Nghiên cứu thực tế tại Huế - Đà nẵng – Quảng bình – Quảng Trị

1. Nội dung nghiên cứu - Nội dung:  Báo cáo về tình hình phát triển KT- XH thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, Quận Sơn Trà (Đà Nẵng).  Nghiên cứu thực tế tại khu Kinh thành Huế.  Hành hương đến hai điểm du lịch tâm linh: Nghĩa trang Thành Cổ Quảng Trị, Mộ Bác Giáp – Quảng Bình. -Thời gian: Từ ngày 05/5/2018 đến ngày 10/5/2018. - Địa điểm: Huế - Đà Nẵng – Quảng Bình – Quảng Trị. 2. Mục đích nghiên cứu  Giúp học viên rèn luyện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn để đánh giá, phân tích một vấn đề cụ thể ở cơ sở, góp phần thực hiện trong thực tế nguyên lý “ học đi đôi với hành”.  Nhằm giúp cho học viên tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, Quận Sơn Trà (Đà Nẵng) để bổ sung kiến thức đã học, phục vụ tốt hơn cho học viên khi về công tác tại cơ sở;  Nghiên cứu, tìm hiểu các di tích văn hóa, lịch sử, mô hình kinh tế và danh lam thắng cảnh nhằm mở rộng tầm nhìn, nâng cao ý thức đoàn kết giữa các dân tộc và tinh thần yêu quê hương đất nước.

doc11 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực tế tại Huế - Đà nẵng – Quảng bình – Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH *** BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI HUẾ - ĐÀ NẴNG – QUẢNG BÌNH – QUẢNG TRỊ Người thực hiện: Nguyễn Văn Nam Đơn vị công tác: Lớp nguồn 11 Tháng 01 năm 2018 GIỚI THIỆU CHUNG 1. Nội dung nghiên cứu - Nội dung: Báo cáo về tình hình phát triển KT- XH thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, Quận Sơn Trà (Đà Nẵng). Nghiên cứu thực tế tại khu Kinh thành Huế. Hành hương đến hai điểm du lịch tâm linh: Nghĩa trang Thành Cổ Quảng Trị, Mộ Bác Giáp – Quảng Bình. -Thời gian: Từ ngày 05/5/2018 đến ngày 10/5/2018. - Địa điểm: Huế - Đà Nẵng – Quảng Bình – Quảng Trị. 2. Mục đích nghiên cứu Giúp học viên rèn luyện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn để đánh giá, phân tích một vấn đề cụ thể ở cơ sở, góp phần thực hiện trong thực tế nguyên lý “ học đi đôi với hành”. Nhằm giúp cho học viên tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, Quận Sơn Trà (Đà Nẵng) để bổ sung kiến thức đã học, phục vụ tốt hơn cho học viên khi về công tác tại cơ sở; Nghiên cứu, tìm hiểu các di tích văn hóa, lịch sử, mô hình kinh tế và danh lam thắng cảnh nhằm mở rộng tầm nhìn, nâng cao ý thức đoàn kết giữa các dân tộc và tinh thần yêu quê hương đất nước. 3. Phương pháp nghiên cứu Hai phương pháp chủ yếu là phương pháp quan sát và phương pháp tổng kết kinh nghiệm. I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Khái quát tình hình Với hành trình 5 ngày , chúng tôi đã đi qua rất nhiều di tích lịch sử, ở mỗi địa danh mỗi chúng tôi đều có những cảm nhận riêng khác nhau, nhưng dường như ở bất kỳ nơi nào, ở nơi đâu chúng tôi cũng thấy tự hào, tự cường về một thời oanh liệt của lịch sử dân tộc Việt Nam. Ngọ Muôn (Thuộc quần thể di tích Cố Đô Huế)- Tỉnh Thừa Thiên Huế Điểm đầu tiên đoàn tham quan thực tế chúng tôi dừng chân là Cố đô Huê. Đến với Huế chúng tôi được giới thiệu thật nhiều kiến thức bổ ích về Huế và các triều đình tại đây. Kinh Thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Từ thời các chúa Nguyễn, Huế đã từng được chọn làm thủ phủ xứ Đàng Trong: năm 1635-1687 Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần dựng phủ ở Kim Long ; đến thời Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Khoát đã dời phủ về Phú Xuân trong những năm 1687-1712; 1739-1774. Đến thời Tây Sơn, Huế vẫn được vua Quang Trung chọn làm thành kinh đô cho vương quốc của ông. Năm 1802, khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho vương triều Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, một lần nữa lại chọn Huế làm nơi đóng đô. Để nói về Huế thì phải tốn thật nhiều giấy bút cũng nói không hết ra đây. Tôi thật sự được mở mang đầu óc khi đến thăm kinh thành Huế. Tham quan trong khu Đại Nội đoàn chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, những gì bấy lâu nay được biết quả thật không bằng một lần đến thăm và tìm hiểu về triều đình Nhà Nguyễn. Trong tôi đã hình dung ra được cuộc sống của vua chúa ngày xưa, cách mà con người ngày xưa làm việc, bảo vệ quốc gia, quan niệm của người xưa về thiên nhiên,về con người.  