Tóm lược một số công cụ thanh toán

Séc: Séc là mệnh lệnh bằng văn bản đối với ngân hàng yêu cầu ngân hàng thanh toán cho ai một số tiền nhất định. Người viết séc (người ký phát) trước đó đã ký hợp đồng với ngân hàng (người bị ký phát) để ngân hàng có thể thanh toán cho người được thanh toán có tên trên séc. Thông thường người ký phát sẽ giao séc tận tay cho người được thanh toán, người này sẽ nạp séc vào tài khoản của mình ở ngân hàng và ngân hàng đó sẽ báo có vào tài khoản của người được thanh toán sau khi séc đó được gửi tới ngân hàng của người bị ký phát để thanh toán. Chuyển khoản bằng Ðiện tử. Các bên mua bán và khách hàng đều thực hiện nhiều giao dịch thông qua thông tin điện tử hợp pháp. Hình thức phổ biến nhất là lệnh thanh toán của người thanh toán, người này gửi điện tín tới ngân hàng của mình để thanh toán cho người hưởng lợi thanh toán, thông thường thông qua việc báo có vào tài khoản của người được thanh toán. Cơ sở pháp lý của việc chuyển khoản bằng điện là hợp đồng giữa người thanh toán và ngân hàng, ở đây ngân hàng đồng ý tiến hành thanh toán sau khi nhận được điện tín phù hợp và an toàn. Tuy nhiên, những đạo luật và quy định hiện đại nhằm chuẩn hoá quyền và nghĩa vụ của người thanh toán, người được thanh toán và các ngân hàng của các bên đã hỗ trợ rất nhiều cho việc mở rộng hình thức thanh toán bằng điện bằng cách chỉ rõ những nguy cơ mà các bên thể gặp phải.

doc5 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm lược một số công cụ thanh toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM LƯỢC MỘT SỐ CÔNG CỤ THANH TOÁN Séc: Séc là mệnh lệnh bằng văn bản đối với ngân hàng yêu cầu ngân hàng thanh toán cho ai một số tiền nhất định. Người viết séc (người ký phát) trước đó đã ký hợp đồng với ngân hàng (người bị ký phát) để ngân hàng có thể thanh toán cho người được thanh toán có tên trên séc. Thông thường người ký phát sẽ giao séc tận tay cho người được thanh toán, người này sẽ nạp séc vào tài khoản của mình ở ngân hàng và ngân hàng đó sẽ báo có vào tài khoản của người được thanh toán sau khi séc đó được gửi tới ngân hàng của người bị ký phát để thanh toán. Chuyển khoản bằng Ðiện tử. Các bên mua bán và khách hàng đều thực hiện nhiều giao dịch thông qua thông tin điện tử hợp pháp. Hình thức phổ biến nhất là lệnh thanh toán của người thanh toán, người này gửi điện tín tới ngân hàng của mình để thanh toán cho người hưởng lợi thanh toán, thông thường thông qua việc báo có vào tài khoản của người được thanh toán. Cơ sở pháp lý của việc chuyển khoản bằng điện là hợp đồng giữa người thanh toán và ngân hàng, ở đây ngân hàng đồng ý tiến hành thanh toán sau khi nhận được điện tín phù hợp và an toàn. Tuy nhiên, những đạo luật và quy định hiện đại nhằm chuẩn hoá quyền và nghĩa vụ của người thanh toán, người được thanh toán và các ngân hàng của các bên đã hỗ trợ rất nhiều cho việc mở rộng hình thức thanh toán bằng điện bằng cách chỉ rõ những nguy cơ mà các bên thể gặp phải. Thư tín dụng: Dù thực chất không phải là một công cụ thanh toán, nhưng thư tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ cấu thanh toán thương mại hiện đại, đặc biệt là trong bán hàng và do đó rất cần đề cập ở đây. Thư tín dụng là cam kết của một ngân hàng thanh toán cho đối tượng được chỉ định cụ thể của khách hàng sau khi xuất trình các giấy tờ phù hợp. Một giao dịch thư tín dụng điển hình gồm người mua chỉ thị cho ngân hàng của mình mở thư tín dụng cho người thụ hưởng là người bán ở xa và người bán này sẽ được thanh toán tại ngân hàng đó (hay một ngân hàng thành viên gần địa điểm của người bán) sau khi chuyển cho ngân hàng đó những giấy tờ cho phép người mua nhận hàng. Thông thường, những giấy tờ này sẽ được bên giao hàng phát hành, ở đây họ cam kết sẽ giao hàng cho người