Tóm tắt Đánh giá, tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trong điểu kiện nước trời, xây dựng các biện pháp canh tác đậu xanh thích hợp cho vùng đất cát ven biển Thanh Hóa

Vùng ven biển Thanh Hóa có chiều dài 102 km, bao gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thành phố Sầm Sơn, diện tích đất tự nhiên 99.882 ha, đất nông nghiệp 53.068 ha, chiếm 53,1% diện tích đất tự nhiên (Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2013). Cây trồng vụ Hè Thu, trên diện tích canh tác nhờ nước trời người dân trồng đậu xanh và vừng. Cây đậu xanh được trồng chủ yếu trên đất chuyên màu vùng thấp có độ ẩm tốt trong cơ cấu lạc vụ xuân - đậu xanh hè - ngô đông hoặc lạc thu đông, rau màu các loại. Tuy nhiên, cho đến nay người trồng đậu xanh ở Thanh Hóa nói chung và vùng ven biển nói riêng vẫn chủ yếu đang sử dụng giống đậu xanh địa phương lâu đời (đậu tằm), năng suất thấp chưa phù hợp cho vùng đất cát ven biển nơi tiềm năng đất đai còn khá lớn. Bên cạnh đó, đậu xanh chỉ được xem là cây trồng thứ yếu, ít được quan tâm về các điều kiện canh tác nên năng suất thấp. Mặc dù là cây họ đậu, có khả năng cố định đạm, nhưng đậu xanh vẫn cần bón bổ sung đạm, lân và kali để hình thành và cải thiện năng suất (Malik et al., 2003). Trong điều kiện đất cát ven biển, bón phân đạm sớm có thể kích thích sinh trưởng và thúc đẩy sự hình thành các cơ quan sinh dưỡng ở thời kỳ sinh trưởng ban đầu, đặc biệt trên đất nghèo vi khuẩn cố định đạm. Tuy nhiên, bón tập trung lượng phân cùng lúc đối với đất nghèo hữu cơ như đất cát có thể dẫn đến mất mát do thấm (Nyamangara et al., 2003). Kết quả phân tích đất cho thấy, đất cát ven biển Thanh Hóa nghèo chất hữu cơ, nghèo đạm và kali tổng số. Đặc biệt đất cát giữ nước kém và sự thấm chất dinh dưỡng mạnh hơn, do đó, sử dụng phân bón với liều lượng hợp lý, bón phân nhiều lần và bón vào thời kỳ sinh trưởng phù hợp là rất cần thiết để nâng cao năng suất đậu xanh trên đất cát.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Đánh giá, tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trong điểu kiện nước trời, xây dựng các biện pháp canh tác đậu xanh thích hợp cho vùng đất cát ven biển Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THẾ ANH ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN GIỐNG ĐẬU XANH THÍCH HỢP TRONG ĐIỀU KIỆN NƯỚC TRỜI VÀ XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC ĐẬU XANH THÍCH HỢP CHO VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỈNH THANH HOÁ Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019 2 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Đình Hòa TS. Nguyễn Thị Chinh Phản biện 1: PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình Hội Sinh học Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Tăng Thị Hạnh Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Trần Thị Trƣờng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của (HVN) 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Vùng ven biển Thanh Hóa có chiều dài 102 km, bao gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thành phố Sầm Sơn, diện tích đất tự nhiên 99.882 ha, đất nông nghiệp 53.068 ha, chiếm 53,1% diện tích đất tự nhiên (Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2013). Cây trồng vụ Hè Thu, trên diện tích canh tác nhờ nước trời người dân trồng đậu xanh và vừng. Cây đậu xanh được trồng chủ yếu trên đất chuyên màu vùng thấp có độ ẩm tốt trong cơ cấu lạc vụ xuân - đậu xanh hè - ngô đông hoặc lạc thu đông, rau màu các loại. Tuy nhiên, cho đến nay người trồng đậu xanh ở Thanh Hóa nói chung và vùng ven biển nói riêng vẫn chủ yếu đang sử dụng giống đậu xanh địa phương lâu đời (đậu tằm), năng suất thấp chưa phù hợp cho vùng đất cát ven biển nơi tiềm năng đất đai còn khá lớn. Bên cạnh đó, đậu xanh chỉ được xem là cây trồng thứ yếu, ít được quan tâm về các điều kiện canh tác nên năng suất thấp. Mặc dù là cây họ đậu, có khả năng cố định đạm, nhưng đậu xanh vẫn cần bón bổ sung đạm, lân và kali để hình thành và cải thiện năng suất (Malik et al., 2003). Trong điều kiện đất cát ven biển, bón phân đạm sớm có thể kích thích sinh trưởng và thúc đẩy sự hình thành các cơ quan sinh dưỡng ở thời kỳ sinh trưởng ban đầu, đặc biệt trên đất nghèo vi khuẩn cố định đạm. Tuy nhiên, bón tập trung lượng phân cùng lúc đối với đất nghèo hữu cơ như đất cát có thể dẫn đến mất mát do thấm (Nyamangara et al., 2003). Kết quả phân tích đất cho thấy, đất cát ven biển Thanh Hóa nghèo chất hữu cơ, nghèo đạm và kali tổng số. Đặc biệt đất cát giữ nước kém và sự thấm chất dinh dưỡng mạnh hơn, do đó, sử dụng phân bón