Những con người chiến thắng nghịch cảnh bằng sức mạnh của ý chí

“Điều cuối cùng tôi nhớ là mặt đất chao đảo. Tôi đã nói với chính mình rằng tôi biết chuyện gì sắp xảy ra Tôi không thể nói cho bạn biết những đau đớn mà tôi đã trải qua. Không một từ ngữ có thể dùng để miêu tả việc đó.” Sau khi được cứu thoát khỏi đống tàn dư của vụ tai nạn máy bay, Morris được đưa vào bệnh viện. Sau nhiều giờ cấp cứu, tất cả những việc ông ấy còn có thể làm lúc đó là nằm và chớp mắt. “Nếu bạn chưa từng ở vào vị trí của tôi, bạn sẽ không thể biết được cảm giác chỉ có thể nhìn trần nhà và tất cả những gì bạn làm được là chớp mắt, đó thật sự là một việc khó khăn.”

pdf6 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những con người chiến thắng nghịch cảnh bằng sức mạnh của ý chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẠM ĐÌNH TUẤN www.sachdaythanhcong.com Những con người chiến thắng nghịch cảnh bằng sức mạnh của ý chí “Cuộc sống này đầy rẫy khổ đau, nhưng cũng đầy vinh quang chiến thắng.” — Helen Keller Có những con người hiện đang sống và làm việc trên trái đất này mang trên mình những khó khăn, đau đớn nhưng họ không phàn nàn, đổ lỗi mà luôn tìm cách đạp bằng mọi thử thách để sống cuộc đời mình lựa chọn. Hãy xem và cảm nhận những đoạn phim sau đây bạn nhé! Đoạn phim về một cậu bé không tay vượt lên nỗi bất hạnh để sống thật vui vẻ và hòa đồng. Xem tại đây Đoạn phim về một phụ nữ không chân vượt lên nỗi bất hạnh trong cuộc sống để trở thành một vận động viên điền kinh rồi thành người mẫu. Xem tại đây Đoạn phim về một người đàn ông không tay, không chân không chỉ vượt lên nỗi bất hạnh trong cuộc sống mà còn truyền cảm hứng và giúp đỡ nhiều người khác. PHẠM ĐÌNH TUẤN www.sachdaythanhcong.com Xem tại đây Đoạn phim về một người đàn ông mà cuộc sống đang bình thường bỗng dưng bị tại nạn khiến ông trở nên cực kỳ xấu xí và bị liệt nữa người. Tuy nhiên, ông đã vượt lên tất cả để sống tốt hơn. Xem tại đây Bạn có ngạc nhiên và sốc sau khi xem xong 4 đoạn video clip vừa rồi không? Câu chuyện đầu tiên là về cậu bé Tae Ho, tiếp đến là Aimee Mullins, Nick Vujicic và cuối cùng là W.Michell. Vậy đấy! Họ sống ngày qua ngày, mang trên người những dị tật nhưng thay vì suốt ngày đổ lỗi và oán trách: “Ông trời thật bất công sinh ra tôi như vậy!”, “Sao số tôi khổ thế này, cuộc đời thật trớ trêu” thì họ lại tìm mọi cách để thích nghi với những gì đã xảy ra. Đối với Tae Ho, những sinh hoạt cá nhân như: thay quần áo, ăn cơm, đánh răng,…đều không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Em không chỉ sống chan hòa với những đứa trẻ bình thường khác mà còn rất hạnh phúc. PHẠM ĐÌNH TUẤN www.sachdaythanhcong.com Với Aimee Mullins, là phụ nữ mà còn bị khuyết tật ở chân nên cô khó có cơ hội thể hiện trong cuộc sống. Thế nhưng cô đã tự tin luyện tập không ngừng để rồi đại diện nước Mỹ tham gia Thế vận hội và về sau trở thành một người mẫu chuyên nghiệp. Còn về Nick Vujicic, đây là một trường hợp thành công mà mọi người khó có thể tin được. Anh sở hữu 2 tấm bằng đại học chuyên ngành kinh tế, trở thành tác giả, thường xuyên đi diễn thuyết truyền cảm hứng cho mọi người và là triệu phú năm 28 tuổi. Cuối cùng là về W.Mitchell, lúc đầu ông cũng như chúng ta “một người bình thường” nhưng sau 2 lần tai nạn, khuôn mặt của ông đã biến dạng và bị liệt nửa người. Ông đã phải đấu tranh với chính mình để vượt qua nghịch cảnh. Về sau, ông đã trở thành một doanh nhân triệu phú và cũng là một chính trị gia xuất sắc. Morris Goodman – Người đàn ông kỳ diệu Vậy câu chuyện về người đàn ông kì diệu này là gì? Mọi chuyện bắt đầu vào tháng 3 năm 1981.Vào một ngày nọ, Morris lái chiếc máy bay mới của mình trong một chuyến bay thử nghiệm. Chuyến bay