Luận văn Định hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Đồng Nai từ lâu được biết đến như là vùng đất của công nghiệp, đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng Nai không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi mà còn nổi tiếng với Khu kỹ nghệ Biên Hòa, được thành lập đầu tiên trong cả nước từ năm 1963 và nay là khu công nghiệp Biên Hòa 1. Tiếng lành đồn xa, từ khu công nghiệp đầu tiên đó, Đồng Nai đã trở thành thương hiệu hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước và con số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp Đồng Nai cứ thế gia tăng. Từ lợi thế này, Đồng Nai luôn là địa phương đi đầu trong lĩnh vực xây dựng và phát triển khu, cụm công nghiệp. Các khu công nghiệp của Đồng Nai phát triển mạnh cả về số lượng, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lẫn diện tích đất cho thuê. Một số khu công nghiệp như: Biên Hoà 1, Biên Hoà 2, Nhơn Trạch 2. đã cho thuê hết diện tích, trong đó Biên Hoà 2 là khu công nghiệp thành công nhất cả nước trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng Nai cũng là một trong số ít địa phương thu hút được nhiều dự án có quy mô vốn trên 100 triệu USD. Vốn đầu tư nước ngoài đã thật sự trở thành nguồn lực quan trọng để đầu tư phát triển sản xuất, tạo nguồn thu ngân sách lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thành công của các khu công nghiệp tại Đồng Nai được các bộ, ngành trung ương đánh giá cao và huyện Nhơn Trạch được coi là điển hình của Đồng Nai về công nghiệp hóa nông thôn thông qua hình thức phát triển khu công nghiệp. Với 9 khu công nghiệp đang hoạt động, Nhơn Trạch chuyển mình từ một huyện thuần nông trở thành một thành phố công nghiệp với các khu đô thị, khu thương mại lớn, kết cấu hạ tầng phát triển nhanh và ổn định

pdf145 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH ________________ Trương Thị Gấm Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ÐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Đức Tuấn - người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ và sau Đại học các Thầy Cô khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám Hiệu trường THPT Nhơn Trạch huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tác giả trân trọng cảm ơn các cơ quan của tỉnh Đồng Nai: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi Trường, Cục Tống kê Đồng Nai, Ban Quản lý khu công nghiệp Đồng Naiđã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu và thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệpđã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng Nai năm 2009 Tác giả Trương Thị Gấm MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đồng Nai từ lâu được biết đến như là vùng đất của công nghiệp, đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng Nai không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi mà còn nổi tiếng với Khu kỹ nghệ Biên Hòa, được thành lập đầu tiên trong cả nước từ năm 1963 và nay là khu công nghiệp Biên Hòa 1. Tiếng lành đồn xa, từ khu công nghiệp đầu tiên đó, Đồng Nai đã trở thành thương hiệu hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước và con số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp Đồng Nai cứ thế gia tăng. Từ lợi thế này, Đồng Nai luôn là địa phương đi đầu trong lĩnh vực xây dựng và phát triển khu, cụm công nghiệp. Các khu công nghiệp của Đồng Nai phát triển mạnh cả về số lượng, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lẫn diện tích đất cho thuê. Một số khu công nghiệp như: Biên Hoà 1, Biên Hoà 2, Nhơn Trạch 2... đã cho thuê hết diện tích, trong đó Biên Hoà 2 là khu công nghiệp thành công nhất cả nước trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng Nai cũng là một trong số ít địa phương thu hút được nhiều dự án có quy mô vốn trên 100 triệu USD. Vốn đầu tư nước ngoài đã thật sự trở thành nguồn lực quan trọng để đầu tư phát triển sản xuất, tạo nguồn thu ngân sách lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thành công của các khu công nghiệp tại Đồng Nai được các bộ, ngành trung ương đánh giá cao và huyện Nhơn Trạch được coi là điển hình của Đồng Nai về công nghiệp hóa nông thôn thông qua hình thức phát triển khu công nghiệp. Với 9 khu công nghiệp đang hoạt động, Nhơn Trạch chuyển mình từ một huyện thuần nông trở thành một thành phố công nghiệp với các khu đô thị, khu thương mại lớn, kết cấu hạ tầng phát triển nhanh và ổn định.. Đô thị mới Nhơn Trạch với 9 KCN ra đời trên diện tích 3.500 ha trở thành vùng đất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những năm gần đây, Nhơn Trạch luôn là địa phương dẫn đầu trong các huyện thị của tỉnh Đồng Nai về thu hút đầu tư nước ngoài trong phát triển công nghiệp. Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế-xã hội, môi trường của địa phương và thành phố Nhơn Trạch tương lai. Làm thế nào để thu hút nhiều vốn đầu tư vào các khu công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế- xã hội, môi trường là một thách thức lớn đối với chính quyền địa phương và là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu. Giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần vào thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nhơn Trạch.trong hiện tại và tương lai.Vì thế tác giả đã chọn đề tài “ Định hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu - Đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. - Đánh giá tác động của các khu công nghiệp đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, đề xuất những định hướng và giải pháp trên cơ sở phát huy lợi thế của thành phố công nghiệp tương lai nhằm phát triển các khu công nghiệp của địa phương theo hướng phát triển bền vững. 2. 2. Nhiệm vụ - Tổng quan cơ sở lý luận về khu công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng, nguyên tắc phát triển, tiêu chí đánh giá hiệu quả và thực trạng phát triển khu công nghiệp ở nước ta. - Phân tích tiềm năng phát triển công nghiệp đồng thời cho thấy vai trò của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, môi trường của địa phương. - Căn cứ vào hiện trạng phát triển các khu công nghiệp từ đó định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững. 3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu 3.1. Nội dung Đề tài tập trung vào : - Tiềm năng phát triển công nghiệp của Nhơn Trạch. - Hiện trạng phát triển của các khu công nghiệp Nhơn Trạch. - Tác động tích cực và tiêu cực của các khu công nghiệp đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội, môi trường địa phương. - Định hướng phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020. - Các giải pháp và kiến nghị phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững. 3.2. Không gian – thời gian - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Các khu công nghiệp được đề cập bao gồm Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 5, Nhơn Trạch 6, Nhơn Trạch 2- Lộc Khang, Nhơn Trạch 2- Nhơn Phú, Dệt may Nhơn Trạch, khu công nghiệp Ông Kèo. Đề tài không đề cập đến các cụm tiểu thủ công nghiệp. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu quá trình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch từ năm 2001 đến nay. Sau năm 2001, một số khu công nghiệp đi vào hoạt động ổn định và đạt hiệu quả cao có tác động mạnh mẽ đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội, môi trường của địa phương. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã lôi cuốn nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cả về lý luận lẫn đánh giá thực tiễn từ đầu những năm 90 cho đến nay. Năm 1993 Lưu Vũ Mai đã cho xuất bản quyển kinh nghiệm của thế giới và khả năng phát triển khu chế xuất ở Việt Nam chuyên đề thông tin. Năm 1995, Văn Thái thực hiện một công trình đánh giá tổng kết toàn bộ các khu chế xuất Việt Nam, bên cạnh việc xem xét và đúc kết kinh nghiệm từ một số khu chế xuất trên thế giới. Cũng trong năm này, Lê Văn Nin đưa ra một công trình nghiên cứu về cơ sở hình thành, phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam. Năm 2002 Bộ kế hoạch và đầu tư – cơ quan đại diện phía Nam xuất bản cuốn khu chế xuất và khu công nghiệp ở các tỉnh phía Nam. Tháng 3/2003 Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị tổng kết tình hình hoạt động các khu công nghiệp và vạch ra phương hướng phát triển. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Thạc sĩ Lê Thị Hường (và các cộng tác viên) trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh tháng 5/2004 : Các khu công nghiệp – khu chế xuất Việt Nam, hiệu quả hoạt động và xu hướng phát triển. Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo quốc gia “15 năm (1991-2006) xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháng 7/2006. Về phía tỉnh Đồng Nai có: Đề tài “ Tổng kết quá trình xây dựng phát triển các khu công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” của Tỉnh uỷ- UBND tỉnh Đồng Nai năm 2005, Kỹ Sư Võ Thanh Lập quyền Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2007 với “ Xây dựng hệ thống tiêu chí xếp hạng các khu công nghiệp Đồng Nai”, đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàncác khu công nghiệp Nhơn Trạch giai đoạn 2001-2005 và những dự báo cho giai đoạn 2006-2010” của Kiều Thị Mỹ Linh trường Đại Học Lạc Hồng và “ Phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Nhơn Trạch giai đoạn 2001-2006 và dự áo đến năm 2010” của Huỳnh Thị Kim Hương trường Đại học Lạc Hồng. Ngoài ra còn có một số bài báo trong và ngoài tỉnh Đồng Nai viết về huyện Nhơn Trạch với nhiều khu công nghiệp phát triển có hiệu quả và một thành phố công nghiệp Nhơn Trạch tương lai. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về thực trạng phát triển các khu công nghiệp trên đia bàn huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Các công trình trên sẽ là những tài liệu tham khảo quý giá để tác giả nghiên cứu đề tài “ Định hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Ttrạch tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu 5. 1. Ý nghĩa khoa học Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng các khu công nghiệp tại một huyện của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, ở Việt Nam nói chung. 5. 2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, Ban quản lý KCN, khu chế xuất những ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý cũng như những giải pháp thiết thực để thu hút vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài, hạn chế tối đa những vấn đề mà hầu hết các khu công nghiệp nước ta hiện nay đang mắc phải. Đồng thời, thông qua đề tài cung cấp cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cơ sở nhận định tình hình đầu tư tại địa phương từ đó có chiến lược đầu tư thích hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho mình và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyên nói riêng và của cả nước nói chung. 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm 6.1.1. Quan điểm hệ thống Các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch được coi là hệ thống lãnh thổ được đặt trong một hệ thống lớn hơn, đó là hệ thống các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, có quan hệ với các khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dươngvà cả nước. Khi đánh gía các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển khu công nghiệp Nhơn Trạch phải đặt trong sự ảnh hưởng chung của các điều kiện ảnh hưởng đến các trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. 6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đối tượng nghiên cứu là các khu công nghiệp. Chúng được phân bố trên một không gian nhất định và có đặc trưng lãnh thổ riêng. Áp dụng quan điểm tổng hợp - lãnh thổ cho phép xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động lẫn nhau, phát hiện ra quy luật phát triển, các nhân tố trội tác động đến sự phát triển các khu công nghiệp. Vì vậy việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở Nhơn Trạch nếu có sự kết hợp tổng lực các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội, đường lối chính sách phát triển của địa phươngsẽ tạo điều kiện cho sự phát triển các khu công nghiệp một các nhanh chóng và hiệu quả. 6.