Môn: Trồng trọt - Chủ đề: Cây lạc

Lạc là cây hoa màu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ( từ Trung và Nam Mỹ) lạc thuộc cây bộ đậu đỗ , thân thảo và hiện nay Lạc được trồng khá phổ biến ở Việt Nam và cho năng xuất và hiệu quả kinh tế cao.Lạc thích hợp với những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ và thoát nước tốt , như đất cát pha , đất thị nhẹ và được trồng ở đồng bằng Bắc bộ ,Trung bộ ,Tây Nguyên và Nam bộ. Theo kết quả của thống kê của tổng cục thống kê thì tổng diện tích trồng lạc của cả nước đạt 269.600 ha và tổng sản lượng đạt được là 489.300 tấn ( năm 2005) , và theo dự kiến đến năm 2010 thì tổng diện tích sẽ lên tới 330.000 ha và tổng sản lượng ước tính sẽ đạt được là 550.000- 560.000 tấn. Điều đó đã nói lên được khả năng thích nghi và vai trò của cây lạc trong nền nông nghiệp ,và đóng góp vào thu nhập của người nông dân nói riêng và thu nhập chung của nên kinh tế quốc dân trong cả nước. Ngoài việc tạo năng xuất và hiệu quả kinh tế cao thì cây lạc cũng là một loại cây trồng có khả năng cải tạo đất rất tốt ( đó là nhờ sự cộng sinh của nhóm vi khuẩn cộng sinh với lạc ở rễ , chúng có khả năng cố đinh đạm từ nguồn N¬2 từ không khí làm tăng lượng đạm trong đất đồng thời nó làm tăng độ phì của đất).Cây lạc cũng là một cây phân xanh có thể sử dụng trực tiếp toàn bộ rễ thân lá của cây lạc làm phân bón cho đất được luôn. Ngoài ra cây lạc còn có nhiều ứng dụng trong đời sống ( dùng để sản xuất dầu thực vật , thực phẩm ) trong y học ( vỏ lạc , và lụa lạc dùng để làm thuốc )

docx28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5175 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môn: Trồng trọt - Chủ đề: Cây lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên Khoa Môi trường ~o0o~ TIỂU LUẬN Môn : TRỒNG TRỌT Chủ đề: CÂY LẠC Sinh viên: Đàm Tuấn Anh Giáo viên HD: PGS.TS Lê Văn Thiện Hà Nội – 29/3/2011 Mục lục CÂY LẠC GIỚI THIỆU CHUNG Cây lạc ở Việt Nam Lạc là cây hoa màu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ( từ Trung và Nam Mỹ) lạc thuộc cây bộ đậu đỗ , thân thảo … và hiện nay Lạc được trồng khá phổ biến ở Việt Nam và cho năng xuất và hiệu quả kinh tế cao.Lạc thích hợp với những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ và thoát nước tốt , như đất cát pha , đất thị nhẹ …và được trồng ở đồng bằng Bắc bộ ,Trung bộ ,Tây Nguyên và Nam bộ. Theo kết quả của thống kê của tổng cục thống kê thì tổng diện tích trồng lạc của cả nước đạt 269.600 ha và tổng sản lượng đạt được là 489.300 tấn ( năm 2005) , và theo dự kiến đến năm 2010 thì tổng diện tích sẽ lên tới 330.000 ha và tổng sản lượng ước tính sẽ đạt được là 550.000- 560.000 tấn. Điều đó đã nói lên được khả năng thích nghi và vai trò của cây lạc trong nền nông nghiệp ,và đóng góp vào thu nhập của người nông dân nói riêng và thu nhập chung của nên kinh tế quốc dân trong cả nước. Ngoài việc tạo năng xuất và hiệu quả kinh tế cao thì cây lạc cũng là một loại cây