mua. Thư tín dụng cũng dựa trên hợp đồng, song việc chuẩn hoá các điều khoản tạo điều kiện cho các bên sử dụng công cụ hữu ích này mà không phải thương lượng chi tiết giữa các bên trong một hợp đồng theo tập quán. Kỳ phiếu có thể Chuyển nhượng được (Negotiable Notes) (KPCTCNÐ): Loại giấy này được định nghĩa là một loại văn bản tượng trưng cho nghĩa vụ thanh toán của người vay đối với người cho vay một khoản tiền theo yêu cầu hoặc tại một thời điểm nào đó. Dĩ nhiên, các KPCTCNÐ thường dựa trên những hợp đồng mà thông qua đó một bên cho bên kia vay tín dụng. Ðiều mang lại tư cách đặc biệt cho các KPCTCNÐ đó là “tính chuyển đổi", có nghĩa là người nắm giữ KPCTCNÐ có thể chuyển cho một người khác và trao quyền cho người đó được đòi người vay thanh toán mà không cần phải xem xét những biện hộ của người vay chống lại bên cho vay đầu tiên. Do đó, KPCTCNÐ là "toàn quyền" được thanh toán và có thể chuyển nhượng tự do giữa các bên sẵn sàng chấp nhận giấy đó để thanh toán. KPCTCNÐ không còn nhiều ý nghĩa trong thương mại vì các hình thức thanh toán khác nêu trên ngày càng chiếm ưu thế, nhưng tầm quan trọng lớn lao của nó trong quá khứ (tiền hiện đại cũng phát triển từ KPCTCNÐ do các ngân hàng phát hành) đã hình thành nên những khái niệm pháp lý phổ biến trong luật thương mại ngày nay. Các Văn tự Sở hữu: Luật về Chứng từ Sở hữu tạo thuận lợi cho các giao dịch hàng hoá. Chứng từ này phần lớn là giấy biên nhận hàng hoá do những người chiếm hữu hàng hoá đó ("người nhận giữ") cấp vì mục đích thương mại; người cấp thường là người chuyên chở hay người vận hành kho. Bên nhận hàng sẽ nhận hàng khi có chứng từ này. Dĩ nhiên, cơ sở của giao dịch này là hợp đồng giữa bên giao hàng và bên nhận giữ. Luật thương mại cho phép chuyển nhượng những chứng từ này, do đó ai nắm giữ các chứng từ này một cách phù hợp sẽ có quyền đối với hàng hoá mà họ mô tả mà không bị ảnh hưởng bởi những khiếu nại hay biện hộ của bên đã gửi hàng cho bên nhận gửi nhằm chống lại người nắm giữ chứng từ. Do đó, những chứng từ này tượng trưng cho quyền hàng hoá và sở hữu chứng từ có nghĩa là sở hữu hàng hoá. Trong những trường hợp giao dịch thương mại khác, việc có luật nhằm chuẩn hoá quyền của các bên đối với các loại chứng từ khác nhau sẽ cho phép các bên thương mại hiểu rõ và có thể dựa vào các quyền nêu trong các chứng từ đó mà không phải mất nhiều chi phí. Lợi quyền Bảo đảm: Lợi quyền bảo đảm là quyền dựa trên hợp đồng đối với một tài sản nhằm bảo đảm việc thanh toán nghĩa vụ. Nếu bên đi vay không thanh toán theo các điều khoản của hợp đồng, thì bên cho vay có lợi quyền bảo đảm (thường gọi là chủ nợ có bảo đảm) có quyền được giữ tài sản chỉ định đó (tài sản thế chấp) và bán đi để lấy tiền bù vào khoản nợ. Việc ký kết hợp đồng cho phép bên cho vay có quyền đối với bên đi vay. Các quy định về thông báo theo thủ tục áp dụng với bên cho vay có bảo đảm khi nắm giữ tài sản hay khi nộp giấy thông báo cho một cơ quan nhà nước sẽ xác lập quyền của bên cho vay đối trong các hàng hoá thế chấp đó đối với bên đứng ngoài hợp đồng. Do đó, cần coi lợi quyền bảo đảm là sự trao quyền tài sản cho bên cho vay có bảo đảm và có giá trị pháp lý về mặt nội dung như những quyền tài sản khác, ví dụ như quyền sở hữu. Lợi quyền bảo đảm có thể áp dụng với hầu hết tất cả các hình thức tài sản. Lợi quyền bảo đảm đối với tài sản hữu hình tuy rất quan trọng trong giao dịch thương mại bất động sản, song không được luật thương mại của nước đó điều chỉnh. Lợi quyền bảo đảm đối với hàng hoá thương mại cũng được áp dụng đối với các tư liệu sản xuất, như các thiết bị công nghiệp. Nó cũng có thể được áp dụng đối với hàng hoá để bán lại ("hàng lưu kho") và đối với các khoản nợ của bên thứ ba đối với bên đi vay ("các khoản phải thu"). Ðặc biệt, luật Hoa Kỳ đã đi tiên phong trong các khái niệm pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho lợi quyền bảo đảm đối với hàng lưu kho và các khoản phải thu. Lợi quyền bảo đảm cũng áp dụng đối với các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu và tài khoản ngân hàng cũng như đối với tài sản vô hình như nhãn hiệu hàng hoá và quyền tác giả. Lợi quyền bảo đảm làm giảm rủi ro và phí tổn trong việc cho vay của bên có bảo đảm. Bên cho vay có bảo đảm có thể tin tưởng vào việc được thanh toán, dù cho bên vay không thanh toán được, chừng nào tài sản thế chấp vẫn còn đủ giá trị bán được; nói chung lợi quyền bảo đảm được tôn trọng trong trình tự giải quyết việc mất khả năng thanh toán. Do đó, bên cho vay có bảo đảm không cần phải giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế của bên đi vay để xác định xem nguy cơ làm ăn thua lỗ có tăng lên hay không. Chừng nào bên cho vay vẫn biết chắc giá trị của tài sản thế chấp, thì chừng đó họ vẫn tin tưởng vào việc thu hồi toàn bộ nợ. Biện pháp bảo đảm này có thể sẽ làm giảm lãi suất cho bên đi vay và khuyến khích hơn việc cho các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập vay. Ðồng thời, các doanh nghiệp đi vay theo một thoả thuận bảo đảm không chiếm hữu tài sản có thể vẫn nắm giữ tài sản thế chấp để phục vụ sản xuất. Chỉ khi bên đi vay không trả được nợ, thì bên cho vay có bảo đảm mới nắm giữ tài sản thế chấp để thực hiện quyền được thanh toán. Ðóng góp của nhà nước đối với việc tạo lập quyền hưởng lợi này đó là quản lý hiệu quả các giấy thông báo được nộp lên hoặc được tìm thấy. Hợp đồng cho thuê: Hợp đồng cho thuê là việc chuyển giao các quyền tài sản cụ thể trong một thời gian nhất định, đổi lại được hưởng một số tiền. Thông thường, bên cho thuê nhận các khoản thanh toán tiền thuê định kỳ trong suốt thời gian cho thuê và nhận lại tài sản vào cuối giai đoạn cho thuê. Khi bên thuê không trả được tiền thuê đúng hạn, thì bên cho thuê có quyền lấy lại tài sản ngay lập tức. Hoạt động cho thuê đất đai hay các toà nhà thương mại do luật bất động sản chứ không phải do luật thương mại điều chỉnh. Hoạt động cho thuê hàng hoá đã trở thành một hoạt động thương mại rất quan trọng. Phương thức cho thuê là hình thức khác của việc cấp tín dụng bán hàng có giấy tờ bảo đảm, trong đó việc thanh toán tiền thuê thay thế cho việc thanh toán định kỳ các khoản đến hạn theo một thoả thuận có bảo đảm. Tất nhiên, sự khác biệt chính là bên thuê phải trả lại hàng hoá sau khi thời gian thuê kết thúc, trong khi bên đi vay được sở hữu hàng hoá hoàn toàn sau khi đã thanh toán xong nợ cho bên cho vay có đảm bảo. Thông thường, bên đi thuê không muốn hoặc không cần thiết phải sở hữu lâu dài các tài sản kinh doanh vốn dĩ có thể hao mòn hay lạc hậu. Ngoài ra, bên cho thuê có thể được hưởng các ưu đãi về thuế mà bên có đảm bảo không được hưởng và có thể chia sẻ những ưu đãi đó với bên đi thuê. Cho đến gần đây, hoạt động cho thuê hàng hoá tại nhiều nước mới được điều chỉnh bằng luật tài sản và hợp đồng chung. Nhưng khi hoạt động cho thuê trở nên phổ biến và các bên thuê ngày càng sáng tạo trong việc xây dựng các điều khoản mới về cho thuê, thì các nước ngày càng áp dụng rộng rãi luật chuyên ngành để điều chỉnh các giao dịch cho thuê. Ðây là một minh chứng khác của quá trình phát triển chuyên biệt hoá của luật thương mại khi các loại hình giao dịch đặc thù trở nên phổ biến nhằm tạo thuận lợi cho các bên tham gia các quan hệ thương mại chuẩn mực như mong muốn. Phá sản: Luật phá sản điều chỉnh việc bên mắc nợ mất khả năng thanh toán tất cả các nghĩa vụ, thông thường được hiểu là số nợ lớn hơn giá trị tài sản. Ban đầu phá sản là một thủ tục chỉ giới hạn áp dụng với các thương nhân, hiện tại một số nước vẫn tiếp tục duy trì giới hạn áp dụng này, song tại