Luật áp dụng – Chức năng luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế

Nền kinh tế nước ta sau bao nhiêu năm bị kìm kẹp dưới sự trói buộc của kiểu quản lý tập trung bao cấp, cuối cùng cũng được giải phóng bắt đầu từ chính sách Đổi Mới thời điểm năm 1986. Đã gần ba thập kỷ qua đi, Việt Nam đã có nhiều bước chuyển mình đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Cà phê, điều, gạo, hồ tiêu, dầu thô, thủy sản, Cùng nhiều mặt hàng khác đã có mặt ở nhiều nơi trên mặt địa cầu. Việc này khiến thế giới biết đến chúng ta với cương vị của một nền kinh tế mới nổi, đang trên đà phát triển mạnh mẽ thay vì một Việt Nam với đầy khói bụi, bom đạn và những tàn tích khác của chiến tranh. Đó là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, để tham gia sân chơi thương mại đầy tính cạnh tranh với các quốc gia khác, Việt Nam không chỉ cần những sản phẩm tốt, thị trường đầy tiềm năng và những doanh nhân lấy chữ “tín” làm đầu. Chúng ta còn cần phải không ngừng học hỏi các vận hành thị trường thương mại quốc tế, và cần thiết nhất Việt Nam cần tập dần thói quen hành xử theo luật pháp, điều mà chúng ta có vẻ vẫn còn lạc nhịp so với phần còn lại của thế giới. Trong quá trình giao lưu thương mại quốc tế chúng ta cần có các công cụ pháp lý để điều chỉnh, đó là các hợp đồng thương mại quốc tế. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống hợp đồng thương mại quốc tế là điều cần làm trong bối cảnh hiện nay. Như ta đã được biết, cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại được ký và kết và thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam là toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, hợp đồng thương mại quốc tế lại có phạm vi rộng hơn và thường tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên. Trong đề tài tiểu luận này, nhóm sẽ tập trung đi sâu vào luật áp dụng, quá trình lựa chọn luật áp dụng cũng như thời điểm lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế.

docx23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật áp dụng – Chức năng luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta sau bao nhiêu năm bị kìm kẹp dưới sự trói buộc của kiểu quản lý tập trung bao cấp, cuối cùng cũng được giải phóng bắt đầu từ chính sách Đổi Mới thời điểm năm 1986. Đã gần ba thập kỷ qua đi, Việt Nam đã có nhiều bước chuyển mình đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Cà phê, điều, gạo, hồ tiêu, dầu thô, thủy sản,… Cùng nhiều mặt hàng khác đã có mặt ở nhiều nơi trên mặt địa cầu. Việc này khiến thế giới biết đến chúng ta với cương vị của một nền kinh tế mới nổi, đang trên đà phát triển mạnh mẽ thay vì một Việt Nam với đầy khói bụi, bom đạn và những tàn tích khác của chiến tranh. Đó là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, để tham gia sân chơi thương mại đầy tính cạnh tranh với các quốc gia khác, Việt Nam không chỉ cần những sản phẩm tốt, thị trường đầy tiềm năng và những doanh nhân lấy chữ “tín” làm đầu. Chúng ta còn cần phải không ngừng học hỏi các vận hành thị trường thương mại quốc tế, và cần thiết nhất Việt Nam cần tập dần thói quen hành xử theo luật pháp, điều mà chúng ta có vẻ vẫn còn lạc nhịp so với phần còn lại của thế giới. Trong quá trình giao lưu thương mại quốc tế chúng ta cần có các công cụ pháp lý để điều chỉnh, đó là các hợp đồng thương mại quốc tế. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống hợp đồng thương mại quốc tế là điều cần làm trong bối cảnh hiện nay. Như ta đã được biết, cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại được ký và kết và thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam là toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, hợp đồng thương mại quốc tế lại có phạm vi rộng hơn và thường tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên. Trong đề tài tiểu luận này, nhóm sẽ tập trung đi sâu vào luật áp dụng, quá trình lựa chọn luật áp dụng cũng như thời điểm lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành, nhưng tiểu luận có thể vẫn còn nhiều điểm thiếu sót. Vì vậy nhóm thực hiện mong muốn nhận được những lời phê bình, nhận xét từ phía giảng viên hướng dẫn. Luật áp dụng – Chức năng luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế Tìm hiểu về luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế Ngày nay, hoạt động mua bán hàng hóa ngày càng phát triển đã khẳng