trồng có khả năng cải tạo đất rất tốt ( đó là nhờ sự cộng sinh của nhóm vi khuẩn cộng sinh với lạc ở rễ , chúng có khả năng cố đinh đạm từ nguồn N2 từ không khí làm tăng lượng đạm trong đất đồng thời nó làm tăng độ phì của đất).Cây lạc cũng là một cây phân xanh có thể sử dụng trực tiếp toàn bộ rễ thân lá của cây lạc làm phân bón cho đất được luôn. Ngoài ra cây lạc còn có nhiều ứng dụng trong đời sống ( dùng để sản xuất dầu thực vật , thực phẩm…) trong y học ( vỏ lạc , và lụa lạc dùng để làm thuốc…) Đặc điểm sinh học của cây lạc (Arachis hypogaea) Tên khoa học la Arachis hypogaea Giới (regnum): Plantae Bộ (ordo): Fabales Họ (familia): Fabaceae Phân họ (subfamilia): Faboideae Tông (tribus): Aeschynomeneae Chi (genus): Arachis Loài (species): A. hypogaea Lạc là cây thân thảo thuộc giống cây họ đậu có tên khoa học la Arachis hypogaea xuất xứ từ Trung và Nam Mỹ, lạc là cây hai lá mầm có hệ rễ cọc , thân được chia ra làm nhiều đốt , lá và hoa của lạc được mọc ra ở những mắt của đốt , lạc có cấu tạo lá kép và gân lá lạc lạc theo hình lông chim kích thước lá chét dài 1-7 cm và rộng 1-3 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3-7 cm . Lạc ra hoa ở trên mặt đất ( hoa lạc là hoa lưỡng tính , có nhụy và nhị trong 1 bông) nhưng sau khi thụ phấn thì hợp tử tạo thành lại phát triển trong lòng đất ( thường gọi là củ lạc ) . Củ lạc thì có cấu tạo bao gồm có 3 lớp đó là 1 lớp vỏ cứng bên ngoài có bản chất là xellulose , một lớp mang mỏng bên trong bao quanh hạt lạc ( ánh lạc) có màu hồng nhạt , và cuối cùng là nhân lạc , có cấu tạo chia ra làm 2 manh , khi trồng lạc và cây thì 2 manh này chính là nơi mà dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng ban đầu cho cây lạc , khi cây non này mầm và phát triển , thì 2 mảnh này phat triển thành 2 lá cứng , sau đó thì bị teo đi trong quá trình phát triển của cây , và phần đây của nhân lạc có 1 đỉnh nhỏ đó chính là phôi nó sẽ phát triển thành cây lạc. Cây lạc có một đặc điểm cấu tạo rất nổi bật ở rễ ( và đặc điểm này phổ biến trong các cây thuộc bộ đậu) đó là khả năng công sinh của rễ cây lạc với một nhóm vi khuẩn cố định đạm có tên khoa học là Rhizobium vigna ( hay còn gọi là vi khuản nốt sần) nó cộng sinh và phát triển trong rễ cây lạc và tạo nên những nốt sần trên rễ cây lạc , và khi dùng dao cắt những nốt sần này ra thì ta thấy màu hồng nhạt bên trong nốt sần đang hoạt động. Ban đầu khi cây lạc mới mọc thì lúc đó nốt sần chưa được hình thành , nốt sần được hình thành trong quá trình bộ rễ của cây lạc phát triển và Rhizobium xâm nhập vào rễ thông qua những nhu mô nơi chóp rễ hoặc là những nhu mô hình thành ở lông hút của rễ hay là những tế bào biểu bì bị thương… ( vì đó là nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng và những đường đơn cần thiết cho các hoạt động khởi đầu của chúng như sinh trưởng và sinh sản...và sau là quá trình cố định đạm) . Như vậy khi cộng sinh với cây bộ đậu thì chi vi khuẩn Rhizobium