Phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại công ty tài chính Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNN3 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH3 1.1.1.Thị trường tài chính3 1.1.2. Vai trò của các trung gian tài chính9 1.1.3. Đặc điểm của Thị trường tài chính Việt nam10 1.2. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH13 1.2.1.Khái niệm về Công ty tài chính13 1.2.2.Các hoạt động chủ yếu của công ty tài chính15 1.2.3. Các công ty tài chính ở Việt Nam16 1.3. NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM23 1.3.1. Đầu tư chứng khoán23 1.3.1.1. Phân tích và định giá chứng khoán23 1.3.1.2.Thiết lập danh mục đầu tư30 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động đầu tư chứng khoán33 1.3.2.1.Điều kiện khách quan33 1.3.2.2.Điều kiện chủ quan34 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH37 CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM37 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ37 2.1.1. Quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ37 2.1.2.Cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành40 2.1.3. Bộ máy quản lý41 2.1.4.Các phòng ban chức năng41 2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ TRONG NHỮNG NĂM QUA44 2.3. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN49 2.3.1. Quy trình đầu tư chứng khoán tại công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam49 2.3.2. Quy chế đầu tư chứng khoán54 2.4. KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY61 2.4.1. Kết quả61 2.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân64 2.4.2.1 Hạn chế64 2.4.2.2.Nguyên nhân66 PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ69 3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM69 3.1.1. Định hướng phát triển của ngành Công nghiệp tàu thuỷ đến năm 201069 3.1.2. Chiến lược phát triển của Công ty tài chính Công nghiệp tàu thuỷ71 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM73 3.2.1.Một số giải pháp để phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam73 3.2.2.Kiến nghị với công ty tài chính công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam81 3.2.3.Kiến nghị với UBCKNN83 Kết luận86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO87 CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNN 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1.1.1.Thị trường tài chính Trong nền kinh tế hàng hoá cũng như nền kinh tế thị trường giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá, vốn là tiền đề cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh và ngày càng trở nên quan trọng. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng cần một lượng vốn nhất định. Mặt khác, để tồn tại trong thị trường với rất nhiều đối thủ cạnh tranh và những yêu cầu không ngừng mở rộng thị phần đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị và dây chuyền công nghệ nhằm mở rộng quy mô, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Vốn cho nhu cầu hoạt động của các doanh nghiệp thường vượt quá năng lực vốn tự có của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải tiến hành huy động nguồn tài chính từ các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Về phía Chính phủ, để thực hiện chức năng quản lý xã hội, Chính phủ cần phải xây dựng những công trình công cộng, những công trình phúc lợi xã hội, những cơ sở kinh tế của Chính phủ cùng với nhiều khoản chi tiêu khác. Để có được nguồn tài chính Chính phủ có thể thông qua các khoản thu của mình chủ yếu là thuế, tuy nhiên nhiều khi khoản thu này không đáp ứng nổi nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, nhất là với những nước đang trong quá trình phát triển kinh tế cần phải có nhiều nguồn vốn để đầu tư. Để có vốn, một phần Chính phủ có thể dựa vào nguồn vay nợ nước ngoài thông qua hình thức viện trợ ODA, dựa vào hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, nhưng để có thể phát triển ổn định thì các nguồn tài chính trong nước là vô cùng quan trọng. Ngoài các doanh nghiệp, Chính phủ, các hộ gia đình và các chủ thể kinh tế nước ngoài cũng có nhu cầu vay vốn để giải quyết những vấn đề kinh tế của bản thân mình. Ngược