Tiểu luận Thực trạng môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sản xuất của ngành may mặc của nước ta và biện pháp phát triển

Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đã làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, các ngành có sự thay đổi nhanh chóng cả về xu hướng và tốc độ. Sự thay đổi đó tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất định. MTKD có thể mang đến cơ hội cũng như nguy cơ cho doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải phân tích môi trường kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích MTKD đối với mỗi doanh nghiệp em xin xây dựng đề tài:“ Phân tích tác động của môi trường kinh doanh tới hoạt động sản xuất của ngành may mặc Việt Nam ”để làm rõ hơn vấn đề này. Nội dung của đề tài bao gồm 2 phần chính: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về MTKD. Chương này giúp chúng ta hiểu được một số vấn đề của MTKD từ khái niệm, các yếu tố của MTKD, các cách tiếp cận đến các phương pháp phân tích. Chương 2: Thực trạng MTKD ảnh hưởng đến sản xuất của ngành may mặc của nước ta và biện pháp phát triển. Chương này phân tích cụ thể tác động của MTKD đến sản xuất của ngành may mặc ra sao cũng như đề ra m ột số biện pháp khắc phục những vấn đề còn bất cập.

pdf40 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10168 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sản xuất của ngành may mặc của nước ta và biện pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Thực trạng môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sản xuất của ngành may mặc của nước ta và biện pháp phát triển LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đã làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, các ngành có sự thay đổi nhanh chóng cả về xu hướng và tốc độ. Sự thay đổi đó tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất định. MTKD có thể mang đến cơ hội cũng như nguy cơ cho doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải phân tích môi trường kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích MTKD đối với mỗi doanh nghiệp em xin xây dựng đề tài:“ Phân tích tác động của môi trường kinh doanh tới hoạt động sản xuất của ngành may mặc Việt Nam ”để làm rõ hơn vấn đề này. Nội dung của đề tài bao gồm 2 phần chính: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về MTKD. Chương này giúp chúng ta hiểu được một số vấn đề của MTKD từ khái niệm, các yếu tố của MTKD, các cách tiếp cận đến các phương pháp phân tích. Chương 2: Thực trạng MTKD ảnh hưởng đến sản xuất của ngành may mặc của nước ta và biện pháp phát triển. Chương này phân tích cụ thể tác động của MTKD đến sản xuất của ngành may mặc ra sao cũng như đề ra một số biện pháp khắc phục những vấn đề còn bất cập. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1.1.KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG KINH DOANH (MTKD) VÀ PHÂN TÍCH MTKD 1.1.1.Khái niệm MTKD Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bất cứ 1 quyết định nào của các cấp lãnh đạo hay nhà quản trị doanh nghiệp đều có thể thành công hay thất bại. Sự thành công hay thất bại đó phụ thuộc rất nhiều vào sự am hiểu các điều kiện của MTKD mà doanh nghiệp đã, đang, tiếp tục và sẽ hoạt động. Doanh nghiệp từ khi ra đời, tồn tại & phát triển đều ở trong môi trường kinh doanh nhất định. MTKD của doanh nghiệp là tập hợp những điều kiện, những yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2 Khái niệm phân tích MTKD . MTKD tồn tại khách quan đối với doanh nghiệp. Nó luôn luôn biến động theo những xu hướng thuận nghịch khác nhau đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay của ngành. Vì vậy, nó đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các nhà quản trị không chỉ dừng lại ở việc nhận thức được MTKD mà phải biết phân tích MTKD để tận dụng cơ hội do MTKD mang lại & hạn chế bớt ảnh hưởng không tốt từ MTKD. Phân tích MTKD là quá trình mà các nhà chiến lược tiến hành kiểm tra, xem xét các nhân tố môi trường khác nhau (môi trường kinh tế, môi trường văn hóa-xã hội, môi trường công nghệ, nhà cung cấp, nhà phân phối…) và xác định các cơ hội hoặc các đe dọa đối với doanh nghiệp. (theo giáo trình quản trị chiến lược của PGS.TS LÊ VĂN TÂM) Tuy nhiên, chúng ta cần phan biệt giữa 2 khái