Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Trên thế giới ngày nay, hai xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang cuốn mọi quốc gia vào vòng xoáy của nó, theo đó, thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cùng bắt đầu đi ra thế giới. Đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật của sự phát triển, là điều kiện tiên quyết để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong vài ba thập kỷ gần đây, chúng ta đã được chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) trên phạm vi toàn cầu, nó đã góp phần thay đổi lớn lao bộ mặt kinh tế thế giới, giúp các nước rút ngắn dần khoản cách giầu nghèo, tạo ra sự cân bằng tương đối giữa các khu vực và trên toàn thế giới. FDI có có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam. Tốc đô tăng trưởng GDP trung bình trong khoảng 10 năm gần đây đạt 7,5  8% là một minh chứng rõ ràng cho vai trò của FDI. Tuy nhiên vài năm trở lại đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xẩy ra một số nước trong khu vực và trên thế giới, cộng với mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trong lĩnh vực thu hút vốn nước ngoài của các nước như: Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan, Malaisia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có phần giảm thiểu cả về số lượng lẫn chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là chúng ta phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua để thấy được những yếu tố tác động: Lợi thế và bất lợi của đất nước, trên cơ sở đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới góp phần thực hiện mục tiêu:

pdf50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3008 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay Phần mở đầu Trên thế giới ngày nay, hai xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang cuốn mọi quốc gia vào vòng xoáy của nó, theo đó, thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cùng bắt đầu đi ra thế giới. Đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật của sự phát triển, là điều kiện tiên quyết để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong vài ba thập kỷ gần đây, chúng ta đã được chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) trên phạm vi toàn cầu, nó đã góp phần thay đổi lớn lao bộ mặt kinh tế thế giới, giúp các nước rút ngắn dần khoản cách giầu nghèo, tạo ra sự cân bằng tương đối giữa các khu vực và trên toàn thế giới. FDI có có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam. Tốc đô tăng trưởng GDP trung bình trong khoảng 10 năm gần đây đạt 7,5  8% là một minh chứng rõ ràng cho vai trò của FDI. Tuy nhiên vài năm trở lại đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xẩy ra một số nước trong khu vực và trên thế giới, cộng với mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trong lĩnh vực thu hút vốn nước ngoài của các nước như: Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan, Malaisia... Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có phần giảm thiểu cả về số lượng lẫn chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là chúng ta phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua để thấy được những yếu tố tác động: Lợi thế và bất lợi của đất nước, trên cơ sở đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới góp phần thực hiện mục tiêu: Công nghiệp hoá, hiệu đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển. Nhằm tìm hiểu sâu hơn vấn đề trên, em chọn đề tài: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay" Cấu trúc của đề tài bao gồm 3 mục lớn : Mục I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Mục II: Thực trạng FDI tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay Mục III: Một số giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động FDI tại Việt Nam trong những năm tới. Phần Nội dung Mục I: Vài nét về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) Hoạt động FDI trên thế giới thực sự bắt đầu và bùng nổ mạnh mẽ chỉ trong khoảng vài ba thậ kỷ gần đây. Nguồn gốc của hoạt động này là sự di chuyển vốn quốc tế. 1- Sự di chuyển vốn quốc tế: Về thực chất, di chuyển vốn quốc tế là sự vận động của tiền tệ và các tài sản khác giữa các quốc gia để điều chỉnh tỷ lệ kết hợp giữa các yếu tố sản xuất nhằm đạt được lợi ích tối đa. Sự vận động của vốn giữa các quốc gia đã tạo thành các dòng chảy của vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm làm cho vốn sinh sôi nhanh hơn. Nói cách khác là kỳ vọng về lợi ích sẽ thu được ở quốc gia khác đã thu hút các nguồn vốn và tạo thành dòng chảy của vốn qua biên giới các quốc gia. Quá trình này tạo ra hai dòng chảy: dòng chảy vào và dòng chảy thông qua các loại hình đầu tư quốc tế. Đầu tư quốc tế bao gồm đầu tư trực tiếo (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI). Trong đó, FDI quan trọng hơn nhiều dù cho FPI có xu hướng tăng lên. Sự di chuyển vốn quốc tế (hình thức sơ khai của ĐTNN) tác đầu lớn đến nền kinh tế thế giới. Một khối lượng hàng hoá và tiền tệ khổng lồ đã được tạo ra và đang lưu chuyển hàng ngày hàng giờ trên khắp thế giới, có một phần đóng góp không nhỏ của đầu tư quốc tế. 2- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Về thực chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chỉ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để là chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành hoạt động của đối tượng và họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án. FDI thường được thực hiện thông qua các hình thức tuỳ theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài cuả nước sở tại các hình thức FDI được áp dụng trên thế giới thường là hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, buôn bán đối ứng, hợp đồng cấp giấy phép công nghệ hay quản lý hợp đồng li xăng, 100% vốn nước ngoài, hợp đồng chia sản phẩm, hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT)... có thể thấy được một số đặc điểm cơ bản sau của FDI. (1) Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án đạt mức độ tối thiểu tuỳ theo luật đầu tư của từng nước quy định. Ví dụ, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định chủ đầu tư nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án, ở Mỹ quy định 100% và một số nước lại quy định là 20%. (2) Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư. Nếu doanh nghiệp góp 100% vốn trong vốn pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cũng do họ quản lý toàn bộ. (3) Kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có) (4) FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từ phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau. Đề cập đến khía cạnh vai trò của FDI, có thể tiếp cận trên 2 giác độ. Đối với nước đi đầu tư, những tác động tích cực đó là: Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án nên họ thường có trách nhiệm cao, thường đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Từ đó có thể đảm bảo hiệu quả của FDI cao. Chủ đầu tư nước ngoài mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực và thế giới. Có thể giảm giá thành sản phẩm do khai thác được nguồn lao động giá rẻ cần nguồn nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn DFI, tăng năng suất và thu nhập quốc dân. Trách được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phi mậu dịch của nước sở tại và thông qua FDI mà chủ đầu tư nước ngoài. Xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong lòng các nước thi hành chính sách bảo hộ. Tác động tiêu cực: Nếu chính phủ các nước đi đầu tư đưa ra các chính sách không phù hợp sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu tư ở trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp lao mạnh ra nước ngoài đầu tư để thu lợi, do đó các quốc gia chủ nhà có xu hướng bị suy thoái tụt hậu. Đầu tư ra nước ngoài có nguy cơ rủi ro cao hơn đầu tư trong nước, do đó các doanh nghiệp này thường áp dụng các biện pháp khác nhau để phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Đối với nước nhận đầu tư, những tác động tích cực đó là: Tạo điều kiện khai thác được nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài do không quy định mức góp vốn tối đa. Tạo điều kiện tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của bên nước ngoài. Tạo các điều kiện thuận lợi để khai thác tốt nhất các lợi thế của mình về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... Tạo thêm việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn và nền kinh tế, tăng kim ngạch suất khẩu, nâng cao đời sống của nhân dân góp phần cải tạo cảnh quan xã hội, tăng năng suất và thu nhập quốc dân. Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước, tiếp cận với thị trường nước ngoài. Tác động tiêu cực, đó là: Môi trường chính trị và kinh tế nước tiếp nhận tác động trực tiếp đến dòng vốn FDI. Nếu không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, có thể đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên bi khai thác bừa bãi và sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trình độ của đối tác tiếp nhận sẽ quyết định hiệu quả của hợp tác đầu tư. Có thể nhận chuyển giao từ các nước đi đầu tư các công nghệ không phù hợp với nền kinh tế trong nước, gây ô nhiễm môi trường... Trên đây chúng ta đã nghiên cứu vai trò và tác động của FDI, vậy, vai trò của chính phủ các nước nhận đầu tư có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động FDI của từng nước. Hầu hết các chính phủ đều có vai trò trực tiếp khuyến khích hay hạn chế FDI, quản lý quá trình FDI và tạo ra khuôn khổ, thể chế hỗ trợ cho hoạt động FDI. 3. Hoạt động FDI trên thế giới hiện nay. Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu kinh tế quốc tế, dưới tác động của suy thoái kinh tế Mỹ, Nhật, tăng trưởng GPD của thế giới trong năm 2001 chỉ đạt 1,3 - 1,5%, mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua. Sự suy giảm chung của nền kinh tế thế giới đã khiến nhiều tập đoàn Công ty xem xét lại các kế hoạch đầu tư mới của mình, xuất khẩu tư bản vì thế bị ngừng trệ. Khi các Công ty lựa chọn hiệu quả lên hàng đầu thì sự suy giảm nền kinh tế thế giới làm cho FDI thế giới có cùng gam màu ảm đạm như nền kinh tế toàn cầu. Lượng FDI vào các nước công nghiệp giảm đáng kể, từ 1005 tỷ USD năm 2000 xuống còn 510 tỷ USD. Các nước đang phát triển tuy cùng chịu tác động chung, nhưng mức tụt giảm là không đáng kể (64% so với 49% suy giảm của các nước phát triển) Rơi từ mức 240 tỷ USD của năm trước xuống còn 225 tỷ USD trong năm nay, giảm 15 tỷ USD. Sự thâm hụt này chủ yếu xảy ra ở Châu Mỹ La Tinh và các nước đang phát triển Châu á, trong khi lượng vốn FDI vào khu vực Trung và Đông Âu tiếp tục ổn định ở mức 27 tỷ USD và tăng đôi chút ở Châu Phi. Song nếu xét về tổng thể, tỉ phần vốn FDI mà các nước đang phát triển nhận được trong năm nay lại tăng lên đến 30%, cao hơn cả tỉ lệ mà các nước này tiếp nhận được vào năm 98 (27%). Bảng 2: 10 địa chỉ thu hút vốn FDI hàng đầu trên thế giới (giai đoạn 2001 - 2005) STT Lượng FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm (tỷ USD) Tỷ trọng trong tổng lượng FDI thế giới (%) 1 Mỹ 236,2 26,6 2 Anh 82,5 9,3 3 Đức 68,9 7,8 4 Trung Quốc 57,6 6,5 5 Pháp 41,8 4,7 6 Hà Lan 36,1 4,1 7 Bỉ 30,2 3,4 8 Canada 29,6 3,3 9 Hồng Công 20,5 2,3 10 Brazil 18,8 2,1 Theo đánh giá của IMF và WB, trong thế giới trung hạn từ 5 - 10 năm tới, các nước công nghiệp phát triển vẫn sẽ là những địa chỉ chủ yếu thu hút FDI của thế giới. Các nước đang phát triển khi có thể làm thay đổi được tỷ lệ tiếp nhận do hạn chế nhiều mặt cả về khả năng tiếp nhận vốn, lẫn cơ chế trì trệ, chậm đổi mới của các nước này. EU, Mỹ, Canada và Nhật Bản vẫn là lực hút (khoảng 71%) và lực đẩy chỉ (khoảng 82%) của FDI thế giới. Một số yếu tố tác động đến FDI trên thế giới hiện nay đó là: Thứ nhất: Tình hình chính trị trên toàn cầu, đặc biệt là tại các nước lớn như Mỹ, điển hình là vụ tấn công khủng bố vào các trung tâm kinh tế và quân sự của Mỹ ngày 11/9/2001, xung đột giữa ấn Độ và Pakistan đã ảnh hưởng mạnh đến lượng vốn FDI trên thế giới do các nhà đầu tư lo ngại cho những đồng vốn mình bỏ ra khi rủi ro là rất lớn. Thứ hai: Các cuộc khủng hoảng tài chính ở Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo dự báo của VN CTAD, nguồn vốn vào khu vực Nam Mỹ năm 2002 sẽ giảm 10 - 15%, còn khoảng 70 tỷ USD. Thứ ba: Các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, thúc đẩy đầu tư của các nước, các khu vực sẽ tác động lớn đến cơ cấu vốn FDI. Mục II: Thực trạng FDI tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Hiện nay xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế đang diễn ra khắp trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo phát triển chung đó. Ngày nay có nhiều