Thực trạng tổ chức công tác kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Kim khí Thăng long

Trong cơ chế thị trường có sựquản lý vĩmô của Nhà nước nhưhiện nay, các Doanh nghiệp phải chủ động vềhoạt động sản xuất kinh doanh, điều này đã đặt ra cho các Doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi mới nhằm đáp ứng kịp thời với những thay đổi đểcó thểtồn tại và tiếp tục phát triển. Thực tếcho thấy để đứng vững, thắng thếtrên thịtrường, chủdoanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp mà một trong những điều kiện tiên quyết đó là quan tâm đặc biệt tới công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nếu nhưviệc tổchức và huy động các nguồn vốn kịp thời, việc quản lý, phân phối sửdụng các nguồn vốn hợp lý là tiền đề đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thì việc tập hợp chi phí và tính đúng giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong trong công tác quản lý chi phí, hạgiá thành, mặt khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có biện pháp hạgiá thành nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng đểsản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận và có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loaịcủa các doanh nghiệp khác. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần quan trọng của kếtoán, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp nói riêng cũng nhưquản lý vĩmô của Nhà nước nói chung. Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Kim khí Thăng Long cùng tiến bước tiến với công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển đất nước đến nay được 39 năm. Trong 39 năm xây dựng hoạt động và phát triển Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống là bếp dầu, đèn bão, đèn toạ đăng. mà còn đa dạng hoá nhiều mặt hàng, hạgiá thành sản phẩm, luôn đặt chữtín lên hàng đầu.

pdf69 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng tổ chức công tác kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Kim khí Thăng long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Thực trạng tổ chức công tác kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Kim khí Thăng long.” 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước như hiện nay, các Doanh nghiệp phải chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này đã đặt ra cho các Doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi mới nhằm đáp ứng kịp thời với những thay đổi để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển. Thực tế cho thấy để đứng vững, thắng thế trên thị trường, chủ doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp mà một trong những điều kiện tiên quyết đó là quan tâm đặc biệt tới công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nếu như việc tổ chức và huy động các nguồn vốn kịp thời, việc quản lý, phân phối sử dụng các nguồn vốn hợp lý là tiền đề đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thì việc tập hợp chi phí và tính đúng giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong trong công tác quản lý chi phí, hạ giá thành, mặt khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có biện pháp hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận và có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loaị của các doanh nghiệp khác. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần quan trọng của kế toán, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp nói riêng cũng như quản lý vĩ mô của Nhà nước nói chung. Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Kim khí Thăng Long cùng tiến bước tiến với công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển đất nước đến nay được 39 năm. Trong 39 năm xây dựng hoạt động và phát triển Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống là bếp dầu, đèn bão, đèn toạ đăng... mà còn đa dạng hoá nhiều mặt hàng, hạ giá thành sản phẩm, luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả. Công tác kế toán được sử dụng như một công cụ đắc lực với chức năng thông tin kiểm tra và đánh giá. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 3 TNHH NN Một Thành Viên Kim khí Thăng Long có một ý nghĩa quan trọng, qua đó có thể tìm ra những phương hướng mang tính đề suất và những biện pháp khả thi nhằm nâng cao hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH NN MTV Kim khí Thăng Long. Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận và thực tiễn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, với mong muốn được kết hợp những kiến thức quí báu được các thầy cô trang bị khi còn ngồi trên ghế nhà trường và những kinh nghiệm bổ ích được tiếp thu trong quá trình thực tập tốt nghiệp ở Công ty Kim khí Thăng long. Em đã lựa chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nội dung của chuyên đề ngoài lời mở đầu và lết luận, bao gồm 3 phần chính: Chương 1: Tæng quan vÒ C«ng ty TNHH Nhµ n-íc mét thµnh viªn Kim khÝ Th¨ng long. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Kim khí Thăng long. Chương 3: Những biện pháp phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế tón chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kim khí Thăng Long. Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên PGS.TS Nguyễn Thị Lời khoa kế toán §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n và cán bộ phòng Tài vụ , Kế hoạch ... Công ty Kim khí Thăng Long đã giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài này. Nhưng do những hạn chế về thời gian và trình độ, bài viết chắc không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của cô giáo hướng dẫn, và cán bộ các phòng ban, đơn vị của Công ty Kim khí Thăng Long để em có cái nhìn đầy đủ hơn và chính xác hơn về vấn đề này. Sinh viên Ma Thị Dung 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN KIM KHÍ THĂNG LONG I. Đặc diểm của Công ty 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ở Công ty Kim khí Thăng Long Công tyTNHH Nhà nước một thành viên Kim khí Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 522/QĐ-TCCQ ngày 13-3-1969 của Uỷ ban hành chính Thành phố Hà Nội trên cơ sở sáp nhập 3 xí nghiệp: Xí nghiệp đèn pin, Xí nghiệp đèn bão, Xí nghiệp khoá Hà Nội với tên gọi ban đầu là Nhà máy Kim khí Thăng Long. Thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 388/HĐBT ngày 23-11-1992, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 2950/QĐ-UB cho phép thành lập lại doanh nghiệp. Ngày13-9-1992, doanh nghiệp đã được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 1996/QĐ- UB cho phép đổi tên và điều chỉnh nhiệm vụ thành Công ty Kim khí Thăng Long. Vào 4-3-1998 UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định số 930/QĐ- UB về việc sát nhập Nhà máy cơ khí Lương Yên vào Công ty Kim khí Thăng Long và ngày 31-11-2002 UBND Thành phố Hà nội đã có quyết định số 2550/QĐ-UB về viếc sát nhập Công ty thiết bị lạnh Long biên vào Công ty Kim khí Thăng Long. Ngày 14/12/2007 UBND Thành phố Hà Nội có quyết định QĐ 186/2006/QĐ-UB về việc chuyển công ty Kim Khí Thăng Long thuộc sở công nghiệp Hà Nội thành công ty TNHH nhà nước một thành viên Kim Khí Thăng Long. Tên doanh nghiệp :Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Kim Khí Thăng Long. 5 Tên quan hệ quốc tế: Thang Long metal wares company Trụ sở chính : Phường Sài Đồng – Quận Long Biên – Thành phố Hà Nội Điện thoại: 04- 8.271304 Fax : 04- 8276670 Hiện nay, Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Kim khí Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước nằm trên địa bàn Quận Long Biên - Hà Nội, ngay cạnh Khu công nghiệp điện tử kỹ thuật cao. Với bề dày 38 năm thành lập Công ty có cơ sở hạ tầng tốt, với diện tích mặt bằng 25.000m2, lại nằm cạnh quốc lộ 5 là điều kiện rất thuận lợi của Công ty. Công ty có trụ sở giao dịch tại 195 Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội, Số 1 Lương yên Hà nội. Hiện nay Công ty có 1500 cán bộ công nhân viên, trong đó có 100 cán bộ làm gián tiếp tại các phòng ban, 120 kỹ sư tốt nghiệp tại các trường đại học trong và ngoài nước, số cán bộ trung cấp kỹ thuật và công nhân có tay nghề có (từ bậc 5 trở lên) chiếm 25% công nhân sản xuất trực tiếp. Hàng năm Công ty vẫn thường xuyên tổ chức tuyển dụng thợ trẻ để đào tạo công nhân có tay nghề cao kế tiếp lớp trước. Công ty có tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên. Quá trình 39 năm xây dựng và phát triển tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn ổn định và tăng trưởng. Nét nổi bật là trong thời kỳ đổi mới chuyển đổi từ sản xuất kinh doanh cũ sang cơ chế thị trường với nhiều khó khăn trong bước chuyển đổi để hoà nhập với nhiều thành phần kinh tế trong việc cạnh tranh trên thị trường hàng tiêu dùng luôn có biến động với nhiều doanh nghiệp khác cũng sản xuất các mặt hàng cùng loại. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, lãnh đạo Công ty đã đi sâu đi sát, nắm bắt tình hình, đề ra các giải pháp đúng hướng tháo gỡ khó khăn như: Nhanh chóng ổn định tổ chức, nâng cao các mặt trong công tác quản lý, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng của sản phẩm, đề ra các biện pháp tiếp cận thị trường do đó Công ty đã liên 6 tục hoàn thành các nhiệm vụ với thành tích năm sau cao hơn năm trước. Do đó, doanh thu của Công ty và đời sống của cán bộ công nhân viên trong những năm trở lại đây từng bước được cải thiện và nâng cao, công nhân có việc làm đầy đủ với thu nhập ổn định. Chính vì thế ban lãnh đạo của Công ty đã có được sự tin tưởng tuyệt đối của công nhân viên để rồi từ niềm tin ấy khiến công nhân lao động hăng hái hơn tạo đà để Công ty phát triển ngày càng lớn mạnh. Những thành tích của Công ty đã đạt được từ năm 2002 - 2007 được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản sau: Bảng 1: Bảng chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2002 - 2007 Chỉ tiêu Năm Giá trị SXCN (tr.đồng) Doanh thu (tr.đồng) Nộp N.S (tr.đồng) Lao động (người) Thu nhập (đ/người/tháng) 2002 100 000,00 80 000,00 4 653,00 989 1143,56 2003 150 000.00 120 000.00 8 000.00 1100 1100,28 2004 290 000.00 250 000.00 12 000.00 1500 1496,69 2005 350 000.00 310 000.00 20 000.00 1800 1433,59 2006 490 000.00 436 000.00 25 000.00 2480 1 509,87 2007 615 000,00 608 000,00 30 000.00 2900 1 600,00 * Vốn của Công ty trên 113,2 tỷ đồng trong đó: - Vốn cố định là 88,8 tỷ đồng. - Vốn lưu động là 25,4 tỷ đồng. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ: 1.2.1 Chức năng sản xuất : SXKD các mặt hàng gia dụng như : Các loại bếp dầu, các loại xoong chảo, bếp điện, bếp ga, các loại đèn trang trí, vỏ đèn chiếu sáng công cộng, các loại dụng cụ gia đình khác và gia công cơ khí. Liên doanh liên kết với 7 các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Mở cửa hàng làm đại lý đại diện cho các công ty nước ngoài để giới thiệu và tiêu thụ, bảo hành các loại khóa của công ty và của liên doanh. Được xuất khẩu các sản phẩm của công ty và của liên doanh hợp tác. Nhập khẩu máy móc vật tư kỹ thuật, hoá chất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và các đơn vị trong ngành. Sản xuất kinh doanh lắp ráp các các mặt hàng như: Xe máy, bếp ga, điện lạnh, điện dân dụng, trang thiết bị vệ sinh và các mặt hàng tiêu dùng khác. ( Theo quyết định số 5086/QĐUB ngày 7/12/1998 của UBND thành phố Hà Nội ). 1.2.2 Chức năng kinh doanh : Công ty Kim khí Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng, được vận dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước, chức năng chủ yếu là sản xuất, kinh doanh các mặt hàng cơ khí, kim khí gia dụng và chi tiết sản phẩm cho các ngành công nghiệp khác từ kim loại lá mỏng bằng công nghệ đột dập.Với các thiết bị máy móc,dây truyền công nghệ khép kín tiên tiến và hiện đại của nước ngoài như :dây truyền máy đột từ 1-1000 tấn,dây truyền sản xuất khuôn mẫu theo công nghệ CNC ,dây truyền cắt xẻ tôn,dây truyền sơn tĩnh điện bột và ướt,mạ Carrier,mạ vàng,dây truyền tráng men,dây truyền đánh bóng tự động,dây truyền hàn TIG,MIG,SPOT...Hiện nay công ty đang sản xuẩt trên 200 loại sản phẩm chủ yếu với số lượng từ 5 đến 6 triệu sản phẩm hoàn chỉnh một năm . Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất, công tác kinh doanh của Công ty cũng phát triển rất nhanh. Ngoài việc tổ chức khai thác thị trường trong nước, Công ty đã được phép xuất nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư thiết bị để phục vụ cho SXKD của Công ty đồng thời Công ty còn đợc phép cùng với các Công ty nước ngoài tổ chức sản xuất, lắp ráp, buôn bán các 8 sản phẩm thuộc nhóm hàng đồ dùng gia đình, xe máy, điện lạnh, điện gia dụng... tại thị trường Việt nam và nước ngoài. Để khai thác thị trường trong nước, Công ty có khoảng hơn 30 đại lý tại các Tỉnh, Thành phố và các trung tâm kinh tế lớn trong cả nớc nh : Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cần Thơ, Đà Nẵng... Đối với thị trường nước ngoài, Công ty đã có quan hệ với nhiều nước như : Đức, Pháp, Thụy Điển, Anh, Australia... 