nhận năng lượng ATP và các chất khử NADH2 từ cây họ đậu và khử N2 thành dạng NH3 hoặc dạng N hữu cơ cung cấp cho cây sử dụng , nhưng lúc nó mới xâm nhiễm vào rễ thì nó cũng cần một lượng N cần thiết cho quá trình sinh trưởng ,phát triển tổng hợp các yếu tố cần thiết cho quá trình khử N2 như enzim và các yếu tố khác…Nếu trong qua trình này mà không cung câp đủ đạm cho cây thì sẽ xảy ra hiện tượng thiếu đạm và cây kém phát triển hoặc chết héo. Vi khuẩn nốt sần Quá trình xâm nhập của Rhizobium Khi cây chết Rhizobium lại di chuyển ra đất và lúc này chúng sinh sản chậm hoặc sống dạng tiềm sinh ( theo kiểu kết bào xác và khi gặp điểu kiện thuận lợi chúng lại phát triển Quá trình cố định N2 : Sự hình thành nốt sần và quan hệ cộng sinh của vi khuẩn nốt sần với cây bộ Đậu. Quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần và cây bộ Đậu tạo thành một thể sinh lý hoàn chỉnh. Chỉ trong quan hệ cộng sinh này, chúng mới có khả năng sử dụng nitơ của không khí. Khi tách ra, cả cây đậu và vi khuẩn đều không thể sử dụng nitơ tự do, không phải tất cả các cây thuộc bộ Đậu đều có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần mà chỉ khoảng 9% trong chúng. Khả năng hình thành nốt sần ở cây đậu không những phụ thuộc vào vi khuẩn có trong đất mà còn phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Về độ ẩm 40 – 80%, trong đó độ ẩm tối thích là 60 – 70 %. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ như cây điền thành có thể hình thành nốt sần trong điều kiện ngập nước. Độ thoáng khí của đất cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và chất lượng nốt sần. Thông thường, nốt sần chỉ hình thành ở phần rễ nông, phần rễ sâu rất ít nốt sần. Nguyên nhân là do tính hiếu khí của vi khuẩn nốt sần, thiếu oxy sẽ làm giảm cường độ trao đổi năng lượng và khả năng xâm nhập vào rễ cây. Đối với cây, thiếu oxy cũng làm giảm sự hình thành sắc tố leghemoglobin. Những nốt sần hữu hiệu có màu hồng chính là màu của sắc tố này. Nhiệt độ thích hợp nhất với hoạt động của vi khuẩn nốt sần là 24oC, dưới 10oC nốt sần vẫn có thể hình thành nhưng hiệu quả cố định nitơ giảm. Ở nhiệt độ 36oC cây đậu phát triển tốt nhưng cường độ cố định nitơ lại kém. pH môi trường cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và chất lượng nốt sần. Có loại chỉ hình thành nốt sần ở pH = 6.8 – 7.4 có loại có khả năng hình thành nốt sần ở pH rộng hơn 4.6 – 7.5. Tính đặc hiệu là một đặc điểm quan trọng trong quan hệ cộng sinh với một hoặc vài loài vi khuẩn nốt sần chỉ có khả năng cộng sinh với một hoặc vài loài đậu. Cũng có một số loại vi khuẩn có khả năng hình thành nốt sần ở cây đậu không đặc hiệu với nó nhưng số lượng nốt sần ít và có khả năng cố định nitơ kém. Tuy nhiên, đặc tính này giúp cho vi khuẩn nốt sần có thể tồn tại ở những nơi không có cây đậu đặc hiệu đối với nó. Tính đặc hiệu giữa vi khuẩn và cây đậu được quyết định bởi hệ gen của chúng. Bởi vậy, người ta có thể cải biến tính đặc hiệu