Luận văn Nghiên cứu rủi ro về sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp Phố Nối B - Hưng Yên

1.1. Sự cần thiết của đề tài Ổn định đời sống cho người dân nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nghiên cứu về vấn đề này đã có nhiều đề tài và nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi không nằm ngoài chủ trương trên nhưng hướng tiếp cận của đề tài là những khó khăn, rủi ro xảy ra đối với hộ nông dân. Thực tế cho thấy, rủi ro có thể xẩy ra đối với mọi người, mọi gia đình. Nông dân là những người sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp, điều kiện sống khó khăn nên rủi ro xảy ra với đối với họ thường nghiêm trọng và nhiều hơn. Đối với nhóm hộ bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp (phục vụ cho chủ trương Công nghiệp hóa, Hiện đại hoá đất nước) bị giảm một phần hoặc toàn bộ đất nông nghiệp, đứng trước nguy cơ phải thay đổi ngành nghề truyền thống, đối mặt với hàng loạt vấn đề về thay đổi môi trường sống, thì rủi ro họ gặp phải sẽ phức tạp hơn. Những con số sau phần nào nói lên điều đó: khoảng 2,5 triệu dân bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất, 70% tiền đền bù sử dụng không có hiệu quả, chỉ có hơn 29% người dân có đời sống tốt hơn trước khi nhận tiền đền bù, ( Công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 14/7/2007- nguồn www.tapchicongsan.org.vn số 12(156) năm 2008). Chính vì vậy, nhóm hộ này cần được quan tâm. Hưng Yên có nhiều khu công nghiệp(KCN) đã và đang mọc lên và là tỉnh có số hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp khá nhiều ( theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố ngày 14/7/2007 thì Hưng Yên có 31.033 hộ bị thu hồi đất, đứng thứ 4 cả nước sau Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Bắc Ninh). KCN Phố Nối là khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Hưng Yên, với diện tích rộng, số hộ bị thu hồi đất nhiều, nên người dân ở đây, đặc biệt là người dân trực tiếp bị thu hồi đất bị ảnh hưởng rất lớn. KCN Phố Nối B là một trong hai khu công nghiệp Phố Nối (A và B), đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động. Nhưng đi đôi với việc đó cũng có nhiều lao động thất nghiệp, đặc biệt là những lao động của các hộ bị mất đất. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đối với họ. Nhằm tìm hiểu về những hộ nông dân bị mất đất, đặc biệt là tìm hiểu rủi ro về việc làm và sử dụng tiền đền bù của họ. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu rủi ro về sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho Khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu chung: Qua nghiên cứu, đề tài nhằm đánh giá thực trạng rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN. Từ đó, đề xuất các giải pháp hạn chế những rủi ro này. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung, đề tài tập trung giải quyết một số mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống được cơ sở lý luận về rủi ro sử dụng tiền đề bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho KCN. - Đánh giá được thực trạng rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho KCN Phố Nối B – Hưng Yên. - Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN Phố Nối – Hưng Yên. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN Phố Nối B – Hưng Yên. Tuy nhiên, để có những nhận định khách quan, đề tài có nghiên cứu những rủi ro của những hộ nông dân không bị thu hồi đất, nhằm làm cơ sở so sánh. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Địa điểm nghiên cứu: Các xã ở những huyện của tỉnh Hưng Yên có KCN Phố Nối B nằm trên. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu rủi ro của những hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN trong những năm gần đây và đặt trọng tâm chủ yếu năm 2007 .