đó đã trở thành thảm kịch khi bộ phận hạ cánh không hoạt động. “Điều cuối cùng tôi nhớ là mặt đất chao đảo. Tôi đã nói với chính mình rằng tôi biết chuyện gì sắp xảy ra…Tôi không thể nói cho bạn biết những đau đớn mà tôi đã trải qua. Không một từ ngữ có thể dùng để miêu tả việc đó.” Sau khi được cứu thoát khỏi đống tàn dư của vụ tai nạn máy bay, Morris được đưa vào bệnh viện. Sau nhiều giờ cấp cứu, tất cả những việc ông ấy còn có thể làm lúc đó là nằm và…chớp mắt. “Nếu bạn chưa từng ở vào vị trí của tôi, bạn sẽ không thể biết được cảm giác chỉ có thể nhìn trần nhà và tất cả những gì bạn làm được là chớp mắt, đó thật sự là một việc khó khăn.” Chấn thương của ông thật sự kinh khủng. Ông bị gãy hai đốt sống cổ. “Cơ hoành của tôi đã chẳng còn hoạt động, và tôi không thể thở. Thực quản cũng thế, và tôi chẳng thể nào ăn hay uống.” Ông cũng không thể nói vì thanh quản bị nát. Bác sĩ bảo rằng tất cả các cơ bắp trên người Morris đều đã bị hủy hoại sau vụ rơi máy bay. “Thận, bàng quang, ruột, và gan của tôi cũng chẳng thể hoạt động. Tai nạn ấy đã hủy hoại đi tất cả những gì tốt đẹp nhất trong cơ thể tôi. Tất cả những gì tôi làm được là chớp mắt, một lần để đồng ý và hai lần để biểu thị sự phản đối. Đó đã là cách mà tôi phải sống trong một thời gian dài, rất dài.” Nhưng Morris Goodman đã quyết định chiến đấu và chiến đấu không ngừng bất chấp khó khăn hay nói đúng hơn là bất chấp những điều không thể. Ông phải dành lại quyền kiểm soát cơ thể mình từng bước một cho từng ngày trôi qua. Mục tiêu đầu tiên của ông là phải thở được bình thường mà không cần sự trợ giúp của máy móc. PHẠM ĐÌNH TUẤN www.sachdaythanhcong.com Ông kể lại, “Tôi đã cố gắng hít vào một chút không khí với chiếc máy thở. Mỗi lần như thế, phổi của tôi lại trở nên đau kinh khủng. Thở được 100 lần, tôi nghỉ ngơi trong năm phút. Tôi luôn cố gắng vượt ra khỏi mức 100. Sau đó, tôi có thể thở 200 lần, 300 lần. Và một buổi tối, tôi cũng cố gắng thở như thế và phổi của tôi nở rộng hơn ba lần so với kích thước lúc bấy giờ.” Cuối cùng, khi các y tá tháo bỏ chiếc máy thở ra khỏi ông. Ông đã có thể thở hoàn toàn bình thường. Còn các bác sĩ y tá thì thật sự không thể nói nên lời. Cuối cùng, Morris đã ra khỏi bệnh viện sau tám tháng chiến đấu không mệt mỏi với một ý chí kiên cường, nhưng ông vẫn phải mất nhiều năm sau đó để lấy lại hoàn toàn sự kiểm soát cơ thể. Sự bình phục của Morris thật đáng để khâm phục. Cho nên, chẳng có gì là lạ khi mọi người lại gọi ông là “Người Đàn Ông Kì Diệu”. “Tôi có một câu chuyện: một trong hàng tỉ câu chuyện. Đó là câu chuyện có thể giúp ích cho rất nhiều. Không một ai từng trải qua một vụ rơi máy bay và toàn bộ cơ thể dường như bị phá hủy như tôi đã từng. Nhưng mọi người ai cũng có những nghịch cảnh hay thử thách để phải trả giá bằng cả cuộc sống của họ.” “Tôi rất biết ơn gia đình và vợ của tôi. Tôi biết ơn cuộc sống vì tôi có thể đi vòng quanh thế giới và chia sẻ với mọi người câu chuyện của mình và giúp mọi người nhận thức rõ hơn về tiềm năng mà họ có và giúp họ có thể đứng lên thực hiện những điều mà họ thật sự mong muốn.” Cho dù đã phải trải qua bao đau đớn gian khổ, Morris vẫn thật sự cảm kích vì tai nạn đã không cướp đi cuộc sống của ông mà chỉ làm ông trở nên mạnh mẽ hơn. Và từ câu chuyện của Morris Goodman, chúng ta hiểu rằng mọi thành công đều bắt đầu từ việc tin vào chính mình, tin mình có thể biến những điều không thể thành có thể. (Trích dẫn từ dieu/#ixzz1RRd4wqWG) Xem phim để hiểu rõ hơn: Không chỉ giỏi chịu đựng trên đường đua, Lance Armstrong còn giỏi chịu đựng cả trên bàn mổ và trị liệu. Nhiều người vẫn thắc mắc làm thế nào một bệnh nhân ung thư thoát chết cách đây 6 năm như Lance Armstrong lại có thể lập thành