Tiểu luận Thị trường EU và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường này

Kể từ tháng 11/ 1990, khi Việt nam và Liên minh châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đến nay quan hệ hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực ngày càng phát triển. Trong đó nổi bật nhất là quan hệ hợp tác kinh tế phát triển với tốc độ rất nhanh sau khi hai bên ký hiệp định hợp tác năm 1995. Cả Việt nam và EU đều xem nhau là những đối tác thươngt mại quan trọng. EU là một thị trường có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới và trong quan hệ thương mại song phương giữa EU và Việt Nam vì thị trường EU chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Đánh giá triển vọng của quan hệ hợp tác Việt Nam-EU chúng ta thấy có rất nhiều hứa hẹn. Sức đẩy cho sự phát triển mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam-EU đó ý chí chính trị giữa các nhà lãnh đạo hai bên cũng như mối quan hệ nhà nước tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Bên cạnh đó, vai trò của Việt Nam trong khu vực cũng như vai trò của Liên minh Châu Âu trên trường quốc tế ngày càng tăng là một nhân tố thúc đẩy mối quan hệ hai bên. Vì vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ là vần đề cần thiết lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

doc77 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị trường EU và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU: Kể từ tháng 11/ 1990, khi Việt nam và Liên minh châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đến nay quan hệ hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực ngày càng phát triển. Trong đó nổi bật nhất là quan hệ hợp tác kinh tế phát triển với tốc độ rất nhanh sau khi hai bên ký hiệp định hợp tác năm 1995. Cả Việt nam và EU đều xem nhau là những đối tác thươngt mại quan trọng. EU là một thị trường có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới và trong quan hệ thương mại song phương giữa EU và Việt Nam vì thị trường EU chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Đánh giá triển vọng của quan hệ hợp tác Việt Nam-EU chúng ta thấy có rất nhiều hứa hẹn. Sức đẩy cho sự phát triển mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam-EU đó ý chí chính trị giữa các nhà lãnh đạo hai bên cũng như mối quan hệ nhà nước tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Bên cạnh đó, vai trò của Việt Nam trong khu vực cũng như vai trò của Liên minh Châu Âu trên trường quốc tế ngày càng tăng là một nhân tố thúc đẩy mối quan hệ hai bên. Vì vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ là vần đề cần thiết lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề làm sao hiểu rõ và đầy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu sang thị trường EU, nhóm chúng em chọn đề tài “Thị trường EU và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường này”. NỘI DUNG: I.Giới thiệu chung về thị trường xuất khẩu; nhập khẩu của Việt Nam trong các năm qua: *Giới thiệu sơ nét về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế: Hiện Việt Nam đang quan hệ ngoại giao với 177 nước và 224 tổ chức kinh tế thương mại, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã có quan hệ với hầu hết các tổ chức tiền tệ và tài chính quốc tế như IMF, WB và ADB. Năm 2008 cũng là năm Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp thiết thực để nâng cao quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thể hiện rõ nét qua chuyến thăm Moscow của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hồi tháng 10. Liên bang Nga đánh giá cao vai trò của Việt Nam, coi phát triển quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao của mình tại khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh quan hệ kinh tế, thương mại đang tiến triển tốt, hai nước nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng như dầu khí, khai khoáng, ngân hàng, viễn thông, chế tạo máy… Việt Nam không ngừng tăng cường quan hệ với đối tác lớn là Mỹ. Chuyến thăm Washington của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 6 diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Mỹ bước sang giai đoạn ổn định trên cơ sở hợp tác hữu nghị, đối tác nhiều mặt và tôn trọng lẫn nhau. Hai bên nhất trí nâng cấp cơ chế đối thoại về chính trị, quốc phòng, an ninh; lập cơ chế mới để phối hợp tốt hơn trong lĩnh vực giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ; tiếp tục giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại… Việt Nam cũng không quên củng cố, tăng cường quan hệ với các nước bạn bè truyền thống và đối tác tiềm năng ở Đông Âu, châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Với bốn phương châm mở đường đột phá, tham mưu, song hành và giải quyết vướng mắc, ngoại giao kinh tế góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế đất nước. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 tăng 29,5%, đạt 62,9 tỷ USD và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mức cao kỷ lục - 60,3 tỷ USD. Năm 2010, Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN. Đây lại là một cơ hội nữa để Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Có được vị thế ngày càng vững mạnh trên trường quốc tế và đặc biệt là ở khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đó là do Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả cao đường lối đối ngoại phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa, các đối tác đã nhìn thấy tiềm năng phát triển của Việt Nam ở trong các lĩnh vực mà họ có thể hợp tác cùng phát triển. Việt Nam đang là miền đất hứa có nhiều tiềm năng về các nguồn lực tài nguyên, lao động và lại đang rất ổn định về chính trị và xã hội Có thể nói cho đến nay Việt Nam đã đạt được vị thế quốc tế cao nhất trong lịch sử của mình với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và năm 2009 thực sự là một năm thành công, Việt Nam hoàn toàn vững tin bước vào năm 2010 với những vai trò mới của mình. 1.Tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua các năm: a.Kim ngạch qua các năm: Năm  Kim ngạch xuất khẩu  Tốc độ tăng trưởng   2008  63 tỷ USD  +29,5%   2009  56,6 tỷ USD  -9.7%   8 tháng/ 2010  44,5 tỷ USD  +19,7%   Năm 2008: Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 63tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%. Thị trường EU ước tính đạt 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước gồm các mặt hàng truyền thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thuỷ sản. Đây là năm đầu tiên Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu. Đáng chú ý là nhập siêu giảm 3 tỷ USD xuống còn 17 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu đạt khoảng 27%, giảm so với năm 2007. Năm 2009: Nhờ xuất khẩu quý IV tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 ước tính đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 26,7 tỷ USD, giảm 5,1%, đóng góp 23,5% mức giảm chung của xuất khẩu hàng hoá cả năm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,9 tỷ USD, giảm 13,5%, đóng góp 76,5%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,2% so với năm 2008. Thị trường xuất khẩu một số hàng hoá chủ yếu năm 2009 như sau: Hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ đạt 4,9 tỷ USD, giảm 3% so với năm 2008; tiếp theo là EU đạt 1,7 tỷ USD, giảm 3,1%; Nhật Bản 930 triệu USD, tăng 12%. Thị trường chính của dầu thô vẫn là Ôx-trây-li-a với 1,5 tỷ USD, giảm 55%; Xin-ga-po 1 tỷ USD, giảm 37%; Ma-lai-xi-a 780 triệu USD, giảm 8%; Mỹ 430 triêụ USD, giảm 57%; Trung Quốc 420 triệu USD, giảm 30%. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang các đối tác chính trong năm 2009 đều giảm, trong đó EU đạt 1,1 tỷ USD, giảm 5,7 %; Mỹ 710 triệu USD, giảm 3,9%; Nhật Bản 760 triệu USD, giảm 8,4%. Sản phẩm giày, dép xuất khẩu sang EU năm 2009 ước tính đạt 1,9 tỷ USD, giảm 23,2%; Mỹ 1 tỷ USD, giảm 2%; Nhật Bản 120 triệu USD, giảm 10,5%. Năm 2010: Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm ước đạt 44,5 tỷ USD, tăng 19,7 % so với cùng kỳ năm 2009. Dự báo, xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp trong những tháng tiếp theo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ nhu cầu gia tăng khi kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng và những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu tiếp tục phát huy tác dụng. Đối với mặt hàng điện tử, vi tính và linh kiện, do một số dự án lớn vốn FDI đi vào hoạt động nên xuất khẩu mặt hàng này cũng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng mạnh. b.Những thị trường xuất khẩu chính: Các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Năm 2008:  (Nguồn: Tự tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê và tự vẽ biểu đồ) Các thị trường xuất khẩu truyền thống châu Mỹ, châu Âu, nếu như những năm trước có mức tăng trưởng hàng đầu thì năm nay, mức tăng trưởng đã chậm lại: châu Mỹ tăng 21,9%, châu Âu là 26,3%. Trong khi đó, khu vực thị trường châu Phi đã tăng tới 95,7%, châu Á tăng 37,8% và châu Đại Dương tăng 34,9%. Chuyển động đó cũng đã bắt đầu thể hiện trong cơ cấu tổng kim ngạch. Cụ thể, thị trường châu Á chiếm 44,5% (tăng 2,6% so với năm 2007), châu Âu là 18,3% (tăng 0,4%), châu Mỹ là 20,6% (giảm 1,3%), châu Đại Dương chiếm 6,7% (tăng 0,3%) và châu Phi là 1,9% (tăng 0,63%). Năm 2009:  (Nguồn: Tự tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê và tự vẽ biểu đồ) Thị trường xuất khẩu một số hàng hoá chủ yếu năm 2009 như sau: Hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ đạt 4,9 tỷ USD, giảm 3% so với năm 2008; tiếp theo là EU đạt 1,7 tỷ USD, giảm 3,1%; Nhật Bản 930 triệu USD, tăng 12%. Thị trường chính của dầu thô vẫn là Ôx-trây-li-a với 1,5 tỷ USD, giảm 55%; Xin-ga-po 1 tỷ USD, giảm 37%; Ma-lai-xi-a 780 triệu USD, giảm 8%; Mỹ 430 triêụ USD, giảm 57%; Trung Quốc 420 triệu USD, giảm 30%. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang các đối tác chính trong năm 2009 đều giảm, trong đó EU đạt 1,1 tỷ USD, giảm 5,7 %; Mỹ 710 triệu USD, giảm 3,9%; Nhật Bản 760 triệu USD, giảm 8,4%. Sản phẩm giày, dép xuất khẩu sang EU năm 2009 ước tính đạt 1,9 tỷ USD, giảm 23,2%; Mỹ 1 tỷ USD, giảm 2%; Nhật Bản 120 triệu USD, giảm 10,5%. Trong năm 2009, 7 thị trường xuất khẩu chính của hàng hoá của nước ta đã chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, gồm: Thị trường Mỹ ước tính đạt 11,3 tỷ USD, giảm 5,5% so với năm 2008; EU 9,37 tỷ USD, giảm 14,4%; ASEAN 8,59 tỷ USD, giảm 16,4%; Nhật Bản 6,29 tỷ USD, giảm 27,7%; Trung Quốc 4,9 tỷ USD, tăng 4,9%; Hàn Quốc 2,05 tỷ USD, tăng 15%; Ôx-trây-li-a 2,27 tỷ USD, giảm 48% (chủ yếu do giá dầu thô giảm). Đáng chú ý là thị trường châu Phi tuy kim ngạch ước tính mới đạt 1,1 tỷ USD nhưng đã phát triển nhanh, gấp 8 lần năm 2008. Năm 2010:  (Nguồn: Tự tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê và tự vẽ biểu đồ) Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 8/2010 đạt 14,11 tỷ USD, tăng 8,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 98,33 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó xuất khẩu là 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% và nhập khẩu là 52,93 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009. Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam trong 8 tháng qua với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2009 lần lượt là 3,94 tỷ USD và 22,1%; 1,18 tỷ USD và 6,7%; 691 triệu USD và 14,3%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt 5,81 tỷ USD, chiếm 83,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Philippin tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 8 tháng qua với gần 1,5 triệu tấn, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo giảm ở thị trường lớn nhất của Việt Nam nhưng lại tăng mạnh sang các thị trường mới như: Ăngôla: 154 nghìn tấn, tăng 99,7%; Ghana: 123 nghìn tấn, tăng 30%; Trung Quốc: 98,1 nghìn tấn, tăng gấp 13,6 lần, Hồng Kông: 87,1 nghìn tấn, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2009. Các đối tác chính nhập khẩu hàng thuỷ sản trong 8 tháng qua lần lượt là: sang EU đạt 733 triệu USD, tăng 4,5%; sang Nhật Bản đạt 549 triệu USD, tăng 18,8%; sang Hoa Kỳ đạt 532 triệu USD, tăng 19,5%; sang Hàn Quốc đạt 213 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 8 tháng qua với 252 nghìn tấn, giảm 12,3% so với 8 tháng/2009 và chiếm 58,5% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaixia: 27 nghìn tấn, tăng 61,1%; Hàn Quốc: 21,4 nghìn tấn, tăng 17,4%; Đài Loan: 18,6 nghìn tấn, tăng 37,8% và Đức: 15,9 nghìn tấn, tăng 41,7%;… Dẫn đầu về nhập khẩu giày dép của nước ta trong 8 tháng/2010 là thị trường EU đạt 1,45 tỷ USD, tăng 9,5% và chiếm 45% xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ đạt 885 triệu USD, tăng 27%; Mêxicô đạt 118 triệu USD, tăng 30,5%; Nhật Bản đạt 113 triệu USD, tăng 36%;... so với cùng kỳ năm trước. c.Khó khăn và thuận lợi cơ bản của Việt Nam khi xuât khẩu sang các nước: Thuận lợi: - Thuận lợi đầu tiên và rõ ràng là thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang phục hồi. Khi nền kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, châu Âu và thị trường tiềm năng Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng, nhu cầu nhập khẩu ở những thị trường đó gia tăng tạo nên nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu, đặc biệt sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá chính thức của VND so với USD theo hướng có lợi cho xuất khẩu. -         Như đã dự báo cách đây hai năm, nhu cầu thế giới sau khủng hoảng đối với hàng xuất khẩu, đặc biệt là nông sản, Việt Nam đã gia tăng trong năm 2009 và đầu năm 2010. Cùng với đó, với những nỗ lực vượt qua khủng hoảng cùng lúc với việc khai thác lợi thế vừa mới gia nhập WTO chưa lâu, doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tạo dựng thị trường và uy tín cho sản phẩm Việt Nam. Ví dụ: hàng xuất khẩu Việt Nam giờ cũng đã tràn ngập thị trường Cam-pu-chia và Lào, cũng như hàng Việt Nam đã xâm nhập mạnh vào các chuỗi cửa hàng bán lẻ Target, JC Penney ở Mỹ. -         Môi trường chính trị xã hội ổn định, những thành công trong chính sách xóa đói giảm nghèo cũng như trong các chính sách kinh tế vượt qua khủng hoảng đã nâng cao uy tín và vai trò của Việt Nam trên thế giới. Điều đó cộng với sự đóng góp tích cực hơn của Việt Nam trên thế giới cũng tạo nên những thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam qua các thị trường mới. Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong các thể chế, tổ chức như ASEAN, APEC, WTO cũng đã khẳng định một vị thế mới cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam không còn là một nước chỉ nhận viện trợ mà đã có khả năng như viện trợ nhân đạo cho các nước khác, kể cả các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như Hoa Kỳ, Trung Quốc.   -         Những điển hình về thực trạng kinh tế của Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều hơn trong các sách giáo khoa, các tạp chí nghiên cứu về kinh tế cũng thể hiện sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường mới. -         Vị trí địa lý của Việt Nam cũng tạo ra một lợi thế cho các sản phẩm Việt Nam. Là một nước trung tâm ASEAN, lại nằm bên cạnh một thị trường rộng lớn Trung Quốc, lợi thế địa lý này cần được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chú trọng. Trong 5 năm sắp đến, cùng với thu nhập quốc dân của Trung Quốc tăng rõ rệt, việc giảm thuế xuất khẩu vào TQ theo hiệp định thương mại Trung Quốc-ASEAN và giá trị đồng nhân dân tệ được dự báo tăng sẽ đóng góp không nhỏ vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Vị trí trung tâm của ASEAN cũng giúp các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam có một thị trường thế giới gần gũi và quen thuộc. Không những thế, các nước ASEAN xung quanh cũng có thể là một nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam đã tạo dựng một chỗ đứng riêng trên thị trường thế giới như nông sản, thủy sản, giày da, may mặc,… -         Sau một thời gian gia nhập các thể chế thương mại quốc tế như APEC, WTO, nguồn nhân lực của Việt Nam cũng đã được  cải thiện, nâng cấp, đặc biệt tập trung cho các ngành xuất khẩu. Sự thiếu hụt lao động phổ thong phải chăng cũng là 1 cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng gia tăng những sản phẩm đòi hỏi kỹ năng cao hơn, dẫn đến việc sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị hơn. Khó khăn , thách thức: - Mặc dù có rất nhiều cơ hội để tăng trưởng, xuất khẩu Việt Nam cũng đang gặp phải nhiều khó khăn thách thức. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD còn ẩn chứa nhiều rủi ro khi cung cầu ngoại tệ chưa ổn định. Chính sách neo tỷ giá của tiền đồng đối với USD cũng khiến cho xuất nhập khẩu Việt Nam có phần lệ thuộc vào sức mạnh của đồng USD trên thế giới. -         Với các qui định của WTO và các hiệp định thương mại song phương, đa phương nhằm cắt giảm hay bãi bỏ thuế nhập khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, các rào cản phi thuế quan ngày càng được sử dụng nhiều để các quốc gia có thể bảo hộ sản xuất nội địa. Các biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp được cho phép bởi WTO đã bị lợi dụng nhằm thiết lập nên những rào cản thương mại có hiệu quả bảo hộ tương tự như với thuế quan nhập khẩu. Trong vài năm gần đây và trong tương lai gần, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang và sẽ phải đối phó với nhiều hình thức rào cản thương mại mới như các tiêu chuẩn vệ sinh, xã hội và môi trường do cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vẫn thiên về các mặt hàng nông sản, thực phẩm hay những sản phẩm sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da. -         Việc tập trung vào sản xuất một số sản phẩm sử dụng nhiều tài nguyên và lao động để xuất khẩu cũng có thể khiến người sản xuất trong một số ngành sản xuất lâm vào tình trạng “tăng trưởng khốn cùng” khi tỷ lệ thương mại giảm, nghĩa là giá sản phẩm xuất khẩu sụt giảm so với giá các mặt hang nhập khẩu. Người lao động trong những ngành sản xuất đó phải sản xuất nhiều hơn, sử dụng nhiều tài nguyên nhân lực, vật lực hơn mà chỉ có thể tiêu thụ ít hơn các sản phẩm khác. Cho dù trên lý thuyết tình trạng này rất khó xảy ra, nhưng trên thực tế, đã có những cảnh báo rằng, càng tăng trưởng, người lao động Việt Nam đang càng nghèo đi. Thu nhập thực tế của công nhân trong các xí nghiệp giày da, may mặc hay chế biến thực phẩm ngày càng giảm. Tình trạng nông dân trở thành người làm thuê trên chính mảnh đất của mình đã và đang diễn ra phổ biến hơn, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu long. -         Việc tập trung vào sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều tài nguyên sơ cấp cũng khiến cho Việt Nam khai thác quá mức các nguồn lực tự nhiên và khiến cho người sản xuất khó khăn hơn khi ứng phó để thích nghi với các biến đổi khí hậu mà ví dụ điển hình là tình trạng hạn hàn trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mựa hay diện tích rừng, trữ lượng tài nguyên giảm sút đã được thông tin rất nhiều trên báo chí. Việc lệ thuộc vào tự nhiên đã khiến cho những dự báo kim ngạch xuất khẩu Việt Nam ngày càng khó khăn hơn khi thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh vẫn là những nguy cơ lớn đe dọa cả sự phát triển kinh tế nói chung. 2.Tình hình nhập khẩu của Việt Nam qua các năm a.Kim ngạch nhập khẩu qua các năm : Từ năm 1986 đến nay tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP bình quân tăng 7%/năm, thu nhập đầu người tăng lên 1.160 USD. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải đối mặt với thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có vấn đề nhập siêu. Nhập siêu những năm qua đều ở mức rất cao, làm giảm nguồn dự trữ ngoại hối, phải liên tục tăng tỉ giá, làm giảm sức mua của đồng tiền. Vì vậy, để có thể tăng trưởng bền vững cần phải kiểm soát nhập siêu. Do nhập siêu cao nên thời gian qua chúng ta liên tục điều chỉnh tỉ giá VND/USD. Năm 2010, có thể đạt mục tiêu kiểm soát nhập siêu dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số nhập siêu tám tháng là 8,2 tỉ USD và dự kiến cả năm khoảng 13 tỉ USD. Những năm tới đây, nếu không kiểm soát nhập siêu tốt, khoảng cách giữa các lần tăng tỉ giá sẽ gần hơn, ảnh hưởng không tốt đến đời sống người dân cũng như môi trường đầu tư. Nhập siêu trong những năm gần đây  Nguồn: tinthuongmai.vn +2006 Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 44,41 tỷ USD, vượt 4,5% so với kế hoạch năm 2006 và tăng 20,1% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,99 tỷ USD, tăng 19,9% và đóng góp 62,6% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng 20,4%, đóng góp 37,4%. Nhập khẩu máy móc, thiết bị và hầu hết các vật tư, nguyên liệu cho sản xuất trong nước đều tăng so với năm trước, đặc biệt là nhiều loại vật tư chủ yếu (trừ xăng dầu, phôi thép và phân u rê) có lượng nhập khẩu tăng khá. Nhập khẩu máy móc, thiết bị  tăng 24,1%; xăng dầu 5,8 tỷ USD, tăng 16,4% (nhưng lượng nhập giảm 3,8%); phân bón tăng 5,1%; chất dẻo tăng 26,8%; hoá chất 18,6%; giấy các loại tăng 30,5%; vải tăng 23,1%; riêng nguyên phụ liệu dệt, may, da giảm 14,1%, và đang có xu hướng giảm do tăng sản xuất thay thế ở trong nước; sắt, thép 2,9 tỷ USD, giảm 0,9%, nhưng lượng tăng 1,8% nhờ giá giảm.   +2007 Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 ước tính đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao trong năm 2007 là: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng 56,5%; xăng dầu 7,5 tỷ USD, tăng 25,7%; sắt thép gần 4,9 tỷ USD, tăng 66,2%; vải 4 tỷ USD, tăng 33,6%; đi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde cuong moi.doc
  • doctrang bìa đề tài 2.doc
Luận văn liên quan