷ lệ phân bón cho cà phê ...................................................... 23 Bảng 3.1. Điều kiện tự nhiên và diện tích cà phê tại huyện Cư M'gar ........................ 36 Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tại 3 xã nghiên cứu ......................... 37 Bảng 3.3. Sử dụng giống của các loại hình sản xuất cà phê (%) ................................. 40 Bảng 3.4. Sử dụng phân bón của các loại hình sản xuất cà phê ................................... 44 Bảng 3.5. Quản lý tạo hình của các loại hình sản xuất cà phê (%) .............................. 47 Bảng 3.6. Tưới nước của các loại hình sản xuất cà phê (%) ........................................ 51 Bảng 3.7. Bảo vệ thực vật của các loại hình sản xuất cà phê (%) ................................ 55 Bảng 3.8. Thu hoạch sản phẩm của các loại hình sản xuất cà phê (%)........................ 58 Bảng 3.9. Chế biến sản phẩm của các loại hình sản xuất cà phê (%) .......................... 60 Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng cà phê .......................................................... 62 Bảng 3.11. Độ phì đất các loại hình sản xuất cà phê ở các địa điểm nghiên cứu ........ 62 Bảng 3.12. Xử lý rác thải hữu cơ và vô cơ của các loại hình sản xuất cà phê (%) ...... 66 Bảng 3.13. Lao động được đào tạo, trình độ kỹ thuật & kỹ năng sản xuất, số công lao động .............................................................................................................................. 67 Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất cà phê ................................... 73 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Sản lượng của một số CFCC năm 2008 .................................................... 4 Biểu đồ 1.2. Sự phát triển chứng chỉ Rainforest qua các năm (ha) ................................ 5 Biểu đồ 1.3. Tăng trưởng sản lượng cà phê nhân đạt chứng chỉ UTZ ........................... 5 Biểu đồ 1.4. Tăng trưởng số nhóm sản xuất được cấp chứng chỉ Fairtrade .................. 6 Biểu đồ 1.5. Lượng tiêu thụ cà phê có chứng chỉ của một số nhà rang xay năm 2008 (tấn) ................................................................................................................................ 7 Biểu đồ 1.6. Lượng cà phê sản xuất và tiêu thụ trên toàn thế giới năm 2008. ............... 8 Biểu đồ 1.7. Diện tích, sản lượng các loại cà phê có chứng chỉ năm 2010.................. 16 Biểu đồ 1.8. Các vùng áp dụng chứng chỉ cà phê UTZ tính đến năm 2010 (ha). ........ 17 Biểu đồ 3.1. Diện tích cà phê áp dụng chứng chỉ tại địa bàn nghiên cứu .................... 39 Biểu đồ 3.2. Sử dụng phân bón đa lượng giữa CFCC và CFTT .................................. 46 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu lao động trong sản xuất cà phê .................................................... 69 Biểu đồ 3.4. So sánh năng suất cà phê của các loại hình sản xuất ............................... 74 Biểu đồ 3.5. So sánh chi phí sản xuất và chi phí giá thành giữa các loại hình ............ 75 Biểu đồ 3.6. So sánh lợi nhuận giữa các loại hình sản xuất ......................................... 76 Biểu đồ 3.7. Hiệu quả kỹ thuật (%) của CFCC và CFTT ............................................ 77 Biểu đồ 3.8. Quản lý rác thải hữu cơ tại các loại hình sản xuất ................................... 78 Biểu đồ 3.9. Quản lý rác thải vô cơ tại các loại hình sản xuất ..................................... 79 Biểu đồ 3.10. Quản lý vỏ cà phê làm phân hữu cơ ...................................................... 80 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng phân vô cơ cân đối ..................................... 81 Biểu đồ 3.12. Độ phì của đất tại các loại hình sản xuất ............................................... 81 Biểu đồ 3.13. Quản lý sâu bệnh hại .............................................................................. 83 Biểu đồ 3.14. Cây che bóng tại các loại hình sản xuất ................................................ 84 Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ được đào tạo tập huấn của các loại hình sản xuất ........................ 