Phân biệt trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành

Trong nền kinh tế thị trường và chính sách kinh tế “ mở ” có sự tham gia điều tiết của Nhà nước, các quy luật kinh tế thị trường ngày càng chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp sản xuất nói riêng, chế độ hạch toán kinh tế, kinh doanh độc lập đã áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh nên các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đứng vững và phát triển. Kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời là công cụ đắc lực phục vụ cho nhà nước trong công tác quản lý nền kinh tế quốc dân. Kế toán cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận biết được quá trình sản xuất kinh doanh của. Các báo kế toán giúp cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận biết được quá trình kinh doanh của đơn vị mình có hiệu quả hay không. Kế toán là một môn khoa học kinh tế có đối tượng nghiên cứu riêng do đó có phương pháp riêng. Với đặc trưng của đối tượng kế toán mang tính hai mặt (tài sản và nguồn hình thành tài sản), tính đa dạng, tính biến động và yêu cầu của thông tin kế toán, kế toán lấy triết học biên chứng làm cơ sở lý luận, kinh tế chính trị học làm cơ sở phương pháp luận hình thành hệ thống phương pháp kế toán. Đề tài gồm 2 phần: Phần I : Cơ sở lý luận chung về phương pháp tính giá Phần II: Trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành

doc13 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3380 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân biệt trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phân biệt trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường và chính sách kinh tế “ mở ” có sự tham gia điều tiết của Nhà nước, các quy luật kinh tế thị trường ngày càng chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp sản xuất nói riêng, chế độ hạch toán kinh tế, kinh doanh độc lập đã áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh nên các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đứng vững và phát triển. Kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời là công cụ đắc lực phục vụ cho nhà nước trong công tác quản lý nền kinh tế quốc dân. Kế toán cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận biết được quá trình sản xuất kinh doanh của. Các báo kế toán giúp cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận biết được quá trình kinh doanh của đơn vị mình có hiệu quả hay không. Kế toán là một môn khoa học kinh tế có đối tượng nghiên cứu riêng do đó có phương pháp riêng. Với đặc trưng của đối tượng kế toán mang tính hai mặt (tài sản và nguồn hình thành tài sản), tính đa dạng, tính biến động và yêu cầu của thông tin kế toán, kế toán lấy triết học biên chứng làm cơ sở lý luận, kinh tế chính trị học làm cơ sở phương pháp luận hình thành hệ thống phương pháp kế toán. Tài sản trong đơn vị là đối tượng hạch toán kế toán bao gồm nhiều loại tồn tại dưới hình thái hiện vật khác nhau, mỗi loại tài sản do các yếu tố chi phí cấu thành bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Vì vậy để xác định giá trị của tài sản nhằm cung cấp thông tin tổng hợp về tài sản của doanh nghiệp, kế toán sử dụng phương pháp tính giá với nội dung tổng hợp chi phí trực tiếp và phân bổ chi phí gián tiếp cho từng tài sản theo các nguyên tắc nhất định nhằm xác định giá trị thực tế của tổng tài sản, từng quá trình. Để làm rõ hơn trình tự tính giá từng loại tài sản theo quá trình hình thành nhóm IV chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: “Phân biệt trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành”. Đề tài gồm 2 phần: Phần I : Cơ sở lý luận chung về phương pháp tính giá Phần II: Trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành I. Cơ sở lý luận chung về phương pháp tính giá 1. Khái niệm, nội dung, vai trò của phương pháp tính giá 1.1. Khái niệm: + Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để tổng hợp và phân bổ chi phí nhằm xác định