định được vai trò quan trọng của hợp đồng thương mại quốc tế. Tại Việt Nam, khi các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng tấp nập và cùng với sự kiện Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), thì các quan hệ phát sinh từ các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp. Sự khác nhau về môi trường kinh doanh, phong tục tập quán, khoảng cách địa lý và ngôn ngữ đã làm cho các bên tham gia kí kết hợp đồng thương mại quốc tế gặp khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luật của phía đối tác. Vì vậy, việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng cũng như để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế sẽ gặp khó khăn. Pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cũng như góp phần đưa hệ thống pháp luật Việt Nam tiến gần hơn các chuẩn mực pháp lý chung của thế giới, nên việc xác định luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế là điều cần thiết. Bành Quốc Tuấn, Xác định luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, [2010], Số 04, tr. 29-33 Nói đến cơ sở pháp lý của hợp đồng chính là nói đến pháp luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng. Như chúng ta đã biết, cơ sở pháp lý của hợp đồng được kí kết và thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam là toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong khi đó cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại quốc tế có phạm vi rộng hơn và thông thường phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bên. Luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng thương mại quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) . Vấn đề đặt ra ở đây là trong số các nguồn nói trên thì nguồn nào được chọn để áp dụng cho hợp đồng, nguồn luật nào được chọn khi có tranh chấp xảy ra? Pháp luật hợp đồng thương mại của các nước quy định trong quá trình đàm phán, kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể có quyền tự do lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng (lex voluntaties). Việc này sẽ tạo điều kiện cho các bên trong việc áp dụng luật để điều chỉnh khi có tranh chấp xảy ra. Vì không ai hiểu hợp đồng bằng chính các bên tham gia hợp đồng. Thông lệ về chọn luật áp dụng Các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài được tự do lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa họ là một nguyên tắc chung của luật hợp đồng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Nguyên tắc này bắt đầu phát triển vào thế kỉ 20 và thịnh hành ở Mỹ, châu Âu sau nhiều năm tranh luận. Phần lớn các hợp đồng quốc tế đều có điều khoản chọn luật và điều khoản này đến nay đều được Tòa án xem xét khi có tranh chấp xảy ra. Công ước Rome 1980 về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng và Quy tắc Rome I cũng cho phép các bên chọn luật điều chỉnh hợp đồng giữa họ. Nguyên tắc này được pháp luật Việt Nam ghi nhận tại Điều 769 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS). Nguyễn Thị Hồng Trinh, Nguyễn tắc từ do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I và nhìn về Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, [2010], số 06, tr. 52-58 Người Việt Nam trong một thời gian dài không có chữ viết riêng, phải vay mượn chữ tàu rồi đọc chệch sang phiên âm Hán Việt, phần lớn dân chúng lại không biết chữ làm cho việc hiểu biết và vận dụng hợp đồng phụ thuộc vào số ít người biết chữ. Vì vay mượn cách viết và cách đọc vòng vo đó, chữ lại có thể hiểu theo nhiều nghĩa cho nên dựa vào lời văn bản khế ước mà xét đoán nghĩa vụ không có truyền thống như phương Tây. Trong bối cảnh đó hợp đồng không hiếm khi chỉ là ghi nhận một cách công thức những nội dung giao ước giữa các bên Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật Kinh tế, NXB Công An Nhân Dân, [2010], tr. 306 . Hợp đồng đối với nước ta là thứ đi sau của thế giới đặc biệt là các nước phương Tây, vì thế việc chọn luật áp dụng cho hợp đồng khi ký kết hợp đồng vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia vẫn còn là những thứ khá mới mẻ. Hiện nay, nước ta đã quy định về vấn đề chọn luật áp dụng trong nhiều văn bản, ví dụ, các quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS), Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng. Theo khoản 2 Điều 834 Bộ luật Dân sự, “quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác”. Vậy, nếu