Tiểu luận Chiến lược trách nhiệm xã hội của các công ty suất ăn công nghiệp trên địa bàn TP HCM

Từ khi được Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành lập, khu công nghiệp (KCN). Từ chỗ chỉ có vài doanh nghiệp với vài trăm công nhân lao động giờ đây đã tăng lên đến hàng trăm doanh nghiệp với tổng số công nhân lao động làm việc lên tới hàng chục ngàn người. Việc đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho người lao động, trọng tâm là nhu cầu ăn uống cũng dần trở thành một vấn đề cấp bách được các nhà đầu tư quan tâm xem xét khi đầu tư vào KCN. Đồng thời khi đó các công ty cung cấp suất ăn công nghiệp (SACN) cho người lao động ra đời với những bữa ăn có đủ chất và lượng, hợp vệ sinh, giá cả hợp lý. Song, thời gian qua, việc cung cấp SACN của các công ty đang dần trở nên khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng hàng hóa tồn đọng, nợ lương công nhân, cắt giảm lao động dẫn đến một số không còn ký hợp đồng với các công ty suất ăn công nghiệp, có doanh nghiệp chây ỳ chậm trả nợ, có doanh nghiệp phá sản các yếu tố trên cộng với nhu cầu thay đổi để tồn tại đòi hỏi các công ty phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm giữ vững thị trường, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động trong giai đoạn trước mắt, thể hiện rõ trách nhiệm xã hội của các công ty từ đó giúp các công ty vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển bền vững.

docx70 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chiến lược trách nhiệm xã hội của các công ty suất ăn công nghiệp trên địa bàn TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG Khoa Quản Trị Kinh Doanh Tiểu luận: Chiến lược trách nhệm xã hội của các công ty suất ăn công nghiệp trên đia bàn tp.hcm Nhóm :9 Lớp:NCQT.5F GVHD: Th.s Nguyễn Thị Tuyên Truyền TPHCM tháng 3 năm 2014 Danh sách nhóm 9 1. Phạm Tiến Anh 11214641 2. Trương Thị Mỹ Duyên 11207891 3. Ngô Thị Hồng Ngọc 11185711 4. Phạm Thị Bảo Ngọc 11214851 Mục Lục Contents CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tính cấp thiết của đề tài Từ khi được Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành lập, khu công nghiệp (KCN). Từ chỗ chỉ có vài doanh nghiệp với vài trăm công nhân lao động giờ đây đã tăng lên đến hàng trăm doanh nghiệp với tổng số công nhân lao động làm việc lên tới hàng chục ngàn người. Việc đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho người lao động, trọng tâm là nhu cầu ăn uống cũng dần trở thành một vấn đề cấp bách được các nhà đầu tư quan tâm xem xét khi đầu tư vào KCN. Đồng thời khi đó các công ty cung cấp suất ăn công nghiệp (SACN) cho người lao động ra đời với những bữa ăn có đủ chất và lượng, hợp vệ sinh, giá cả hợp lý. Song, thời gian qua, việc cung cấp SACN của các công ty đang dần trở nên khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng hàng hóa tồn đọng, nợ lương công nhân, cắt giảm lao động… dẫn đến một số không còn ký hợp đồng với các công ty suất ăn công nghiệp, có doanh nghiệp chây ỳ chậm trả nợ, có doanh nghiệp phá sản… các yếu tố trên cộng với nhu cầu thay đổi để tồn tại đòi hỏi các công ty phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm giữ vững thị trường, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động trong giai đoạn trước mắt, thể hiện rõ trách nhiệm xã hội của các công ty từ đó giúp các công ty vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển bền vững. Đó cũng chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Chiến lược trách nhệm xã hội của các công ty suất ăn công nghiệp trên đia bàn tp.hcm”. để làm tiểu luận của mình. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan lý luận về sản phẩm và chính sách sản phẩm suất ăn công nghiệp của các công ty trên địa bàn Tp.HCM. Đánh giá đúng thực trạng SACN của công ty trong thời gian qua tác động đến xã hội như thế nào. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện SACN của các công ty và trách nhiệm xã hội trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung chiến lược trách nhệm xã hội của các công ty suất ăn công nghiệp trên đia bàn tp.hcm. Phương pháp nghiên cứu Bài làm sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, thống kê, nghiên cứu tham khảo các tư liệu của các tác giả liên quan đến đề tài để phân tích và suy luận, đánh giá thực trạng nhằm tìm ra giải pháp. Các phát hiện và kết quả nghiên cứu Bài làm đã xác định việc đầu tư dịch vụ ăn uống và cung cấp bữa ăn cho công nhân trong KCN là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp yên tâm khi đầu tư, từng bước hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ trong KCN, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố. Kết cấu đề tài Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về chiến lược TNXH Chương 3: Thực trạng thực hiện chiến lược TNXH của các công ty suất ăn công nghiệp trên địa bàn TP.HCM Chương 4: Xu hướng chiến lược TNXH của các công ty suất ăn công nghiệp trên địa bàn TP.HCM Chương 5: Giải pháp, kiến nghị và kết luận CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC TNXH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM Cơ sở lý thuyết Chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây hơn 50 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số người xác định “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975: 58 – 64). Một số người khác hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Archie. B Carroll, 1979), v.v.. Hiện đang tồn tại hai quan điểm đối lập nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Những người ủng hộ quan điểm thứ nhất cho rằng, doanh nghiệp không có trách nhiệm gì đối với xã hội mà chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao động của doanh nghiệp, còn nhà nước phải có trách nhiệm với xã hội; doanh nghiệp đã có trách nhiệm thông qua việc nộp thuế cho nhà nước. Trái lại, những người khác lại có quan điểm cho rằng, với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn lực của xã hội, khai thác các nguồn lực tự nhiên và trong quá trình đó, họ gây ra những tổn hại không tốt đối với môi trường tự nhiên. Vì vậy, ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn có trách nhiệm xã hội đối với môi trường, cộng đồng, người lao động, v.v.. Các khái niệm và nội dung về TNXH Trách nhiệm xã hội => Mô hình nghiên cứu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR), theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Tạo lập giá trị chung (giát trị chia sẻ _ Creating Share value) Bất kể chúng ta đang ở đâu, chúng ta luôn mang theo những giá trị của bản thân mình. Khi những người khác cũng chia sẻ cùng giá trị đó thì nó trở thành một lực hấp dẫn đầy quyền năng giúp gắn kết chúng ta với nhau. Giá trị chia sẻ hình thành nên nền tảng cho mọi mối quan hệ. Những người chủ thương hiệu nhận thấy điều này trong cuộc sống bộn bề ngày nay, hầu hết chúng ta đều dành rất ít thời gian cho những thứ (và những người) không có ý nghĩa với chúng ta. Đối với thương hiệu, khách hàng phải tin rằng thương hiệu đang mang lại một thứ gì đó có giá trị cho họ thay vì trao đổi tiền bạc đơn thuần. Về ảnh hưởng, thương hiệu phải mang lại nhiều "giá trị sử dụng" hơn giá trị tiền bạc mà họ yêu cầu. Chính trải nghiệm về giá trị chia sẻ gắn kết khách hàng với thương hiệu cũng như với doanh nghiệp đằng sau thương hiệu ấy. Khi thương hiệu thực hiện lời hứa ở cấp độ này, chúng dẫn dắt thị trường và dịch chuyển văn hoá. Kết quả là lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp. Vai trò của TNXH trong doanh nghiệp DN VN đã có nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của việc thực hiện TNXH của DN, nhất là các DN lớn, họ đang đi tiên phong trong vấn đề này. Ở đây có thể kể ra một số điển hình như: FPT,Unilever, Saigon Tourism… Tuy nhiên, những DN lớn ở VN vẫn chưa triển khai sâu, chưa thực sự đưa việc thực hiện TNXH gắn sâu vào các hoạt động cốt lõi của mình. Nếu như, các DNNVV trên thế giới vẫn gặp khó khăn trong thực hiện TNXH của DN thì các DNNVV VN còn gặp nhiều khó khăn hơn, chưa thực sự bài bản… Vì vậy cần phải có một sự nỗ lực rất lớn của DN, cùng với đó là sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành… Lợi ích của TNXH đối với doanh nghiệp, xã hội, nền kinh tế, môi trường doanh nghiệp thực hiện TNXH không chỉ đơn thuần là trách nhiệm mà việc này còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của doanh nghiệp. Ông Nguyễn Quang Vinh - Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp (DN) vì sự Phát triển bền vững (SD4B) thuộc Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã nói: “ Kết quả từ các cuộc phỏng vấn sâu đối với 50 CEO (Giám đốc điều hành doanh nghiệp) ở 27 quốc gia cho biết, 93% các nhà lãnh đạo đều khẳng định trách nhiệm xã hội có ý nghĩa sống còn đối với sự thành công của doanh nghiệp" . Một số lợi ích của việc doanh nghiệp thực hiện TNXH: Thứ nhất: đối với doanh nghiệp : Nâng cao uy tín và thương hiệu: Thực hiện TNXH giúp cho doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín một cách đáng kể. Chương trình trách nhiệm xã hội với ý tưởng mới, có ích cho cộng đồng sẽ thu hút sự tham gia của các phương tiện truyền thông . Như vậy doanh nghiệp tận dụng được sự hỗ trợ của