Bước vào các lăng tẩm trong cung đình trong lòng tôi như có một không khí trang nghiêm, hùng tráng của một thời đã qua. Tôi được sinh ra trong kỷ nguyên của Công Nghệ Thông Tin, thời Hiện Đại nhưng khi đến kinh thành Huế trong tôi có một cảm giác ngỡ ngàng khâm phục người xưa biết bao. Người xưa họ thật giỏi về kiến trúc, về phong thủy, về cách làm các công trình mang tầm qui mô lớn. Tại đây tôi được tìm về với các giá trị xưa kia của dân tộc ta, giá trị văn hóa trong các hiện vật còn lại minh chứng cho một thời oanh liệt của dân tộc Việt Nam trong chế độ phong kiến. Chúng tôi được quay về ngày xưa lần giở từng trang lịch sử tìm hiểu về các vị vua, về đời tư, về chính trị, về cuộc sống, công đức của các vị vua đã cống hiến cho dân tộc. Thật may mắn cho Việt Nam khi trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề về mọi mặt nhưng chúng ta vẫn giữ được kinh thành nhà Nguyễn cho con cháu sau này được biết về cha ông của mình ngày xưa.           Đoàn chúng tôi cũng được ghé thăm một danh lam lịch sử khác tại Huế đó là Chùa Thiên Mụ. Chùa Thiên Mụ (tỉnh Thừa Thiên Huế) Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế. Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn(khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Tại chùa có Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).Bước vào chùa chúng tôi như vào với thế giới thanh tịnh, tôi dạo những bước chân nhẹ nhàng trên nền gạch của chùa cảm thấy trong lòng mình nhẹ nhàng quá đổi. Không gian nơi đây thật là nên thơ, thật là thanh tịnh, tất cả cảnh vật làm tôi nhìn chúng với ánh mắt thật từ bi và thanh thảng như chính tinh thần nhà Phật mang đến cho mọi người. Tại chùa Thiên Mụ chứa đựng biết bao dấu ấn của các thời đại nhà Nguyễn về sự hưng thịnh của Phật Giáo thời xưa. Qua chuyến thăm tôi như được thêm kiến thức thật là bổ ích và lý thú cho công việc, hiểu biết sau này của bản thân tôi. Điểm tham quan thứ hai chúng tôi được dừng chân đó là thành phố Đà Nẵng. Từ Huế, chúng tôi vượt qua đèo Hải Vân, một công trình dài khoảng 6000km, được Nhật Bản cùng xây dựng, hai bên hầm có các cửa thoát hiểm và có thêm một đường hầm chạy song song, chúng tôi mới đến Đà Nẵng, Đà Nẵng quả thực rất đẹp.Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh quang đẹp, Đà Nẵng còn là một thành phố đáng sống bởi sự trong lành và yên bình nơi đây. Từng liên tục giữ thứ hạng cao nhất nước về tốc độ phát triển kinh tế nhưng Đà Nẵng vẫn duy trì tốt an ninh trật tự, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và rất hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe. Một góc nhỏ của Tp. Đà Nẵng “Không có người lang thang ăn xin” là một trong 5 tiêu chí được Đà Nẵng phấn đấu trong nhiều năm.Theo đó, Sở LĐ-TB&XH tập trung tuyên truyền, động viên những người lang thang xin ăn trở về địa phương; chấn chỉnh người bán hàng rong chèo kéo khách tại các điểm du lịch ở các quận nội thành. Khi phát hiện người ăn xin, bán hàng rong không đúng quy định, người dân báo cho cơ quan chức năng địa phương; mỗi người báo tin được thưởng 200,000đ. Những nỗ lực này của chính quyền thành phố Đà Nẵng đã tạo nên một bộ mặt đô thị đẹp đẽ trong lòng du khách và bạn bè quốc tế. Môt điểm du lịch khá đặc biệt và gần gũi với bất cứ ai đến tham quan đó là Làng đá Non Nước. Làng đá Non Nước Đà Nẵng có từ rất lâu, theo