các bên có thoả thuận về pháp luật áp dụng cho hợp đồng, pháp luật được chọn sẽ điều chỉnh hợp đồng. Hay nói cách khác, BLDS Việt Nam cho phép các bên lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng. Đỗ Văn Đại, Điều khoản về pháp luật áp dụng cho hợp đồng, Tạp chí Kiểm sát, [2005], số 02, tr. 35 - 39 Nguyên tắc chọn luật áp dụng cho hợp đồng Nguyên tắc tự do lựa chọn Luật áp dụng bắt nguồn tự nguyên tắc “ tự do hợp đồng”, tức là các bên có toàn quyền trong việc đám phán, thỏa thuận tất cả các vấn đề liên quan tới hợp đồng (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Do vậy, vấn đề lựa chọn Luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng cũng do các bên định đoạt. Nội dung của nguyên tắc “tự do thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên trong hợp đồng tự do trong việc lựa chọn ý chí, mong muốn là lựa chọn một hệ thống pháp luật nào đó có thể thể hiện bằng một điều khoản trong hợp đồng để áp dụng trong việc thực hiện và giải quyết hợp đồng của mình. Nội dung của nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 1, Điều 3 Công ước Rome 1980 về Luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng: “ Hợp đồng được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn”. Cụ thể nội dung của nguyên tắc này được thể hiện như sau: Về phạm vi chọn luật áp dụng: Khi kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể của hợp đồng có thể hoàn toàn tự do thỏa thuận với nhau trong việc lựa chọn một hệ thống pháp luật thuộc một quốc gia nước ngoài bất kì nào mà họ muốn (có thể là pháp luật nơi giao kết hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi một trong các bên có trụ sở chính…). Đồng thời thỏa mãn điều kiện đáp ứng yêu cầu không vi phạm những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước đó, tức không vi phạm trật tự công cộng của quốc gia đó. Ngoài ra, các chủ thể có thể chọn áp dụng Điều ước quốc tế liên quan như Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, thậm chí có thể lựa chọn tập quán thương mại quốc tế nếu chúng được pháp luật các bên ghi nhận ( ví dụ: Incoterms 2010). Trong thực tiễn, các bên chọn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng của mình khi hệ thống pháp luật của nước đó có mối quan hệ với hợp đồng, các bên am hiểu và có lợi cho cả hai bên. Về thời điểm chọn Luật áp dụng: Việc chọn luật áp dụng vào thời điểm nào do các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tự do thỏa thuận. Trên tinh thần của Công ước Viên 1980, các bên có thể tự do lựa chọn luật áp dụng tại thời điểm giao kết hợp đồng bằng một điều khoản trong hợp đồng, hoặc các bên có thể sửa điều khoản đó trong hoặc sau quá trình thực hiện hợp đồng, hoặc cũng có thể thay đổi việc chọn luật áp dụng bằng hệ thống pháp luật khác so với sự lựa chọn ban đầu. Qua quy định này có thể khẳng định thêm quyền tự do của các bên trong việc chọn luật áp dụng đối với hợp đồng. Bên cạnh đó, công ước Viên 1980 cũng quy định sau khi kí kết hợp đồng các bên mới chọn Luật áp dụng hoặc có sự thay đổi thì điều khoản vẫn có hiệu lực tính từ khi giao kết. Trừ khi: 1. Nếu hợp đồng đã có hiệu lực về hình thức thì việc chọn hệ thống pháp luật khác phải không làm ảnh hưởng tới hiệu lực về hình thức của hợp đồng. 2. Việc chọn luật áp dụng mới không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba. Về việc chọn đồng thời nhiều hệ thống pháp luật trong cùng một hợp đồng: Chúng ta đều biết tính chất của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường là những hợp đồng lớn, có sự đan xen nhiều nghĩa vụ nhỏ hoặc tổng hợp của nhiều hợp đồng nhỏ khác nhau, nên các bên hoàn toàn có quyền lựa chọn một hệ thống pháp luật áp dụng cho toàn bộ hợp đồng hoặc cũng có thể lựa chọn các hệ thống pháp luật khác nhau để áp dụng cho từng vấn đề trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là các bên tự do trong việc lựa chọn đồng thời nhiều hệ thống pháp luật trong cùng một hợp đồng. Trên thực tế khi giao kết hợp đồng quốc tế, các bên có thể xây dựng một điều khoản riêng về chọn luật áp dụng đối với quan hệ hợp đồng. Điều này có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý, tránh các rủi ra mà các bên không thể dự báo trước được. Điều khoản chọn luật phải thể hiện ý chí thống nhất của các bên về việc áp dụng luật nào để giải quyết trong trường hợp có tranh chấp. Có