1.2.3 Nhiệm vụ: Mặt hàng chủ yếu: + Mặt hàng truyền thống: Bếp dầu tráng men các loại, đèn toạ đăng đèn bão, vỏ đèn chiếu sáng công cộng, ấm nhôm, xoong chảo nhôm... + Mặt hàng gia dụng cao cấp: Các loại đèn trang trí, xoong chảo inox đáy 3 lớp, ấm điện, bếp điện, vỏ bếp ga, bồn rửa, ca nước,... + Ngoài ra, sản phẩm của Công ty đã tham gia vào chương trình nội địa hoá các sản phẩm tiêu dùng cao cấp như: phụ tùng xe máy SUPER DREAM, FUTURE, WAVE  phụ tùng máy bơm nước SHINIL... + Hiện nay, công ty còn đang sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài là các tập đoàn kinh tế lớn như IKEA của Thuỵ Điển và các công ty của Anh, Pháp, Mỹ , Đức, Canada, Australia.... Sản phẩm của Công ty có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, đã giành được nhiều huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm kinh tế quốc dân Việt Nam. Năm 1998 các sản phẩm của Công ty được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường - chất lượng tặng giải Bạc. Mặt hàng bếp dầu tráng men được xếp thứ 37/200 mặt hàng chất lượng cao được người tiêu dùng tín nhiệm. Để tiếp tục phát triển và hoàn thiện nhu cầu của thị trường, với quan điểm mở rộng quan hệ hợp tác Công tyTNHH Nhà Nước một thành viên Kim khí Thăng Long đã cùng các tập đoàn HONDA và GOSHI GIKEN thành lập Công ty liên doanh sản xuất phụ tùng ôtô xe máy GOSHI - THANGLONG. 1.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh ở Công Ty TNHH Nhà nước một thành viên Kim Khí Thăng Long: 9 ( Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức trang bên) 1.3.1. Ban lãnh đạo công ty: * Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty: do UBND Thành phố bổ nhiệm, vừa là người đại diện cho nhà nước, vừa là người đại diện cho quyền lợi cán bộ trong Công ty, là người có quyền lực cao nhất, chịu toàn bộ trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố Hà Nội và pháp luật về sự phát triển của công ty theo ngành nghề được giao. * Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh:là người giúp Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc công ty điều hành các hoạt động liên quan đến công tác cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm , nghiên cứu thị trường và xuất khẩu.Chịu trách nhiệm trước chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được giao. * Phó Tổng Giám Đốc phụ trách sản xuất: là người giúp Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc công ty điều hành các hoạt động liên quan đến công tác kế hoạch sản xuất.Chịu trách nhiệm trước chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công thực hiện. * Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật- đầu tư: là người giúp Chủ Tịch kiêm Tổng Giám Đốc phụ trách công tác đầu tư, hệ thóng quản lý chất lượng ISO 9001:2000, công tác an toàn bảo hộ, công tác kỹ thuật ,chất lượng của công ty, chịu trách nhiệm trước chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công thực hiện. * Giám đốc các nhà máy thành viên:là người được chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc công ty phân công điều hành chỉ đạo mọi hoạt động liên quan đến nhà máy do mình phụ tránh, chịu trách nhiệm trước chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc công ty và pháp luật về kết quả hoạt động của Nhà máy và các quyết định liên quan đến việc chỉ đạo, điều hành Nhà máy. * Giám đốc chi nhánh TP Hồ Chí Minh:là người được chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc công ty uỷ quyền quản lý , điều hành mọi hoạt động của chi nhánh đảm bảo hoàn thành nhịêm vụ do công ty giao cho, chịu trách nhiệm trước chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc công ty và pháp luật về kết quả hoạt động của chi nhánh và các quyết định liên quan đến việc chỉ đạo, điều hành chi nhánh. 10 1.3.2. Các phòng ban chức năng * Phòng Thiết kế Nghiên cứu, Thiết kế các sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá các sản phẩm của Công ty, của khách hàng. * Phòng Công nghệ Quản lý công nghệ sản xuất của Công ty. Thiết kế cải tiến và ban hành quy trình công nghệ, định mức lao động, khuôn gá cho phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty, đánh giá các sáng kiến cải tiến trong công ty. * Phòng Cơ điện Quản lý hệ thống thiết bị, hồ sơ thiết bị, hệ thống cung cấp điện, thiết bị điện, hồ sơ thiết bị điện. Lập kế hoạch và theo dõi giám sát kỹ thuật trong công tác sửa chữa thiết bị, sửa chữa điện. * Phòng QC Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, sản phẩm đầu vào, chi tiết hoàn chỉnh, sản phẩm xuất xưởng. Kiểm tra nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm đầu vào Công ty. Kiểm soát chất lượng công đoạn trong quá trình sản xuất. Kiểm tra hàng thành phẩm và sản phẩm qua dịch vụ sau