Tiểu luận Tóm tắt lý thuyết mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của nền kinh tế thế giới đương đại. Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế quốc tế đã đặt mỗi quốc gia trước những thời cơ và thách thức to lớn, đòi hỏi các quốc gia phải có những chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới cũng như trong khu vực. Và một trong những thách thức to lớn ấy chính là lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước. Lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà đòi hỏi một sự đầu tư lớn về thời gian cũng như sức lực mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan. Kiềm chế lạm phát và kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước không chỉ là nhiệm vụ riêng của chính phủ mà là của toàn xã hội. Trong thời gian gần đây, vấn đề này đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án khắc phục. Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, nhóm thực hiện đề tài đã tìm hiểu, tổng hợp và tóm tắt lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nươc. Do khả năng và điều kiện thời gian còn hạn chế, vậy nên nội dung bài viết chắc sẽ không tránh khỏi được những thiếu sót nhất định. Vì vậy nhóm thực hiện đề tài chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn.

pdf24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tóm tắt lý thuyết mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN HỌC GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN Page 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ M INH KHOA KINH TẾ ---    --- Tiểu Luận Môn Học Tài Chính Tiền Tệ Đề Tài số 3: TÓM TẮT LÝ THUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: STT Nguyễn Thị Thư Trinh 78 Lê Thị Như Hiền 17 Châu Thị Hồng 21 Đặng Thị Xuân Hà 13 Hoàng Thi Kim Ánh 1 TP. Hồ Chí Minh Ngày 28/10/2012 TIỂU LUẬN MÔN HỌC GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN Page 2 MỤC LỤC Lời M ở Đầu.............................................................................................................................. 3 Chương 1 : Tổng Quan Về Lạm Phát Và Bội Chi Ngân Sách Nhà Nước ............... 4 1.1. Lạm Phát: 1.1.1. Khái niệm lạm phát:............................................................................................. 4 1.1.2. Phân loại lạm phát ............................................................................................... 4 1.1.3. Cách đo lường lạm phát ...................................................................................... 5 1.1.4. Nguy ên nhân gây ra lạm phát ............................................................................. 5 1.1.5. Các t ác động của lạm phát .................................................................................. 6 1.1.6. Thực trạng lạm phát ở nước t a hiện nay ............................................................ 8 1.1.7. Biện pháp khắc phục lạm phát ............................................................................ 8 1.2. Bội Chi Ngân Sách Nhà Nước: 1.2.1. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước ........................................................... 10 1.2.2. Nguyên nhân bội chi ngân sach nhà nước ...................................................... 10 1.2.3. Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước hiện nay .......................................... 11 1.2.4. Biện pháp khắc phục ......................................................................................... 12 Chương 2 : Mối Quan Hệ Giữa Lạm Phát Và Bội Chi Ngân Sách Nhà Nước ..... 15 Kết Luận : .............................................................................................................................. 22 TIỂU LUẬN MÔN HỌC GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN Page 3 Lời Mở Đầu  Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của nền kinh tế thế giới đương đại. Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế quốc tế đã đặt mỗi quốc gia trước những thời cơ và thách thức to lớn, đòi hỏi các quốc gia phải có những chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới cũng như trong khu vực. Và một trong những thách thức to lớn ấy chính là lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước. Lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà đòi hỏi một sự đầu tư lớn về thời gian cũng như sức lực mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan. Kiềm chế lạm phát và kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước không chỉ là nhiệm vụ riêng của chính phủ mà là của toàn xã hội. Trong thời gian gần đây, vấn đề này đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án khắc phục. Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, nhóm thực hiện đề tài đã tìm hiểu, tổng hợp và tóm tắt lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nươc. Do khả năng và điều kiện thời gian còn hạn chế, vậy nên nội dung bài viết chắc sẽ không tránh khỏi được những thiếu sót nhất định. Vì vậy nhóm thực hiện đề tài chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28/10/2012 Nhóm thực hiện đề tài TIỂU LUẬN MÔN HỌC GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN Page 4 Chương 1 Tổng Quan Về Lạm Phát Và B ội Chi Ngân Sách Nhà Nước 1.1 Lạm Phát: 1.1.1. khái niệm lạm phát Lạm phát là quá trình gia tăng liên tục và kéo dài của mức giá chung hoặc là quá trình đồng tiền liên tục giảm giá. 1.1.2. Phân loại lạm phát Người ta chia lạm phát thành 3 loại là:  Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xẩy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn... Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh  Lạm phát phi mã: lạm phát xẩy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm. ở mức phi mã, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế , các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.  Siêu lạm phát: xẩy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xẩy ra. TIỂU LUẬN MÔN HỌC GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN Page 5 Nhưng nếu gắn 3 loại lạm phát trên với thời gian lạm phát thì lại được chia làm 3 loại là: Lạm phát kinh niên, lạm phát nghiêm trọng và siêu lạm phát. 1.1.3. Cách đo lường lạm phát Trong thực tế để đo lường lạm phát, nguời ta có thể dùng hai chỉ số sau : - Hệ số giảm phát GDP (GDP deflator) được tính trên cơ sở so sánh giá trị GDP tính theo giá hiện hành và GDP tính theo giá kỳ trước. Nghĩa là đo lường mức tăng và giảm giá trên tất cả các loại hàng hoá dịch vụ tính trong GDP. - Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hoá thiết yếu. Ở Việt Nam nhóm hàng lương thực, giá vàng, đô la có lẽ có trọng số lớn. Chỉ số này không phản ánh sự biến động giá chung nhưng phản ánh biến động giá cả ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống, tiêu dùng. Đối với Việt Nam để đo lường lạm phát người ta sử dụng chỉ số CPI 1.1.4. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua. - Do sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế, mâu thuẫn về phân phối gây ra tăng giá. Cơ chế lan truyền đã tạo nên căng thẳng thêm các mâu thuẫn đó và dẫn đến lạm phát tăng lên. Lạm phát là tất yếu của nền kinh tế khi muốn tăng trưởng cao nhưng lại tồn tại nhiều khiếm khuyết, hạn chế và yếu kém. Lạm phát do mất cân đối cơ cấu kinh tế xuất hiện khi có quan hệ không bình thường trong các cân đối lớn của nền kinh tế như công nghiệp - nông nghiệp, công nghiệp nặng - công nghiệp nhẹ, sản xuất - dịch vụ, xuất khẩu - nhập khẩu, tích luỹ - tiêu dùng. Những thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế - xã hội do tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến giá tăng lên khi cơ cấu thị trường chưa được hoàn chỉnh, các nguồn vật lực có giới hạn, các quan hệ không được đặt trong một sự cân đối hợp lý, năng lực sản xuất không được khai thác hết, trạng thái vừa thừa vừa thiếu xuất hiện. - Do chi phí đẩy : Như chúng ta đã biết, ở hầu hết các nước đang phát triển thường phải nhập một khối lượng lớn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, nếu giá của những loại nguyên vật liệu này trên thị trường thế giới tăng lên làm cho chi phí sản xuất các sản phẩm sẽ tăng lên và để bảo tồn sự tồn tại của các cơ sở sản xuất trên cơ sở đảm bảo sản xuất có lãi và bù đắp được chi phí bắt buộc các nhà sản xuất phải đưa giá bán trên thị trường trong nước tăng lên theo. TIỂU LUẬN MÔN HỌC GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN Page 6 - Do cầu kéo hay là do sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và dịch vụ. Khi tổng cầu hàng hoá và dịch vụ có khả năng thanh toán lớn hơn tổng cung hàng hoá và dịch vụ đã đẩy giá tăng lên để thiết lập một sự cân bằng mới trên thị trường, trong đó tổng cung bằng tổng cầu. Lạm phát phụ thuộc vào độ co giãn của giá cung hàng hoá và dịch vụ. Cung hàng hoá và dịch vụ có thể tăng nhanh do tăng giá một chút nếu độ co giãn của giá là lớn. M ột mặt, nếu các cơ sở sản xuất đang hoạt động thấp hơn công suất hiện có và còn nhiều công suất sản xuất chưa được sử dụng thì cung hàng hoá sẽ tăng nhờ tác động tăng cầu hàng hóa và có thể không gây ra lạm phát. - Do tác động của chính sách tiền tệ, giá tăng lên ít nhiều là do tăng cung tiền tệ quá mức cầu của nền kinh tế. Với quan điểm này thì lạm phát xuất hiện khi có một khối lượng tiền bơm vào lưu thông lớn hơn khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông của thị trường. Điều này được biểu hiện ở chỗ đồng tiền nội địa mất giá. - Do yếu tố tâm lý, người tiêu dùng chạy theo các tin đồn từ đó làm tăng lượng cầu đột biến, không chuyển tiền của mình sang đầu tư sản xuất - kinh doanh mà mua vàng, kim loại quý... 1.1.5. Tác động của lạm phát Lạm phát có nhiều loại, cho nên cũng có nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với nền kinh tế. Xét trên góc độ tương quan, trong một nền kinh tế mà lạm phát được coi là nỗi lo của toàn xã hội và người ta có thể nhìn thấy tác động của nó. * Đối với lĩnh vực sản xuất: Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh - sản xuất ở một vài danh nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn. * Đối với lĩnh vực lưu thông: Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá. Các nhà doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông. Thậm chí khi lạm phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi TIỂU LUẬN MÔN HỌC GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN Page 7 ro cao. Do có nhiều người tham giâ vào lĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền ở trong tay những người vừa mới bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng. * Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng: Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàn bị thu hẹp. Số người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống ngân hàng, do lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện đang có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay. Về phía người đi vay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa. Chức năng kinh doanh tiền bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt. * Đối với chính sách kinh tế tài chính của nhà nước: Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá, khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả làm cho thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốtvà kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm... các ngành, các lĩnh vực dự định đựơc chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được. Theo Gregory M ankiw thì lạm phát gây ra 5 tổn thất sau:  Làm giảm sức mua của đồng tiền. Vì vậy, lạm phát đồng nghĩa với một loại thuế vô hình lấy đi một phần thu nhập của công dân và những người nắm giữ tiền mặt.  Buộc các doanh nghiệp phải thay đổi biểu giá thường xuyên. Việc thay đổi này gây ra chi phí cho doanh nghiệp.  Gây ra thay đổi giá tương đối trong khi đó người sản xuất và tiêu dùng không thích ứng kịp. Nền kinh tế thị trường dựa vào giá tương đối để phân bố nguồn lực một TIỂU LUẬN MÔN HỌC GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN Page 8 cách hiệu quả. Lạm phát làm cho việc phân bố nguồn lực trở nên kém hiệu quả, khi xét dưới góc độ kinh tế học vi mô.  Làm giảm nguồn thu thuế do nhiều điều khoản của luật thuế không tính đến tác động của lạm phát. Lạm phát có thể thay đổi nghĩa vụ thuế của cá nhân mà người làm luật không lường hết được.  Gây ra bất tiện cho cuộc sống trong một thế giới mà giá cả thị trường thường xuyên thay đổi. Tiền là thước đo mà trong đó chúng ta tính chi phí các giao dịch kinh tế. Lạm phát làm cho thước đo này co giãn, làm đảo lộn kế hoạch tài chính cá nhân và doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy lạm phát gây ra nhiều mặt tiêu cực cho xã hội và nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế lạm phát không hẳn là hoàn toàn có tác động tiêu cực. Trong cuốn “Lý thuyết về việc làm, tiền tệ và lãi suất”, Keynes đã chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ giảm giá. Lập luận của Keynes cho rằng trong điều kiện kinh tế trì trệ, thất nghiệp tăng cao thì chính phủ có thể chi tiêu nhiều hơn (chính tài khóa mở rộng) và duy trì một tỷ lệ lạm phát nhất định để kích thích kinh tế tăng trưởng. 1.1.6. Thực Trạng lạm phát ở nước ta những năm gần đây Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm và ước tính cho năm 2012, chi tiêu của nhà nước ( so với GDP ) đã tăng từ 5% năm 2000 lên trên 8% sau năm 2005. Tỷ lệ vốn đầu tư / GDP cũng tăng lên đến 34% năm 2000 và đến 40% từ năm 2004 đến năm 2007, từ đây các nhân tố lạm phát được nuôi dưỡng. Năm 2004 đã xuất hiện những dấu hiểu của cuộc lạm phát mới và được xác nhận lại vào năm 2005 nhưng đã không có những giải pháp thỏa đáng. Và lạm phát đã dần tăng lên, đến năm 2007 lạm phát khoảng 12% và tăng lên 22% vào năm 2008 một con số đáng báo động cho nền kinh tế còn non trẻ như việt nam. Với những biện pháp kiềm chế lạm phát thì bước sang năm 2009 lạm phát đã giảm xuống còn 6%, nhưng lại tăng mạnh vào năm 2011. Theo công bố của tổng cục thống kê thì lạm phát đã tăng lên mức 18,58% trong