doc90 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu rủi ro về sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp Phố Nối B - Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI --------------- ĐỖ VĂN CƯỜNG NGHIÊN CỨU RỦI RO VỀ SỬ DỤNG TIỀN ĐỀN BÙ VÀ VIỆC LÀM CỦA HỘ NÔNG DÂN DO BỊ THU HỒI ĐẤT GIAO CHO KHU CÔNG NGHIỆP PHỐ NỐI B – HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG HÀ NỘI – 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo về một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đỗ Văn Cường LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn khoa học GS. TS. Đỗ Kim Chung – Trưởng khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn. Người thầy đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thày Cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Khoa sau đại học, Bộ môn Phát triển nông thôn trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Yên Mỹ, các phòng chức năng của huyện, UBND xã Nghĩa Hiệp, các hộ dân ở xã, Ban quản lý Khu công nghiệp Phố Nối và các doanh nghiệp đã hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập tài liệu cho đề tài Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên, khích lệ từ phía gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và ghi nhận những tình cảm quí báu đó. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Đỗ Văn Cường MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2 1.2.1. Mục tiêu chung: 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3 PHẦN 2: 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO SỬ DỤNG TIỀN ĐỀN BÙ VÀ VIỆC LÀM CỦA HỘ NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT GIAO CHO KHU CÔNG NGHIỆP 4 2.1. Một số khái niệm 4 2.1.1. Khái niệm về sự không chắc chắn 4 2.1.2. Khái niệm rủi ro 5 2.1.3. Khái niệm rủi ro sử dụng tiền đền bù và rủi ro việc làm của hộ nông dân bị mất đất cho khu công nghiệp 7 2.1.3.1. Khái niệm rủi ro của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiêp. 7 2.1.3.2. Khái niệm rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp.: 7 2.1.3.3. Khái niệm rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp 8 2.2. Phân loại rủi ro sử dụng tiền đền bù và rủi việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp 8 2.2.1. Phân loại rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp 8 2.2.1.1. Theo mục đích sử dụng tiền đền bù: 9 2.2.1.2. Theo mức độ thiệt tiền đền bù: 10 2.2.1.3. Theo nguyên nhân gây ra rủi ro 11 2.2.2. Phân loại rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp 12 2.2.2.1. Theo ngành nghề: 12 2.2.2.2. Theo thời gian chịu rủi ro: 13 2.2.2.3. Theo mức độ xuất hiện rủi ro: 13 22.2.4. Theo nguyên nhân gây ra rủi ro: 13 2.3. Vai trò của việc nghiên cứu rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp. 14 2.4. Đặc điểm rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp 15 2.4.1. Đặc điểm rủi sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp 15 2.4.2. Đặc điểm của rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp 16 2.5. Nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp. 16 2.5.1. Hộ và lao động của hộ 17 2.5.2. Chính quyền địa phương 17 2.5.3. Doanh nghiệp 18 2.5.4. Các nhân tố khác 19 2.6. Nội dung nghiên cứu rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu nghiệp. 19 2.6.1. Nội dung nghiên cứu rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp 19 2.6.2. Nội dung nghiên cứu rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp. 20 2.7. Một số kinh nghiệm quản lý rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp. 21 2.7.1. Thất nghiệp ở Vĩnh Phúc năm 2005 và biện pháp khắc phục 21 2.7.2. Khó khăn của hộ dân bị mất đất ở Hà Nội và giải pháp khắc phục 22 2.7. 3. Quảng Nam tạo việc làm cho nông dân lớn tuổi 23 2.7.4. Chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và đô thị hoá ở Việt Nam 25 2.7.5. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất của Trung Quốc 27 PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1. Vài nét về Khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên 29 3.2. Đặc điểm xã Nghĩa Hiệp: 29 3.2.1. Vị trí địa lý 29 3.2.2. Điều kiện tự nhiên 30 3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 31 3.2.3.1. Dân số và lao động 31 3.2.3.2. Tình hình kinh tế 32 3.3. Phương pháp nghiên cứu: 33 3.3.1. Xác định địa điểm nghiên cứu: 33 3.3.2. Xác định đối tượng nghiên cứu: 34 3.3.3. Thu thập tài liệu 34 3.3.3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp 34 3.3.3.2. Thu thập tài liệu sơ cấp 34 3.3.4. Phương pháp phân tích đánh giá 36 3.3.4.1. Phương pháp xử lý thông tin 36 3.3.4.2. Phương pháp thống kê 36 3.3.4.3. Phương pháp phân tích SWOT 37 3.3.4.4. Các chỉ tiêu phân tích 37 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 4.1. Thông tin chung về nhóm hộ điều tra 40 4.1.1. Đất đai của nhóm hộ điều tra 40 4.1.2. Nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra 42 4.1.3. Thu nhập của nhóm hộ điều tra 45 4.2. Rủi ro sử dụng tiền đền bù 48 4.2.1. Rủi ro sử dụng tiền đền bù của nhóm hộ mất đất 48 4.2.2. So sánh rủi ro sử dụng tiền của nhóm hộ mất đất và không mất đất. 53 4.2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ mất đất 56 4.2.3.1. Nguyên nhân từ phía hộ và lao động của hộ: 56 4.2.3.2. Nguyên nhân từ phía chính quyền địa phương: 57 4.2.3.3. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp 58 4.3. Rủi ro về việc làm của nhóm hộ điều tra 58 4.3.1. Rủi ro việc làm của nhóm hộ bị mất đất 58 4.3.2. So sánh rủi ro việc của nhóm hộ điều tra 62 4.3.2.1. Rủi ro việc làm của hộ mất đất – hộ không mất đất 62 4.3.2.2. Rủi ro việc làm trước và sau khi mất đất của nhóm hộ mất đất 64 4.3.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro việc làm của hộ bị mất đất 66 4.4. Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro 71 4.4.1. Giải pháp cho người dân 71 4.4.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương 73 4.4.3. Giải pháp đối với các doanh nghiệp 75 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76 5.1. Kết luận 76 5.2. Khuyến nghị 77 5.2.1. Đối với những hộ nông dân bị thu hồi đất. 77 5.2.2. Đối với chính quyền các của tỉnh Hưng Yên 78 5.2.3. Đối với doanh nghiệp 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KCN BQ LĐ CNH HĐH SXKD UBND  Khu công nghiệp Bình quân Lao động Công nghiệp hóa Hiện đại hóa Sản xuất kinh doanh Ủy ban nhân dân   DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đất đai của xã Nghĩa Hiệp 30 Bảng 3.2: Nhân khẩu và lao động của xã Nghĩa Hiệp năm 2007 31 Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của xã Nghĩa Hiệp năm 2007 33 Bảng 4.1. Đất đai của nhóm hộ mất đất năm 2007 41 Bảng 4.2: Nhân khẩu và lao động của nhóm hộ mất đất năm 2007 43 Bảng 4.3. Thu nhập của nhóm hộ mất đất năm 2007 46 Bảng 4.4. Thực trạng rủi ro sử dụng tiền đền bù của nhóm hộ bị mất đất 50 Bảng 4.5. So sánh rủi ro sử dụng tiền của hộ bị mất đất và nhóm hộ không bị mất đất 54 Bảng 4.6: Thực trạng rủi ro việc làm của nhóm hộ bị mất đất 60 Bảng 4.7: So sánh rủi ro việc làm của nhóm hộ mất đất và nhóm hộ không bị mất đất 62 Bảng 4.8: So sánh rủi ro việc làm trước khi mất đất và sau khi mất đấtcủa nhóm hộ mất đất 64 Bảng 4.9: Nguyên nhân gây ra rủi ro việc làm của nhóm hộ mất đất 68 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Ổn định đời sống cho người dân nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nghiên cứu về vấn đề này đã có nhiều đề tài và nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi không nằm ngoài chủ trương trên nhưng hướng tiếp cận của đề tài là những khó khăn, rủi ro xảy ra đối với hộ nông dân. Thực