giá trị tài sản trong các đơn vị theo những nguyên tắc nhất định. + Tính giá là việc xác định giá trị ghi sổ của các đối tượng kế toán. Nội dung: + Tổng hợp và phân bổ chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản. Để có những chỉ tiêu về giá trị tài sản xác thực thì việc tính giá phải được thực hiện thông qua hạch toán chi phí. + Tính toán và xác định thực tế của tài sản theo những phương pháp nhất định. Trên cơ sở những chi phí đã tập hợp kế toán phải tính giá đúng, đủ và đảm bảo thống nhất về phương pháp tính trình tự tính cho các tài sản. Vai trò: + Đảm bảo theo dõi, tính toán được các đối tượng của hạch toán kế toán + Có thể tính toán chính xác chi phí → xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2. Ý nghĩa của phương pháp tính giá: nhờ phương pháp tính giá mà + Kế toán ở các đơn vị có thể chuyển các hình thái vật chất khác nhau của các đối tượng kế toán về một thước đo chung là tiền tệ→ kế toán có thể thực hiện tốt hơn chức năng phản ánh, giám đốc và cung cấp thông tin của mình. + Kế toán ở các đơn vị có thể xác định giá trị “đầu vào” làm cơ sở so sánh với giá trị “đầu ra” + Kế toán các đơn vị thực hiện tính toán, xác định giá trị thực tế các tài sản mới hình thành trong quá trình hoạt động của đơn vị như tính giá TSCĐ, trị giá của vật tư, hàng hóa, giá thành sản phẩm mới sản xuất. 3. Các nguyên tắc tính giá. 3.1. Nguyên tắc trung thực khách quan: toàn bộ giá trị tài sản sẽ được xác định trên cơ sở tổng số chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được tài sản đó→ kế toán phải tập hợp đầy đủ, chính xác các khoản chi phí cấu thành nên giá của tài sản ( giá gốc). 3.2. Nguyên tắc thống nhất – nhất quán: việc tính giá các loại tài sản phải đảm bảo thống nhất về nội dung và phương pháp tính giữa các đơn vị, các kỳ hoạt động, giữa kế hoạch với thực hiện nhằm đảm bảo tính so sánh của thông tin. Thực hiện nguyên tắc thống nhất còn là cơ sở cho việc tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế trong một ngành, toàn bộ nền kinh tế quốc dân về giá trị tổng sản phẩm, tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận. * Thực hiện nguyên tắc tính giá trong thực tế công tác kế toán nhà nước quy định việc tính giá một số tài sản chủ yếu: + Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua ngoài: Giá trị thực tế của tài sản = Giá mua trên hóa đơn + thuế không được khấu trừ, không được hoàn lại (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) + chi phí thu mua(chi phí vận chuyển, bốc dỡ) – chiết khấu thương mại, giảm giá. + Đối với tài sản do doanh nghiệp tự sản xuất: Giá trị thực tế của tài sản = Giá thành sản xuất + Đối với tài sản cố định hữu hình do doanh nghiệp mua ngoài: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trên hóa đơn thuế không được khấu trừ chi phí thu mua (chưa có VAT) + không được hoàn lại + (chi phí vận (thuế nhập khẩu, thuế tiêu chuyển, lắp thụ đặc biệt) đặt) - chiết khấu thương mại, giảm giá. + Đối với TSCĐ vô hình: Nguyên giá = tổng chi phí hình thành nên tài sản + Giá trị còn lại của TSCĐ = nguyên giá TSCĐ – gía trị hao mòn lũy kế + Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ: là tổng cộng số khấu hao đã trích của TSCĐ sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vào chi phí sản xuất kinh doanh qua các kỳ kinh doanh tính đến thời điểm xác định. 4. Trình tự tính giá Tài sản trong các doanh nghiệp gồn nhiều loại khác nhau được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: mua ngoài, tự sản xuất, gia công, chế biến, thuê gia công…Dù hình thành từ nguồn nào thì doanh nghiệp đều phải chi ra những khoản chi phí thực tế nhất định để có được tài sản đó → để có thể tính toán được trị giá thực tế của mỗi loại tài sản, kế toán cần phải tập hợp được đầy đủ các khoản chi phí thực tế có liên quan đến từng loại tài sản (đối tượng tính giá), sử dụng phương pháp tính toán thích hợp để tính toán, xác định đúng đắn, chính xác giá của mỗi loại tài sản được hình thành. Các