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Những tác động của sự biến đổi kinh tế xã hội tới sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp là quá trình lâu dài, vận động theo thời gian. Hiện trạng phát triển các khu công nghiệp và xu hướng phát triển là cơ sở đề xuất giải pháp quản lý và phát triển các khu công nghiệp trong tương lai. 6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Trong quá trình phát triển các khu công nghiệp sẽ xuất hiện nhiều vấn đề về sinh thái và phát triển bền vững, các vấn đề như xử lý nước thải, rác thải, khói thảiVì vậy dựa trên quan điểm này mới có thể định hướng phát triển sao cho một mặt phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển các khu công nghiệp có hiệu quả đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp phân tích thông tin Thông tin thu được từ nguồn niên giám thống kê, từ báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác được sắp xếp, kiểm tra mức độ chính xác của các nguồn thông tin và phân loại, phân tích các thông tin đã được thu thập. 6.2.2. Phương pháp thống kê Các tài liệu thống kê được thu thập và triệt để khai thác bởi vì đây là các tài liệu có “giá trị pháp lý”. Các tài liệu được thu thập nhiều nguồn khác nhau như Sở Công nghiệp Đồng Nai, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai, Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, UBND tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Nhơn Trạch, Phòng kinh tế huyện Nhơn Trạch và các website có liên quanđể so sánh, tìm ra nguyên nhân phát triển các khu công nghiệp Nhơn Trạch.Từ đó đưa ra kết luận và khả năng phát triển trong tương lai. 6.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Trong nghiên cứu các vấn đề địa lý nói chung và các vấn đề về địa lý kinh tế xã hội nói riêng thì phương pháp bản đồ, biểu đồ rất quan trọng và là đặc thù của khoa học địa lý. Các bản đồ, biểu đồ trong đề tài cho phép ta thể hiện kết quả nghiên cứu một cách sinh động hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập trên cơ sở phần mềm Mapinfo 6.2.4. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp cần thiết. Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã đến tham quan thực tế các khu công nghiệp của huyện, các cơ quan ban ngành và địa điểm có liên quan. 6.2.5. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, nhà quản lý Thu thập ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về quá trình phát hình thành và phát triển các khu công nghiệp, đồng thời phân tích sự liên quan của nó đến những vấn đề phát triển kinh tế-xã hội. Qua những ý kiến của chuyên gia cho phép tác giả có những nhận định khách quan, chủ quan về sự phát triển các khu công nghiệp và những dự kiến các biện pháp khách quan, thiết thực và hiệu quả hơn. 7. Cấu trúc luận văn Tên đề tài: “ Định hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa”. Đề tài gồm có 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm có 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận về khu công nghiệp Chương 2: Thực trạng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai Chương 3 Định hướng và giải pháp phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 Ngoài ra, đề tài còn có phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.Khu công nghiệp 1.1.1.Khái niệm Khu công nghiệp (KCN) với tư cách là một hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp cùng với các hình thức khác (điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp) được hình thành và phát triển ở một số nước tư bản vào những năm giữa thế kỷ XX. Nó được hiểu là một khu vực đất đai có ranh giới nhất định do nhà tư bản sở hữu, trước hết là xây dựng cơ sở hạ tầng và sau đó là xây dựng xí nghiệp để bán. Ở các nước châu Á, và ASEAN, KCN ra đời vào giữa sau của thế kỷ XX (Singapor năm 1951, Đài Loan 1966, Hàn Quốc 1970, Thái Lan 1972) Ở nước ta, hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp này được hình thành vào đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. Dù tên gọi ở mỗi nước khác nhau, nhưng về bản chất đó là KCN. Có nhiều quan niệm khác nhau về KCN. Theo quan niệm thông thường, KCN là khu vực có tính chất độc lập trong đó có các doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất hàng hoá và thực hiện các hoạt động dịch vụ và có chế độ quản lý riêng. Khu chế xuất (KCX) là khu chuyên sản xuất hàng giành cho xuất khẩu, ở đó áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi như miễn thuế (xuất-nhập khẩu, thuế tài sản) và tự do mua bán. Theo định nghĩa đơn giản của Peddle (1993), “khu công nghiệp là một khoảng đất tương đối rộng, chia nhiều lô và được xây dựng hạ tầng và hưởng lợi thế vị trí liền kề nhau”. KCN theo quan niệm của địa lý Liên Xô trước đây là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhưng chưa thực sự thống nhất về nội dung và những đặc trưng chủ yếu. Các nhà khoa học của trường Đại học Tổng hợp Matxcơva đưa ra định nghĩa sau : “Khu công nghiệp là sự tập hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp, tạo thành sự thống nhất kinh tế và nền tảng là các ngành công nghiệp lớn có ý nghĩa toàn quốc và các ngành phục vụ có liên quan”. Ở nước ta, trong Nghị định 192/CP ngày 25/12/1994 của chính phủ đã chỉ rõ: KCN do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Còn theo Hội Đồng Nghiên Cứu Phát Triển Quốc Tế về KCN (WEPZA) là tất cả các khu vực được chính phủ các nước cho phép thành lập và hoạt động như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, KCN tự do hoặc bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được tổ chức này công nhận. Như vậy, quan niệm của WEPZA là một quan niệm rất rộng và nó đòi hỏi các chính sách quản lý có độ linh hoạt cao và mức độ "tự do hoá" khá lớn. Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng KCN là một khu vực phụ (subregion) không nhất thiết phải có sự ngăn cách biệt lập và trên thực tế có nhiều tập đoàn và tổ hợp công nghiệp với một chuỗi đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhau trên một khu vực rộng lớn và việc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy mô lớn như vậy hình thành một loại hình tổ chức mới của KCN mà không nhất thiết phải có một quy chế đặc thù. Như vậy, có thể xác định KCN là một khu vực có ranh giới rõ rệt với những thế mạnh về vị trí địa lí, về tự nhiên, kinh tế để thu hút đầu tư, hoạt động với cơ cấu hợp lí giữa các DN công nghiệp và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao của từng DN nói riêng và tổng thể cả KCN nói chung. Có nhiều thuật ngữ đồng nghĩa với KCN như sau: Các thuật ngữ đồng nghĩa với khu công nghiệp 1. Industrial Zones ( Khu công nghiệp) 2. Industrial Parks (Công viên công nghiệp) 3. Industrial Cluster (Cụm công nghiệp) 4. Industrial Processing Zones (Khu chế biến công nghiệp) 5. Export Processing Zones (Khu chế xuất) 6. Business Parks (Công viên thương mại) 7. Science and Research Parks (Công viên khoa học và nghiên cứu) 8. High – Tech Centers (Trung tâm công nghệ cao) 9. Bio- Technology Parks (Công viên công nghệ sinh học) 10. Eco- Industrial Parks (Công viên công nghiệp sinh thái) Nguồn: Quản lý môi trường các khu công nghiệp, INFOTERRA, 2000 1.1.2. Mục tiêu của KCN Theo các tài liệu của Liên Hiệp quốc và WEPZA, các KCN trên thế giới ra đời nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) để tăng xuất khẩu, thu hút ngoại tệ, tranh thủ kỹ thuật mới, đi đôi với chuyển giao công nghệ giải quyết nạn thất nghiệp, tăng lượng người có công ăn việc làm trong và ngoài khu, học tập và áp dụng cách quản lý kinh tế tiên tiến, tăng các khoản thu ngoại tệ cho thuê đất và cung ứng các loại dịch vụ. Mục đích quan trọng của KCN là sử dụng hiệu quả quỹ đất thúc đẩy sự phát triển các vùng, mở ra khả năng phát triển sản xuất công nghiệp ở trong nước, tăng xuất khẩu, thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ lệ hàng công nghiệp. KCN là một bộ phận gắn liền của chính sách mở cửa ra thế giới bên ngoài tăng cường các quan hệ trao đổi kinh tế, kỹ thuật đa phương. Ngoài ra, phát triển các KCN cũng thúc đẩy việc hình thành và phát triển các đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp thượng nguồn và dịch vụ, tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích quốc gia, trong đó việc tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và đào tạo phát triển nguồn nhân lực; xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho sự phát triển của đất nước. 1.1.3.Tính tất yếu khách quan của việc hình thành KCN Việc hình thành các KCN mang tính tất yếu trong từng giai đoạn lịch sử ở các quốc gia khác nhau. Các nước tư bản muốn thông qua việc xây dựng các KCN để tăng cường xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời kh
Luận văn liên quan