tế cho thấy, rủi ro có thể xẩy ra đối với mọi người, mọi gia đình. Nông dân là những người sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp, điều kiện sống khó khăn nên rủi ro xảy ra với đối với họ thường nghiêm trọng và nhiều hơn. Đối với nhóm hộ bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp (phục vụ cho chủ trương Công nghiệp hóa, Hiện đại hoá đất nước) bị giảm một phần hoặc toàn bộ đất nông nghiệp, đứng trước nguy cơ phải thay đổi ngành nghề truyền thống, đối mặt với hàng loạt vấn đề về thay đổi môi trường sống,… thì rủi ro họ gặp phải sẽ phức tạp hơn. Những con số sau phần nào nói lên điều đó: khoảng 2,5 triệu dân bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất, 70% tiền đền bù sử dụng không có hiệu quả, chỉ có hơn 29% người dân có đời sống tốt hơn trước khi nhận tiền đền bù,…( Công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 14/7/2007- nguồn số 12(156) năm 2008). Chính vì vậy, nhóm hộ này cần được quan tâm. Hưng Yên có nhiều khu công nghiệp(KCN) đã và đang mọc lên và là tỉnh có số hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp khá nhiều ( theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố ngày 14/7/2007 thì Hưng Yên có 31.033 hộ bị thu hồi đất, đứng thứ 4 cả nước sau Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Bắc Ninh). KCN Phố Nối là khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Hưng Yên, với diện tích rộng, số hộ bị thu hồi đất nhiều,… nên người dân ở đây, đặc biệt là người dân trực tiếp bị thu hồi đất bị ảnh hưởng rất lớn. KCN Phố Nối B là một trong hai khu công nghiệp Phố Nối (A và B), đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động. Nhưng đi đôi với việc đó cũng có nhiều lao động thất nghiệp, đặc biệt là những lao động của các hộ bị mất đất. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đối với họ. Nhằm tìm hiểu về những hộ nông dân bị mất đất, đặc biệt là tìm hiểu rủi ro về việc làm và sử dụng tiền đền bù của họ. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu rủi ro về sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho Khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu chung: Qua nghiên cứu, đề tài nhằm đánh giá thực trạng rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN. Từ đó, đề xuất các giải pháp hạn chế những rủi ro này. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung, đề tài tập trung giải quyết một số mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống được cơ sở lý luận về rủi ro sử dụng tiền đề bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho KCN. - Đánh giá được thực trạng rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho KCN Phố Nối B – Hưng Yên. - Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN Phố Nối – Hưng Yên. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN Phố Nối B – Hưng Yên. Tuy nhiên, để có những nhận định khách quan, đề tài có nghiên cứu những rủi ro của những hộ nông dân không bị thu hồi đất, nhằm làm cơ sở so sánh. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Địa điểm nghiên cứu: Các xã ở những huyện của tỉnh Hưng Yên có KCN Phố Nối B nằm trên. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu rủi ro của những hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN trong những năm gần đây và đặt trọng tâm chủ yếu năm 2007 . PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO SỬ DỤNG TIỀN ĐỀN BÙ VÀ VIỆC LÀM CỦA HỘ NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT GIAO CHO KHU CÔNG NGHIỆP 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Khái niệm về sự không chắc chắn Sự không chắc chắn là tình trạng không thể gắn xác suất với sự kiên xảy ra. Sự không chắc chắn có thể đem lại cơ hội cho người dân nhưng cũng có thể đem lại khó khăn cho họ. Đối với hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN thì ngoài việc gặp những sự không chắc chắn thông thường, họ còn gặp phải một số dạng không chắc chắn sau: - Không chắc chắn trong việc làm: sau khi bị “mất đất” họ sẽ phải tìm cách sinh sống, một trong những cách phổ biến đó là vào các KCN để làm việc. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với vấn đề, sẽ có việc làm nếu như họ thích nghi tốt được với cuộc sống công nghiệp, với cách làm việc công nghiệp vốn khác xa với cách làm nông nghiệp truyền thốngcủa họ hoặc sẽ là thất nghiệp nếu như họ không thích nghi được. Như vậy, sau khi bị “mất đất” họ đứng trước cơ hội việc làm mới hoặc thất nghiệp. Đây chính là sự không chắc chắn trong việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất. - Không chắc chắn trong tiết kiệm: sau khi bị thu hồi đất, họ nhận được một khoản tiền đền bù. Khoản tiền này, có hộ đã tìm cách tiết kiệm (gửi ngân hàng, cho vay, mua vàng hoặc tiền tệ mạnh,…) như vậy họ phải đối mặt với vấn đề lạm phát. Có thể đồng tiền của họ sẽ “tăng giá” nếu như không hoặc xảy ra lạm phát ở mức thấp, nhưng cũng có thể đồng tiền đó của họ bị “giảm giá” nếu như xảy ra mức lạm phát cao. Hoặc họ phải đối mặt với việc lên xuống hàng ngày của các đồng tiền mạnh, vàng,… Như vậy, khi tiết kiệm tiền họ đứng trước cơ hội sẽ có thêm tiền hoặc sẽ bị “mất tiền”. Đây chính là sự không chắc chắn trong tiết kiệm của hộ nông dân bị thu hồi đất. - Không chắc chắn trong đầu tư: đây là sự không chắc chắn phổ biến nhất đối với hộ dân bị mất đất. Sau khi thu bị thu hồi đất, họ thiếu phương tư liệu sản xuất, vì vậy họ phải tìm cách đầu tư sang lĩnh vực khác. Do sự thiếu hiểu biết các thông tin về lĩnh vực đầu tư mới, cộng với việc xa lạ với những môi trường không phải là nông nghiệp, hoặc môi trường không quen thuộc với họ nên họ đứng trước điều không chắc chắn về thành công. Họ có thể thành công trong lĩnh vực mới, nếu được định hướng và trợ giúp từ phía cộng đồng, nhưng họ cũng dễ bị thất bại nếu như thiếu sự quan tâm trợ giúp. Đây chính là sự không chắc chắn trong đầu tư của hộ. 2.1.2. Khái niệm rủi ro Ngày nay có rất nhiều khái niệm về rủi ro do những trường phái và tác giả khác nhau đưa ra. Nhưng nhìn chung, chúng ta có thể chia làm hai trường phái lớn sau: Trường phái truyền thống: có một số định nghĩa như sau: Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến. Rủi ro là sự không may. Rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất mát, hư hại. Rủi ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn, hoặc điều không chắc chắn,… Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Theo cách định nghĩa trên thì: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.[15] Trường phái trung hòa: có một số khái niệm của trường phái như sau: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi ro là sự bất trắc có liên quan đến việc xuất hiện những biến không mong đợi Rủi ro là những ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây lên sự bất định. Nguy cơ dẫn đến rủi ro phát sinh bất cứ khi nào mọi hoạt động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước. Theo các định nghĩa của trường phái trung hòa thì: rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.[15] Phân biệt giữa rủi ro và sự không chắc chắn Từ các khái niệm về rủi ro và sự không chắc chắn ta thấy: Rủi ro có thể đề cập tới nhiều kết quả, mỗi kết quả lại có khả năng xảy ra khác nhau và có thể tính toán được khả năng xảy ra của một kết quả là bao nhiêu. Tức là rủi ro có thể định lượng được. Không chắc chắn cũng đề cập tới nhiều kết quả và không biết được rằng khả năng xảy ra của một kết quả là bao nhiêu. Như vây, sự khác nhau lớn nhất giữa rủi do và không chắc chắn chính là việc có xác định được khả năng xảy ra kết quả hay không. 