bằng các tác nhân đột biến hoặc có thể dùng kỹ thuật di truyền để cải biến hệ gen quy định tính đặc hiệu cộng sinh. Quá trình hình thành nốt sần được bắt đầu từ sự xâm nhập của vi khuẩn vào rễ cây. Vi khuẩn thường xâm nhập vào rễ cây qua các lông hút hoặc vết thương ở vỏ rễ cây. Cây đậu thường tiết ra những chất kích thích sinh trưởng của vi khuẩn nốt sần tương ứng, đó là các hợp chất cacbonhydratm các acid amin… Muốn xâm nhiễm tốt, mật độ của vi khuẩn trong vùng rễ phải đạt tới 104 tế bào trong 1 gam đất. Nếu xử lý với hạt đậu thì mỗi hạt đậu loại nhỏ cần 500 – 1000 tế bào vi khuẩn, hạt đậu loại to cần khoảng 70.000 tế bào. Khi mật độ vi khuẩn phát triển tới một mức độ nhất định nó sẽ kích thích cây đậu tiết ra enzyme poligalactorunaza có tác dụng phân giải thành lông hút để vi khuẩn qua đó xâm nhập vào. Đường vi khuẩn xâm nhập được tạo thành do tốc độ phát triển của vi khuẩn (sinh trưởng đến đâu, xâm nhập đến đấy) hình thành một “dãy xâm nhập” được bao quanh bởi một lớp nhầy do các chất của vi khuẩn tiết ra trong quá trình phát triển. Ở giai đoạn này, phản ứng của cây đối với vi khuẩn tương tự như đối với vật ký sinh. Bởi vậy tốc độ tiến sâu vào nhu mô của dãy xâm nhập rất chậm do phát triển của cây (chỉ khoảng 5 – 8 µm/h). Không phải tất cả các dãy xâm nhập đều tiến tới nhu mô rễ mà chỉ một số trong chúng. Chính vì thế để hình thành nốt sần cần mật độ vi khuẩn lớn. Khi tới lớp nhu mô, vi khuẩn kích thích tế bào nhu mô phát triển thành vùng mô phân sinh. Từ vùng mô phân sinh, tế bào phân chia rất mạnh và hình thành 3 loại tế bào chuyên hóa: Vỏ nốt sần là lớp tế bào nằm dưới lớp vỏ rễ bao bọc quanh nốt sần. Mô chứa vi khuẩn gồm những tế bào không chứa vi khuẩn xen kẽ với các tế bào không nhiễm vi khuẩn. Những tế bào chứa vi khuẩn có kích thước lớn hơn tế bào không chứa vi khuẩn tới 8 lần, có những mô chứa vi khuẩn toàn bộ các tế bào đều bị nhiễm vi khuẩn. Loại tế bào chuyên hóa thứ 3 là các mạch dẫn từ hệ rễ vào nốt sần. Đây chính là con đường dẫn truyền các sản phẩm của quá trình cố định nitơ cho cây và các sản phẩm quang hợp của cây cho nốt sần . Tại các tế bào chứa vi khuẩn, vi khuẩn nốt sần xâm nhập vào tế bào chất và tại đây chúng phân cắt rất nhanh. Từ dạng hình que sẽ chuyển sang dạng hình que phân nhánh gọi là dạng giả khuẩn thể (bacteriovide). Chính ở dạng giả khuẩn thể này, vi khuẩn bắt đầu tiền hành quá trình cố định nitơ. Thời kỳ cây ra hoa là thời kỳ nốt sần hình thành nhiều nhất và có hiệu quả cố định nitơ mạnh nhất. Hiệu quả cố định nitơ thường thể hiển ở những nốt sần có kích thước lớn và có màu hồng của leghemoglobin. Ở những cây đậu có đời sống ngắn từ 1 năm trở xuống, đến giai đoạn cuối cùng của thời kỳ phát triển, màu hồng của sắc tố leghemoglobin chuyển thành màu lục. Lúc đó kết thúc quá trình cố định nitơ, dạng giả khuẩn thể phân cắt thành những tế bào hình cầu. Khi cây đậu chết, vi khuẩn nốt sần sống tiềm sinh trong đất chờ đến vụ đậu năm sau. Tuy