85 Biểu đồ 3.16. Trình độ kỹ thuật và kỹ năng sản xuất tại các loại hình sản xuất ......... 86 Biểu đồ 3.17. Ngày công lao động và giá trị ngày công lao động gia tăng ................ 86 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cách tiếp cận của đề tài .............................................................................. 31 1 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Việt Nam được xem là cường quốc cà phê với sản lượng chỉ đứng thứ hai sau Brazil, và đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối. Hiện nay, với diện tích khoảng 530 ngàn ha, hàng năm xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn cà phê với kim ngạch gần 2 tỷ USD và đã tạo ra hàng triệu việc làm cho người sản xuất cà phê. Mặc dù chúng ta đã thành công trong vấn đề tăng năng suất cà phê và sản xuất ra khối lượng lớn, song sự giảm uy tín về chất lượng cà phê nhân trên thị trường thế giới đã gây thiệt hại đến lợi ích của toàn ngành và cần phải có những giải pháp can thiệp kịp thời. Việc mở rộng diện tích cà phê và thâm canh tăng năng suất quá cao đã làm phá vỡ quy hoạch diện tích cà phê, làm mất cân bằng sinh thái (độc canh cà phê, sử dụng quá mức phân bón và thuốc hoá học), suy thoái môi trường (mực nước ngầm giảm, xói mòn đất và ô nhiễm môi trường), và đặc biệt là tính bền vững trong sản xuất cà phê rất kém gây ra những rủi ro lớn cho người sản xuất. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, chịu sự tác động cạnh tranh thị trường (chất lượng, giá cả, điều kiện thương mại...) thì người sản xuất cà phê không thể tồn tại độc lập, không thể chỉ biết sản xuất mà không biết tính đến yếu tố thị trường; không thể chỉ biết sản xuất theo thói quen, tập quán mà lại không tiếp cận và ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ. Vì vậy mối quan hệ “bốn nhà” trong sản xuất cà phê hay còn gọi là các liên kết “ngang” trong quá trình sản xuất cà phê là rất quan trọng giúp người trồng cà phê có thể thích ứng trong bối cảnh này. Phát triển sản xuất cà phê có chứng chỉ là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Đây cũng là hình thức sản xuất cà phê bền vững 2 thông qua các chứng chỉ có giá trị quốc tế, từ đó tạo sự tin tưởng của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm được truy nguyên nguồn gốc và đảm bảo quyền lợi, sức khỏe của người lao động. Tỉnh Dak Lak, với diện tích cà phê khoảng 190 ngàn ha, đến đầu năm 2010 diện tích tham gia sản xuất cấp các chứng chỉ cà phê bền vững khoảng 19 ngàn ha (chiếm 34% diện tích cà phê có chứng chỉ / chứng nhận cả nước), đặc biệt các loại hình chứng chỉ này đã được các hộ nông dân tham gia áp dụng ngày càng nhiều, chứng tỏ chúng đã từng bước phù hợp với nhu cầu, khả năng của người nông dân và tính thực tế. Đi đầu về diện tích cà phê được cấp chứng chỉ tại các địa phương trong Dak Lak là huyện Cư M'gar xét về cả diện tích và loại hình. Tính đến đầu năm 2010, các hộ nông dân trồng cà phê tại huyện đã cùng với các công ty như: Công ty liên doanh Dakman, Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công ty Simexco, Công ty Armajaoro tham gia áp dụng 4 loại hình sản xuất có chứng chỉ là 4C, Rainforest, Fairtrade và UTZ Certified, với tổng diện tích khoảng 2.507 ha, với năng suất và chất lượng đều tăng liên tục trong những năm gần đây. Tuy đã có sự chuyển biến về nhận thức trong canh tác cà phê của nông dân, song phần lớn hộ nông dân còn lại vẫn chưa sẵn sàng tham gia do ý thức còn mang tính tự phát, tính bảo thủ còn tồn tại, chưa nhận thức được đầy đủ lợi ích từ việc canh tác cà phê bền vững mang lại. Việc tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả của các loại hình sản xuất cà phê có chứng chỉ tại huyện Cư M’gar, Đăk Lăk” trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm cung cấp cơ sở khoa học cũng như thực tiễn giúp nhà quản lý để xuất các chính sách, cơ chế để phát triển diện tích sản xuất cà phê có chứng chỉ phục vụ yêu cầu sản xuất cà phê bền vững theo chủ trương của tỉnh và theo xu hướng chung hiện nay trên thế giới. 3 Mục tiêu của đề tài Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường đối với các loại hình sản xuất cà phê cấp chứng chỉ tại huyện Cư M’gar, tỉnh Dak Lak. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Kết quả nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Tình hình phát triển cà phê có chứng chỉ trên thế giới 1.1.1.1. Thị trường cung cấp sản phẩm cà phê có chứng chỉ: Sự gia tăng về các loại hình chứng chỉ và lượng cà phê được cấp chứng chỉ không ngừng phát triển tại các nước sản xuất cà phê. Theo thống kê của tổ chức TCC (Tropical commodity coalition), tính tới hết năm 2008, sản lượng cà phê có chứng chỉ trên toàn thế giới là: 1.078.500 tấn, bao gồm các loại hình CFCC được thể hiện trong biểu đồ dưới đây: 270000 308000 165000 124000 120500 78000 13000 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 4C UTZ Certified Fairtrade Rainforest Alliance Starbucks C.A.F.E Organic AAA Tấn Biểu đồ 1.1. Sản lượng của một số CFCC năm 2008 Nguồn: TCC, năm 2009 AAA: là chứng chỉ của Nespresso thuộc tập đoàn Nestle Theo thống kê của các tổ chức Rainforest, UTZ, Fairtrade, từ năm 2005 đến năm 2009, mức tăng trưởng về diện tích, sản lượng của các loại cây trồng như cà phê, ca cao, chè, chuối.... phát triển liên tục và có xu hướng tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là đối với cà phê (biểu đồ 1.2, 1.3, 1.4) 5 2005 2006 2007 2008 2009 Biểu đồ 1.2. Sự phát triển chứng chỉ Rainforest qua các năm (ha) Nguồn: Tổ chức Rainforest, năm 2010 Trong các loại hình CFCC thì sản lượng của loại hình chứng chỉ UTZ chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Đến năm 2009, sản lượng cà phê cấp chứng chỉ UTZ tăng gấp 9 lần so với năm 2004. 40400 53600 108500 185500 218358 308464 365010 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tấn Năm Biểu đồ 1.3. Tăng trưởng sản lượng cà phê nhân đạt chứng chỉ UTZ Nguồn: Tổ chức UTZ Certified, năm 2010 6 Nhóm sản xuất theo chứng chỉ Fairtrade cũng phát triển khá nhanh, năm 2005 chỉ có 508 nhóm, đến năm 2009 đạt 827 nhóm. 508 569 632 745 827 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2005 2006 2007 2008 2009 Nhóm sản xuất Năm Biểu đồ 1.4. Tăng trưởng số nhóm sản xuất được cấp chứng chỉ Fairtrade Nguồn: Tổ chức Fairtrade, năm 2010 Từ các biểu đồ 1.2, 1.3, 1.4 cho thấy xu hướng rõ nét là sự tăng trưởng phát triển của các loại hình CFCC qua các năm. Điều này không những đã chứng tỏ tính hiệu quả về kinh tế, xã hội, mà còn thể hiện sự phù hợp của chúng đối với xu thế hiện nay - đó là sản xuất cà phê bền vững, có truy nguyên nguồn gốc, sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà đại đa số người tiêu dùng trên thế giới đang hướng tới. 1.1.1.2. Thị trường tiêu thụ cà phê có chứng chỉ trên thế giới: Các thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê bền vững lớn nhất hiện nay là thị trường Châu Âu, thị trường Châu Mỹ, Nhật Bản, hầu hết sản phẩm được phân phối bởi các nhà rang xay lớn như Starbucks, Kraft, Sara Lee, Nestle, Tchibo, Lavazza, với tổng lượng tiêu thụ năm 2008 được thể hiện trong biểu đồ dưới đây: 7 21000 30500 20400 134000 10500 1400 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 Nestle Kraft Sara lee Starbucks Tchibo Lavazza Nhà rang xay Tấn Biểu đồ 1.5. Lượng tiêu thụ cà phê có chứng chỉ của một số nhà rang xay năm 2008 (tấn) Nguồn: TCC, năm 2009 Trong đó lượng cà phê Fairtrade được Starbucks tiêu thụ nhiều nhất (135.000 tấn), trong khi Sara Lee lại là nhà rang xay tiêu thụ sản phẩm cà phê có chứng nhận UTZ Certified với lượng là: 20.000 tấn, và chứng chỉ Rainforest lại được sự ủng hộ của nhà rang xay Kraft (29.500 tấn). Lượng tiêu thụ cà phê của các công ty rang xay lớn trên thế giới thực tế phản ánh nhu cầu và nhận thức của người tiêu dùng muốn được sử dụng sản phẩm cà phê có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, không có dư lượng hóa chất nông nghiệp, có trách nhiệm với môi trường, xã hội. Theo tổ chức TCC, Macdonalds đã bán sản phẩm cà phê có chứng chỉ Rainforest tại các cửa hàng tiêu thụ của mình ở Anh, Dunkin’Donuts đề nghị cung cấp 100% sản phẩm cà phê Fairtrade tại các cửa hàng tiêu thụ của mình trên toàn nước Mỹ, IKEA cung cấp các sản phẩm cà phê có chứng chỉ UTZ cho các khách hàng trong hệ thống nhà hàng của mình. 8 Một số nhà rang xay lớn cũng đã có các cam kết mang tính chiến lược
Luận văn liên quan