thể coi điều khoản chọn luật áp dụng có giá trị pháp lý độc lập không phụ thuộc vào việc hợp đồng có hiệu lực hay không. Ngoài ra, các bên có thể ghi nhận việc chọn luật của mình từ chính một tình huống xảy ra trong thực tế. Như quy định cụ thể tại Đoạn 2, Điều 3.1 Công ước viên 1980 quy định: Việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng phải được thực hiện một cách rõ rang trên cơ sở của hợp đồng hoặc một tình huống thực tế. Tại Điều 3, công ước Rome 1980 cũng chỉ rõ “hợp đồng chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật do các bên lựa chọn. Sự chọn Luật áp dụng phải được thể hiện hoặc chứng tỏ với sự chắc chắn hợp lý ( reasonable certainy) bằng các điều khoản hợp đồng hoặc hoàn cảnh vụ việc). Tuy nhiên, nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” còn hạn chế theo pháp luật Việt Nam. Mặc dù hiện nay, Pháp luật Việt Nam cho phép các bên có quyền tự do thỏa thuận chọn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng quyền tự do lựa chọn vẫn bị hạn chế trong một số trường hợp. Quy định của Công ước Rome 1980 cũng như pháp luật nhiều nước trên thế giới, quyền tự do thỏa thuận áp dụng pháp luật của các bên trong quan hệ hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng thường bị hạn chế trong một số trường hợp như: các bên không được lựa chọn tập quán quốc tế để điều chỉnh hợp đồng; hạn chế đối với hợp đồng nội địa, hạn chế sự áp dụng của Luật được chọn bởi hai bên để đảm bảo lợi ích công, pháp luật mộ số nước còn yêu cầu luật được chọn áp dụng phải có mối quan hệ thực chất với hợp đồng… Quy định các nước trên thế giới và quốc tế có một số điểm hạn chế như vậy, còn theo pháp luật Viêt Nam quyền thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có một số hạn chế như sau: Thứ nhất, khi có quy phạm xung đột của Việt Nam xác định hệ thống pháp luật của nước nào sẽ được sử dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Quy phạm đó có thể đưa ra hướng xác định luật điều chỉnh hoặc xác định rõ pháp luật được áp dụng sẽ là pháp luật Việt Nam. Ví dụ, Điều 770 BLDS 2005 quy định: “ Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật nước đó nhưng không trái với quy định về hình thức theo Pháp luật của nước CHXHCNVN thì hợp đồng giao kết tại nước đó vẫn được công nhận ở Việt Nam”. Điều 769 cũng quy định pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng đối với hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam, hợp đồng được giao kết ở Việt Nam và được thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam. Theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hàng Hải 2005 “ việc cầm cố, việc thế chấp tàu biển tại Việt Nam được giải quyết theo Pháp luật Việt Nam. Điều này có nghĩa là trong những trường hợp này, các bên không có quyền tự do thảo thuận lựa chọn luật áp dụng mà buộc phải tuân theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Thứ hai, trong một số trường hợp, các bên chỉ được chọn pháp luật nước ngoài khi Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể. Theo như Điều 5, Luật Đầu tư 2005 “đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp Pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng của nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế”, trong Luật Thương mại cũng quy định “ trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán Quốc tế để giải quyết tranh chấp”. Như vậy, đối với những vấn đề có liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên chỉ được lựa chọn luật áp dụng là pháp luật nước ngoài khi pháp luật Việt Nam chưa có quy định. Đối với những trườngng hợp cụ thể pháp luật Việt Nam có điều chỉnh thì các bên không được quyền lựa chọn luật áp dụng pháp luật nước ngoài. Thứ ba, các bên được quyền lựa chọn Luật áp dụng nước ngoài, nhưng việc áp dụng và hậu quả của việc áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp Luật Việt Nam. Cụ thể, tại Điều 750 BLDS 2005 quy định “Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận đó không trái với các quy định của Bộ luật này và các quy định của các văn bản pháp luật khác của nước CHXHCNVN”. Điều này cũng được quy định tương tự trong pháp luật Thương Mại 2005. Cách chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế Lựa chọn áp dụng Điều ước quốc tế Theo nguyên tắc chung, điều ước quốc tế được áp dụng trong những trường hợp: Thứ nhất, quốc