loại tài sản khác nhau thì cách thức tính giá và giá trị có thể khác nhau nhưng trình tự tính giá chung luôn bao gồm 4 bước như sau: Bước 1: Tổng hợp các chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản theo đúng nội dung các khoản chi phí cấu thành nên giá của tài sản đó. + Đối với các chi phi trực tiếp liên quan trực tiếp tới từng đối tượng tính giá thì kế toán tập hợp trực tiếp cho đối tượng tính giá đó. + Đối với các chi phí chung liên quan tới nhiều đối tượng thì kế toán tập hợp riêng sau đó tiến hành phân bổ. Bước 2: Phân bổ chi phí chung cho các đối tượng theo những tiêu thức phù hợp Chi phí chung phân bổ cho đối tượng i = Tổng CF cần phần bổ x tiêu chuẩn phân Tổng tiêu thức phân bổ chung bổ của i Bước 3: Xác định chi phí của sản phẩm dở dang cuối kì (nếu có) Bước 4: Tính toán và xác định giá trị của tài sản  Trong đó:  Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ C : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Z : Giá trị thực tế tài sản hình thành Z đơn vị sản Tổng Z sản phẩm hoàn thành phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành II. Trình tự tính giá các tài sản theo quá trình hình thành 1. Trình tự tính giá tài sản mua vào Tính giá tài sản mua sẽ hình thành nên giá trị của tài sản mua. Đối tượng tính giá có thể là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, hàng hóa hay dịch vụ. Nguyên tắc tính giá là phải đảm bảo phản ánh được tất cả các chi phí liên quan đến việc hình thành tài sản. Trình tự tính toán gồm các bước sau: Bước 1: Xác định giá mua ghi trên hóa đơn của người bán * Trường hợp đơn vị được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào khi mua tài sản thì giá mua được tính là giá hóa đơn không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào. * Trường hợp thuế GTGT đầu vào ghi trên hóa đơn mua tài sản không được khấu trừ thì giá mua sẽ là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào. Bước 2: Tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình thu mua tài sản. * Nếu chi phí thu mua phát sinh cho từng tài sản thì tập hợp trực tiếp cho tài sản đó. * Nếu chi phí thu mua phát sinh cùng lúc cho nhiều tài sản mà không thể tách biệt một cách rõ ràng thì cần tiến hành tập hợp toàn bộ chi phí thu mua liên quan sau đó phân bổ cho từng tài sản theo những tiêu thức thích hợp. Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính giá thành ban đầu (giá thực tế) của tài sản Công thức tính giá tài sản mua vào có thể khái quát như sau: Tổng giá trị tài sản mua = Giá hóa đơn + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu + chi phí thu mua – chiết khấu thương mại được hưởng – giảm giá hàng mua Giá đơn vị tài sản mua = Tổng giá trị tài sản mua / Số lượng tài sản mua * Ví dụ cụ thể: Doanh nghiệp A tiến hành mua sắm vật liệu bao gồm: (đơn vị : 1.000đ) -Vật liệu M: 20.000kg, giá mua trên hóa đơn không bao gồm thuế GTGT là 330.000 - Vật liệu N: 40.000kg, giá mua trên hóa đơn không bao gồm thuế GTGT là 500.000 - Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu phát sinh thực tế là 18.000 Yêu cầu: Tính giá thực tế 2 vật liệu M và N mà doanh nghiệp A mua sắm. Bài giải : Bước 1: Xác định giá mua trên hóa đơn của người bán : Vật liệu M: 330.000 Vật liệu N: 500.000 Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí thu mua: 18.000 Phân bổ chi phí thu mua cho hai loại vật liệu với tiêu thức phân bổ lựa chọn là khối lượng vật liệu vận chuyển, bốc dỡ. - Tổng chi phí phải phân bổ: 18.000 - Tổng tiêu thức phân bổ: 20.000 + 40.000 = 60.000 kg - Tiêu thức phân bổ cho vật liệu M: 20.000kg - Tiêu thức phân bổ cho vật liệu N : 40.000kg Như vậy chúng ta có thể tính được chi phí thu mua phân bổ cho vật liệu M:  x 20.000 = 6.000 Chi phí thu mua phân bổ cho vật liệu N sẽ là:  x 40.000 = 12.000 Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính giá thực tế mua vào của vật liệu M và N Giá thực tế của vật liệu M nhập kho sẽ là: 330.000 + 6.000 = 336.000 Và khi đó đơn giá thực tế nhập kho của vật liệu M là: = 16.8 (nghìn đồng/kg) Giá thực tế của vật liệu N nhập kho sẽ là: 500.000 + 12.000 = 512.000 Và khi đó đơn giá thực tế nhập kho của vật liệu N là:  = 12.8 (nghìn đồng/kg) Trình tự tính giá tài sản tự sản xuất Việc tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất sẽ hình thành nên giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ. Trình tự tính giá gồm các bước: Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp (vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp) liên quan đến từng đối tượng tính giá. Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá. Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì (nếu có). Bước 4: Tính ra tổng giá thành sản phẩm và gía thành đơn vị sản phẩm. Công thức tính giá thành sản phẩm, dịch vụ tự sản xuất: Zsp = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ - Giá trị SP dở dang cuối kỳ. Z đơn vị sản phẩm = Tổng Zsp/Số lượng SP, dịch vụ hoàn thành. * Ví dụ cụ thể: Thông tin cho biết tại phân xưởng số 1 thuộc Nhà máy A sản xuất sản phẩm X, sản phẩm Y trong tháng 1 năm 2010 có tình hình như sau (đơn vị : 1.000đ) Giá trị SPDD đầu kỳ : SP X là 4.000 , SP Y là 16.500 Cuối tháng hoàn thành nhập kho 245 SP X, 140 SP Y, 55 SPDD X, 60 SPDD Y. Chi phí phát sinh trong kỳ như sau: Chi phí vật liệu trực tiếp SP X là 60.000, SP Y là 110.000 Chi phí nhân công trực tiếp SP X là 8.000, SP Y là 12.000 Chi phí sản xuất chung là 55.000. Yêu cầu: Hãy tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của SP X, Y. Biết chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiêu thức nhân công trực tiếp, tính giá trị SPDD theo phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp. Vận dụng 4 bước tính giá thành đã nêu trên, chúng ta có: Bước 1: Tập hợp chi phí trực tiếp cho từng sản phẩm là : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp SP X: 60.000, SP Y: 110.000 Chi phí nhân công trực tiếp SP X: 8.000, SP Y: 12.000. Bước 2: Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp : + SP X:  x 8.000 = 22.000 + SP Y: x 12.000 = 33.000 Bước 3: Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ : + SP DD X: x 55.000 = 11.000 + SP DD Y:  x 60 = 33.000 Bước 4: Tổng hợp chi phí để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành. Bảng tính giá thành sản phẩm X Đvt:1.000đ Khoản mục chi phí  Giá trị DD ĐK  Phát sinh trong kỳ  Giá trị DD CK  Tổng giá thành  Giá thành đơn vị   Chi phí NVL  4.000  60.000  11.000  53.000  216.0   Chi phí NCTT  -  8.000  -  8.000  32.7   Chi phí SX C  -  22.000  -  22.000  89.8   Tổng  4.000  90.000  11.000  83.000  338.5   Bảng tính giá thành sản phẩm Y Đvt: 1.000đ Khoản mục chi phí  Giá trị DD ĐK  Phát sinh trong kỳ  Giá trị DD CK  Tổng giá thành  Giá thành đơn vị   Chi phí NVL  16.500  110.000  33 .000  93.500  667.9   Chi phí NCTT  -  12.000  -  12.000  85.7   Chi phí SX C  -  33.000  -  33.000  235.7   Tổng  16.500  155.000  33.000  138.500  989.3   Trình tự tính giá tài sản được nhà nước cấp hoặc biếu tặng Việc tính giá tài sản được nhà nước cấp hoặc biếu tặng sẽ hình thành nên giá trị của tài sản được nhà nước cấp hoặc biếu tặng. Đối tượng tính giá bao gồm : nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định…Trình tự các bước tính toán như sau : Bước 1 : Tổng hợp chi phí cấu thành nên giá của tài sản được nhà nước cấp hoặc biếu tặng : Xác định giá trị ban đầu của tài sản được biếu tặng Đối với tài sản cố định hữu hình : Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển…hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận. Đối với tài sản cố định vô hình : giá trị hợp lí ban đầu (Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá). Xác định chi phí liên quan trực tiếp đưa tài sản vào sử dụng : chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có). . . mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Bước 2 : Tập hợp và phân bổ cho các đối tượng tính giá Bước 3 : Tính toán, xác định giá trị tài sản được Nhà nước cấp