lại, trong nền kinh tế hàng hoá và đặc biệt là nền kinh tế thị trường luôn tồn tại những nguồn cung về tài chính hay còn được gọi là những nguồn vốn nhàn rỗi. Trước hết nguồn vốn nhàn rỗi tồn tại ở các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp tồn tại những khoản tiền nhàn rỗi, họ tạm thời chưa dùng đến. Những khoản tài chính đó có thể là lợi nhuận chưa phân phối trong kỳ, quỹ phúc lợi, các quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, khấu hao.hay đối với những doanh nghiệp mà chu kỳ kinh doanh mang tính thời vụ. Với những khoản tiền nhàn rỗi đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu tài chính trong thời gian nhất định đối với các chủ thể cần vốn. Các hộ gia đình cũng là đối tượng có khá nhiều nguồn vốn nhàn rỗi. Tuy số lượng vốn nhàn rỗi của một hộ gia đình không lớn nhưng tập hợp lại đó là nguồn cung không nhỏ cho các đối tượng cần vốn. Chính phủ, các tổ chức nước ngoài, các quỹ tiền tệ. cũng là những chủ thể tồn tại những khoản vốn nhàn rỗi và có thể cho vay. .

doc90 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại công ty tài chính Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Bắt đầu từ năm 1991, các công ty tài chính bắt đầu đi vào hoạt động tại nước ta. Tới nay qua đã hơn 10 năm, tại nước ta mới có 7 công ty tài chính. Là một trong số các công ty tài chính ra đời muộn nhất ở nước ta, công ty tài chính công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam ( VFC) là công ty tài chính trẻ nhất ở nước ta hiện nay. Trong 3 năm liên tục công ty luôn làm ăn có lãi, tuy nhiên so với các tổ chức tín dụng lâu đời trên thị trường tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm...thì công ty tài chính công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam cũng như các công ty tài chính đều chưa tạo được uy tín trên thị trường. Do vậy, với số vốn được tổng công ty cấp, công ty tài chính chưa thực sự phát huy hết hiệu quả kinh doanh trên nguồn vốn được giao. Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, công ty đã tham gia đầu tư trên thị trường này, tuy mới được vài năm nhưng bước đầu đã thu được lợi nhuận đáng kể. Khai thác nguồn vốn kinh doanh để tiến hành kinh doanh trên thị trường thị trường chứng khoán có thể là hướng đi hiệu quả cho công ty tài chính trong thời gian sắp tới. Với suy nghĩ đó, sau một thời gian thực tập tại công ty, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “ Phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại công ty tài chính Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam” 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty tài chính. - Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng hoạt động của công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ Viêt Nam, xem xét phân tích thực trạng đầu tư chứng khoán của công ty. - Đề xuất những kiến nghị, giải pháp để phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2003 tới nay. 4. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm 3 chương Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tư của công ty tài chính Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp để phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty tài chính Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNN 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1.1.1.Thị trường tài chính Trong nền kinh tế hàng hoá cũng như nền kinh tế thị trường giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá, vốn là tiền đề cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh và ngày càng trở nên quan trọng. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng cần một lượng vốn nhất định. Mặt khác, để tồn tại trong thị trường với rất nhiều đối thủ cạnh tranh và những yêu cầu không ngừng mở rộng thị phần đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị và dây chuyền công nghệ nhằm mở rộng quy mô, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Vốn cho nhu cầu hoạt động của các doanh nghiệp thường vượt quá năng lực vốn tự có của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải tiến hành huy động nguồn tài chính từ các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Về phía Chính phủ, để thực hiện chức năng quản lý xã hội, Chính phủ cần phải xây dựng những công trình công cộng, những công trình phúc lợi xã hội, những cơ sở kinh tế của Chính phủ cùng với nhiều khoản chi tiêu khác. Để có được nguồn tài chính Chính phủ có thể thông qua các khoản thu của mình chủ yếu là thuế, tuy nhiên nhiều khi khoản thu này không đáp ứng nổi nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, nhất là với những nước đang trong quá trình phát triển kinh tế cần phải có nhiều nguồn vốn để đầu tư. Để có vốn, một phần Chính phủ có thể dựa vào nguồn vay nợ nước ngoài thông qua hình thức viện trợ ODA, dựa vào hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, nhưng để có thể phát triển ổn định thì các nguồn tài chính trong nước là vô cùng quan trọng. Ngoài các doanh nghiệp, Chính phủ, các hộ gia đình và các chủ thể kinh tế nước ngoài cũng có nhu cầu vay vốn để giải quyết những vấn đề kinh tế của bản thân mình. Ngược lại, trong nền kinh tế hàng hoá và đặc biệt là nền kinh tế thị trường luôn tồn tại những nguồn cung về tài chính hay còn được gọi là những nguồn vốn nhàn rỗi. Trước hết nguồn vốn nhàn rỗi tồn tại ở các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp tồn tại những khoản tiền nhàn rỗi, họ tạm thời chưa dùng đến. Những khoản tài chính đó có thể là lợi nhuận chưa phân phối trong kỳ, quỹ phúc lợi, các quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, khấu hao...hay đối với những doanh nghiệp mà chu kỳ kinh doanh mang tính thời vụ. Với những khoản tiền nhàn rỗi đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu tài chính trong thời gian nhất định đối với các chủ thể cần vốn. Các hộ gia đình cũng là đối tượng có khá nhiều nguồn vốn nhàn rỗi. Tuy số lượng vốn nhàn rỗi của một hộ gia đình không lớn nhưng tập hợp lại đó là nguồn cung không nhỏ cho các đối tượng cần vốn. Chính phủ, các tổ chức nước ngoài, các quỹ tiền tệ... cũng là những chủ thể tồn tại những khoản vốn nhàn rỗi và có thể cho vay. Như vậy là trong nền kinh tế thị trường, luôn luôn tồn tại những nguồn cung và những nhu cầu về tài chính to lớn. Vậy làm thế nào để người có nhu cầu vay vốn có thể gặp người có nhu cầu cho vay ? Trước khi xuất hiện thị trường tài chính, phạm vi gặp nhau của cung cầu về tài chính là rất nhỏ hẹp, chủ yếu thông qua sự quen biết cùng với sự tín nhiệm lẫn nhau, từ đó cung gặp cầu. Nhưng khi thị trường tài chính ra đời và phát triển đã tạo ra cơ hội cho cung và cầu về tài chính gặp nhau. Ta có thể hình dung qua sơ đồ: ( tài chính gián tiếp) ( tài chính trực tiếp) Hình trên là sơ đồ dẫn vốn từ những chủ thể chứa cung về tài chính đến những chủ thể chứa cầu về tài chính thông qua thị trường tài chính. Có hai con đường: Con đường thứ nhất là con đường trực tiếp, những chủ thể có nguồn vốn nhàn rỗi sẽ trực tiếp cung cấp vốn cho những người cần vốn thông qua thị trường tài chính trực tiếp. Với con đường thứ nhất, thị trường tài chính sẽ đảm nhận vai trò của người dẫn vốn trực tiếp từ những chủ thể chứa cung tài chính đến những chủ thể có cầu về tài chính. Với con đường này thị trường tài chính có thể được biểu hiện là thị trường chứng khoán. Các chủ thể cần nguồn tài chính sẽ phát hành ra chứng khoán và các chủ thể có vốn nhàn rỗi sẽ mua các chứng khoán đó, các hoạt động mua bán chứng khoán này đã hình thành nên Thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán được phân thành nhiều loại tuỳ thuộc vào tiêu chí phân loại. Phân loại theo hàng hoá thì có : thị trường trái phiếu ( Bond Market) là thị trường mà hàng hoá được mua bán tại đó là các trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ, mang thực chất của việc phát hành các công cụ này là nhà phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Người cho vay sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của người vay và trong mọi trường hợp, nhà phát hành phải có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ theo các cam kết đã được xác định trong hợp đồng vay. Trái phiếu thường có thời hạn xác định, có thể là trung hạn hay dài hạn. Khác với thị trường nợ, thị trường cổ phiếu ( Stock Markets) là nơi giao dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. Cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của mình. Cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như đối với tài sản của công ty, khi tài sản này được đem bán. Cổ phiếu có thời gian đáo hạn là không xác định. Thị trường các công cụ dẫn xuất ( Derivative Markets) là nơi các chứng khoán phái sinh được mua và bán. Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng tương lai (Future Contracts), hợp đồng quyền chọn ( Option). Thị trường này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính. Nó cung cấp các công cụ phòng vệ hữu hiệu, đồng thời cũng là công cụ đầu cơ lý tưởng cho các nhà đầu tư. Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn thì được chia thành: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp hay còn được gọi là thị trường cấp 1 là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên. Tại thị trường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Tại thị trường cấp hai là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. Phân theo hình thức tổ chức thị trường thì bao gồm: sở giao dịch và thị trường OTC. Con đường thứ hai là con đường gián tiếp, nguồn vốn sẽ được thông qua các trung gian tài chính từ đó đi đến các chủ thể cần nguồn tài chính. Trung gian tài chính đứng giữa người cho vay người tiết kiệm và người vay sử dụng và giúp chuyển vốn từ người này sang người kia. Trung gian tài chính thực hiện điều này bằng cách vay vốn của người cho vay - người tiết kiệm sau đó cho người vay vay vốn. Ví dụ một ngân hàng có thể nhận được vốn bằng cách phát hành một tài sản nợ cho công chúng ở dưới dạng tiền gửi tiết kiệm và sau đó dùng vốn này để cho vay, hoặc mua trái khoán trên thị trường tài chính. Kết quả cuối cùng là vốn được chuyển từ công chúng với sự giúp đỡ của trung gian tài chính. Thông thường trên thị trường tài chính phát triển có hệ thống các trung gian tài chính đa dạng làm nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển vốn và cung cấp các công cụ tài chính đa dạng cho người đầu tư và sử dụng vốn. Trung gian tài chính chuyển vốn từ người cho vay người tiết kiệm sang người vay người sử dụng và họ kiếm lời bằng cách đưa ra mức lãi suất cao hơn mức lãi suất mà họ phải trả cho người gửi tiền. Như vậy, trung gian tài chính có thể làm lợi cho những người gửi tiền tiết kiệm và nó cũng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người vay có được các khoản tiền để đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác, không có trung gian tài chính, thị trường tài chính không thể có được lợi ích trọn vẹn. Những trung gian tài chính này bao gồm : NHTM, công ty tài chính, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, trong đó NHTM là hình thức tổ chức điển hình của các Trung gian tài chính. Thị Trường tài chính tạo ra cơ hội rộng lớn để cho cung về tài chính và cầu về tài chính gặp nhau? Như chúng ta biết, cung, cầu tài chính trong nền kinh tế nằm trong tay các doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ, và trong tay các chủ thể nước ngoài, nguyên nhân khiến cho nguồn cung và nguồn cầu này khó có thể gặp nhau khi Thị trường tài chính chưa xuất hiện, trước hết là vấn đề thông tin. Làm sao để các chủ thể có cung về tài chính biết chủ thể nào đang cần tài chính ? Làm sao để các chủ thể cần vốn biết chủ thể nào có cung về tài chính? Và khi đã biết rồi, thì làm sao để có thể cho vay khi chưa hiểu rõ về đối tượng còn lại? Thị trường tài chính đã giải quyết được vấn đề này. Những chủ thể cần nguồn tài chính có thể vay vốn từ các trung gian tài chính hay phát hành ra chứng khoán và đem bán. Các chủ thể cần nguồn tài chính đến xin vay ở các trung gian tài chính, các Trung gian tài chính bằng nghiệp vụ của mình sẽ tiến hành thẩm định khách hàng, thẩm định kế hoạch sử dụng nguồn vốn để đưa ra quyết định có cho vay không, còn đối với các chủ thể chứa cung thì chỉ việc tìm hiểu thông tin về các Trung gian tài chính mà đa phần họ là những chủ thể đầy uy tín, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của luật pháp và chịu sự kiểm tra giám sát trực tiếp cơ quan có thẩm quyền. Những chủ thể phát hành ra chứng khoán đều phải chịu sự kiểm tra gắt gao của cơ quan