nhiên, có một vài cây họ Đậu như cây điền thành hạt tròn không thấy xuất hiện dạng giả khuẩn . Ở những cây đậu 1 năm và những cây đậu lâu năm (thân gỗ) cũng có sự khác nhau về tính chất nốt sần. Ở cây lạc, cây đậu tương, nốt sần hữu hiệu (có khả năng cố định nitơ) thường có màu hồng, kích thước lớn, thường nằm trên rễ chính trong khi nốt sần vô hiệu có màu lục, kích thước nhỏ, thường nằm trên rễ phụ. Tuy nhiên ở một số cây đậu lâu năm lại không theo quy luật đó. Ví dụ như cây keo tai tượng dùng để trồng rừng, nốt sần hữu hiệu có cả ở rễ phụ và không có màu hồng. Điều kiện sinh trưởng của cây lạc Vì lý do cây lạc là một loại cây vùng nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp cho lạc là khoảng từ 22-26oC và tổng tích ôn / năm là khoảng 9700oC . Lạc thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ , và có pH từ 5,5 -7 , nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn nốt sần , và đất có và đất phải tơi xốp và thoát nước tốt nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tia củ sau khi lạc ra hoa Điều kiện đất đai Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất. Do đặc điểm sinh lý của lạc, đất trồng lạc phải đảm bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to. Thành phần cơ giới của đất trồng lạc tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi, xốp và có độ pH từ 5,5-7 nhằm thoả mãn 4 yêu cầu của cây lạc: Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang. Đủ ôxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt động cố định đạm. Tia quả đâm xuống đất dễ dàng. Dễ thu hoạch Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là khoảng 25-300C và thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho thời kỳ nảy mầm 25-300C, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 20-300C, thời kỳ ra hoa 24-330C, thời kỳ chín 25-280C. Tích ôn hữu hiệu của lạc 2.600-4.8000C thay đổi tuỳ theo giống. Độ ẩm, lượng mưa Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc. Tuy lạc được coi là cây trồng chịu hạn, song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70-80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa, kết quả (80 - 85%) và giảm ở thời kỳ chín của hạt. Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ khi mọc đến thu hoạch (không kể thời kỳ nảy mầm) là 450 - 700mm. Ánh sáng Lạc là cây ngắn ngày song phản ứng với quang chu kỳ của lạc là rất yếu và đối với nhiều trường hợp là phản ứng trung tính với quang chu kỳ. Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc 2.1.Chọn giống Tiêu chuẩn hạt giống: Không lẫn, sạch sâu bệnh. Chọn hạt giống to, mẩy, vỏ hạt sáng, không sây sát, tỷ lệ nảy mầm trên 90%. Hạt giống khi đem trồng phải bảo đảm cho hạt to đều 2.2. Thời vụ gieo lạc Vụ Xuân: Thời gian gieo từ  20/1-25/2 hàng năm, tập trung chủ yếu từ 01-15/2. Riêng khu vực trung du và miền núi gieo sớm hơn 7-10 ngày. Vụ Hè - thu: Gieo tốt nhất từ 1/6-15/6 và gieo ngay sau khi thu hoạch cây trồng vụ Xuân càng sớm càng tốt. Vụ Thu - đông: Thời gian gieo từ  25/8-25/9 2.3.Làm đất trồng lạc Đối với đất núi: Cày và xới cho tơi xốp đất, tùy điều kiện đất đai và mùa vụ mà lên líp cao hay thấp. Chiều ngang líp từ 1,2 – 1,5m; chiều cao líp từ 0,3 – 0,5m. Đối với đất đồng bằng: Có thể trồng không lên líp, cứ 5-10 m đào một rãnh nhằm thoát nước tốt. Đất được cày 2-3 lần và sâu 25-30cm, cứ mỗi lần cày là 3 lượt bừa.