Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường thpt tại quận 12 – Tp. Hồ Chí Minh

Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020 về mục tiêu có nêu rõ: “ Trong vòng 20 năm tới, phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế; nền giáo dục này phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Để thực hiện được mục tiêu trên, mặt bằng dân trí phải được nâng cao nhằm cung cấp những nguồn nhân lực có đầy đủ về đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Những giá trị về đạo đức và năng lực nghề nghiệp của các nguồn nhân lực được hình thành không chỉ ở những giờ học trên lớp mà còn phải được rèn luyện, củng cố và phát triển thông qua các hoạt động giáo dục, trong đó không thể thiếu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

pdf112 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường thpt tại quận 12 – Tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -----------o0o----------- NGUYỄN TẤN TÀI THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT TẠI QUẬN 12 – TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -----------o0o----------- NGUYỄN TẤN TÀI THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT TẠI QUẬN 12 – TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ VĂN LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT tại quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh” đến nay chúng tôi đã hoàn thành luận văn. Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến Hội đồng khoa học chuyên ngành “Quản lý giáo dục” trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của quý Thầy, Cô và Lãnh đạo khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Các Thầy, Cô đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự cộng tác giúp đỡ của tập thể các Thầy, Cô giáo đồng nghiệp ở ba trường: THPT Võ Trường Toản, THPT Trường Chinh, THPT Thạnh Lộc. Đặc biệt tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Hồ Văn Liên – Người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, song những thiếu sót trong luận văn là không thể tránh khỏi, kính mong sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp. TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010 MỤC LỤC 0TLỜI CẢM ƠN0T ........................................................................................................... 3 0TMỤC LỤC0T ................................................................................................................ 4 0TDANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN0T .......................... 7 0TMỞ ĐẦU0T ................................................................................................................... 8 0T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI0T .............................................................................................. 8 0T2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU0T ....................................................................................... 9 0T3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU0T ..................................................... 9 0T4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC0T ...................................................................................... 9 0T5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU0T ..................................................................................... 10 0T6. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU0T ............................ 10 0T7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI0T .................................................................................................. 11 0T8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU0T ..................................................................................... 11 0TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU0T ........................... 13 0T1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề0T ......................................................................... 13 0T1.1.1. Ở một số nước trên thế giới0T ............................................................................... 13 0T1.1.2. Ở Việt Nam0T ....................................................................................................... 15 0T1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản của HĐGD NGLL0T .................................................. 17 0T1.2.1. Khái niệm về HĐGD NGLL0T .............................................................................. 17 0T1.2.2. Mục tiêu, nội dung và hình thức tổ chức HĐGD NGLL0T .................................... 18 0T1.2.3. Nguyên tắc và phương pháp tổ chức HĐGD NGLL0T .......................................... 23 0T1.3. Lý luận về quản lý HĐGD NGLL ở trường THPT0T .............................................. 