nhiều nước khác phá sản đã trở thành một giải pháp quan trọng cho người tiêu dùng bị mắc nợ quá nhiều. Luật phá sản rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường vì nó quy định thủ tục buộc chấm dứt các công ty mất khả năng thanh toán và thực hiện các quyền của chủ nợ ở mức độ cho phép. Do đó, việc ra đời luật phá sản sẽ khuyến khích chủ nợ cho vay tiền do cảm thấy yên tâm vì pháp luật sẽ bảo vệ quyền được thanh toán của họ và họ có thể ước tính chính xác mức độ rủi ro xảy ra. Bản chất của phá sản là mang lại sự phân chia công bằng các tài sản không đủ trả nợ của bên mắc nợ cho các chủ nợ. Thông thường, một người có chuyên môn đủ điều kiện (thường gọi là "người thanh lý tài sản") được toà án uỷ quyền tiến hành thu hồi và thanh lý phần lớn các tài sản của bên mắc nợ, thẩm định tính hợp pháp các khiếu kiện của chủ nợ và phân chia các tài sản đó theo các quy định pháp luật về phân chia tài sản. Toà án chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan. Quy định về phân chia tài sản có khác nhau giữa các nước, song nói chung các chủ nợ có bảo đảm có quyền nhận tài sản thế chấp trước tiên, tiếp đến là các chủ nợ được ưu tiên thanh toán theo quy định pháp luật (như người lao động hoặc cơ quan thuế). Tiếp đến, các chủ nợ thường sẽ phân chia số tiền còn lại theo tỷ lệ tương ứng với khoản cho vay của họ. Sự thiên vị quá đáng lợi ích dành cho một số chủ nợ có thể khiến các chủ nợ này gây áp lực đòi con nợ phá sản nhằm hưởng lợi trong việc phân chia tài sản nằm ngoài phạm vi phá sản. Luật phá sản tồn tại là nhờ có một hệ thống các đạo luật thực thi các quyền của chủ nợ không được thanh toán để thoả mãn các khiếu kiện hợp pháp của họ đối với các bên mắc nợ mất khả năng thanh toán, thông thường bằng cách cho phép thu giữ tài sản của bên mắc nợ hoặc bằng lệnh buộc thanh toán. Ðiều quan trọng đối với nền kinh tế thị trường là các đạo luật này phải công bằng, đáng tin cậy và được các cán bộ toà án thực thi hiệu quả vì đây là những chế tài thực tiễn bảo vệ các quyền hợp pháp. Phá sản là một giải pháp phù hợp có khả năng thay thế cho các chế tài riêng rẽ nói chung trong trường hợp bên mắc nợ mất khả năng thanh toán và có quá nhiều chủ nợ. Trong những trường hợp như vậy, việc tranh giành thực hiện các chế tài của mình giữa các chủ nợ sẽ gây lãng phí tiền của cho họ và có thể phá hoại giá trị tài sản của bên mắc nợ do tiến hành phân chia hay thanh lý tài sản quá sớm và dẫn tới nguy cơ các chủ nợ được bên mắc nợ ưu tiên không được hưởng các ưu đãi công bằng. Luật phá sản thường là một giải pháp khác cho việc thanh lý bên mắc nợ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được một thoả thuận thoả hiệp giữa bên mắc nợ và các chủ nợ. Những thỏa thuận như vậy có thể là kéo dài thời hạn thanh toán nợ, xoá một phần nợ, chuyển đổi nợ thành cổ phần hay các quy định khác về tài chính mà chủ nợ hi vọng sẽ thu hồi nợ tốt hơn so với khi tiến hành thanh lý ngay lập tức. Một số luật hiện đại không chỉ cho phép các thoả hiệp như vậy, mà còn tích cực khuyến khích bằng cách cho phép một khoảng thời gian để bên mắc nợ tiến hành thương lượng trước khi thanh lý, cho phép các thoả thuận ràng buộc không cần sự đồng thuận hoặc đình hoãn quyền thu giữ tài sản thế chấp của chủ nợ. Các luật như vậy nhằm bảo đảm giá trị sản xuất của các doanh nghiệp để bồi hoàn tốt hơn cho các chủ nợ và bảo vệ người lao động và cộng đồng chống lại việc sa thải lao động không cần thiết. Chương 11 của Luật Phá sản Hoa Kỳ vẫn là quy định về vấn đề tổ chức lại có ảnh hưởng sâu rộng nhất. Chương 11 này đã gây ra nhiều tranh cãi trong nước do chỉ có rất ít các công ty có thể vươn lên thành công (khoảng 25%) và do nó gây trì hoãn và phát sinh chi phí cho các chủ nợ trong một số vụ nổi tiếng.
Luận văn liên quan