các Công ty, tổ chức quốc tế đầu tư vào Việt Nam và hiện nay nguồn vốn này đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế. Sau đây là bức tranh tổng thể về FDI Theo bộ kế hoạch và đầu tư tính đến 20/5/2002, cả nước đã cấp giấy phép cho 209 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn tăng ký 393,8 triệu USD, giảm 26,1% so với cùng kỳ năm 2001. Trong khi năm 2001 FDI đã có dấu hiệu phục hồi. Tổng số vốn đăng ký mới 2.436 triệu USD, tăng 22,6% so với năm 2000. Nếu tính cả 500 triệu USD tăng vốn của các dự án cũ. được coi như đã ký mới, thì tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thu hút trong năm 2001 là 3.116 triệu USD, tăng 20% so với năm 2000. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư trên thế giới hết sức gay gắt và môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều hạn chế, việc thu hút được một lượng vốn cao hơn 2 năm trước là kết quả phản ánh được tác động tích cực của các giải pháp nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư. Qua các số liệu thực tế về hoạt động FDI cho thấy dòng vốn đầu tư vào Việt Nam trong những năm qua tập trung chủ yếu vào những ngành để thu lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn nhanh, có thị trường tiêu thụ trong nước lớn và những ngành trong nước có tiềm năng như ngành sản xuất chất tẩy rửa, ngành dệt da, may mặc, ngành lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử viễn thông, sắt thép, xi măng, khách sạn, văn phòng cho thuê. Bên cạnh đó, cũng có những nhà đầu tư công nghệ cao, những nhà đầu tư lớn với mục tiêu vừa chiếm lĩnh thị trường trong nước vừa thậm nhập thị trường trong khu vực nên giai đoạn đầu họ chỉ kinh doanh thăm dò để chờ nắm bắt cơ hội trong tương lai. Nhìn chung, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều tiềm năng trong các ngành khai thác và sản xuất hàng tiêu dùng chất lượng cao và làm hàng xuất khẩu. Về số dự án và số vốn đầu tư: Kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến nay cả nước đã thu hút được hơn 3.355 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 40 tỷ USD, vốn thực hiện 18,328 tỷ USD, đạt tỷ lệ 45,82% so với tổng vốn đăng ký. Đây là một tỷ lệ khá cao so với các nước trong khu vực, Trung Quốc 31%, Inđônêxia 44%, ấn Độ 18%. Tuy nhiên, nhịp độ thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian gần đây có chiều hướng giảm sút do nhiều yếu tố khách quan như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các nước càng trở nên gay gắt. Sự giảm sút trong thu hút đầu tư nước ngoài còn có nguyên nhân do nhiều hạn chế của bản thân môi trường đầu tư tại Việt Nam. Một điều dễ nhận thấy, đó là đa số các dự án hoạt động theo hình thức liên doanh chiếm tới hơn 80% tổng số dự án. Đây là một điểm mạnh của các dự án đầu tư nước ngoài vì các đối tác nước ngoài cũng mong muốn hợp tác với Việt Nam. Số dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoài tính đến hết năm 2001 là 1560 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng ký là 11.193 triệu USD, vố thực hiện 5176 triệu USD. Số dự án hoạt động theo hình thức hợp tác kinh doanh rất thấp, chỉ chiếm khoảng 10% tổng số dự án. Sở dĩ như vậy là do một số ngành đặc biệt như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, Nhà nước quy định phải làm theo hình thức hợp doanh. Công nghiệp và xây dựng đã thực sự trở thành khu vực thu hút vốn chủ yếu. Khi có tới 373 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư 2.066 triệu USD chiếm 84,8% tổng lượng vốn đầu tư đăng ký. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, lượng vốn đầu tư tăng tới 30%, trong đó có những dự án quan trọng, dự án BOT nhà mát nhiệt điện khí Phú Mỹ 3 (412,8 triệu USD), dự án BOT nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 2 (400 triệu USD), dự án Metrocash & Carry chế biến - kinh doanh nông sản (120 triệu USD). Dự án Canon sản xuất và xuất khẩu máy in công nghiệp (76,7 triệu USD), dự án Sumitomo điện tử và xuất khẩu (35 triệu USD) ... Phần lớn vốn tăng thêm của những dự án đang hoạt động cũng tập trung vào mở rộng. Các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có, như Công ty giấy Pouymen tăng 142,74 triệu USD, Công ty gốm Bạch Mã tăng thêm 20,25 triệu USD, Công