các nghệ nhân cao tuổi ở Làng đá Non Nước, nghề chế tác đá mỹ nghệ Non Nước có cách đây gần 200 năm. Tại làng đá Non Nước, chúng tôi chọn được những món quà lưu niệm có giá trị và đặc sắc được mài dũa hết sức công phu bởi những nghệ nhân lành nghề, từ những mặt đá nhỏ xíu đến những bức tượng nặng hàng chục tấn. Tại Việt Nam có rất nhiều làng nghề điêu khắc đá truyền thống; nhưng có thể nói chỉ có làng nghề Non Nước dưới chân Ngũ Hành Sơn mới thực sự đưa nghề thủ công độc đáo này đến gần với du khách nhất, và mở rộng danh tiếng từ trong nước ra đến bạn bè quốc tế. Một góc nhỏ của Làng đá Non Nước (Đà Nẵng)   Sáng ngày 09/01/2017 đoàn nghiên cứu thực tế chúng tôi cùng dâng nén tâm nhang vào viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đứng trước mộ Đại tướng, mọi người gửi tấm lòng thành kính tri ân tới người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam; cầu mong đất nước ngày càng giàu mạnh văn minh; cầu cho Đại tướng yên nghỉ ngàn thu với đất mẹ Quảng Bình. Mộ Đại tướng yên nghỉ phía trên chân núi, lưng tựa vào dãy núi Thọ hùng vĩ, phía trước giáp với biển, xa xa là đảo Yến với địa thế sơn thủy hữu tình, có những cánh rừng thông bạt ngàn, xanh thẳm, Vũng Chùa - Đảo Yến (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình). Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình) Rời đảo Yến đoàn chúng tôi trở về một địa danh đã ghi dấu ấn trong lịch sử của dân tộc đó là Thành cổ Quảng Trị tại đây là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm giữa lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với Quân lực Việt Nam Cộng hòa có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực của quân đội Mỹ. Đây là một trận đánh hao tổn về sức người và của cho cả hai bên. Hiện nay tại bảo tàng Thành cổ Quảng Trị vẫn còn có nhưng di vật, và những bức thư bộ đội gửi vĩnh biệt gia đình trong thời gian xảy ra trận đánh này. Di tích nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị. Thành cổ Quảng Trị đón chào đoàn chúng tôi bằng một không gian rất đặc biệt: vừa u buồn trầm mặc, vừa hào hùng, lãng mạn và bi tráng. Không gian của thị xã Quảng Trị — đặc biệt là ở Thành cổ - khiến người ta có cảm giác luôn phảng phất khói hương tưởng nhớ những người đã khuất. Đoàn chúng tôi nghe hướng dẫn viên tại đây kể lại rằng, trong trận đánh 81 ngày đêm năm xưa tại Thành cổ, 14.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh với vô vàn câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh quên mình của rất nhiều chiến sĩ tuổi đôi mươi. Khu di tích Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị) Tại Thành cổ Quảng Trị, không thể không chiêm ngưỡng tượng đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong trận đánh năm xưa. Tượng đài có hình tròn tượng trưng nấm mồ cho những người đã mất. Phía dưới của tượng đài là hành trang người lính gồm nón, ba lô và một cây thiên mệnh hướng lên trời xuyên qua ba áng mây. Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến và ánh hào quang, dưới tầng mây cuối cùng có gắn hình tượng chung là ba bát cơm tiễn người đã khuất. Ngoài vòng tròn gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ giải phóng quân. Trong khuôn viên Thành cổ có tháp chuông lớn được đặt tại quảng trường nối liền Thành cổ và bờ sông Thạch Hãn thường xuyên vang lên những hồi chuông ngân dài với ý nghĩa cầu mong linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh được siêu thoát. Góc phía Tây Nam của Thành cổ là Bảo tàng với rất nhiều chứng tích chiến tranh được lưu giữ và thuyết minh đầy cảm xúc, khiến chúng tôi tất cả đều bồi hồi xúc động và hình dung ra chiến tranh thật khốc liệt, thật tàn bạo, và chia ly. 2. Kết quả nghiên cứu Sau khi đi nghiên cứu thực tế tại Huế, kiến thức về chế độ Phong Kiến của tôi được củng cố thêm thật nhiều và kiến