26 0T1.3.1. Các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý HĐGD NGLL0T .............. 26 0T1.3.2. Các chức năng quản lý HĐGD NGLL0T ............................................................... 28 0T1.3.3. Phân cấp quản lý HĐGD NGLL0T ........................................................................ 31 0T1.3.4. Cơ sở pháp lý về quản lý HĐGD NGLL0T ............................................................ 32 0T1.3.5. Nội dung quản lý HĐGD NGLL0T ....................................................................... 34 0T1.3.6. Phối hợp quản lý HĐGD NGLL0T ........................................................................ 40 0TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HĐGD NGLL Ở CÁC TRƯỜNG THPT TẠI QUẬN 12 – TP.HỒ CHÍ MINH0T....................................... 42 0T2.1 Khái quát tình hình, đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội và giáo dục quận 12 TP.Hồ Chí Minh0T ........................................................................................................... 42 0T2.1.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của quận 120T .............................. 42 0T2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội quận 12 năm 20090T ...................................................... 44 0T2.2 Đặc điểm các trường THPT quận 12 năm học 2009 – 20100T .................................. 46 0T2.2.1 Tình hình học sinh0T .............................................................................................. 46 0T2.2.2 Số lượng trường lớp0T ........................................................................................... 46 0T2.2.3 Đội ngũ giáo viên, Cán bộ quản lý (CBQL)0T ........................................................ 47 0T2.2.4 Kết quả học tập của học sinh0T .............................................................................. 47 0T2.3 Thực trạng HĐGD NGLL ở các trường THPT tại quận 12 TP.Hồ Chí Minh0T .... 47 0T2.3.1 Nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về HĐGD NGLL0T ............. 48 0T2.3.2 Chương trình và nội dung HĐGD NGLL theo chương trình của Bộ được học sinh yêu thích0T ..................................................................................................................... 54 0T2.3.3 Hình thức và phương pháp tổ chức các HĐGD NGLL0T ....................................... 55 0T2.3.4 Điều kiện, phương tiện tổ chức HĐGD NGLL0T ................................................... 60 0T2.3.5 Kiểm tra, đánh giá HĐGD NGLL0T ....................................................................... 61 0T2.4 Thực trạng quản lý HĐGD NGLL ở các trường THPT tại quận 12 TP.Hồ Chí Minh0T .............................................................................................................................. 62 0T2.4.1 Thực hiện các chức năng quản lý HĐGD NGLL0T ................................................ 62 0T2.4.2 Các hình thức áp dụng để tiết HĐGD NGLL đạt kết quả cao0T .............................. 68 0T2.4.3 Thực trạng phân cấp trong quản lý HĐGD NGLL0T .............................................. 69 0T2.4.4 Thực trạng quản lý cán bộ giáo viên với việc tổ chức HĐGD NGLL0T .................. 69 0T2.4.5 Thực trạng quản lý học sinh với các HĐGD NGLL0T ............................................ 71 0T2.4.6 Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện tổ chức HĐGD NGLL0T ................ 72 0T2.4.7 Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGD NGLL0T ..................... 72 0T2.4.8 Thực trạng quản lý sự phối hợp tổ chức HĐGD NGLL0T ...................................... 74 0T2.5 Đánh giá thực trạng0T ................................................................................................ 75 0T2.5.1 Thuận lợi0T ............................................................................................................ 78 0T2.5.2 Khó khăn0T ............................................................................................................ 78 0T2.6 Nguyên nhân của thực trạng0T .................................................................................. 79 0T2.6.1 Nguyên nhân khách quan:0T .................................................................................. 80 0T2.6.2 Nguyên nhân chủ quan:0T ...................................................................................... 81 0TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HĐGD NGLL Ở CÁC TRƯỜNG THPT TẠI QUẬN 12 – TP.HỒ CHÍ MINH0T................................................................................................. 82 0T3.1. Cơ sở lý luận của các biện pháp0T ............................................................................ 82 0T3.2. Cơ sở pháp lý của các biện pháp0T ........................................................................... 83 0T3.3. Cơ sở thực tiễn của các biện pháp0T ......................................................................... 85 0T3.4. Các biện pháp0T ........................................................................................................ 85 0T3.4.1 Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về vai trò, ý nghĩa của HĐGD NGLL0T ............................................................................................................. 85 0T3.4.2 Đổi mới nội dung tổ chức HĐGD NGLL0T ........................................................... 88 0T3.4.3 Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL0T ..................................................... 90 0T3.4.4 Đổi mới hình thức tổ chức HĐGD NGLL0T .......................................................... 92 0T3.4.5 Nâng cao năng lực tổ chức HĐGD NGLL cho giáo viên và học sinh 0T.................. 93 0T3.4.6 Đổi mới công tác quản lý HĐGD NGLL0T ............................................................ 95 0T3.4.7 Phát triển các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho HĐGD NGLL0T ............................................................................................................. 96 0T3.4.8 Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội0T .. 98 0T3.4.9 Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng tháng0T ............................. 99 0T3.4.10 Có biện pháp động viên và khen thưởng kịp thời0T ............................................ 101 0T3.5 Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐGD NGLL0T ............................................... 102 0T3.5.1 Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp0T................................................ 102 0T3.5.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các biện pháp0T ................................ 105 0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T .............................................................................. 107 0T1. KẾT LUẬN0T ............................................................................................................. 107 0T2. KIẾN NGHỊ0T ............................................................................................................ 109 0TDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO0T ............................................................. 111 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất GD – ĐT : Giáo dục và Đào tạo GVCN : Giáo viên chủ nhiệm GV : Giáo viên PHHS : Phụ huynh học sinh HĐGD NGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HS : Học sinh TDTT : Thể dục thể thao THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TLTN : Trợ lý thanh niên TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh XH : Xã hội MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020 về mục tiêu có nêu rõ: “ Trong vòng 20 năm tới, phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế; nền giáo dục này phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Để thực hiện được mục tiêu trên, mặt bằng dân trí phải được nâng cao nhằm cung cấp những nguồn nhân lực có đầy đủ về đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Những giá trị về đạo đức và năng lực nghề nghiệp của các nguồn nhân lực được hình thành không chỉ ở những giờ học trên lớp mà còn phải được rèn luyện, củng cố và phát triển thông qua các hoạt động giáo dục, trong đó không thể thiếu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGD NGLL) là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp. HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin ở học sinh. HĐGD NGLL là con đường phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ. - HĐGD NGLL tạo điều kiện cho học sinh phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động của các em trong quá trình học tập, rèn luyện toàn diện. Nó vừa củng cố kiến thức đã học, vừa mở rộng kiến thức mới và phát triển những kỹ năng cơ bản của học sinh theo mục tiêu giáo dục ở bậc THPT. - Đa số học sinh các trường THPT ở quận 12 thuộc gia đình làm nông, buôn bán nhỏ, điều kiện rất khó khăn. Vì cuộc sống mưu sinh nên rất nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Mặc khác, quận 12 còn nhiều tệ nạn xã hội sẽ lôi kéo các em vào con đường bỏ học, hư hỏng Do vậy, việc tổ chức tốt HĐGD NGLL là một trong những biện pháp bảo đảm một sân chơi lành mạnh cho các em, duy trì phong trào thi đua học tập, hạn chế tình trạng bỏ học. - Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho triển khai chương trình HĐGD NGLL vào nhà trường trung học phổ thông. Năm đầu tiên chỉ áp dụng cho học sinh khối 10 và tới năm 2008 áp dụng được cả ba khối 10, 11, và 12, tới ngày nay đã thực hiện được 4 năm, chúng ta đã thu được kết quả rất khả quan từ công tác giáo dục này, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi chúng ta phải có sự tổng kết, kiểm