niệm phân tích MTKD& phán đoán MTKD. Phán đoán MTKD là việc đưa ra các ý kiến hay các quyết định nào đó từ việc phân tích MTKD. Như vậy phân tích phải đi trước, phán đoán chỉ có thể có được và đạt hiệu quả khi người phán đoán có đủ các thông tin, dữ liệu từ quá trình phân tích. 1.2. Vai trò của phân tích MTKD MTKD quyết định sự tồn tại & phát triển của doanh nghiệp,của ngành. Doanh nghiệp chỉ có thể thành công khi biết kết hợp hài hòa các yếu tố bên trong với các yếu tố và điều kiện của môi trường bên ngoài. Chỉ có trên cơ sở phân tích MTKD, doanh nghiệp mới nhận thức được các yếu tố của MTKD ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành. Đồng thời, doanh nghiệp thấy được tính chất phức tạp và biến động , xu hướng và tốc độ thay đổi cũng như tiên lượng đúng các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, vai trò của phân tích MTKD là rất quan trọng. Đó là, công việc không thể thiếu được trong suốt quá trình kinh doanh. Cụ thể: Một là, phân tích MTKD giúp cho doanh nghiệp đối phó được với những thay đổi bất thường trong kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, không có một MTKD nào ổn định và ít biến động. Trong xu thế hội nhập khu vực hóa và toàn cầu hóa, MTKD luôn biến động nhanh chóng, khó dự đoán & gây ra những ảnh hưởng khó lường tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, của ngành. Và sản xuất kinh doanh của ngành may mặc ở nước ta không phải là một ngoại lệ. Sự biến động của MTKD có thể dẫn tới cơ hội hoặc nguy cơ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, của các doanh nghiệp. Những cơ hội là những điều kiện của MTKD phù hợp với nguồn lực của ngành, của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành& doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, đạt kết quả và hiệu quả cao. Những nguy cơ đối với ngành, doanh nghiệp đó là những điều kiện của MTKD vận động trái chiều với nguồn lực của doanh nghiệp, ngành. Gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành. Từ đó, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành kém hiệu quả, doanh nghiệp ngành khó có thể đứng vững trong cạnh tranh và không thể phát triển được. Chẳng hạn, nhờ phân tích MTKD của ngành may mặc, giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nhận thấy được những cơ hội cùng những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO. Những cơ hội đó có thể là thị trường được mở rộng, hàng rào ngăn cản xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường nước ngoài bị rỡ bỏ… Nhưng thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc cũng không phải là nhỏ. Đó là, các doanh nghiệp này sẽ phải cạnh tranh trong một thị trường khốc liệt hơn, đòi hỏi chất lượng cao hơn, kiểu dáng mẫu mã đa dạng hơn… Trên cơ sở nhận thức và nắm vững cơ hội & nguy cơ do môi trường mang lại, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có thể chủ động chuẩn bị các điều kiện để tận dụng cơ hội, hạn chế nguy cơ để phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự tác động của các yếu tố MTKD tới các doanh nghiệp, các ngành khác nhau là khác nhau. Một sự thay đổi của MTKD có thể là cơ hội đối với doanh nghiệp này, ngành này nhưng lại có thể là nguy cơ cho doanh nghiệp khác, ngành khác. Vì vậy, phân tích MTKD giúp doanh nghiệp, ngành thấy được ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động của doanh nghiệp mình như thế nào để có biện pháp thích hợp. Ví dụ, nhu cầu và tâm lý trong cách ăn mặc của người dân luôn luôn thay đổi. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc phải không ngừng nghiên cứu tâm lý khách hàng để đưa ra sản phẩm may mặc phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. Có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển. Hai là, nhờ phân tích MTKD giúp cho doanh nghiệp xây dựng được các chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp trong một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện được mục tiêu đề ra. Phân tích MTKD chính là việc làm đầu tiên khi doanh nghiệp tiến hành lập chiến lược kinh doanh. Thông qua phân tích MTKD, doanh nghiệp thấy rõ được mình đang kinh doanh trong môi trường nào, chịu tác động của những yếu tố nào, các yếu tố đó tác động là bất lợi hay thuận lợi… Chẳng hạn