Phân tích ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp

Văn hóa là một lĩnh vực tồn tại và phát triển gắn liền với đời sống của nhân loại, là đặc trưng riêng của con người, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Năm 1952, Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm được 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Cho đến nay, con số định nghĩa chắc đã tiếp tục tăng lên. Định nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi trên thế giới là định nghĩa do nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra: “ văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng,thói quen mà con người đạt được vời tư cách là thành viên của một xã hội”, còn Edward Hall hiểu văn hóa là “ Một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển giao, lưu trữ và chế biến thông tin. Sọi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa là truyền thông và giao tiếp”. Theo Unesco: “ Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi công đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Như vậy văn hóa có nghĩa là truyền thống lâu đời. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với mọi biểu hiện của nó loài người sinh ra nhằm thích ứng nhưng nhu cầu đời sống và sự đòi hỏi của sự sinh tồn”. Mỗi người nhìn nhận văn hóa dưới một góc độ khác nhau. Vì vậy, việc có nhiều khái niệm văn hóa khác nhau không có gì là đáng ngạc nhiên, trái lại cang làm cho vấn đề được hiểu biết một cách phong phú và toàn diện hơn. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ, là một bộ phận trong đời sống con người, văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm tất cả vật chất. Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn, nền văn hóa bao gồm cả những sáng tạo hữu hình của con người như những đền đài, di tích lịch sử.

docx17 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC CHỦ ĐỀ:PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP GVHD: TS. VÕ ĐĂNG KHOA Thực hiện: Nguyễn Sơn Bình Long An, Tháng 11 năm 2017 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1 Khái niệm văn hóa Văn hóa là một lĩnh vực tồn tại và phát triển gắn liền với đời sống của nhân loại, là đặc trưng riêng của con người, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Năm 1952, Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm được 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Cho đến nay, con số định nghĩa chắc đã tiếp tục tăng lên. Định nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi trên thế giới là định nghĩa do nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra: “ văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng,thói quen mà con người đạt được vời tư cách là thành viên của một xã hội”, còn Edward Hall hiểu văn hóa là “ Một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển giao, lưu trữ và chế biến thông tin. Sọi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa là truyền thông và giao tiếp”. Theo Unesco: “ Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi công đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Như vậy văn hóa có nghĩa là truyền thống lâu đời. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với mọi biểu hiện của nó loài người sinh ra nhằm thích ứng nhưng nhu cầu đời sống và sự đòi hỏi của sự sinh tồn”. Mỗi người nhìn nhận văn hóa dưới một góc độ khác nhau. Vì vậy, việc có nhiều khái niệm văn hóa khác nhau không có gì là đáng ngạc nhiên, trái lại cang làm cho vấn đề được hiểu biết một cách phong phú và toàn diện hơn. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ, là một bộ phận trong đời sống con người, văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm tất cả vật chất. Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn, nền văn hóa bao gồm cả những sáng tạo hữu hình của con người như những đền đài, di tích lịch sử. Các nhà xã hội học chia văn hóa thành 2 dạng: văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Văn hóa cá nhân là toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm tích lũy vào mỗi cá nhân, biểu hiện ở hệ thống quan niệm và hành xử của cá nhân ấy trong đời sống thức tiễn. Văn hóa cộng đồng là văn hóa của một nhóm xã hội, nó không phải là số cộng giản của văn hóa cá nhân – thànhviên của cộng đồng xã hội ấy. Trong hoạt động doanh nhiệp thì “ văn hóa doanh nhân” là thuộc dạng văn hóa cá nhân, còn “ văn hóa doanh nghiệp” thuộc văn hóa cộng đồng. Văn hóa là phương tiện để con người “điều chỉnh” (cải tạo) cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Được xem là cái “ nền tảng”, “ vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển” của con người và xã hội ngày càng thăng bằng và bền vững hơn, văn hóa có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng. Nội lực của một dân tộc trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hóa truyền thống đã tích lũy trong lịch sử của chính dân tộc đó. Như vậy, thực chất văn hóa là hệ thống các giá trị được sản sinh ra trong xã hội nhất định, được đặc trưng bởi hình thái kimh tế xã hội nhất định, bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần. 1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, niềm tin, các nguyên tắc kinh doanh, các truyền thống, các phương pháp hoạt động và môi trường làm việc trong nội bộ tổ chức. Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ với nhau và tác động đến suy nghĩ và hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với văn hóa xã hội, vừa mang bản sắc của văn hóa truyền thống theo khu vực địa lý, vừa thể hiện tính thích nghi với môi trường hoạt động của doanh nghiệp hay thể hiện cả bản sắc của văn hóa giao lưu và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới theo thời gian. Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ con người, do con người hình thành và phát triển, là một nguồn lực vô hình có ảnh hưởng đến khả năng phát triển lâu dài của từng doanh nghiệp. Theo Edgar Schein: VHDN là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và ứng xử với môi trường xung quanh. Còn theo PGS. TS Dương Thị Liễu - trường Đại học Kinh tế quốc dân thì VHDN là toàn bộ những nhân tố văn hóa (vật thể, phi vật thể) được doanh nghiệp lựa chọn, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp đó. Nhìn từ bên ngoài thì VHDN là nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó, phân biệt nó với doanh nghiệp khác về cả yếu tố vật thể (một mẫu đồng phục của tất cả các nhân viên; một kiểu thiết kế phòng làm việc cho mọi người hay thậm chí là một kiểu dây đeo thẻ) và phi vật thể (cách chào đón khách; sự nhiệt tình, hòa hứng khi trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên, sự nỗ lực làm việc của toàn bộ nhân viên). Nhìn từ bên trong thì VHDN là những chuẩn mực mà tất cả thành viên đều tuân thủ hay bị chi phối, từ chuẩn mực về trang phục, giao tiếp đến làm việc và phấn đấu cho mục tiêu dài hơn. Dù hiểu theo cách nào thì văn hóa doanh nghiệp cũng có những đặc trưng nhất định. Trước hết, VHDN là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Đồng thời VHDN còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp. VHDN bao gồm 3 cấp độ: Thứ nhất, các quá trình và yếu tố hữu hình của doanh nghiệp nó bao gồm: kiến trúc nội ngoại thất; cơ cấu tổ chức; các lễ hội, lễ nghi; logo; mẫu mã sản phẩmĐây là yếu tố đầu tiên mà ta có thể nhận thức về VHDN, nó giúp chuyển tải một phần về văn hóa của doanh nghiệp đó. Vào Trường Đại học Thành Đô, với cảnh quan đẹp, phù hợp với môi trường sư phạm; các tòa nhà hiệu bộ, giảng đường được thiết kế hợp lý; hệ thống các phòng học được xây dựng đúng tiêu chuẩn; thư viện với đầy đủ các loại giáo trình, tài liệu ngoài ra các phòng thực hành với các thiết bị hiện đạilà một yếu tố để khẳng định về phương châm hướng tới chất lượng của nhà trường. Tuy nhiên, nó không phải là bản chất và cũng là thành phần dễ thay đổi nhất, nó được ví như phần nổi của tảng băng trôi. Thứ hai, những giá trị được chấp nhận chính là chiến lược, mục tiêu và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng bao gồm những quy tắc trong hoạt động của doanh nghiệp. Yếu tố này do các nhà quản trị tạo ra và phổ biến nó đến từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đây là các yếu tố tích cực, được sự đồng thuận, thuấn nhuần của tất cả các thành viên thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ nhịp nhàng, ăn khớp và hiệu quả. Tuy nhiên, để có được điều này đòi hỏi nhiều ở nhà quản trị với kỹ năng định hướng và truyền cảm hứng cho nhân viên. Tại Công ty cổ phần Misa, có thể thấy rõ được điều này khi mọi thành viên trong công ty, từ các nhà quản trị cấp cao đến các nhân viên đều luôn có chung mục tiêu là tận tình trong cách phục vụ khách hàng; vui vẻ, cởi mở với đồng nghiệp và tôn trọng cấp trên, bạn hàng. Thứ ba, những quan niệm chung, đó chính là niềm tin; nhận thức; suy nghĩ, tình cảm mang tính vô thức và dường như nó mặc nhiên được chấp nhận trong doanh nghiệp. Yếu tố này quyết định rất nhiều đến cách làm việc, ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp. Nó thường đến từ các yếu tố thuộc về bản thân người lao động (văn hóa của bản thân) nhưng cũng đồng thời đến từ những giá trị, triết lý mà doanh nghiệp đó đang chia sẻ, khi những yếu tố này phù hợp và đã “thấm vào máu thịt” của họ thì đứng trước một tình huống cụ thể, mọi người đều “vô thức” và hành động giống nhau. Như ở Trường Đại học Thành Đô, bất kể là giảng viên hay các cán bộ làm công việc hành chính, khi gặp yêu cầu cần giúp đỡ từ phía sinh viên hay các vị khách của trường, họ đều không ngần ngại và rất nhanh chóng đưa ra quyết định giúp đỡ hết sức nhiệt tình như đó chính là công việc của mình vậy. Sự giúp đỡ nhiệt tình đó một phần đến sự thân thiện, nhiệt tình là bản chất vốn có của người Việt (văn hóa dân tộc) nhưng xa hơn là đến từ tinh thần hết lòng vì sinh viên – triết lý mà nhà trường đã và sẽ tiếp tục phát huy trong quá trình hoạt động của mình. Cả ba cấp độ trên của VHDN luôn hòa quyện và tương thích với nhau cùng hướng tới việc thể hiện đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó. CHƯƠNG 2: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp việt nam Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến. Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Theo ông Trần Hoàng Bảo (1 trong số 300 nhà doanh nghiệp trẻ) nhận xét: Văn hoá của doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên. Cũng theo ông Bảo, đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó. Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước châu á thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, còn các nước Tây Âu thì thành công của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của nhân viên Ngoài những yếu tố chủ quan, để xây dựng văn hoá doanh nghiệp còn phải chú trọng tới những yếu tố khách quan. Đó là việc tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu dùng, được thể hiện qua “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng”, là quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 2.2 Văn hóa doanh nghiệp - yếu tố quyết định cho sự phát triển của doanh nghiệp: Trong giai đoạn hiện nay, khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục thống kê số lượng các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và phá sản có xu hướng tăng lên trong các năm gần đây: năm 2015 con số này là 80.858 doanh nghiệp so với năm 2014 là 67.823 doanh nghiệp nghĩa là tăng 13.035 doanh nghiệp tương đương với 19,2%; còn so với năm 2013 thì số doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động là 60.737 doanh nghiệp như vậy năm 2015 đã tăng 20.121 doanh nghiệp tương đương với mức tăng 33,1%. Đây quả là những con số đáng báo động cho nền kinh tế. Nguyên nhân dẫn đến thực trên thì có nhiều, có thể kể đến như do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, chính sách vĩ mô của Chính phủ chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp kém nhất là trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, lý do chung dẫn đến thực trạng trên ở các doanh nghiệp trên là thiếu đi “chất kết dính”, ở cả các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với các doanh nghiệp lớn, với nhiều mảng hoạt động khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau nên thiếu chất kết dính sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp dời dạc, không thống nhất, không hướng tới một mục tiêu chung, khi khó khăn thì khó có khả năng hỗ trợ lẫn nhau do vậy hoạt động thiếu hiệu quả. Còn với các doanh nghiệp nhỏ, thiếu chất kết dính, doanh nghiệp rất dễ để chảy máu chất xám, những người lao động có trình độ, tay nghề cao sẽ sớm tìm một bến độ mới với mức thu nhập và môi trường làm việc tốt hơn. “Chất kết dính” ở đây theo nhiều chuyên gia đó chính là “văn hóa doanh nghiệp” – một yếu tố không quá khó để xây dựng nhưng lại chiếm vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Để xây dựng được đội ngũ lao động có chất lượng, lòng nhiệt tình và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, các nhà quản trị cần thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của người lao động: thu nhập cao, môi trường làm việc hiện đại, mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, đặc biệt với những người lao động Việt Nam – vốn luôn coi trọng chữ Tình thì môi trường làm việc giống như một gia đình sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút, giữ chân và phát triển họ. Trong khi các yếu tố về thu nhập, môi trường hiện đại là yếu điểm của các doanh nghiệp Việt Nam thì đây được coi là yếu tố quan trọng để họ có thể xây dựng bản sắc riêng và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đó là yếu tố mang đến sự phát triển mạnh mẽ cho các công ty như: FPT, Misa, BKAVhay ở cả lĩnh vực giáo dục. Ở những doanh nghiệp này, có một điểm chung là họ có bản sắc riêng của mình và người lao động luôn gắn bó, nỗ lực hết mình vì mục tiêu phát triển chung. VHDN là yếu tố do doanh nghiệp tạo ra và chính yếu tố này quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của doanh nghiệp. Nền văn hóa mạnh sẽ là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nền văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu. Xét về ảnh hưởng tích cực, văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp, quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp và khích lệ được sự đổi mới sáng tạo: Thứ nhất, VHDN tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng riêng và chính văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét khác biệt đó. Các giá trị cốt lõi, các tập tục, lễ nghi, thói quen hay cách họp hành, đào tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếpđã tạo nên phong cách riêng biệt của doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Rõ ràng việc có được điều này là vô cùng quan trọng, giữa hàng ngàn, hàng vạn doanh nghiệp trên thị trường thì có một đặc trưng riêng sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật, dễ nhận biết và có một định vị tốt trong tâm trí khách hàng và đối tác. Khả năng tiêu thụ sản phẩm, cũng như uy tín của doanh nghiệp theo đó cũng được đẩy mạnh. Thứ hai, khích lệ sự đổi mới, sáng tạo: ở những doanh nghiệp có môi trường văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởngNhân viên trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó với doanh nghiệp hơn. Xét về ảnh hưởng tiêu cực, nền văn hóa yếu kém sẽ gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp. Chẳng hạn trong một doanh nghiệp, cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán sẽ làm nhân viên sợ hãi, thụ động và thờ ơ hoặc chống đối lại lãnh đạo. Nhân viên sẽ bỏ doanh nghiệp đi bất cứ lúc nào. Thứ ba, giảm bớt các xung đột trong nội bộ doanh nghiệp: một văn hóa tốt giúp các thành viên chia sẻ các giá trị lợi ích giống nhau, họ hợp tác trên tinh thần đoàn kết, nhất trí và làm việc trong sự tương trợ lẫn nhau. Khi xảy ra nhưng mâu thuẫn, họ dễ dàng xử lý theo cách phù hợp và ôn hòa nhất. Giảm được xung đột, tinh thần làm việc của nhân viên sẽ được nâng cao, tập trung được thời gian, nguồn lực cho doanh nghiệp hướng tới mục tiêu chung với hiệu quả tốt