tra, rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn cho những năm kế tiếp. - Vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò, vị trí và ý nghĩa của HĐGD NGLL, nên nhiều ý kiến còn coi nhẹ tác dụng của HĐGD NGLL. - Trong công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo còn lỏng lẻo, thiếu kỷ luật, nề nếp, thiếu kế hoạch cụ thể, việc kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ công bằng, công tác tổng kết đúc rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức. Từ những tầm quan trọng đó tôi chọn đề tài “ Thực trạng quản lý HĐGD NGLL ở các trường THPT tại quận 12 – TP.HCM.” để nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý HĐGD NGLL ở các trường THPT tại quận 12 – TPHCM, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động sư phạm ở trường THPT quận 12-TP.HCM. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lý HĐGD NGLL ở các trường THPT tại quận 12 – TP.HCM. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC - HĐGD NGLL ở các trường THPT tại quận 12 TP. Hồ Chí Minh đã được quan tâm nhưng vẫn còn có một số hạn chế nhất định. Nên việc tổ chức HĐGD NGLL còn gò bó, mang tính hình thức, nội dung, hình thức tổ chức còn nghèo nàn, đơn điệu, không lôi cuốn, hấp dẫn học sinh tham gia. - HĐGD NGLL là hoạt động nối tiếp của hoạt động dạy học trên lớp. Nếu đánh giá thực trạng đúng, xây dựng được các biện pháp quản lý HĐGD NGLL một cách khoa học, hợp lý sẽ tạo môi trường tích cực cho việc rèn luyện, phát triển năng lực và hoàn thiện nhân cách của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THPT. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về HĐGD NGLL và quản lý HĐGD NGLL.  Khảo sát thực trạng HĐGD NGLL và công tác quản lý HĐGD NGLL ở các trường THPT tại quận 12 - Thành phố Hồ Chí Minh.  Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGD NGLL ở các trường THPT quận 12 – TP.HCM. 6. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Cơ sở phương pháp luận 6.1.1 Quan điểm hệ thống – cấu trúc: Trong trường THPT, quản lý là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau như quản lý công tác giảng dạy, quản lý cơ sở vật chất, quản lý nhân sự, quản lý HĐGD NGLL trong đó quản lý HĐGD NGLL có mối quan hệ mật thiết và có tác động qua lại với các yếu tố khác. Vì vậy, các biện pháp quản lý HĐGD NGLL phải được xem trong một hệ thống các tác động quản lý của Hiệu trưởng đến các lĩnh vực quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Ngoài ra, người nghiên cứu còn xem thực trạng quản lý HĐGD NGLL gồm những yếu tố như: mục tiêu quản lý, nội dung quản lý, chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, kết quả quản lý. 6.1.2 Quan điểm thực tiễn Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý HĐGD NGLL ở các trường THPT quận 12 TP.HCM còn nhiều tồn tại, khó khăn trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐGD NGLL ở các trường trung học phổ thông. 6.1.3 Quan điểm lịch sử Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của HĐGD NGLL trên Thế giới cũng như ở Việt Nam. Thực trạng HĐGD NGLL ở các trường THPT quận 12 TPHCM trong những năm qua để khắc phục những khó khăn và phát huy những thành tựu đã làm được . 6.2 Phương pháp nghiên cứu 6.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phân tích, tổng hợp, hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: dùng cho học sinh (404 học sinh), giáo viên (181 giáo viên) và cán bộ quản lý giáo dục (32 người) cấp trung học phổ thông. 6.2.2.2 Phương pháp quan sát. 6.2.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: phỏng vấn trực tiếp 15 người gồm CBQL, giáo viên và học sinh. 6.2.3 Phương pháp toán thống kê 7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ tập trung khảo sát thực trạng công tác quản lý HĐGD NGLL theo chương trình phân ban mới ở các trường THPT công lập: Võ Trường Toản, Thạnh Lộc, Trường Chinh, quận 12 trong những năm gần đây, đặc biệt năm học 2009 – 2010. 8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. Mở đầu. B. Nội dung. Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Thực trang công tác quản lý HĐGD NGLL ở các trường THPT tại quận 12 – TP.Hồ Chí Minh. Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐGD NGLL ở các trường THPT tại quận 12 – TP.Hồ Chí Minh. C. Kết luận và kiến nghị. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở một số nước trên thế giới Trong quá trình nghiên cứu lịch sử phát triển giáo dục thế giới, hoạt động dạy – học được nghiên cứu một cách có hệ thống từ thời Nguyên thủy cho đến nay chúng ta nhận thấy có rất nhiều nhà giáo dục đã đưa ra các phương pháp giáo dục mà đến ngày hôm nay chúng ta thấy vẫn còn giá trị và các phương pháp này có liên quan đến các HĐGD NGLL như: Trong thời kỳ văn hóa Phục hưng đã xuất hiện hàng loạt các nhà giáo dục Phục hưng – đó chính là những nhà giáo dục đã lý giải
Luận văn liên quan