hoặc biếu tặng theo công thức : Tài sản cố định hữu hình : Giá thực tế = Nguyên giá =  Giá trị còn lại trên sổ kế toán (ở đơn vị cấp)/ giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận  + Chi phí liên quan trực tiếp đưa tài sản vào sử dụng   Tài sản cố định vô hình : Giá thực tế = Nguyên giá =  Giá trị hợp lý ban đầu +  Chi phí liên quan trực tiếp đưa tài sản vào sử dụng   Ví dụ cụ thể : Ví dụ 1 : Tài sản cố định hữu hình Công ty được nước ngoài tặng 2 thiết bị sản xuất A và B. Thiết bị A có giá trị : 210.000. Thiết bị B có giá trị : 150.000. Thuế nhập khẩu 30% công ty đã nộp bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển có VAT 10% là 5.500. Chi phí lắp đặt chạy thử là 4.000. Tính giá thực tế của thiết bị trên (đơn vị : 1.000đ) Theo trình tự 3 bước tính giá ở trên thì ta làm như sau : Bước 1 : Tổng hợp chi phí cấu thành nên giá tài sản : Thiết bị A có giá trị : 210.000 Thuế nhập khẩu : 210.000 x 30% = 63.000 Thiết bị B có giá trị : 150.000 Thuế nhập khẩu : 150.000 x 30% = 45.000 Bước 2 : Tập hợp và phân bổ chi phí chung cho từng đối tượng : Tổng chi phí phân bổ : 5.500/(1+10%) + 4000 = 9.000 Thiết bị A :  x 210.000 = 5.250 Thiết bị B :  x 150.000 = 3.750 Bước 3 : Tính giá tài sản theo công thức : Thiết bị A : 210.000 + 63.000 + 5250 = 278.250 Thiết bị B : 150.000 + 45.000 + 3.750 = 198.750 Ví dụ 2 : Tài sản cố định vô hình Một nhà văn tặng 2 bản quyền tác giả tác phẩm văn học X và Y cho nhà xuất bản K. Quá trình nghiên cứu để viết tác phẩm X trong 2 năm, tính ra giá trị hợp lý là 11.000. Quá trình nghiên cứu để viết tác phẩm Y trong 3 năm, tính ra giá trị hợp lý là 14.000. Tiền in 2 bản thảo là 800. Tính giá thực tế của 2 tác phẩm X và Y. Theo trình tự 3 bước tính giá ở trên ta làm như sau : Bước 1 : Tổng hợp chi phí cấu thành nên giá tài sản : Tác phẩm X : 11.000 Tác phẩm Y : 14.000 Bước 2 : Phân bổ chi phí chung cho các đối tượng Tác phẩm X :  x 11.000 = 352 Tác phẩm Y :  x 14.000 = 448 Bước 3 : Xác định giá trị của tài sản : Tác phẩm X : 11.000 + 352 = 11.352 Tác phẩm Y : 14.000 + 448 = 14.448 Trình tự tính giá tài sản do doanh nghiệp thuê ngoài gia công Tính giá tài sản do doanh nghiệp thuê ngoài gia công sẽ hình thanh nên giá trị tài sản thuê ngoài gia công. Đối tượng tính giá bao gồm : hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Trình tự tính giá như sau : Bước 1 : Tổng hợp giá chi phí cấu thành nên giá của tài sản gia công : chi phí tài sản sản xuất gia công, chi phí thuê gia công, chi phí vận chuyển, bốc dỡ… Bước 2 : Phân bổ chi phí chung cho các đối tượng theo tiêu thức phù hợp Bước 3 : Xác định giá tài sản từ nguồn thuê ngoài gia công theo công thức Giá thực tế  =  Trị giá thực tế tài sản sản xuất gia công  +  Chi phí thuê gia công  +  Chi phí vận chuyển, bốc dỡ   Ví dụ cụ thể : Công ty A chuyển 1 lô hàng 800 sản phẩm M trị giá 23.000 và 1 lô hàng 1000 sản phẩm N trị giá 32.000 đến cơ sở B để gia công bước cuối cùng. Tiền thuê gia công sản phẩm M phải trả cho cơ sở B 7.000. Tiền thuê gia công sản phẩm N phải trả cho cơ sở B là 8.000. Chi phí vận chuyển 2 lần đi và về đã có thuế GTGT 10% là 7.700, đã thanh toán bằng tiền mặt. Chi phí bốc dỡ phải trả cho người lao động là 1.800. Tính giá thực tế của 2 lô hàng M và N thuê ngoài gia công. Theo trình tự tính giá 3 bước ở trên ta làm như sau : Bước 1 : Xác định các chi phí liên quan trực tiếp đến việc tính giá sản phẩm M và N thuê ngoài gia công. Sản phẩm M : Giá trị lô hàng : 23.000 Chi phí thuê gia công : 7.000 Sản phẩm N : Giá trị lô hàng : 32.000 Chi phí thuê gia công : 8.000 Bước 2 : Tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng theo tiêu thức giá trị 2 lô hàng M và N. Chi phí chung cần phân bổ : 7.700/(1 + 10%) + 1.800 = 8.800 Sản phẩm M :  x 23.000 = 3.680 Sản phẩm N :  x 32.000 = 5.120 Bước 3: Xác định giá của 2 lô hàng M và N thuê ngoài gia công Sản phẩm M : 23.000 + 7.000 + 3.680 = 36.680 Sản phẩm N : 32.000 + 8.000 + 5.120 = 45.120 Kết luận
Luận văn liên quan