thức về lịch sử của các vị vua Triều Nguyễn thêm phong phú và sinh động hơn. Chính những lần đi thực tế đầy bổ ích đã mang lại cho chúng tôi không biết bao nhiêu kiến thức quý giá mà chỉ ngồi trên lớp học chúng tôi không có được. Hai địa danh lịch sử là Mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Thành cổ Quảng Trị là một minh chứng sống động về chiến tranh của nhân dân ta trong công cuộc thống nhất nước nhà. Những con số về sự hi sinh của bộ đội ta tại trận đánh 81 ngày đêm này đã làm cho chúng tôi phải giật mình trước chiến tranh. Chúng tôi dường như cảm nhận mỗi tấc đất của dân tộc Việt Nam ta ngày hôm nay đều thấm máu và xương của biết bao con người đã ngã xuống cho Hòa Bình ngày hôm nay. Chúng tôi dường như được sống lại những thời kỳ hào hùng của đất nước, thời kỳ bom đạn chiến tranh khốc liệt, được cúi đầu trước các anh hùng đã hi sinh vì nền độc lập, để mà tự nhủ bản thân phải làm gì để cho nước ta ngày càng giàu mạnh. Khi tham quan du lịch Đà Nẵng, chúng tôi không chỉ thấy được vẻ đẹp ở nơi đây mà còn ngưỡng mộ về sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Đà Nẵng đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam. Sau khi nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm phát triển của thành phố để phục vụ cho công tác của bản thân sau này tại cơ sở: +) Đà Nẵng biết phát huy một cách hiệu quả thế mạnh của mình và sử dụng vị trí chiến lược đặc biệt để phát triển nhanh chóng và bền vững nền kinh tế - xã hội. Diện tích của Đà Nẵng chỉ chiếm 0,4% cả nước. Nghĩa là Đà Nẵng không mạnh về đất. Dân số Đà Nẵng với 1 triệu người chỉ chiếm 1,1% so với 92 triệu dân của cả nước. 30km bờ biển Đà Nẵng cũng chỉ chiếm 0,9% so với 3.400km bờ biển của cả nước. Trong khi đó, đóng góp GDP của Đà Nẵng vào GDP của cả nước chiếm khoảng 1,3%. Qua đó cho thấy lợi thế lớn nhất của Đà Nẵng chính là con người. Tỉ trọng con người chiếm lớn nhất trong cả nước!” +) Đà Nẵng có cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng và tích cực Trong tăng trưởng GDP 9,7% của Đà Nẵng thì: - Ngành dịch vụ đạt lớn nhất, 12% là rất đúng hướng. - Ngành công nghiệp  có công nghệ cao, quan tâm đổi mới công nghệ, tiếp cận công nghệ hiện đại. - Ngành nông nghiệp theo hướng, hiện đại, sản xuất hàng hóa +) Các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết Thực hiên chương trình thành phố “5 KHÔNG” “3 CÓ” Mục tiêu  “Không còn hộ đặc biệt nghèo”; “Không có trẻ em bỏ học” với 99,9% trẻ mầm non đến trường. “Không có người lang thang xin ăn” tuy vẫn còn “chút xíu”, có lúc tái xuất hiện song so với cả nước, Đà Nẵng là TP ít người lang thang xin ăn nhất. “Không có người nghiện ma túy trong cộng đồng” thực ra Đà Nẵng cũng làm được rồi, nhưng đây là TP của người nhập cư, trong đó có người nghiện ma túy, nên cuộc chiến đấu này phải tiếp tục. Tuy nhiên so với cả nước, Đà Nẵng vẫn là địa bàn tương đối sạch về ma túy. Riêng “Không có giết người để cướp của” thì cần quyết tâm phấn đấu hơn nữa!”. +) Đà Nẵng chú trọng cải cách hành chính “Chúng ta có chính quyền trong tay, mọi chuyển động đều qua chính quyền hết. Chính quyền làm đúng hướng thì người dân ủng hộ để phát triển. Chính quyền làm chưa hợp lý, người dân nói mà mình nghe thì mình phát triển nhanh hơn, còn mình chưa nghe thì mình chậm lại. Do vậy, vai trò của chính quyền rất quan trọng!”. Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dẫn đầu cả nước từ năm 2008 – 2010, giai đoạn 2011 – 2012 có sụt giảm nhưng 2013 – 2014 trở lại vị trí dẫn đầu, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư. Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT 7 năm liền, từ 2009 đến nay, đều dẫn đầu cả nước. Đây là tiền đề để Đà Nẵng bước vào giai đoạn 15 năm phát triển mới. Chỉ số quản trị hành chính công cũng liên tục xếp nhì cả nước. +) Đà Nẵng đánh giá được sự hài lòng của người dân Khảo sát mức độ hài lòng đưa ra những đánh giá khách quan về chất lượng các dịch vụ công được cung ứng trên địa bàn thành phố thông qua việc thu thập, tổng hợp và phân tích những cảm nhận, ý kiến đánh giá của công dân khi sử dụng các dịch vụ này. Trên cơ sở đó, báo cáo kiến nghị những đề xuất trong việc cải tiến chất lượng cung ứng dịch vụ công, góp phần nâng cao mức độ hưởng thụ lợi ích của công dân, phát huy hơn nữa quyền làm chủ và tham gia xây dựng chính quyền nhà nước của nhân dân. Bên cạnh đó, báo cáo kết quả khảo sát chỉ ra những thành tựu, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân, tạo ra cơ sở thực tiễn để chính quyền thành phố và các cơ quan cung ứng dịch vụ định hướng các giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công nhằm cải thiện mức độ hài lòng của công dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. +) Đà Nẵng luôn tập trung hàng đầu trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch Thành phố đã hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung (kể cả phát triển không gian đô thị thành phố) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 12/2013. +) Đà Nẵng Xây dựng Thành phố Môi trường - Đà Nẵng luôn được đánh giá là một trong những đô thị sạch nhất cả nước trong nhiều năm liền, với tỷ lệ thu gom rác thải đến nay tại khu vực đô thị đạt 98%. - Các điểm nóng về ô nhiễm môi trường cũng được thành phố quan tâm xử lý đặc biệt là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường như Dự án Phát triển Đô thị Đà Nẵng thân thiện với môi trường và khí hậu (ECUD), Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng v.v II. NHẬN XÉT VỀ ĐỢT NGHIÊN CỨU THỰC TẾ 1.Ưu điểm +) Chuyến đi nghiên cứu thực tế giúp cho học viên nắm bắt được tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, đồng thời nắm bắt được những chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước ở địa phương. +) Thông qua việc tiếp xúc với các di tích lịch sử, học viên có cái nhìn trực tiếp để đánh giá, tiếp thu kho văn hóa nhân loại. Từ chuyến đi thực tế, học viên còn được mở rộng tầm mắt, hiểu rõ hơn về những kiến thức mình đã được học, được tự do học hỏi để có thêm kiến thức phục vụ cho công tác sau này. 2. Hạn chế Hiệu quả của chuyến đi thực tế chưa cao. 3. Nguyên nhân +) Một số học viên có sức khỏe chưa thực sự tốt để đáp ứng được chuyến đi thực tế. +) Việc nghe báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế. +) Một số học viên chưa hiểu hết được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của chuyến đi nên còn có tư tưởng đi chơi chứ không phải đi nghiên cứu tìm hiểu thực tế. III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức về chuyến đi nghiên cứu thực tế của tất cả học viên phải coi đây là dạng hoạt động thực tiễn mà nhà trường tham gia cùng xã hội. Nghiên cứu thực tế cũng chính là hình thức học tập, học từ thực tiễn, học trong thực tiễn cuộc sống. Nhờ đó chúng ta có thể nắm được tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, trau dồi thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa, từ đó phục vụ tốt cho công tác của chúng ta sau này. Thứ hai, Chúng ta phải đa dạng hoá hoạt động nghiên cứu thực tế. Ngoài việc đi đến các địa danh lịch sử, các địa phương để nghiên cứu trực tiếp thì có thế tạo điều kiện cho học viên được tham gia các hội nghị, hội thảo ( trong một phạm vi có thể cho phép ) của các ban ngành trong thành phố, hoặc quận, huyện. Thứ ba, Phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hổ trợ cho việc nghiên cứu thực tế của các địa phương. Do đó, trước khi đến các địa phương, chúng ta phải làm tốt công tác liên hệ, trao đổi trước nội dung mà mình cần nghiên cứu để địa phương có thể chuẩn bị tốt hơn về chương trình báo cáo với học viên.
Luận văn liên quan