Đất phải nhỏ, tơi, xốp và sạch cỏ dại Lên luống rộng 1,0 - 1,5 m, luống cao 25 - 30 cm, trên đất bãi thoát nước có thể trồng theo băng, mỗi băng rộng 5-6 m rạch hàng theo chiều dọc hoặc chiều ngang luống. Luống lạc: Không phủ nilon:  Rãnh sâu 15-20cm, luống rộng 2-2,5m. Nếu che phủ nilon: Luống rộng 1m , rãnh giữa hai luống rộng 20cm, luống có hình lưng rùa, mỗi luống rạch 4 hàng Riêng đối với đất dốc lên luống theo đường đồng mức để chống xói mòn và rửa trôi 2.4. Xử lý giống và mật độ gieo. Xử lý giống trước khi gieo. Không nên bóc vỏ ra trước, chỉ bóc ra ngay khi gieo hạt. Chọn giống có tỷ lệ nảy mầm lớn hơn 90%. Lượng giống tính trên 1 ha: 220 – 250 kg quả hạt khô (ẩm độ 8-9 %) . Xử lý hạt giống: 2 cách * Gieo hạt đã ngâm ủ: Ngâm hạt giống trong nước 3- 4 giờ ở nhiệt độ bình thường. Đem ủ 10 -12 giờ. Khi rễ mầm nhú ra khỏi vỏ lụa có thể trồng và đặt rễ mầm hướng xuống đất. Xử lý hạt nảy mầm trước khi gieo bằng BAM 5H hoặc Basudin 10H (0,5-1,0 kg/ha) + Rovral. * Gieo trực tiếp: Trước khi gieo, hạt giống được vẩy ướt cho đều, sau đó đem trộn hạt giống với các loại thuốc trên. Đất gieo lạc ẩm: Chọn hạt lạc không quá già, không quá non, không bị sâu bệnh ngâm trong nước từ 10-12 giờ. ở vụ Xuân nếu trời rét thì dùng nước ấm 40-45OC (2 sôi +3 lạnh) ngâm trong 12 giờ, sau đó ủ cho nứt mầm rồi đem gieo, không để mầm nhú dài. Đối với đất gieo lạc khô thì không xử lý. Mật độ gieo: Mật độ 33 cây/m2, 30cm x 10cm x 1hạt (hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 10cm, gieo 1hạt/lỗ) hoặc 30cm x 20cm x 2 hạt; ứng với lượng giống 200 kg lạc vỏ/ha đối với dùng lạc vụ Xuân để giống và từ 150-160kg/ha đối với lạc vụ Hè thu để giống. Cách trồng: Với đất không che phủ nilon: Cách trồng: 2 cách * Trồng theo lỗ: Trồng 4-5 lỗ trên hàng ngang, 2-3 hạt lỗ. Khoảng cách giữa các lỗ 20-25cm, hàng cách hàng 25–30 cm. * Trồng rạch hàng: Trên hàng kẻ rãnh, trồng theo rãnh 10 cm/hạt, khoảng cách giữa 2 rãnh 20–25 cm. Đất có che phủ nilon Tác dụng của lớp phủ nilon Phủ nilon cho lạc vụ thu đông vừa giữ được ẩm độ, nhiệt độ, hạn chế cỏ dại, hạn chế chuột hại và làm tăng năng suất lạc từ 15 – 30%. Sau khi bón lót xong dùng thuốc trừ cỏ Ronsta phun ướt đều trên ruộng, dùng cuốc gạt nhẹ đất ở 2 mép luống về phía rãnh, phủ nilon phẳng và kín đều trên mặt luống, vét đất ở rãnh áp nhẹ vào 2 bên mép luống để cố định nilon. Dùng dụng cụ đục lỗ (ống bơ sữa bò được cắt hình răng cưa) đục các lỗ theo khoảng cách ở trên. Hạt được gieo trực tiếp vào các lỗ ở độ sâu 3 – 4cm. Bước 1: Sau khi lên