bên thứ ba khách quan để đưa hình ảnh đến với công chúng. Điều này giúp gia tăng “ tình cảm” của người tiêu dùng cũng như các đối tác, các nhà đầu tư đối với thương hiệu hay sản phẩm của doanh nghiệp. Thu hút được nguồn lao động có chuyên môn cao: Chất lượng nguồn lao động quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy việc thu hút và giữ được đội ngũ lao động có chuyên môn cao là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp. Người lao động nào cũng đều muốn có điều kiện và môi trường làm việc tốt; tiền lương và phúc lợi đảm bảo được cuộc sống ,được quan tâm, hỗ trợ khi khó khăn, chế độ bảo hiệm đầy đủ, được nâng cao chuyên môn…Những doanh nghiệp thực hiện TNXH thỏa mãn những điều kiện đó sẽ thu hút được những lao động giỏi. Hơn nữa, ngày nay nhiều người lao động không còn đặt mục tiêu kiếm tiền lên hàng đầu khi lựa chọn chỗ làm việc. Như vậy hoạt động TNXH của doanh nghiệp khiến họ cảm thấy họ đang tạo ra giá trị và ý nghĩa cho xã hội. Họ tự hào về công việc và sẽ tâm huyết, gắn bó với doanh nghiệp. Tăng doanh thu: Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm tới chất lượng hàng hóa mà còn quan tâm tới cách thức tạo ra sản phẩm đó. Vì thế thông qua việc thực hiện TNXH, doanh nghiệp nâng cao được uy tín, thu hút được nhiều khách hàng, ký thêm được nhiều hợp đồng mới. Với các chế độ phúc lợi xã hội cao, lương bổng hợp lý doanh nghiệp thu hút đội ngũ nhân viên giỏi, họ lao động với tinh thần trách nhiệm và ý thức cao nên tăng năng suất lao động. Hơn nữa điều đó còn giúp giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Kết quả khảo sát gần đây do Viện khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình TNXH, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34.2 lên 35.8 triệu đồng /1 lao động/1 năm. Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới : Các doanh nghiệp chỉ có thể cạnh tranh, giành được thị trường nếu đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các nhà nhập khẩu. Và một trong các yêu cầu bắt buộc đó của nhiều nhà nhập khẩu là TNXH của doanh nghiệp có thực hiện tốt không. Ví dụ như : sản phẩm muối i-ốt của Unilever có thề trong một thời gian ngắn chiếm 35% thị trường Ấn Độ vì đã gắn kết sản phẩm của mình với sức khỏe cộng đồng thông qua hợp tác với Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc. Thứ hai: đối với cộng đồng: Bảo vệ môi trường : Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, trái đất đang nóng lên… là những vấn đề đang nhức nhối trên toàn cầu. Những doanh nghiệp thực hiện TNXH sẽ góp phần bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý, đồng thời doanh nghiệp không phải chịu chi phí khắc phục hậu quả hay bồi thường do kiện tụng. Làm từ thiện : Những hoạt động từ thiện của doanh nghiệp như: ủng hộ đồng bào lũ lụt, xây dựng nhà tình thương, quyên góp cho quỹ vì người nghèo…. góp phần phát triển cộng đồng, xã hội. Đã có hàng trăm trẻ em bệnh tim bẩm sinh được cứu sống, trẽ em chất độc màu da cam được giúp đỡ,… từ chương trình từ thiện của các tập đoàn: Kinh đô, Ngân hàng ACB, Samsung…. Khách hàng mua được những sản phẩm chất lượng tốt: Doanh nghiệp thực hiện TNXH sản xuất ra những sản phẩm an toàn vệ sinh, giá cả phải chăng,an toàn khi sử dụng. .. Như vậy có thể thấy TNXH của doanh nghiệp có tầm quan trong chiến lược đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. TNXH không phải là cam kết mà là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập hiện Các khái niệm và nội dung về Chiến lược TNXH Chiến lược kinh doanh Một chiến lược kinh doanh phải có bốn yếu tố: mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh và các hoạt động chiến lược và năng lực cốt lõi. Bốn yếu tố này đòi hỏi một sự nhất quán và ăn khớp với nhau. Chiến lược phát triển chiến lược là sự xác định các mục tiêu và mục đích dài hạn của doanh nghiệp, và sự chấp nhận chuỗi các hành động cũng như phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này Chiến lược TNXH => Mô hình nghiên cứu Chiến lược TNXH thông thường Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển bền vững thông qua việc cân bằng ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội (TNXH) mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội. Hoạt động từ thiện là một phần TNXH của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR), chính vì vậy các hoạt động này sẽ hiệu quả hơn nếu đó là một phần trong chiến lược thực hiện TNXH tổng thể của doanh nghiệp. Chiến lược TNXH theo hướng tạo lập giá trị chung Tạo lập giá trị chung cộng đồng (CSV) là khái niệm mới nhằm thúc đẩy DN phát triển bền vững (PTBV) theo hướng hợp tác mang lại lợi ích cho DN, cộng đồng, các đối tác khác trong xã hội. Các DN cần được khuyến khích áp dụng lý thuyết và thông lệ này nhằm nâng cao tính cạnh tranh, trách nhiệm xã hội (TNXH) của DN và tạo ra lợi ích bền vững cho xã hội. Đây là nội dung chính của hội thảo quốc tế “Tạo lập giá trị chung cộng đồng” do VBCSD phối hợp với Cty FrieslandCampina VN (Sữa cô gái Hà Lan) tổ chức ngày 8/12/2011. Đặc biệt có sự tham gia thuyết trình của Mark Kramer – GS hàng đầu của ĐH Harvard, đồng tác giả với GS Michael Porter của thuyết “Tạo lập giá trị chung”. Vai trò của TNXH trong doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp là trách nhiệm đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình bằng cách tuân thủ pháp luật và các vấn đề LĐ, môi trường cũng như các yêu cầu khác như: Nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho NLĐ. Lợi ích của TNXH, chiến lược TNXH đối với doanh nghiệp, xã hội, nền kinh tế, môi trường Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ được duy trì hoặc ký thêm các hợp đồng mới. Định kỳ một năm hoặc sáu tháng, doanh nghiệp sẽ phải được kiểm tra, đánh giá lại hệ thống của nhà máy do bên thứ ba hoặc do chính bên mua thực hiện. Căn cứ vào kết quả đánh giá bên mua sẽ quyết định ký hợp đồng mới hoặc thực hiện tiếp các hợp đồng đã ký hoặc hủy hợp đồng đang thực hiện. Thứ hai, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Khi thực hiện TNXH doanh nghiệp phải duy trì các chế độ phúc lợi xã hội, an toàn vệ sinh lao động ở mức bằng hoặc cao hơn quy định của pháp luật. Như vậy, người lao động sẽ lao động với tinh thần trách nhiệm và ý thức cao nên năng suất lao động tăng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó một số khách hàng sẽ tiến hành đánh giá kỹ thuật song song với đánh giá TNXH nên sản phẩm làm ra luôn đáp ứng yêu cầu của các khách hàng. Thứ ba, giảm số công nhân bỏ việc. Khi doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH của mình cũng đồng nghĩa với các yêu cầu của người lao động được đáp ứng cho nên không có lý do gì người lao động rời bỏ doanh nghiệp. Thứ tư, tăng uy tín xã hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được ký nhiều hợp đồng, lao động ổn định, chất lượng sản phẩm cao như vậy doanh nghiệp đó đã trở thành điểm sáng trong môi trường kinh doanh và cả trong xã hội. Thư năm, là công cụ hỗ trợ để thực hiện tốt hơn pháp luật lao động. Thực tế một số doanh nghiệp thà chịu bỏ ra một khoản tiền để nộp phạt hơn là phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Thế nhưng khi doanh nghiệp dấn thân vào việc thực hiện TNXH thì buộc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật trước tiên. Bởi vì, các Bộ Quy tắc ứng xử (Code of Conduct – CoC) của khách hàng đều xây dựng dựa vào các thông lệ quốc tế và pháp luật của quốc gia bên bán hoạt động. Các khái niệm khác Doanh nghiệp xã hội Doanh nghiệp xã hội là phương tiện để đạt được sự thay đổi của xã hội. Doanh nghiệp xã hội là một "doanh nghiệp theo định hướng xã hội (phi lợi nhuận/ tìm kiếm lợi nhuận hoặc hỗn hợp) được sáng lập nhằm giải quyết những vấn đề xã hội hay thất bại của thị trường theo cách tiếp cận của khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhằm mang lại sự gia tăng về tính hiệu quả và bền vững và cuối cùng là tạo ra những thay đổi hay lợi ích cho xã hội". Tùy theo môi trường cụ thể ở từng quốc gia, các doanh nghiệp xã hội có thể có các hình thức pháp lý khác nhau, họ có thể là những tổ chức phi chính phủ, các tổ chức từ thiện hay các liên doanh và các doanh nghiệp tư nhân. Để phân biệt rõ ràng giữa các tổ chức phi lợi nhuận đơn thuần và các hình thức khác nhau của doanh nghiệp xã hội, theo nhận định chung các doanh nghiệp xã hội phải chứng minh được khả năng tự vững về tài chính thông qua khả năng tạo thu nhập từ các hoạt động, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ - chiếm tối thiểu 20% tổng thu của tổ chức, doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế... hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung. Giá trị thương hiệu Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức. Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển bền vững "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai". Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược TNXH của DN Môi trường bên ngoài DN Hiệp định của WTO Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được ký kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15-4 -1994. Bốn phụ lục đó bao gồm: Các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành
Luận văn liên quan