các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc ở nước ta cần phải nhận thức rõ MTKD của doanh nghiệp mình, ngành mình hiện nay là môi trường toàn cầu hóa. Đó là một sân chơi mới với những luật lệ, ràng buộc mới… Nó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh mới phải đề ra được chiến lược kinh doanh thích hợp. Đặc biệt, may mặc là một ngành hàng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Do vậy việc phân tích MTKD của hàng may mặc càng cần thiết & phải tiến hành liên tục và thường xuyên. Trên cơ sở phân tích MTKD giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thấy được sự biến động của thị trường nguyên vật liệu đầu vào như thị trường sợi, vải,chỉ...; Sự thay đổi trong tâm lý tiêu dùng của khách hàng…để xây dựng chiến lược sản xuất hàng may mặc cho phù hợp. Chiến lược kinh doanh cho đúng đắn là yếu tố kiên quyết đảm bảo sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp trên thương trường. 1.3.Các góc độ nghiên cứu MTKD 1.3.1.Xét theo cấp độ ngành & nền kinh tế quốc dân Theo cấp độ ngành và nền kinh tế quốc dân, MTKD được chia ra thành môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và môi trường bên trong (hay còn gọi là hoàn cảnh nội bộ) Thứ nhất là, môi trường vĩ mô: Đây là môi trường của toàn nền kinh tế quốc dân, là môi trường khách quan tồn tại bên ngoài doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh doanh và đến từng doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô bao gồm rất nhiều các yếu tố như: Yếu tố văn hóa, xã hội; yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị- pháp lý, yếu tố công nghệ, yếu tố tự nhiên, yếu tố toàn cầu hóa…Đối với mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là khác nhau. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, do may mặc là mặt hàng gắn liền với cuộc sống của con người nên việc sản xuất măt hàng này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố văn hóa, xã hội, dân cư. Chỉ một sự xác định không đúng xu hướng “mặc” của người tiêu dùng có thể dẫn tới ứ đọng hàng may, rồi ứ đọng vốn và có thể là sự phá sản của doanh nghiệp. Do vậy, đòi hỏi trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành cần phải xác định cho được trong số những yếu tố của môi trường vĩ mô, đâu là yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, ngành mình để chủ động đối phó nhằm đạt hiệu quả cao. Thứ hai là môi trường tác nghiệp: Đây cũng là môi trường bên ngoài doanh nghiệp, nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Nó được xác định với một ngành kinh doanh hoặc từng doanh nghiệp kinh doanh trong mối quan hệ với các đối tác hữu quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường tác nghiệp cũng bao gồm rất nhiều các yếu tố. Các yếu tố đó là đối thủ cạnh tranh hiện hữu, khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn… Bất kỳ một doanh nghiệp nào, một ngành nào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều chịu sự tác động của các yếu tố này. May mặc là mặt hàng tiêu dùng nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố khách hàng. Chỉ khi nào sản phẩm bán được thì khi đó doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, có lãi và tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh. Thứ ba là môi trường bên trong: khác với hai môi trường trước, môi trường bên trong là môi trường mà doanh nghiệp hoặc ngành có thể kiểm soát được. Nó bao gồm các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, của ngành. Đó là nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống thông tin, thị trường của doanh nghiệp, vốn kinh doanh, bộ máy nhân sự, quản trị tài chính-kế toán, nề nếp văn hóa tổ chức, thương hiệu của doanh nghiệp… Do đây là những yếu tố có thể kiểm soát được, nên trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải phát huy nguồn nội lực vốn có của doanh nghiệp đồng thời kết hợp với những điều kiện của môi trường bên ngoài để tiến hành kinh doanh có hiệu quả. 1.3.2. Xét theo nhóm các yếu tố của MTKD Theo nhóm các yếu tố của MTKD thì MTKD có thể chia thành các nhóm sau: Một là, nhóm môi trường kinh tế-chính trị-xã hội: Đó là trình độ phát triển kinh tế-xã hội, mức thu nhập của dân cư, luật pháp, tâm lý, tập quán xã hội, các chính sách kinh tế-xã hội của chính phủ…Đối với ngành may mặc