năm 2011. Chính phủ đã đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm lạm phát xuống mức dưới 9% vào năm 2012 đảm bảo kiềm chế lạm phát ở mức 1 con số. 1.1.7. Biện pháp khắc phục lạm phát 1.1.7.1. Biện pháp tình thế TIỂU LUẬN MÔN HỌC GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN Page 9 Những biện pháp này được áp dụng với mục tiêu giạm tức thời “cơn sốt lạm phát” trên cơ sở đó sẽ áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài . Các biện pháp này thường được áp dụng khi nền kinh tế lâm vào tình trạng siêu lạm phát . Thứ nhất : Các biện pháp tình thế thường được chính phủ các nước áp dụng , trước hết là giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền vào lưu thông . Biện pháp này còn gọi là chính sách đóng băng tiền tệ . Tỷ lệ lạm phát tăng cao ngay lập tức ngân hàng trung ương phải dừng các biện pháp có thể đưa đến tăng cung ứng tiền tệ như ngừng thực hiện các nghiệp vụ triết khấu và tái triết khấu đối với các tổ chức tín dụng , dừng việc mua vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ , không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách. Nhà nước áp dụng các biện pháp làm giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế như: ngân hàng trung ương bán ra các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ , bán ngoại tệ vàvay , phát hành các công cụ nợ của chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế bù đắp cho bội chi ngân sách nhà nước , tăng lãi suất tiền gửi đặc biệt là tăng lãi suất tiền gửi tiét kiệm dân cư . các biện pháp này rất có hiệu lực vì trong một thời gian ngắn nó có thể giảm bớt được một khối lượng khá lớn tiền nhàn rỗi trong dân cư do đó giảm được sức ép lên giá cả hàng hoá vầ dịch vụ trên thị trường . ở việt nam các biện pháp này đã dược áp dụng thành công vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 . Thứ hai : Thi hành chính sách tài chính thắt chặt như tạm hoãn những khoản chi chưa cần thiết trong nền kinh tế , cân đối lại ngân sách và cắt giảm chi tiêu đến mức có thể được . Thứ ba : Tăng quỹ hàng hoá tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch , giảm nhẹ thuế quan và các biện pháp cần thiết khác để thu hút hàng hoá từ ngoài vào. Thứ tư : Đi vay và xin viện trợ từ nước ngoài . Thứ năm : Cải cách tiền tệ , đây là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp trên chưa đem lại hiệu quả mong muốn . 1.1.7.2. Biện pháp chiến lược Đây là những biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân . Tổng hợp các biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế lâu dài cho đất nước TIỂU LUẬN MÔN HỌC GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN Page 10 Thứ nhất : Thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng lưu thông hàng hoá. Đây là biện pháp chiến lược hàng đầu để hạn chế lạm phát , duy trì sự ổn định tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân . Sản xuất trong nước càng phát triển thì càng tạo tiền đề vững chắc cho sự ổn định tiền tệ . Chú trọng thu hút ngoại tệ qua việc xuất khẩu hàng hoá , phát triển ngành du lịch … Thứ hai : kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính . Thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc giảm chi tiêu thường xuyên của ngân sách do đó giảm bội chi ngân sách nhà nước . Thứ ba : Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước trên cơ sở tăng các khoản thu cho ngân sách một các hợp lý, chống thất thu, đặc biệt là thất thu về thuế, nâng cao hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước . 1.2. Bội Chi Ngân Sách Nhà Nước: 1.2.1. Khái niệm bội chi ngân sách Bội chi ngân sách nhà nước trong một thời kỳ (1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó. Nhưng thu gồm những khoản nào, chi gồm những khoản gì? Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về ngân sách nhà nước hàng năm như sau: Bảng : Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hàng năm Thu Chi A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí). B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước). C. Bù đắp thâm hụt. - Viện trợ. - Lấy từ nguồn dự trữ. Vay thuần (= vay mới - trả nợ gốc). D. Chi thường xuyên. E. Chi đầu tư. F. Cho vay thuần (= cho vay mới - thu nợ gốc). A + B +C = D + E + F Công thức tính bội chi NSNN của một năm sẽ như sau: Bội Chi Ngân Sách Nhà Nước = Tổng chi - Tổng thu = (D + E + F) - (A + B) = C TIỂU LUẬN MÔN HỌC GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN Page 11 1.2.2. Nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi ngân sách nhà nước: - Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ. - Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng
Luận văn liên quan