2.1.3. Khái niệm rủi ro sử dụng tiền đền bù và rủi ro việc làm của hộ nông dân bị mất đất cho khu công nghiệp 2.1.3.1. Khái niệm rủi ro của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiêp. Như chúng ta đã biết: rủi ro là sự thiệt hại mất mát xảy ra đối với con người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra khái niệm về rủi ro của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho KCN như sau: rủi ro của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho KCN là những mất mát, thiệt hại do việc mất đất đem đến cho họ, những thiệt hại đó có thể đo lường được. Để đo lường được rủi ro của hộ nông dân do bị mất đât thì trước tiên cần phải được ghi chép một cách tỷ mỉ những sự kiện xảy ra đối với người dân, sau đó chắt lọc, phân loại ra những rủi ro nào là do việc mất đất gây nên. Trong đề tài này, chúng tôi đi sâu sâu nghiên cứu rủi ro trong sử dụng tiền đền bù và rủi ro việc làm của hộ nông dân khi họ bị mất đất. 2.1.3.2. Khái niệm rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp.: Khi bị thu hồi đất, hộ nông dân sẽ nhận được một khoản tiền đền bù. Khoản tiền này có thể coi là tư liệu sản xuất thay thế cho ruộng đất mà hộ bị mất. Vì vậy, hộ phải tìm cách để sử dụng hiệu quả, đảm bảo cho cuộc sống của hộ sao cho mức đảm bảo ít nhất cũng phải bằng mức đảm bảo của số lượng đất mà hộ bị mất. Tất cả mọi cách thức sử dụng mà không đảm bảo được điều đó, trong đề tài này chúng tôi coi là rủi ro trong sử dụng tiền đền bù của hộ. Do đó, với quan niệm như trên, chúng tôi đưa ra khái niệm sau: rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ là sự mất mát, thiệt hại số tiền doanh nghiệp đền bù cho hộ, do hộ sử dụng vào mục đích nào đó. Sự thiệt hại đó có thể lượng hóa được. Việc lượng hóa rủi ro này của hộ được tính theo số lượng tiền và theo đơn vị của tiền tệ hoặc theo tỷ lệ . Khi bị mất đất hộ được nhận một số tiền, trong đó gồm nhiều khoản: tiền đền bù thiệt hại hoa mầu, tài sản; tiền hỗ trợ chuyển đổi việc làm; tiền bồi thường đất đai,…Trong đề tài này chúng tôi không tách bạch các khoản, mà chúng tôi coi tiền đền bù là tổng số tiền mà hộ nhận được do bị mất đất. 2.1.3.3. Khái niệm rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp Sau khi bị thu hồi đất hộ sẽ bị giảm một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Lúc này, cùng số lượng lao động như cũ, nhưng hộ lại chỉ sản xuất trên quy mô diện tích nhỏ hơn, số công lao động cần cho quy mô diện tích sản xuât giảm đi, trong khi đó số lượng lao động không đổi. Điều này, đồng nghĩa với việc lao động của hộ sẽ bị tăng thời gian thất nghiệp nếu không có biện pháp tạo việc làm cho hộ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra khái niệm sau: rủi ro việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp là sự mất việc làm đối với lao động của hộ (trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn) và sự mất việc này có thể lượng hóa được. Lượng hóa rủi ro này được tính bằng số lượng lao động, số ngày công lao động của hộ, số tháng lao động, hoặc có thể là tỷ lệ của những đơn vị trên. 2.2. Phân loại rủi ro sử dụng tiền đền bù và rủi việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp 2.2.1. Phân loại rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp Có nhiều cách để phân loại rủi ro sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất giao cho khu công nghiêp. Trong nghiên cứu này chúng tôi phân loại như sau: 2.2.1.1. Theo mục đích sử dụng tiền đền bù: Khi nhận được tiền đền bù, hộ sẽ sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau. Tất cả những mục đích sử dụng đó, đều có thể đem đến rủi ro đối với khoản tiền đền bù của hộ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhóm các cách sử dụng tiền của hộ và phân loại những rủi ro thành 2 loại chính như sau: * Rủi ro trong việc đã sử dụng tiền đúng mục đích: là
Luận văn liên quan