bán hàng. * Phòng Tổ chức - Hành chính Là đơn vị tham mưu giúp chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc công ty trong các công tác: tổ chức lao động, quản lý cán bộ, tuyển dụng, đào tạo và giải quyết chế độ chính sách, hành chính y tế thông tin tuyên truyền. * Phòng Đầu Tư Căn cứ phương hướng phát triển sản xuất và kinh doanh của Công ty, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đầu tư, công tác xây dựng cơ bản ngoài phạm vi Công ty phục vụ công tác đầu tư mở rộng sản xuất. * Phòng Tài vụ Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, tài chính. Thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở doanh nghiệp theo cơ chế quản lý mới, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà Nước tại doanh nghiệp. * Phòng mua bán nội địa Chịu trách nhiệm cung ứng vật tư ,tiêu thụ sản phẩm ,quản lý sử dụng vật tư,phương tiện vận chuyển xếp dỡ trong toàn công ty. * Phòng xuất nhập khẩu 11 Là đơn vị tham mưu giúp chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc công ty trong công tác xuất nhập khẩu. * Cửa hàng bán buôn Giúp chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc trong công tác thị trường ,tiêu thụ sản phẩm ,chính sách phân phối giá cả,hậu mãi với khách hàng. * Cửa hàng bán lẻ Giúp chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc trong công tác tổ chức các quầy hàng bán lẻ sản phẩm nhằm điều phối giá cả bán lẻ của công ty trên thị trường,công tác bảo hành sản phẩm. * Phòng Kế Hoạch Xây dựng kế hoạch sản xuất năm, quý và tháng. Phối kết hợp với các phòng ban, phân xưởng chuẩn bị vật tư, công nghệ, tác nghiệp sản xuất, cân đối nhân lực, thiết bị và sản phẩm cho phù hợp với điều kiện sản xuất. Quản lý và bảo quản khuôn gá, bán thành phẩm. Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức phòng kế hoạch: (nguồn từ tài liệu ISO Công ty) -Trưởng phòng kế hoạch: + Xây dựng dự kiến kế hoạch sản xuất cho từng năm,quý và tháng Nhân viên điều hành sản xuất Nhân viên điều hành sản xuất khuôn gá Nhân viên quản lý lao động tiền lương Trưởng Phòng Kế Hoạch 12 + Lập kế hoạch sản xuất, triển khai và điều hành việc thực hiện kế hoạch trong toàn công ty + Kết hợp với các đơn vị liên quan giải quyết các vấn đề về kế hoạch + Tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo - Nhân viên điều hành sản xuất: căn cứ vào kế hoạch tháng, quý ,năm xây dựng kế hoạch dự trù vật tư hàng quý, tháng, tuần tiến độ sản xuất, tiến độ cung cấp bán thành phẩm từng sản phẩm đến các nhà máy thành viên. Theo dõi tình hình cung cấp vật tư, bán thành phẩm, tình hình sản xuất và điều hành sản xuất đáp ứng kế hoạch đặt ra. Xử lý các thông tin giải quyết các vướng mắc liên quan đến kế hoạch sản xuất của các nhà máy thành viên. - Nhân viên quản ký lao động tiền lương: xây dựng quy chế tiền lương cho toàn công ty, xây dựng quỹ lương, thưởng, theo dõi và xây dựng định mức lao động ,quản lý chế độ lao động, ngày công ,giờ công. Phân tích và tổng hợp năng xuất lao động, lương, thưởng cùng phòng Tài chính – Kế toán , đề xuất hệ số lương cho các đơn vị và quản lý sử dụng các văn bản của Bộ Lao Động-TBXH.Lập kế hoạch và điều chỉnh địng mức lao động cho các sản phẩm tại các nhà máy. - Nhân viên điều hành sản xuất khuôn gá:theo kế hoạch chế thử sản mới của phòng XNK, phòng mua bán nội địa lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới cho từng mẫu sản phẩm, lập KH sản xuất khuôn gá, thiết bị phục vụ cho sản phẩm mới,sản phẩm cải tiến. Căn cứ vào KH dự phòng khuôn gá của các nhà máy tổng hợp lại và lập KH sản xuất dự phòng khuôn gá, thiết bị. Xử lý các thông tin liên quan đến KH sản xuất khuôn gá. 1.3.3 Các nhà máy thành viên: * Nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô -xe máy (nhà máy số 3 ) Sản xuất các chi tiết phụ tùng ôtô xe máy cho công ty Honda và các mặt hàng khác theo KH nhiệm vụ được giao. * Nhà máy sản xuất khuôn mẫu (nhà máy số 2) Chế tạo hoàn toàn khuôn mẫu đồ gá cho tất cả các mặt hàng đang sản xuất tại công ty, các sản phẩm mới và các đơn đặt hàng bên ngoài.Sửa chữa khuôn mẫu theo KH dự phòng ,quản lý và sửa chữa thiết bị máy móc trong công ty. 13 * Nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu (nhà máy số 1 ) Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.....và các sản phẩm khác theo KH được giao. * Nhà máy sản xuất hàng gia dụng (nhà máy số 4 ) Sản xuất các mặt hàng kim khí gia dụng và cá
Luận văn liên quan