ty Formosa Textile tăng lên 12 triệu USD, Công ty thức ăn chăn nuôi CP tăng thêm 12 triệu USD, liên doanh thép Vinausteel tăng thêm 10 triệu USD... Tiếp sau công nghiệp - xây dựng là nông, lâm nghiệp thuỷ sản đã thu hút 25,26 triệu USD, chiếm 1,6%. Sang năm 2002, tính đến 20/5, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có 164 dự án (được cấp phép) - 322,6 triệu USD (chiếm 78,5% về số dự án và 82% về vốn đăng ký), lĩnh vực nông, lâm - thuỷ sản có 13 dự án - 27,2 triệu USD (chiếm 6,2% số dự án và 6,9% về vốn đăng ký). Về đối tác đầu tư: Hiện nay đã có trên 800 Công ty và tập đoàn thuộc hơn 60 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tập đoàn, các Công ty đa quốc gia có tiềm lực rất lớn về tài chính, công nghệ như: Sony, Toyota, Honda, Sanyo của Nhật Bản, Deawoo, LG, Samsung của Hàn Quốc, Motorola, Ford của Mỹ, Chinfon, Vedan của Đài Loan ... Bên cạnh đó cũng có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam. Điều này cũng thực sự cần thiết vì các doanh nghiệp này thường rất năng động, thích ứng nhanh với những biến động của thị trường, hoạt động rất có hiệu quả, từ đó sẽ là cơ sở cho các tập đoàn, các Công ty lớn nhìn nhận đúng hơn môi trường đầu tư, kích thích họ an tâm đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam. 5 nền kinh tế có vốn FDI lớn nhất ở Việt Nam STT Nước Tổng vốn đầu tư (triệu USD) 1 Hà Lan 573,85 2 Pháp 442,889 3 Đài Loan 407 4 Singapore 270,78 5 Nhật 160,5 Một điều đáng mừng đó là trong những năm 2001 đã có thêm 4 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lần đầu tiên vào nước ta. Đó là Thổ Nhĩ Kỳ (4 dự án với 50,7 triệu USD), Bungari (1 dự án với 4,39 triệu USD), Tark và Caicos Islands (1 dự án với 200 nghìn USD) nâng số nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam hiện nay lên 60. Xét theo địa bàn đầu tư, trong năm 2001 đã có 38 tỉnh, thành phố thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trích bảng: Vốn FDI vào các tỉnh Tỉnh Từ 1/1 đến 20 tháng 12 Tổng số đến 20/12/2001 Số dự án Tổng vốn đầu tư (tr USD) Số dự án Tổng vốn đầu tư (tr USD) Vốn thực hiện (tr USD 1. TP. Hồ Chí Minh 162 533 1.042 10.198 4.833 2. Hà Nội 37 166 396 7.795 2.972 3. Đồng Nai 46 198 327 4.791 2.171 4. Bình Dương 108 173 478 2.531 1.189 5. Bà Rịa - Vũng Tàu 4 835 70 1.867 419 6. Quảng Ngãi 1 4 6 1.332 283 7. Hải Phòng 11 13 98 1.282 975 8. Lâm Đồng 4 3,7 49 843 102 9. Hà Tây 1 1,83 27 413 198 10. Hải Dương 7 24 29 505 130 11. Thanh Hoá 1 0,35 9 452 396 12. Kiên Giang 0 0 5 393 394 13. Đà Nẵng 4 10 41 204 152 14. Quảng Ninh 5 3 36 285 175 15. Khánh Hoà 7 15,5 36 332 369 16. Long An 5 13 42 310 192 17. Vĩnh Phúc 2 8 24 326 227 18. Nghệ An 1 1,3 10 248 48 19. Tây Ninh 9 5 40 207 114 20. Bắc Ninh 3 8 8 152 145 21. Thừa Thiên Huế 1 0,02 12 135 111 22. Phú Thọ 1 0,5 7 127 118 23. Cần Thơ 3 21 30 116 55 24. Quảng Nam 1 0,5 15 73 23 25. Hưng Yên 3 10 10 77 95 26. Tiền Giang 1 30 7 101 71 27. Bình Thuận 7 7,1 22 94 28 Khác 26 109,2 167 2,414,7 2,747 Tổng số 461 2.194 3.043 37.603,7 18.632 Bao gồm cae các dự án gas và dầu khí ngoài khơi Năm địa bàn có số vốn đầu tư lớn nhất đó là Bà Rịa - Vũng Tàu (834,84 triệu USD), thành phố Hồ Chí Minh (527,58 triệu USD), Đồng Nai (437,69 triệu USD). Hoạt động FDI khởi sắc lại tại nhiều địa phương. So với năm 2000, số vốn mới thu hút trong năm 2001 ở Bà Rịa - Vũng Tàu cao gấp hơn 10 lần, Hoà Bình gấp hơn 9 lần, Hà Nội, Long An gấp hơn 3 lần, Hải Phòng, Hưng Yên gấp đôi ... Một số địa phương trước đây chưa hoặc sau mấy năm chưa thu hút thêm được dự án mới nào thì đến năm nay đã thu hút được hoặc gia tăng, như Phú Yên, Hải Dương, Quảng Bình, Bắc Giang, Ninh Thuận, Hà Tây, Hà Nam, Yên Bái ... Kết quả của năm 2001 còn thể hiện ở số vốn FDI được thực hiện, theo ước tính đạt 2.300 triệu USD, cao hơn 3 năm trước đó, trong đó từ nước ngoài đạt 2.100 triệu USD từ trong nước đạt 200 triệu USD. Doanh thu của khu vực này ước đạt 7.400 triệu USD, tăng khoảng 20%. Kim nghạch xuất khẩu đạt 3.573 triệu USD, tăng 8%, nếu kể cả dầu thô đạt 6.748 triệu USD, thì GDP do khu vực này tạo ra chiếm khoảng 13,5% cả nước. Khu vực công nghiệp có vốn FDI tăng 12,1%, trong đó không kể dầu khí tăng 15,7% và chiếm 35,4% trong
Luận văn liên quan