tích phi thường - 5 lần liên tiếp đoạt Áo vàng chung cuộc. Cuộc sống của anh kể từ ngày vượt qua cái chết ra sao... “Ông bạn thân Lee Walker nói rằng tôi đã trở về từ cõi chết. Ý anh ấy là PHẠM ĐÌNH TUẤN www.sachdaythanhcong.com tôi, hầu như đã chết, thậm chí chết từ từ, nhưng bất ngờ trở lại thế giới của sự sống. Thật không thể dùng từ nào để miêu tả điều kỳ diệu này. Thực sự, ung thư đã gần như giết chết tôi lúc tôi 25 tuổi: Khối u ở tinh hoàn đã lan đến thận, lên phổi, não và tôi phải cần 2 ca phẫu thuật cùng 4 chu kỳ hóa trị để loại bỏ nó. Tôi đã viết trọn vẹn một quyển sách về cái chết với tiêu đề “Ý chí ngoài đường đua”, về cuộc chiến chống cái chết và cuộc trốn thoát khỏi nó”. Sau khi bác sĩ báo Armstrong đã trị dứt căn bệnh ung thư, anh quyết định “sử dụng tốt nhất bản thân mình bằng cách tiếp tục tham dự cuộc đua xe đạp Tour de France, giải thể thao khắc nghiệt nhất hành tinh”. Theo Armstrong, cuộc đua không giống như sự chịu đựng hàng ngày của người bệnh: “Nó là lễ hội hàng ngày về sức chịu đựng của con người, với những bi hài kịch nho nhỏ, nơi VĐV phải trải qua những thời tiết khắc nghiệt, đẹp đẽ, đối mặt với những vụ va quẹt, té ngã. Và nó kéo dài đến 3 tuần. Rồi mỗi lần tôi chiến thắng, tôi chứng tỏ được rằng mình còn sống, vượt qua được căn bệnh ung thư một lần nữa, một lần nữa và một lần nữa. Và như vậy, những người khác cũng có thể tồn tại. Vì thế, tôi cho rằng việc bị ung thư là điều tốt đẹp nhất trong đời mình. Ý tôi là nhờ nó mà tôi trị được tính lười nhác của mình và biết quý trọng cuộc sống hơn”. Bạn có thể để mặc mình không thể nói được nữa, tàn phế và sống hết phần đời còn lại trên giường bệnh…Tuy nhiên Bạch Đình Vinh “chọn” vượt lên số phận hiểm nghèo để trở thành một người có ích. Từ nhỏ Bạch Đình Vinh đã nổi tiếng siêng năng vì thế đạt rất nhiều giải thưởng khi còn ngồi ghế nhà trường thậm chỉ còn được thủ tướng trao tặng huân chương và rồi vào được Đại học Bách Khoa Hà Nội khoa Công nghệ thông tin. Cuộc đời anh xem ra thật êm đềm và hạnh phúc. Tuy nhiên, trong một đêm tháng 9 năm 1993, anh được về sớm do thầy dạy thêm môn tiếng Pháp ốm. Đang đạp xe đạp chạy về, bỗng nhiên bị một chiếc xe máy đụng vào khiến anh té đập đầu xuống đường. Sau đó, anh được đưa mau đến bệnh viên cấp cứu, bác sĩ chuẩn đoán anh bị chấn thương sọ não và bị tổn thương hệ thống thần kinh nghiêm trọng, cơ hội sống rất mong manh và nếu sống được thì cũng không làm nỗi bất cứ việc gì, chỉ biết phụ thuộc vào người thân. Trải qua 21 ngày hôn mê, cuối cùng anh cũng tỉnh dậy. Sau một thời gian dài hồi sức, anh mới phát hiện rằng mình không còn khả năng nói được nữa, mất đi một phần trí nhớ và khả năng hoạt động tay chân bị hạn chế. Tuy nhiên với sự động viên của cha mẹ, người thân, bạn bè và chính yếu là sự kiên cường trong tâm trí, anh đã can đảm đối diện với sự thật. Kể từ đó, anh không ngừng tập nói, tập đi lại, tập đọc sách,…hầu như anh phải bắt đầu lại từ đầu một cuộc sống của đứa trẻ 3 tuổi. Nhiều lúc anh đã định bỏ cuộc do anh không thể đánh vần được các từ ngữ, anh không đứng dậy được, cố gắng đọc sách nhưng rất mau quên nội dung,…Nhưng với niềm tin “không gì là không thể”, chỉ cần cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa thì sẽ làm được. Luyện tập, tiếp tục luyện tập và cuối cùng…anh PHẠM ĐÌNH TUẤN www.sachdaythanhcong.com đã có thể nói được (dù hơi khó nghe), có vợ với một con, tốt nghiệp trường ĐH Bách Khoa và hiện đang làm việc cho tờ báo PC World. Vậy còn bạn, có tự hỏi rằng: Hiện tại mình đã, đang và sẽ sống như thế nào? Tất cả đều được trích dẫn trong quyển sách “Khát Vọng Thành Công” của tôi. Bạn có thể vào trang web www.sachdaythanhcong.com để tải về miễn phí.
Luận văn liên quan