quản lý, thông tin phải được cung cấp đầy đủ theo qui định, do đó những người có cung về tài chính có thể mua các chứng khoán của các chủ thể đó, ba câu hỏi về vấn đề thông tin đã được giải quyết. Một nguyên nhân nữa dẫn tới sự khó khăn cho việc gặp gỡ giữa cung và cầu tài chính khi chưa xuất hiện Thị trường tài chính là sự mâu thuẫn về thời hạn giữa cung về tài chính và cầu về tài chính. Các chủ thể cần vốn thì biết rõ được thời hạn mình cần, còn lại các chủ thể cung tài chính thì lại không giám chắc rằng khi nào mình mới cần nguồn tài chính đó, đây chính là sự mâu thuẫn về thời hạn giữa cung và cầu về tài chính. Và thị trường tài chính đã giải quyết được xung đột này, những chủ thể này khi đầu tư vào chứng khoán có thể đem bán đi trên thị trường chứng khoán nếu cần tài chính , với đa phần các loại chứng khoán, tính thanh khoản của nó là rất cao và họ có thể dễ dàng bán được. Còn các trung gian tài chính, thông qua các nghiệp vụ về huy động vốn, họ luân chuyển những nguồn vốn ngắn hạn nhỏ lẻ thành nguồn vốn dài hạn để cho vay. 1.1.2. Vai trò của các trung gian tài chính Một nền kinh rế phát triển lành mạnh và ổn định không thể thiếu những kênh dẫn vốn từ những người có tiền nhưng lại muốn chi tiêu ít hơn, tới những người ít tiền nhưng lại muốn chi tiêu nhiều hơn. Nghiên cứu thị trường tài chính chỉ mới cho ta biết những dòng vốn được dẫn một cách trực tiếp từ người có vốn sang người cần vốn. Trong nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển, người ta tập trung chú ý tới thị trường tài chính trung gian tạo ra nguồn tài chính cho các doanh nghiệp quan trọng hơn so với thị trường tài chính. Trung gian tài chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các qui luật kinh tế như qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh.... Để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng lao động, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng đáp vốn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, tạo cho doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh. Trung gian tài chính đóng vai trò trung gian thanh toán cho các tổ chức kinh tế quốc dân, sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Trung gian tài chính là công cụ để Nhà nứoc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trung gian tài chính hoạt động hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của mình thực sự là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán, các trung gian tài chính đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thông qua việc cấp các khoản tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế. Trung gian tài chính thực hiện việc điều hoà các luồng tiền, tích tụ và phân phối cho các ngành. Với những nội dung hoạt động như vậy, nhà nước đã sử dụng Trung gian tài chính như là một cung hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế. Trung gian tài chính là cầu nối nền tài chính quốc gia với hệ thông tài chính quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường khi các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các nước trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy, nền tài chính mỗi nước phải hoà nhập với nền tài chính Quốc tế. Trung gian tài chính đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng mở rộng thông qua các hoạt động thanh toán kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các ngân hành nước ngoài. Hệ thống Trung gian tài chính đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của hệ thống tài chính thế giới. 1.1.3. Đặc điểm của Thị trường tài chính Việt nam Cũng như các quốc gia chậm phát triển khác, thị trường tài chính Việt Nam cho đến nay chưa phát triển. Hoạt động của thị trường tài chính chỉ tập trung ở hoạt động của trung gian tài chính - các ngân hàng thương mại. Có thể nói thị trường tài chính Việt Nam được hình thành bằng việc ra đời của những trung gian tài chính mà cụ thể là sự ra đời của Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập ngày 06/05/1951. Quá trình phát triển của thị trường tài chính Việt Nam gắn với sự phát triển của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam có thể chia thành hai đoạn : Giai đoạn hệ thống Ngân hàng hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung(1951- 1988).Vào giai đoạn này hệ thống Ngân hàng Việt nam tổ chức theo hệ thống Ngân hàng một cấp ra đời và tồn tại gắn liền với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã từng bước phát triển trưởng thành cả về hệ thống tổ chức cũng như chức năng hoạt động. Sau 1977, bên cạnh bộ máy tổ chức Ngân hàng nhà nước là bộ máy tổ chức các Ngân hàng chuyên nghiệp nằm trong tổ chức Ngân hàng nhà nước thống nhất. Giai đoạn hệ thống Ngân hàng Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường. Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cả nước bước vào thời kỳ đổi mới cơ bản về tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt đọng của Ngân hàng là một khâu quan trọng. Sau khi thực hiện thí điểm việc đổi mới hoạt kinh doanh Ngân hàng ở một số chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước tỉnh, thành phố. Ngày 26/3/88 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ) đã ban hành nghị định 53/ HĐBT có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử xây dựng và phát triển hệ thống Ngân hàng ở nước ta, hình thành hệ thống Ngân hàng hai cấp tách bạch rõ chức năng quản lý tiền tệ, tín dụng Ngân hàng. Pháp lệnh “Ngân hàng nhà nước” và pháp lệnh “Ngân hàng, hợp tác xã và công ty tài chính. Tháng 12/1997 luật Ngân hàng Nhà Nước Việt nam và các tổ chức tín dụng được quốc hội thông qua đã tạo ra chuẩn mực mới về pháp lý cho các hoạt động của ngân hàng, các công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác ở Việt nam, góp phần đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống tài chính quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước . Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, Chính phủ đã ra thành lập uỷ ban chứng khoán quốc gia vào năm 1998. uỷ ban này hiện đang xúc tiến hàng loạt các hoạt động tạo điều kiện tiền đề cho trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào 7/1998. Năm 2002, thị trường chứng khoán Việt nam được chính thức thành lập và đi vào hoạt động với sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đã làm hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam. Đến năm 2005, thị trường chứng khoán hoàn thiện thêm một bước quan trọng đó là thành lập trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các công ty chứng khoán đã góp phần đưa thị trường chứng khoán lên tầm cao mới. Như vậy, về cơ bản, thị trường tài chính Việt Nam là một Thị trường tài chính hoàn thiện. Với hàng chục NHTM, các quỹ tín dụng Trung ương và địa phương, các tổ chức tài chính phi ngân hàng: 7 công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, các công ty bảo hiểm, hai trung tâm giao dịch chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và các công ty chứng khoán. Cũng giống như Thị trường tài chính các nước khác trên thế giới, các Trung gian tài chính ở Việt Nam đóng góp vai trò chính trong quá trình huy động, phân phối nguồn tài chính trong nước. Tuy Thị trường chứng khoán Việt Nam đã được thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm, nhưng chức năng huy động vốn của thị trường chứng khoán là chưa cao. Bên cạnh đó chưa có khung pháp lý hoàn thiện. Trong các trung gian tài chính, 4 NHTM quốc doanh, bao gồm: Ngân hàng Ngoại thương; Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn; Ngân hàng Đầu tư và phát triển ViệtNam; Ngân hàng Công thương, và mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc là những Trung gian tài chính chiếm thị phần chủ yếu và chi phối Thị trường tài chính Việt nam. Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại cổ phần: ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, Ngân hàng á Châu, ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải...các ngân hàng liên doanh và các ngân hàng nước ngoài cũng đang phát triển mạnh mẽ và dần chiếm vị trí quan trọng trong thị trường tài chính Việt Nam. Như vậy có thể đưa ra nhận xét chung: Thị trường tài chính Việt nam được hình thành và chi phối bởi các NHTM quốc Doanh. Cùng với thị trường chứng khoán đang từng bước khẳng định được vị trí của mình, thị trườn
Luận văn liên quan