gia của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế ký kết hay tham gia điều ước quốc tế tương ứng. Theo nguyên tắc chung, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luật dân sự hay Luật thương mại thì các bên trong hợp đồng áp dụng quy định của điều ước đó. Thứ hai, mặc dù quốc gia của các bên trong hợp đồng không tham gia ký kết hay phê chuẩn điều ước quốc tế, nhưng các bên thỏa thuận áp dụng điều ước quốc tế để điều chỉnh quan hệ của các bên theo hợp đồng. Trong trường hợp này việc áp dụng điều ước quốc tế phải tuân thủ các nguyên tắc của việc áp dụng tập quán thương mại, điều này có nghĩa là nếu có quy định nào đó của điều ước quốc tế trái luật Việt Nam thì phải áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam. Thứ ba, mặc dù quốc gia của một trong các bên hoặc của các bên chưa tham gia điều ước quốc tế, nhưng điều ước quốc tế cũng có thể được áp dụng trong trường hợp, nếu theo quy tắc của tư pháp quốc tế luật áp dụng cho hợp đồng là pháp luật của quốc gia tham gia điều ước (Điều 1(b) Công ước Viên 1980). Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, [2011], tr. 29 Lựa chọn áp dụng tập quán thương mại quốc tế và hợp đồng mẫu Theo nguyên tắc, bản thân tập quán thương mại quốc tế không có hiệu lực pháp lý như một quy phạm pháp luật, nó chỉ có hiệu lực trong những trường hợp cụ thể do luật định. Trong thực tiễn, tập quán thương mại quốc tế có hiệu lực pháp lý khi thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây: thứ nhất, quốc gia của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế công nhận bằng văn bản hiệu lực của tập quán thương mại quốc tế như là của quy phạm pháp luật. Ví dụ, Ucraina, Iran và nhiều nước châu Phi công nhận giá trị pháp lý của tập quán thương mại quốc tế; thứ hai, các bên thỏa thuận áp dụng tập quán và đưa chúng vào hợp đồng. Điều này có nghĩa là căn cứ của việc sử dụng tập quán thương mại quốc tế là ý chí của các bên. Tập quán thương mại quốc tế được áp dụng trong trường hợp mặc dù các bên không có thỏa thuận về việc sử dụng nó trong hợp đồng, tuy nhiên tập quán được tòa án hay trọng tài công nhận với tư cách là nguồn điều chỉnh quan hệ giữa các bên theo hợp đồng xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của vụ việc. Pháp luật của tất cả các quốc gia đều cho phép các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế sử dụng tập quán thương mại quốc tế để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của họ phát sinh từ hợp đồng. Ví dụ, khoản 2 điều 5 Luật thương mại 2005 quy định, các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Và đây cũng à một cách thức để giải quyết xung đột pháp luật – phương pháp thực chất thống nhất, làm cho việc ký kết, thực hiện hợp đồng trở nên nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu linh hoạt của hoạt động thương mại. Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, [2011], tr. 39 - 41 Tập quán thương mại quốc tế chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng. Vì vậy, những vấn đề gì hợp đồng đã quy định thì tập quán thương mại quốc tế không có giá trị, hay nói cách khác, hợp đồng thương mại quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn so với tập quán thương mại quốc tế. Khi áp dụng, cần chú ý là do tập quán thương mại quốc tế có nhiều loại nên để tránh sự nhầm lẫn hoặc hiểu không thống nhất về một tập quán nào đó, cần phải quy định cụ thể tập quán đó trong hợp đồng. Khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế, các bên phải chứng minh nội dung của tập quán đó. Do đó, nếu các bên có thể tìm hiểu thông tin về tập quán đó trước khi bước vào đàm phán sẽ rất thuận lợi. Các thông tin đó các bên có thể tìm hiểu thông qua sách báo, tài liệu hoặc ở các văn bản của các Phòng Thương mại, ở các Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài… Khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế, cần phải tiến hành phân loại tập quán quốc tế. Nếu có tập quán chung và tập quán riêng thì tập quán riêng có giá trị trội hơn. Ví dụ, FOB Incoterms 2000 là tập quán chung. FOB cảng đến (shipment to destination) của Hoa Kỳ là tập quán riêng nên FOB shipment to destination của Hoa Kỳ sẽ được ưu tiên áp dụng. Nếu có tập quán mặt hàng và tập quán ngành hàng thì tập quán mặt hàng sẽ được ưu tiên áp dụng. Trong hoạt động thương mại quốc tế, ngoài tập
Luận văn liên quan