Luận văn Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong tiến trình lịch sử phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ khi nhà Nguyễn chọn đất Huế làm đất định đô, hệ thống làng xã nông thôn của Thuận Hóa - Phú Xuân lúc bấy giờ đã có những chuyển động cùng với sự ra đời của những phố chợ, bến cảng đặc biệt nhu cầu trao đổi hàng hóa đã tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề thủ công nghiệp; sau đó quá trình hình thành và phát triển của làng nghề thủ công nghiệp cũng đồng thời là quá trình thu hẹp dần kinh tế nông nghiệp và đổi mới diện mạo nông thôn theo huớng nghề và làng nghề gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam truyền thống. Nghề và làng nghề truyền thống đã góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa Huế, đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, nhất là đối với các vùng nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, làng nghề truyền thống góp phần vào sự phân công lao động trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam truyền thống thành ba ngành công - nông -thương nghiệp. Cơ cấu kinh tế này đã thực sự tạo cho làng xã Việt Nam có thế ổn định lâu dài, vững chắc, thậm chí cho đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỉ XXI với những tiến bộ khoa học công nghệ tác động vào cũng không làm cho nó thay đổi đáng kể. Vì vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế và văn hóa giữa các nuớc ngày càng phát triển, việc bảo tồn và phát triển các đặc trưng văn hóa của một vùng, một quốc gia là điều vô cùng quan trọng, nó vừa giữ gìn, phát triển được truyền thống văn hóa của dân tộc để có thể “ hòa nhập quốc tế nhưng không hòa tan”, vừa góp phần tích cực tạo động lực thúc đẩy xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho dân cư và đổi mới bộ mặt nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chuyển dị ch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn phải gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới, trong đó phát tri ển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề là một trong những nhân tố có tính quyết đị nh bởi vì phát triển ngành nghề ti ểu thủ công nghiệp và làng nghề trong nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải tạo và giữ gìn môi trường sinh thái trong các cộng đồng dân cư nhất là tron g quá trình phát triển các ngành nghề và làng nghề truyền thống gắn với du lị ch sinh thái và du lịch làng nghề, cải thi ện và nâng cao mức sống cho cư dân nông thôn. Để phát huy truyền thống của một vùng đất có bề dày lịch sử phát triển nghề và làng nghề truyền thống phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, với lợi thế do thiên nhiên ban tặng cho vùng đất kinh thành Huế một quần thể di tích văn hóa lịch sử, sinh thái thì việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống thành các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch là một yêu cầu tất yếu khách quan cần thiết để giúp cho kinh tế du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển nói riêng và của cả nước nói chung. Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của các nước đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, các nước đang tiến hành công nghiệp hoá và đô thị hoá.

pdf105 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5624 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình lịch sử phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ khi nhà Nguyễn chọn đất Huế làm đất định đô, hệ thống làng xã nông thôn của Thuận Hóa - Phú Xuân lúc bấy giờ đã có những chuyển động cùng với sự ra đời của những phố chợ, bến cảng … đặc biệt nhu cầu trao đổi hàng hóa đã tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề thủ công nghiệp; sau đó quá trình hình thành và phát triển của làng nghề thủ công nghiệp cũng đồng thời là quá trình thu hẹp dần kinh tế nông nghiệp và đổi mới diện mạo nông thôn theo huớng nghề và làng nghề gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam truyền thống. Nghề và làng nghề truyền thống đã góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa Huế, đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, nhất là đối với các vùng nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, làng nghề truyền thống góp phần vào sự phân công lao động trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam truyền thống thành ba ngành công - nông - thương nghiệp. Cơ cấu kinh tế này đã thực sự tạo cho làng xã Việt Nam có thế ổn định lâu dài, vững chắc, thậm chí cho đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỉ XXI với những tiến bộ khoa học công nghệ tác động vào cũng không làm cho nó thay đổi đáng kể. Vì vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế và văn hóa giữa các nuớc ngày càng phát triển, việc bảo tồn và phát triển các đặc trưng văn hóa của một vùng, một quốc gia là điều vô cùng quan trọng, nó vừa giữ gìn, phát triển được truyền thống văn hóa của dân tộc để có thể “ hòa nhập quốc tế nhưng không hòa tan”, vừa góp phần tích cực tạo động lực thúc đẩy xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho dân cư và đổi mới bộ mặt nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn phải gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới, trong đó phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề là một trong những nhân tố có tính quyết định bởi vì phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải tạo và giữ gìn môi trường sinh thái trong các cộng đồng dân cư nhất là trong quá trình phát triển các ngành nghề và làng nghề truyền thống gắn với du lịch sinh thái và du lịch làng nghề, cải thiện và nâng cao mức sống cho cư dân nông thôn. Để phát huy truyền thống của một vùng đất có bề dày lịch sử phát triển nghề và làng nghề truyền thống phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, với lợi thế do thiên nhiên ban tặng cho vùng đất kinh thành Huế một quần thể di tích văn hóa lịch sử, sinh thái thì việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống thành các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch là một yêu cầu tất yếu khách quan cần thiết để giúp cho kinh tế du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển nói riêng và của cả nước nói chung. Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của các nước đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, các nước đang tiến hành công nghiệp hoá và đô thị hoá. Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng. Nhiều du khách nước ngoài đã rất thích thú khi tham gia các tour du lịch làng nghề. Họ từng cho biết lý do thích thăm làng nghề ở Việt Nam vì được ngắm nhìn phong cảnh làng quê yên bình, được tìm hiểu về các vị tổ nghề, làm quen với những nghệ nhân, nông dân và có khi còn được trực tiếp tham gia vào các quy trình sản xuất sản phẩm thủ công. Huế là cố đô duy nhất còn giữ lại gần như nguyên vẹn một tổng thể kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam với các công trình kiến trúc độc đáo được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Với những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng cho Huế thì kinh tế du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tài nguyên du lịch ở Huế rất phong phú và đa dạng đã tạo nên sự đa dạng của nhiều loại hình du lịch như: tham quan, chữa bệnh, an dưỡng, học tập, thể thao, tín ngưỡng, lễ hội, làng nghề truyền thống… Vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những điểm đến của phần lớn khách du lịch trong và ngoài nước và trong những năm gần đây loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở đây ngày càng đặc biệt hấp dẫn đối với du khách. Nghề và làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế ra đời, tồn tại và phát triển luôn gắn liền với những bước thăng trầm của trên 310 năm lịch sử Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế hôm nay. Tuy nhiên, việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế chưa được chú trọng và chưa khai thác hết tiềm năng nhằm đưa vào phục vụ du lịch ở tỉnh này. Với lý do như vậy nên tôi chọn “Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu - Đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề truyền thống Thừa Thiên Huế" thuộc đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam”. Chủ trì: TS. Lê Văn Thăng, thuộc khoa Môi trường, Đại học Khoa học Huế. - Các đề tài nghiên cứu các làng nghề truyền thống ở các tỉnh, thành khác: + Đề tài: “Vốn cho phát triển làng nghề ở Hà Tây”, Nguyễn Văn Công. + Đề tài: “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề ngoại thành Hà Nội”, Nguyễn Thị Mùi. + Đề tài: “Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thủ đô Hà Nội: Thực trạng và giải pháp”, Nguyễn Thị Thuý Minh. + Đề tài: “Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay”, Đoàn Thị Thanh Thuý. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu các làng nghề truyền thống nhất là nhằm phục vụ du lịch thì dưới góc độ kinh tế chính trị chưa có công trình nào nghiên cứu. Luận văn này cố gắng làm sáng tỏ vấn đề trên cả về lý luận và thực tiễn dưới góc độ kinh tế chính trị Mác- Lênin. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Hệ thống hoá lý luận về các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, nghiên cứu thực trạng các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra hệ thống giải pháp nhằm khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài có 3 nhiệm vụ chủ yếu là: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề truyền thống nói chung và lang nghề truyền thống phục vụ du lịch nói riêng. - Phân tích thực trạng của các làng nghề truyền thống để phục vụ du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. - Hình thành cơ sở khoa học để đề xuất những giải pháp cơ bản để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tới. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu các làng nghề truyền thống để phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó để có những đề xuất nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Từ năm 2000 đến nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Dựa trên những quan điểm cơ bản của kinh tế chính trị Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống và du lịch. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng gồm: Phương pháp biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp… 6. Những đóng góp của luận văn - Đóng góp về lý luận Luận văn được mở đầu bằng việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến làng nghề truyền thống. Bản thân việc đưa ra các đặc thù của làng nghề góp phần gợi ý các định hướng, giải pháp phát triển. Các vấn đề lý luận và thực tiễn trước đây ít được đề cập một cách hệ thống cũng được xem xét và phát triển, việc chọn và phân tích kinh nghiệm ở các địa phương khác trong việc khôi phục các làng nghề truyền thống với các mức độ khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra các giải pháp cho làng nghề truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đóng góp về thực tiễn cho địa phương Các giải pháp có khả năng ứng dụng thực tiễn cao cũng như được phân loại theo cấp độ của tầm quan trọng và cấp thiết tạo ra một hệ thống giải pháp liên kết, có tính logic. Ngoài ra những định hướng đề tài đưa ra tạo điều kiện cho công tác hoạch định chiến lược đối với các cơ quan quản lý ở địa phương, góp phần khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn 3 chương, 8 tiết. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH 1.1. KHÁI NIỆM LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm làng nghề truyền thống Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp,càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo kiểu nghề nghiệp, tạo thành các phường hội như Phường gốm, Phường đúc đồng, Phường dệt vải… Từ đó, các nghề được lan truyền và phát triển thành các làng nghề. Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền thống và các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa,văn minh dân tộc. Quá trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Lúc đầu sự phát triển đó từ một vài gia đình, rồi đến cả họ và sau đó lan ra cả làng. Thông qua lệ làng mà làng nghề định ra những quy ước như: không truyền nghề cho người làng khác, không truyền nghề cho con gái, hoặc uống rượu ăn thề không để lộ bí quyết… Trải qua một thời gian dài lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những nghề được lưu giữ, có những nghề bị mai một hoặc mất hẳn và có những nghề mới ra đời. Vì vậy, quan niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống có nhiều ý kiến khác nhau: Quan niệm về làng nghề: Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu. Với quan niệm này thì làng nghề đó hiện nay còn không nhiều. Ví dụ như nghề gốm chỉ có ở Phù Lãng (Bắc Ninh), Bát Tràng (Hà Nội)… Đó là những làng thuần nhất không làm ruộng, còn đa số vừa làm ruộng, vừa làm nghề, ở đây thủ công nghiệp đối với họ chỉ là nghề phụ để tăng thêm thu nhập mà thôi. Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công, nhiều khi cũng là người làm nghề nông. Nhưng do yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại làng nghề hay phố nghề ở nơi khác. Quan niệm này về làng nghề như vậy vẫn chưa đủ. Không phải bất cứ làng nào có vài ba lò rèn hay dăm ba gia đình làm nghề mộc, nghề khảm… đều là làng nghề. Để xác định làng đó có phải là làng nghề hay không, cần xem xét tỷ trọng lao động hay số hộ làm nghề so với toàn bộ lao động và hộ ở làng hay tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề so với tổng thu nhập của thôn (làng). Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, và có cùng tổ nghề. Song ở đây chưa phản ánh đầy đủ tính chất làng nghề; nó như một thực thể sản xuất kinh doanh tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, là một đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp có tác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế - văn hóa- xã hội một cách tích cực. Từ những cách tiếp cận trên chúng ta có thể thấy khái niệm về làng nghề liên quan đến các nghề thủ công cụ thể. Vào thời gian trước đây, khái niệm làng nghề chỉ bao hàm các nghề thủ công nghiệp, còn ngày nay với xu hướng trên thế giới khu vực kinh tế thứ ba đóng vai trò quan trọng và trở thành chiếm ưu thế về mặt tỷ trọng thì các nghề buôn bán dịch vụ trong nông thôn cũng được xếp vào các làng nghề. Như vậy, trong làng nghề sẽ có loại làng chỉ có một nghề và làng nhiều nghề, tùy theo số lượng ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ ưu thế có trong làng. Làng một nghề là làng duy nhất có một nghề xuất hiện và tồn tại, hoặc có một nghề chiếm ưu thế tuyệt đối, các nghề khác chỉ có lác đác ở một vài hộ không đáng kể. Làng nhiều nghề là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỷ trọng các nghề chiếm ưu thế gần như tương đương nhau. Trong nông thôn Việt Nam trước đây loại làng một nghề xuất hiện và tồn tại chủ yếu, loại làng nhiều nghề gần đây mới xuất hiện và có xu hướng phát triển mạnh. Vậy, làng nghề là gì? Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng [15, tr.11-13]. Quan niệm về làng nghề truyền thống: Quan niệm thứ nhất: Làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cư, cư trú trong một phạm vi địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời, để sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi. Quan niệm này mới thể hiện được yếu tố truyền thống lâu đời của làng nghề, còn những làng nghề mới, những tuân thủ yếu tố truyền thống của vùng hay của khu vực chưa được đề cập đến. Quan niệm thứ hai: Làng nghề truyền thống là những làng nghề làm nghề thủ công có truyền thống lâu năm, thường là qua nhiều thế hệ. Quan niệm này cũng chưa đầy đủ bởi vì khi nói đến làng nghề truyền thống ta không thể chú ý đến các mặt đơn lẻ, mà phải chú trọng đến nhiều mặt trong cả không gian và thời gian, nghĩa là quan tâm đến tính hệ thống, toàn diện của làng nghề đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, kỹ thuật sản xuất và thủ pháp nghệ thuật. Quan niệm thứ ba: Làng nghề truyền thống là những làng có tuyệt đại đa số bộ phận dân số làm nghề cổ truyền. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác kiểu cha truyền con nối hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Trong làng sản xuất mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài hoa và một nhóm người có tay nghề giỏi làm hạt nhân để phát triển nghề. Đồng thời sản phẩm làm ra mang tính tiêu biểu độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hóa dân tộc. Giá trị sản xuất và thu nhập, tiểu thủ công nghiệp ở làng chiếm tỷ lệ 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm. Đây là khái niệm được xem là tương đối đầy đủ bởi vì những làng nghề được gọi là làng nghề truyền thống hay cổ truyền phải là những làng nghề có các nghề thủ công truyền thống; được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác, sản xuất tập trung, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề, sản phẩm mang tính tiêu biểu và độc đáo. Để xác định một làng nghề là làng nghề truyền thống thì cần có những tiêu thức sau: - Số hộ và số lao động làm nghề truyền thống ở làng nghề đạt từ 50% trở lên so với tổng số hộ và lao động của làng. - Giá trị sản xuất và thu nhập từ ngành nghề truyền thống ở làng đạt trên 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm. - Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tố văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam. - Sản xuất có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [22]. Như vậy, từ những cách tiếp cận trên, có thể định nghĩa làng nghề truyền thống là những thôn làng có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm chủ yếu trong năm. Những nghề thủ công đó được truyền từ đời này sang đời khác, thường là nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa trên thị trường [15, tr.13-15]. 1.1.2. Khái niệm làng nghề truyền thống phục vụ du lịch Từ khái niệm làng nghề truyền thống đề cập ở trên, có thể hiểu làng nghề truyền thống phục vụ du lịch là có một không gian lãnh thổ nông thôn mang đậm nét văn hóa, lịch sử, có các nghệ nhân tiêu biểu thực hiện tổ chức sản xuất một hoặc một số sản phẩm thủ công truyền thống, đồng thời các làng nghề này còn cung cấp các dịch vụ phục vụ và thu hút khách du lịch. [11] Cần phân biệt rõ sự khác nhau cơ bản giữa làng nghề truyền thống thông thường hay làng nghề thương mại và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở chỗ làng nghề truyền thống phục vụ du lịch có lợi thế thu hút khách du lịch (có giá trị văn hóa lịch sử, thuận tiện về mặt vị trí địa lý…) và các dịch vụ phục vụ du lịch (trưng bày, bán hàng, biểu diễn quy trình sản xuất, hướng dẫn tham quan…). Ở đây, cần phải hiểu rõ khái niệm làng nghề truyền thống phục vụ du lịch và du lịch làng nghề. Du lịch làng nghề là loại hình du lịch khai thác giá trị văn hóa vật thể, các sản phẩm do nghề thủ công của các làng nghề tạo ra như một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch, xe, hoặc tham gia vào các công đoạn sản xuất sản phẩm đặc trưng của làng nghề đó, mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và đất nước, góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa và tăng cường vai trò kinh tế của làng nghề. 1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1.2.1. Sự cần thiết phải khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống trong việc phát triển du lịch Trong điều kiện hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển như vũ bão, tác động vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu thì làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một dần theo thời gian. Với lợi thế thiên nhiên ban tặng cho nước ta thì việc phát triển du lịch được xem là một trong những lĩnh vực hàng đầu góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Nhìn chung, các làng nghề truyền thống vẫn tồn tại nhưng chủ yếu là phát triển một cách tự phát nên tính ổn định và bền vững kém. Ngoài ra, Nhà nước chưa có các chính sách đồng bộ, phù hợp với thực trạng của các làng nghề hiện nay nên chưa tạo lập được thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công truyền thống, chưa phát triển được đội ngũ nghệ nhân tài hoa trong các làng nghề truyền thống… Vì vậy, việc các làng nghề truyền thống ngày càng mai một, đội ngũ nghệ nhân tài hoa ngày càng giảm, một số nghề truyền thống mất hẳn,… là điều tất yếu xảy ra. Đây là việc ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch ở nước ta. Do đó, việc phải khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống hiện nay là rất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch ở nước ta, biểu hiện cụ thể là: Thứ nhất, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề là một trong
Luận văn liên quan