hơn. Phần lớn các nhà nghiên cứu về văn hóa nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa trong việc khuyến khích sự gắn kết xã hội trong doanh nghiệp. Các giá trị văn hóa doanh nghiệp được miêu tả như “chất keo “hay “xi măng “ để kết nối các thành viên trong doanh nghiệp với nhau. Việc tạo ra một văn hóa chung sẽ tạo ra sự thống nhất trong quan điểm nhìn nhận đánh giá, lựa chọn và lợi ích chung cho hành động của các thành viên. Điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp có mâu thuẫn và sự thiếu thống nhất về nội bộ. Thứ tư, tạo động lực làm việc cho nhân viên: nhân viên chỉ thấy được mục tiêu, định hướng và bản chất của công việc trong một nền văn hóa tích cực và điều này có ý nghĩa rất lớn đến việc nỗ lực thực hiện công việc của họ. Đồng thời, nó cũng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo với nhân viên và giữa nhân viên với nhau. Trong môi trường làm việc như vậy, các cá nhân đều cảm thấy nỗ lực làm việc của mình là cần thiết và nhận thức được vai trò của mình vào nỗ lực chung của doanh nghiệp. Các giá trị văn hóa doanh nghiệp có một vị trí quan trọng thúc đẩy động cơ làm việc cho các thành viên doanh nghiệp: yếu tố quyết định đến hiệu suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng tạo động cơ làm việc cho nhân viên của họ thông qua cơ chế thưởng phạt. Tuy nhiên lý thuyết về động cơ làm việc cho rằng mong muốn làm việc của nhân viên còn chịu tác động của các động cơ khác như : ý nghĩa và sự thích thú đối với công việc , mục tiêu của họ ,họ thấy đươc giá trị của công việc và được đảm bảo an toàn trong công việc . Một hình thái văn hóa phù hợp , sự thống nhất có tác động tạo ra sự trung thành thúc đẩy niềm tin và giá trị chân chính, khuyến khích mọi thành viên mang hết nhiệt huyết để phục vụ doanh nghiệp .ngoài ra, các giá trị văn hóa doanh nghiệp còn có tác dụng tăng cường uy tín cho doanh nghiệp hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu của các doang nghiệp. Nó tạo nên giá trị doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và thương hiệu doanh nghiệp. Thứ năm, quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp: có VHDN tốt giúp doanh nghiệp thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân viên với doanh nghiệp. Thật sai lầm khi cho rằng trả lương cao sẽ giữ được nhân tài. Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với doanh nghiệp khi doanh nghiệp có môi trường làm tốt, khuyến khích họ phát triển. Việc thu hút, giữ chân người tài là tiền đề quan trọng để con tàu doanh nghiệp có thể đi đến bến thành công. Nhìn một cách rộng hơn, các giá trị văn hóa thúc đẩy sự thống nhất trong nhận thức cũng chính là tạo thuận lợi trong phối hợp và kiểm soát. Các giá trị văn hóa biểu hiện trong truyền thống của doanh nghiệp, tạo ra khuôn mẫu ứng xử của doanh nghiệp đó, được các thành viên chấp nhận và tuân thủ, thể hiện sự hòa đồng bên trong doanh nghiệp nói chung cung như việc ra quyết định trong những trường hợp cụ thể . Đặc biệt là trong việc giải quyết định gặp phải những thực tế phức tạp, do sự khác nhau về nhận thức, về văn hóa địa phương của các thành viên, thì văn hóa doanh nghiệp sẽ có tác dụng để phạm vi hóa sự lựa chọn. Xét về ảnh hưởng tiêu cực, nền văn hóa yếu kém sẽ gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp. Chẳng hạn trong một doanh nghiệp, cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán sẽ làm nhân viên sợ hãi, thụ động và thờ ơ hoặc chống đối lại lãnh đạo. Nhân viên sẽ bỏ doanh nghiệp đi bất cứ lúc nào. CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FPT 3.1 Giới thiệu chung về tập đoàn FPT Tập đoàn FPT (The Financing and Promoting Technology Corp.) thành lập ngày 13/09/1988, hiện là tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông số 1 của Việt nam. Tập đoàn FPT hiện có: - 12 công ty thành viên: Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System); Công ty Cổ phần Thương mại FPT(FPT Trading Group); Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telec
Luận văn liên quan