đó có thể là tâm lý ăn mặc, phong tục tập quán của người dân,qui định hạn ngạch, thuế đối với việc nhập khẩu sợi, vải, quần áo, vào thị trường nội địa…Tuy nhiên, khi Việt Nam gia nhập WTO hàng rào hạn ngạch sẽ bị xóa bỏ, mức thuế sẽ giảm dần, tiến tới xóa bỏ. Hai là, nhóm môi trường sinh thái: Đó là sự ràng buộc của xã hội về vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm, bảo vệ cảnh quan, xử lý phế thải của sản xuất kinh doanh…bất kỳ một doanh nghiệp, một ngành nào muốn bền vững thì đều phải quan tâm đến môi trường này, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ba là, nhóm môi trường hành chính- kinh tế: Bao gồm cơ chế quản lý kinh tế và hoạt động kinh doanh của nhà nước, thủ tục hành chính, kinh tế, sát nhập, giải thể doanh nghiệp…Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thì đó có thể là các thủ tục liên quan đến việc xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc, nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào như vải, sợi, máy khâu, thuốc nhuộm…,các thủ tục sát nhập các doanh nghiệp nhỏ thành tổng công ty, các hiệp hội như tổng công ty dệt may Việt Nam- Vinatex nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. 1.3.3. Xét theo môi quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong hoạt động kinh doanh. Theo tiêu thức này, MTKD có thể chia ra thành môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Thứ nhất, môi trường bên ngoài: Đó chính là các yếu tố của môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp. Các yếu tố này đều được hình thành khách quan và luôn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy,doanh nghiệp cần phải thích nghi với hoàn cảnh, tận dụng cơ hội và hạn chế nguy cơ nhằm đẩy mạnh hoạt động và phát triển kinh doanh, giảm thiểu tối đa những bất lợi do môi trường mang lại. Thứ hai, là môi trường bên trong: nó bao gồm tất cả các yếu tố bên trong doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần kết hợp được điều kiện chủ quan của mình với điều kiện khách quan của MTKD để kinh doanh đạt kết quả. 1.4 C¸c ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu m«I tr­êng kinh doanh 1.4.1 Kiểu ma trận đánh giá yếu tố ngoại vi (EFE) §©y lµ mét c«ng cô gióp chóng ta l-îng ho¸ ®-îc sù t¸c ®éng cña m«i tr-êng bªn ngoµi tíi hoạt ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña doanh nghiÖp tr-íc nh÷ng thay ®æi cña m«i tr-êng. §Ó xây dựng môi trường này chúng ta tiến hành 5 bước Một là xác định các yếu tố của môi trường bên ngoài có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là gán trọng số từ 0 đến 1 cho từng yếu tố sao cho tổng bằng 1 Ba là cho điểm và phân loại. Nếu doanh nghiệp phản ứng rất tốt với yếu tố nào đó thì cho 4 điểm, phản ứng tốt thì cho 3 điểm, phản ứng trung bình thỡ cho 2 điểm, phản ứng rất ít thì cho 1điểm. Bốn là xác định số điểm bằng cách nhân trọng số ở bước 2 với sè ®iÓm ®· cho ë b-íc 3 Cuối cùng cộng dồn các điểm ở bước 4. Số điểm sẽ dao động từ 1- 4. Nếu bằng 4 chứng tỏ doanh nghiệp phản ứng rất tốt với môi trường, nếu đạt từ 2,5-4 thì doanh nghiệp phản ứng khá tốt với môi trường, từ 1-2,5 thì cho thấy doanh nghiệp không tận dụng được các cơ hội của môi trường và chịu sự đe doạ từ môi trường từ bên ngoài. 1.4.2 Kiểu ma trận đánh giá các yếu tố nội vi (IFE) Đây là kiểu ma trận tóm tắt và đánh giá những yếu tố bên trong có thể kiểm soát được của doanh nghiệp, của ngành. Trên cơ sở đó doanh nghiệp, ngành thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như mối liên quan giữa các yếu tố tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn trên cơ sở đánh giá môI trường bên trong, doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nhận thấy điểm mạnh của họ là lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ đồng thời cũng thấy mặt yếu là công nghệ sản xuất, vốn kinh doanh… Ma trận IFE cũng được lập tương tự như ma trận EFE 1.4.3 KiÓu ma trËn c¬ héi vµ ma trËn nguy c¬ §Ó lËp ma trËn c¬ héi, doanh nghiệp tiến hành phân loại theo thứ tự ưu tiên cao, trung bình, thấp và khả năng mà doanh nghiệp có thể tranh thủ là cao, trung bình, thấp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp lựa chọn những vùng sao cho phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp. T-¬ng tù doanh nghiệp cũng