Một số vấn đề về chế định thừa kế trong pháp luật phong kiến Việt Nam

Trong tiến trình lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam , các triều đại ở thế X đến thế kỷ XIX đã xây dựng bộ máy Nhà nước và pháp luật, củng cố nền độc lập, củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Pháp luật phong kiến Viêt nam mang đậm ảnh hưởng của đạo nho lễ nghi và pháp luật là yếu tố cơ bản là yếu tố kết dính các yếu tố khác của nền quân chủ bao gồm quan hệ vua - tôi, vua quan - dân chúng, cơ cấu bộ máy nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo nên trật tự xã hội. Mỗi nhà nước phong kiến Việt nam đều ban hành các văn bản pháp luật để củng cố quyền lực phục vụ cho công việc quản lý dất nước . Đáng chú ý là các bộ luật của các triều đại phong kiến như Bộ luật Hồng Đức (1483), Bộ luật Gia Long (1815). Ngoài bộ luật, các nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều văn đơn hành như chiếu, chỉ dụ, lệnh của Vua. Nội dung của các bộ luật điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội thuộc đối tượng của nhiều ngành luật hiện nay, Trong đó có những quy định về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Trong luật Hồng Đức quy định các con ( con trai, con gái, con nuôi) đều có quyền thừa kế của cha mẹ. Mọi người đều có quyền để lại hương hoả cho con cháu. Điều 390 quy định: “ Cha mẹ làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hoả trong chúc thư”. Luật Gia Long không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của cuả con trai. Vấn đề thừa kế theo di chúc Điều 388 quy đinh: “ Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần của mình”. Xét về mặt nội dung, các quy định trong luật Hồng Đức và Gia Long tương đối chặt chẽ và đầy đủ.

doc11 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5472 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về chế định thừa kế trong pháp luật phong kiến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan