Tiểu luận Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam 2005-2009

Với hơn 86 triệu dân, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, tiêu dùng cá nhân tăng ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu , các chuyên gia nhận định, thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam đang phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á.Bên cạnh đó, theo đung cam kết khi gia nhập WTO, ngày 01/01/2009, Chính phủ Việt Nam đã chính thức mở cửa ngành bán lẻ cho các công ty nước ngoài. Việc này khiến ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam đứng trước những thách thức to lớn bởi sự cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như Metro Cash & Carry, Big C, Dairy Farm, Wal-Mart và Carrefour. Tuy vậy, các tập đoàn phân phối này cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi thâm nhập thị trường Việt Nam và họ sẽ còn mất nhiều thời gian để lấy được niềm tin của đại đa số người tiêu dùng. Thế nhưng không phải vì thế mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thể yên tâm bởi điểm mạnh của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài là họ có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý chuyên nghiệp, và việc nắm bắt thị trường Việt Nam một cách nhanh chóng là không quá khó.Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vẫn “giậm chân tại chỗ”. Có thể thấy trong một tương lai không xa, việc doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam bị chi phối và mất dần thị phần về tay các nhà bán lẻ nước ngoài là điều có thể xảy ra. Nhiều người am hiểu đã nhận xét rằng những nhà đầu tư khôn ngoan với tiềm lực tài chính dồi dào không bao giờ nhìn thị trường ngắn hạn mà họ tính đến “hái quả” ở những năm sau. Cuộc đổ bộ của những nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới cũng sẽ có quá trình mà trước mắt những nhà bán lẻ ở thế yếu có thể tính toán lại phương án liên kết, chuyển nhượng quyền kinh doanh, hoặc thuê các chuyên gia nước ngoài điều hành hoạt động kinh doanh.Dù với phương án nào thì các nhà bán lẻ của Việt Nam cũng cần phải nhanh chóng khắc phục những điểm yếu của mình để “giữ giá”. Mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một việc rất cần thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Tuy nhiên, lĩnh vực phân phối bán lẻ được coi là huyết mạch của nền kinh tế do nó liên quan đến cả sản xuất và tiêu dùng. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ không chỉ tác động về mặt kinh tế mà còn tạo ra không ít những tác động về mặt xã hội ở Việt Nam. Làm thế nào để vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này để tận dụng được những ảnh hưởng tích cực lại vừa hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn ấy chính là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế nước ta. Trước câu hỏi đó, chúng em xin chọn đề tài “Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam” làm đề tài thảo luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận gồm ba chương là: Chương 1: Tổng quan về nguồn vốn FDI và lĩnh vực phân phối bán lẻ của Chương 2: Hệ thống phân phối bán lẻ và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài lĩnh vào vực này tại Việt Nam Chương 3: Giải pháp nhằm tận dụng tốt nhất dòng vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam

doc61 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam 2005-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC………………………………………………………………………1 DANH MỤC BẢNG BIỂU…………………………………………………….4 LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..5 Chương 1 Tổng quan về nguồn vốn FDI và lĩnh vực phân phối bán lẻ…….7 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài……………………………….7 1.1.1 Khái niệm………………………………………………………………….7 1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài………………………………..8 1.1.2.1 Phân theo hình thức đầu tư……………………………………….8 1.1.2.2 Phân theo bản chất đầu tư……………………………………….9 1.1.2.3. Phân theo tính chất dòng vốn…………………………………....9 1.1.2.4. Phân theo động cơ của nhà đầu tư……………………………..10 1.1.3. Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài……………………………...10 1.2. Tổng quan về lĩnh vực phân phối bán lể………………………………..12 1.2.1 Định nghĩa………………………………………………………………..12 1.2.2 Những kiểu tổ chức phân phối bán lẻ chính……………………………..12 1.2.3 Vai trò của phân phối bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân………………..14 1.2.3.1 Cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng…………14 1.2.3.2Thu thập thông tin thị trường , phản ánh trở lại nhà sản xuất.....14 1.2.3.3 Thúc đẩy sản xuất phát triển……………………………………15 1.2.3.4 Tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp…….15 Chương 2 Hệ thống phân phối bán lẻ và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài lĩnh vực này tại Việt Nam……………………………………………...17 2.1 Tổng quan về hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam…………………….17 2.1.1 Chủ thể tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ…………………………17 2.1.1.1. Các công ty phân phối trong nước (bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước)………………………..17 2.1.1.2. Các tập đoàn phân phối nước ngoài hoạt động tại Việt Nam…..18 2.1.1.3 Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ trong nước…………...19 2.1.2 Hàng hóa lưu thông trên thị trường………………………………………20 2.1.3 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng…………………………………………20 2.1.4 Các hệ thống phân phối bán lẻ…………………………………………...21 2.1.4.1 Hệ thống chợ truyền thống………………………………………21 2.1.4.2 Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại………………………..23 2.1.4.3 Hệ thống cửa hàng bán lẻ tự chọn………………………………24 2.1.4.4 Hệ thống các hộ kinh doanh nhỏ lẻ……………………………...25 2.2 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam…………………………………………………………………..26 2.2.1. Quy mô vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ………………………...26 2.2.2 Cơ cấu vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ Việt Nam.........................29 2.2.2.1 Xét theo đối tác đầu tư..................................................................29 2.2.2.2 Xét theo địa bàn đầu tư………………………………………….31 2.3 Tác động của hoạt động FDI vào linh vực bán lẻ Việt Nam………….32 2.3.1. Tác động tích cực………………………………………………………32 2.3.1.1 Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực phân phối bán lẻ thay đổi…...32 2.3.1.2 Việt Nam tiếp cận được những phương thức quản lý và trình dộ tổ chức kinh doanh hiện đại.................................................................33 2.3.1.3 Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh...........................................................................................34 2.3.1.4 Phục vụ người tiêu dùng tốt hơn………………………………36 2.3.1.4.1 Về giá cả………………………………………………36 2.3.1.4.2 Về số lượng……………………………………………36 2.3.1.4.3 Về chất lượng..............................................................37 2.3.1.4.4 Về những dịch vụ chăm sóc khách hàng......................37 2.3.1.5 Hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa……38 3.1.2 Tác động tiêu cực……………………………………………………….39 3.1.2.1 Biến đổi trong tình trạng việc làm…………………………….39 3.1.2.2 Biến đổi trong tình trạng thu nhập xã hội……………………40 3.1.2.3 Các doanh nghiệp FDI tạo ra sự lũng đoạn thị trường……..41 Chương 3 Giải pháp nhằm tận dụng tốt nhất nguồn vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ Việt Nam..................................................................43 3.1 Thời cơ và thách thức trong việc thu hút FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ Việt Nam……………………………………………………………..43 3.1.1 Thời cơ…………………………………………………………………43 3.1.1.1 Xu hướng đầu tư của thế giới………………………………...43 3.1.1.2 Xu hướng chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam….44 3.1.1.3 Thực hiện các cam kết với quốc tế……………………………45 3.1.2 Thách thức……………………………………………………………..47 3.1.2.1 Cơ sơ hạ tầng yếu kém..........................................................47 3.1.2.2 Phong cách tiêu dùng của người dân vẫn mang nặng tính truyền thống......................................................................................47 3.1.2.3 Mâu thuẫn giữa các nhà sản xuất trong nước và bán lẻ nước ngoài…………………………………………………………………...48 3.1.2.4Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trong nước còn hạn chế...48 3.2 Gỉải pháp………………………………………………………………...49 3.2.1 Bài học từ nước ngoài…………………………………………………49 3.3.1.1 Hàn Quốc……………………………………………………...49 3.3.1.2 Trung Quốc……………………………………………………52 3.2.2 Gỉải pháp……………………………………………………………….54 3.2.2.1 Về phía Nhà Nước…………………………………………….54 3.2.2.2 Về phía doanh nghiệp…………………………………………57 KÊT LUẬN………………………………………………………………….60 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Doanh thu và tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2000-2009 Bảng 2 : Hệ thống chợ truyền thống phân bổ theo vùng Bảng 3 : Hệ thống siêu thị phân bổ theo loại hình đầu tư Bảng 4 : Hệ thống trung tâm thương mại phân bổ theo loại hình đầu tư Bảng 5: Quy mô vốn FDI vào thị trường bán lẻ VN giai đoạn2006- 2010 Bảng 6 : Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụgiai đoạn 2006-2009 Bảng 7 : Số của hàng của các doanh nghiệp bán lẻ Bảng 8: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo đối tác đầu tính đến tháng 3/2008 LỜI MỞ ĐẦU Với hơn 86 triệu dân, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, tiêu dùng cá nhân tăng ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu…, các chuyên gia nhận định, thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam đang phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á.Bên cạnh đó, theo đung cam kết khi gia nhập WTO, ngày 01/01/2009, Chính phủ Việt Nam đã chính thức mở cửa ngành bán lẻ cho các công ty nước ngoài. Việc này khiến ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam đứng trước những thách thức to lớn bởi sự cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như Metro Cash & Carry, Big C, Dairy Farm, Wal-Mart và Carrefour... Tuy vậy, các tập đoàn phân phối này cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi thâm nhập thị trường Việt Nam và họ sẽ còn mất nhiều thời gian để lấy được niềm tin của đại đa số người tiêu dùng. Thế nhưng không phải vì thế mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thể yên tâm bởi điểm mạnh của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài là họ có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý chuyên nghiệp, và việc nắm bắt thị trường Việt Nam một cách nhanh chóng là không quá khó.Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vẫn “giậm chân tại chỗ”. Có thể thấy trong một tương lai không xa, việc doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam bị chi phối và mất dần thị phần về tay các nhà bán lẻ nước ngoài là điều có thể xảy ra. Nhiều người am hiểu đã nhận xét rằng những nhà đầu tư khôn ngoan với tiềm lực tài chính dồi dào không bao giờ nhìn thị trường ngắn hạn mà họ tính đến “hái quả” ở những năm sau. Cuộc đổ bộ của những nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới cũng sẽ có quá trình mà trước mắt những nhà bán lẻ ở thế yếu có thể tính toán lại phương án liên kết, chuyển nhượng quyền kinh doanh, hoặc thuê các chuyên gia nước ngoài điều hành hoạt động kinh doanh...Dù với phương án nào thì các nhà bán lẻ của Việt Nam cũng cần phải nhanh chóng khắc phục những điểm yếu của mình để “giữ giá”. Mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một việc rất cần thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Tuy nhiên, lĩnh vực phân phối bán lẻ được coi là huyết mạch của nền kinh tế do nó liên quan đến cả sản xuất và tiêu dùng. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ không chỉ tác động về mặt kinh tế mà còn tạo ra không ít những tác động về mặt xã hội ở Việt Nam. Làm thế nào để vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này để tận dụng được những ảnh hưởng tích cực lại vừa hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn ấy chính là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế nước ta. Trước câu hỏi đó, chúng em xin chọn đề tài “Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam” làm đề tài thảo luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiêu luận gồm ba chương là: Chương 1: Tổng quan về nguồn vốn FDI và lĩnh vực phân phối bán lẻ của Chương 2: Hệ thống phân phối bán lẻ và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài lĩnh vào vực này tại Việt Nam Chương 3: Giải pháp nhằm tận dụng tốt nhất dòng vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN FDI VÀ LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Khái niệm Theo Tổ Chức Thương Mại Thế giới ( WTO) thì: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế () lại có một định nghĩa khác về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (foreign direct investment) là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp ( direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sỡ hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ( direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI. Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng chung quy lại có thể hiểu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác(nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư).Trong khái niệm này,thật sự không có sự đầu tư gia tăng về kinh tế hay một sự chuyển giao ròng giữa các quốc gia mà đơn thuần chỉ là một sự di chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác.Các công ty nắm quyền kiểm soát hoạt động ở nhiều quốc gia được xem như các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia hay các công ty toàn cầu.Sự phát triền hoạt động của các công ty này chính là động lực thúc đầy sự phát triển trong thương mại quốc tế thông qua hình thức đầu tư trực tiếp vào các quốc gia khác trên thế giới 1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: 1.1.2.1 Phân theo hình thức đầu tư: Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào.Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này có đặc điểm. Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ. Không thành lập một pháp nhân mới,tức là không cho ra đời một công ty mới. Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng. Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thuyết phải được đề cập trong văn bản hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh: Xí nghiệp hay công ty liên doanh được thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầy tư và một bên là các chủ đầu tư ở nước khác tham gia. một xí nghiệp liên doanh có thể gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh. đặc điểm của hình thức liên doanh này là: Cho ra đời một công ty hay một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân mới và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, xí nghiệp liên doanh được quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước. Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ra theo tỉ lệ góp vốn. Hình thức công ty hay xí nghiệp 100%vốn từ nước ngoài: Đây là hình thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc điểm của các công ty này là: Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư. Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầu tư Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T). Những dự án B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế. 1.1.2.2 Phân theo bản chất đầu tư: Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. 1.1.2.3. Phân theo tính chất dòng vốn Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. Vốn tái đầu tư:Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. 1.1.2.4. Phân theo động cơ của nhà đầu tư Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v... Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 1.1.3. Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI, từ đó tạo kiều kiện thuận lợi để đạt được nhưng mục tiêu đã đề ra của nền kinh tế. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006. 1.2. Tổng quan về lĩnh vực phân phối bán lể 1.2.1 Định nghĩa Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của tài liệu số TN.GNS/W/120 (W/120) của vòng đám phán Uruguay của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (CPC) định nghĩa: Dịch vụ bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc các hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan. Ngoài ra còn có khá nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ. Trong cuốn sách “Quản trị Marketing” Philip Kotler đã định nghĩa bán lẻ như sau:Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh .Mọi tổ chức làm công việc bán hàng này, cho dù là người sản xuất, người bán sỉ hay người bán lẻ, đều là làm công việc bán lẻ, bất kể là hàng hóa hay dịch vụ đó được bán như thế nào (trực tiếp, qua bưu điện, qua điện thoại hay máy tự động bán hàng) hay chúng được bán ở đâu ( tại cửa hàng, ngoài phố hoặc tại nhà người tiêu dùng). Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra định nghĩa: Bán lẻ bao gồm việc bán hàng cho cá nhân hoặc hộ gia đình để họ tiêu dùng, tại một địa điểm cố định,hoặc không tại một địa điểm cố định mà qua các dịch vụ liên quan. Theo cách hiểu nào đi chăng nữa thì nói chung bán lẻ là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất (nhà nhập khẩu), hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình. 1.2.2 Những kiểu