phân loại nguy cơ theo thứ tự nguy hiểm, nghiêm trọng, ít ảnh hưởng và khả năng doanh nghiệp gặp nguy cơ theo thứ tự nguy hiểm , nghiêm trọng, ít ảnh hưởng và khả năng mà doanh nghiệp có thể gặp phải nguy cơ là cao, trung bình hay thấp để từ đó doanh nghiệp có biện pháp hạn chế tác động của nguy cơ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.3 Ma trận phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ Đây là ma trận tổng hợp cả các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp . Doanh nghiệp cần phải xác định xem đâu là cơ hội chính, đâu là nguy cơ chủ yếu, doanh nghiệp có điểm mạnh gì, điểm yếu nào. Từ đó kết hợp giữa điểm mạnh bên trong với cơ hội và nguy cơ bên ngoài, điểm yếu bên trong với cơ hội và nguy cơ bên ngoài. Trên cơ sở đó lựa chọn các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm tận dụng cơ hội, hạn chế nguy cơ. Chẳng hạn khi doanh nghiệp nhận thấy cơ hội nào đó phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược tăng trưởng tối đa. Nếu doanh nghiệp đang trong tình trạng tiềm lực yếu kém, vốn ít… và nhận thấy có thể bị nguy cơ bên ngoài đe doạ doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược thu hoạch và rút lui. Ví dụ các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc khi mùa hè sắp hết thì các doanh nghiệp này phải có kế hoạch tiêu thụ hết sản phẩm mùa hè bằng nhiều phương pháp như giảm giá, thanh lý… nhằm nhanh chóng thu hồi vốn để chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất hàng quần áo cho vụ tiếp theo. Tuỳ thuộc vào đặc điểm ngành hàng kinh doanh cũng như tiềm lực và mục đích phân tích, các doanh nghiệp có thể lựa chọn các kiểu ma trận khác nhau để phân tích môi trường kinh doanh sao cho đạt kết qu¶ vµ hiÖu qu¶ cao nhÊt. 1.5 C¸ch thøc khai thac m«i tr­êng kinh doanh Như trên đã phân tích chúng ta thấy rõ ảnh hưởng sâu rộng của môi trường kinh doanh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nói riêng. Đồng thời chúng ta cũng thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết phải phân tích môi trường kinh doanh. Để phân tích môi trường kinh doanh mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành tuỳ thuộc vào mặt hàng hay lĩnh vực kinh doanh cũng như khả năng của từng doanh nghiệp mà có các biện pháp khai thác moi trường kinh doanh khác nhau. Nhưng tổng quát nhất để khai thác môi trường kinh doanh các doanh nghiệp, các ngành cần phải tiến hành các bước sau: 1.5.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh Người Trung Quốc có câu “ Muốn làm giàu,thông tin phải đi đầu” câu nói ấy cho thấy tầm quan trọng của “thông tin” khi giải quyêt hay tiến hành bất cứ công việc gì. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, thì việc có được nguồn thông tin đáng tin cậy, kịp thời, đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp thành công trong kinh doanh. Thông tin là cơ sở là nguồn gốc của các hoạch định về chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết và cần phải đặt lên hàng đầu. Để tổ chức và xây dựng hệ thống thông tin 1 cách hiệu quả thì trước hết doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu về các loại thông tin cần thiết, sau đó đến mức độ và thời gian cần, rồi căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp để tiến hành thu thập, phân tích, xử lý, đánh giá thông tin. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, trước khi quyết định sản xuất lô quần áo kiểu gì, mẫu mã thế nào, sẽ bán với mức giá nào… thì cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường, khách hàng nhằm xác định các thông tin về thị trường, khách hàng có nhu cầu về quần áo như thế nào, khả năng thanh toán của họ ra sao, các sản phẩm may khác có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp mình, dung lượng thị trường, các doanh nghiệp cung cấp vải sợi… Trước hết doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thông tin về bản thân doanh nghiệp. Những thông tin đó bao gồm doanh thu bán hàng, dịch vụ,chi phí để sản xuất 1sản phẩm, hàng tồn kho, lưu lượng tiền mÆt, kho¶n ph¶I thu, kho¶n ph¶I tr¶… Hầu hết các thông tin này đều được đưa lên mạng nội bộ của doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống thông tin về doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp chủ