luống, rạch hàng sâu 8-10cm. Bước 2: Bón toàn bộ phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch, sau đó lấp phân để lại độ sâu 3-4cm. Bước 3: Dùng thuốc diệt cỏ phun lên mặt luống. Bước 4: Dùng cuốc gạt nhẹ đất 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh. Bước 5: Phủ nilon trên mặt luống sau đó vét đất ở rãnh ập nhẹ vào 2 bên mép luống để cố định nilon. Bước 6: Sau khi phủ nilon dùng dụng cụ đục lỗ theo kích thước như trên. Bước 7: Hạt giống được gieo vào lỗ đã đục sẵn, mỗi lỗ 2 hạt sâu 3-4cm Cách chăm sóc Bón phân cho lạc - Lượng phân bón + Liều lượng phân bón tính cho 1 ha lạc là: 8-10 tấn phân chuồng + 20-30kgN + 60-90kgP205 + 30-60K20. + Khi dùng phân đơn thì bón với lượng: 2,5 - 3,0 kg urê + 20 – 25 kg supe lân + 3 - 4 kg kali clorua/sào.  + Đối với cây lạc tốt nhất là dùng dùng phân hỗn hợp NPK loại 3:9:6  bón với lượng : 35- 50kg/sào . Tuỳ theo độ pH của từng loại đất để bón từ 20-30 kg vôi bột/sào. - Phương pháp bón - Đối với lạc có che phủ nilon: Bón lót toàn bộ lượng phân bón. Riêng vôi bột để lại 50% bón khi ra hoa rộ. - Đối với lạc không che phủ nilon: + Vôi bột: Bón lót 50% khi cày bừa lần cuối, 50% còn lại bón lúc lạc ra hoa rộ + Phân chuồng: Bón lót 100% sau khi cày bừa làm đất, sạch cỏ dại (trước khi rạch hàng). + Phân NPK: Bón lót 70% sau khi cày rạch hàng và được lấp kín đất rồi mới gieo. Bón thúc 30% lượng phân còn lại khi cây có 3-5 lá. Tỉa dặm, xới xáo, làm cỏ - Khi lạc có 2 lá thật nên tỉa dặm để đảm bảo mật độ. - Khi lạc có 3-5 lá thật: Nhổ cỏ, xới xáo đất, kết hợp bón thúc. - Khi lạc có 9 lá thật, lạc bắt đầu ra hoa thì cuốc cỏ xới sâu 5-6cm gần gốc. - Khi lạc ra hoa rộ, bón 50% vôi còn lại và kết hợp vun gốc cho lạc. Tưới nước Trong thời kỳ lạc ra hoa nếu trời không mưa thì những nơi có điều kiện tưới nước có thể tiến hành tưới theo 2 cách sau:      + Tưới phun đều ruộng lạc, ướt thấm đất.      + Tháo nước đầy các rãnh, ngập hết mặt luống thì tháo nước ra. Phòng trừ sâu bệnh Sâu hại Sâu xám: - Triệu chứng gây hại: Là đối tượng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu thường cắn trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mới mọc làm đứt khoảng, giảm mật độ lạc trên ruộng. - Biện pháp phòng trừ: + Bắt bằng thủ công. + Dùng các loại thuốc hoá học như Match 50ND, Sherpa 25 EC …theo liều khuyến cáo. Sâu khoang: - Triệu chứng gây hại: Phát sinh gây hại trong suốt qúa trình sinh trưởng của lạc, ở thời kỳ đầu vụ mật độ sâu cao, cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của lạc, sâu hại nặng ở giai đoạn lạc ra hoa bói trở đi, cắn trụi lá.  - Biện pháp phòng trừ: + Luân canh cây trồng và vệ sinh đồng ruộng. + Dùng bả chua ngọt để diệt trừ. + Bắt diệt bằng thủ công khi mật độ thấp. + Khi mật độ cao dùng thuốc Ofatox 40EC, Fastac theo liều khuyến cáo. Rệp hại lạc: - Triệu chứng gây hại: Rệp tập trung thành đám bám vào phần lá non, đọt non của lạc chích hút dịch cây làm lạc sinh trưởng k
Luận văn liên quan