với liều lượng hợp lý, bón phân nhiều lần và bón vào thời kỳ sinh trưởng phù hợp là rất cần thiết để nâng cao năng suất đậu xanh trên đất cát. Để góp phần vào việc mở rộng diện tích, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung cho cây đậu xanh trên vùng đất cát nói chung và đất cát ven biển nói riêng tại tỉnh Thanh Hóa, thì việc tuyển chọn những giống đậu xanh có nhiều đặc điểm tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu thâm canh, năng suất khá, phổ thích nghi rộng và kỹ thuật canh tác phù hợp là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định được một số giống đậu xanh và các biện pháp canh tác thích hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện canh tác nước trời ở vụ Hè trên vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được yếu tố hạn chế chính trong sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát biển tỉnh Thanh Hóa. - Đánh giá các giống đậu xanh về khả năng chịu hạn trong điều kiện gây hạn nhân tạo; đánh giá năng suất và tính ổn định năng suất của các giống trên điều kiện đồng ruộng. - Tuyển chọn được 1 đến 2 giống đậu xanh có thời gian sinh trưởng (TGST) ngắn hoặc trung ngày, năng suất cao, chín tập trung thích hợp với điều kiện canh 2 tác nước trời vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hoá. - Xác định biện pháp canh tác tổng hợp đậu xanh cho vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hoá cho giống được tuyển chọn. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 12 giống đậu xanh, trong đó 11 giống cải tiến thu nhận từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một giống địa phương (Tằm Thanh Hóa) được sử dụng làm đối chứng. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn nảy mầm và cây non của một số giống đậu xanh, ảnh hưởng của điều kiện hạn đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất một số giống đậu xanh trong điều kiện hạn nhân tạo trong nhà có mái che, tuyển chọn được giống đậu xanh có khả năng chịu hạn, phù hợp với điều kiện nước trời và xác định biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp (phân bón, thời vụ trồng, mật độ gieo) cho giống triển vọng ở vùng đất cát biển tỉnh Thanh Hoá. Đồng thời đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất. Các thí nghiệm về đánh giá đặc điểm nông sinh học và tuyển chọn giống; xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác và xây dựng mô hình trình diễn được triển khai tại 3 huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa và Tĩnh Gia của tỉnh Thanh Hóa. Các thí nghiệm đánh giá khả năng chịu hạn trong điều kiện nhân tạo được tiến hành tại Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các thí nghiệm được tiến hành từ năm 2011 đến năm 2013/2014. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài xác định các yếu tố hạn chế đến sự phát triển sản xuất đậu xanh ở vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa, gồm: 1) Thiếu bộ giống có năng suất cao, chịu điều kiện canh tác nhờ nước trời, ngắn ngày; 2) Quy trình canh tác đậu xanh phù hợp với điều kiện sinh thái, thời tiết và thổ nhưỡng của vùng đất cát ven biển chưa hoàn thiện; 3) Đất canh tác đậu xanh là đất nghèo chất hữu cơ, đạm tổng số và đạm dễ tiêu trong khi đó lượng mưa phân bố không đều trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh. - Tuyển chọn được hai giống đậu xanh ĐX16 và ĐX208 thích hợp với vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hoá. Giống ĐX208 có thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân và Hè tương ứng là 68 và 63 ngày, năng suất tương ứng là 12,8 và 15,9 tạ/ha. Giống ĐX16 có thời gian sinh trưởng rất ngắn (61 ngày trong vụ Xuân và 56 ngày trong vụ Hè), năng suất vụ Xuân đạt 12,2 tạ/ha và vụ Hè đạt 15,2 tạ/ha rất thích hợp trong cơ cấu luân canh cây trồng của địa phương. - Xác định được biện pháp canh tác tổng hợp đậu xanh cho vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hoá cho hai giống đậu xanh ĐX16 và ĐX208 cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Đối với giống ĐX16, thời vụ Hè thu thích hợp từ 10-24/06 hàng năm, mật độ từ 20-25 cây/m2 và liều lượng bón 40kg N + 60kg P2O5 + 40kg K2O được bón thúc lần 2 sớm hơn vào thời kỳ 1-2 lá thật và 4-5 lá thật. Đối với giống 3 trung ngày ĐX208, thời vụ từ 13-20/06 hàng năm với mật độ trồng 15-20 cây/m2, liều lượng phân bón 40kg N + 60kg P2O5 + 40kg K2O và bón thúc 2 lần thời kỳ 1-2 lá thật và 6-7 lá thật. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệu khoa học trong việc đánh giá khả năng chịu hạn, đặc tính nông sinh học của các giống đậu xanh cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp để đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa. Sản phẩm của đề tài là tài liệu khoa học có giá trị phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về cây đậu xanh. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài đã tuyển chọn được hai giống đậu xanh (ĐX16 và ĐX208) ngắn ngày, có năng suất cao, ổn định ở cả hai vụ Xuân và vụ Hè, thích nghi tốt với môi trường, góp phần vào việc bố trí cơ cấu luân canh cây trồng, mở rộng diện tích trồng đậu xanh tại vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa. Hoàn thiện quy trình canh tác đậu xanh thích hợp cho vụ Hè tại vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa, góp phần tăng năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có khả năng áp dụng cho vùng đất cát ven biển Thanh Hóa, vùng đất cát ven biển miền Trung và các địa phương có điều kiện đất đai và khí hậu tương tự. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÂY ĐẬU XANH 2.1.1. Vai trò của cây đậu xanh trong hệ thống cây trồng nông nghiệp Cây đậu xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng về mặt sinh học, đó là khả năng cố định ni tơ khí quyển thành đạm cung cấp cho cây nhờ loài vi khuẩn Rhirobium virgna cộng sinh ở bộ rễ. Lượng đạm cố định được phụ thuộc vào môi trường đất tương đương 30-60kg N/ha (Poehlman, 1991). Nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng cho rằng lượng đạm đậu xanh cố định được dao động từ 58-107kg N/ha/năm (Firth et al., 1973). Đậu xanh có thể trồng xen với sắn, mía, ngô, lạc, cây ăn quả Trồng đậu xanh xen sắn cho thu nhập gấp 2,88 lần và lượng đất bị mất đi trong quá trình canh tác giảm 26,29% so với trồng sắn thuần (Nguyễn Thanh Phương và cs., 2010). Trồng xen canh đậu xanh với mía, đậu chiều, bạc hà, cây ăn quả năng suất đậu xanh có thể đạt 0,7-1,0 tấn/ha mà không làm suy giảm năng suất cây trồng chính (Shanmugasundaran et al., 2004). 2.1.2. Giá trị dinh dƣỡng của cây đậu xanh Đậu xanh là cây thực phẩm ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt đậu xanh giàu hydratcacbon, protein và các loại vitamin khác. Protein đậu xanh chứa đầy đủ các axit amin không thay thế và tương đối phù hợp với tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho trẻ em được tổ chức Nông lương và y tế thế giới đưa ra (Khatik et al., 2007). 4 Hạt đậu xanh được chế biến thành rất nhiều sản phẩm khác nhau như làm giò, bánh đậu xanh, đồ xôi, nấu chè, làm miến, làm giá, chế biến bột dinh dưỡng... (Đường Hồng Dật, 2006). 2.2. NHU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY ĐẬU XANH Đậu xanh là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và nhiệt đới của vùng Trung , nên khả năng thích ứng với nhiệt độ dao động trong phạm vi rộng từ 16-360C. Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của đậu xanh nhìn chung mẫn cảm với chế độ chiếu sáng. Hầu hết các giống đậu xanh đều mẫn cảm với phản ứng số lượng (phản ứng với ngày ngắn). Đậu xanh thích hợp nhất với môi trường pH đạt giá trị trung tính (6,2-7,2) (Oplinger et al., 1990). Tuy là cây họ đậu, có khả năng cố định đạm khí trời nhưng đậu xanh vẫn cần bón bổ sung đạm, lân và kali để hình thành và cải thiện năng suất (Malik et al., 2003). Trong thực tế, liều lượng, sự phối hợp NPK, thời điểm và số lần bón phụ thuộc nhiều vào loại đất và thành phần cơ giới của đất (Nguyễn Quốc Khương và cs., 2014). Trên đất thịt pha cát khi bón liều lượng 90kg N và 120kg P2O5 (Sadeghipour et al., 2010) hoặc bón 90kg K2O trên nền 50-75kg N và P2O5 (Hussain, 2011) cho 1ha năng suất đậu xanh đạt cao nhất, trong khi đó với điều kiện đất sét đạt năng suất cao nhất khi bón 70kg N/ha (Azadi et al., 2013). Trong điều kiện đất cát ven biển, bón phân đạm sớm có thể kích thích sinh trưởng và thúc đẩy sự hình thành các cơ quan sinh dưỡng ở thời kỳ sinh trưởng ban đầu, đặc biệt trên đất nghèo vi khuẩn cố định đạm. 2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM Diện tích đậu xanh thế giới trên 6 triệu héc ta (Nair et al., 2014), trong đó 90% ở châu , sản lượng đậu xanh toàn cầu là 3 triệu tấn. Trong đó, Ấn Độ là quốc gia sản xuất đậu xanh lớn nhất, theo sau là Trung Quốc, Pakistan và Myanmar. Ở Ấn Độ, đậu xanh được trồng với diện tích là 3,5 triệu ha và đạt sản lượng hạt khoảng 1,2 triệu tấn (Nair et al., 2013). Sau Ấn Độ, quốc gia sản xuất đậu xanh lớn thứ hai trên thế giới là Trung Quốc. Diện tích trồng đậu xanh của Trung Quốc đạt trên 700.000 ha với sản lượng đậu xanh đạt 980.000 tấn (Nair et al., 2013). Tại Pakistan diện tích trồng đậu xanh của Pakistan năm 2009 là 231.100 ha với sản lượng 157.400 tấn, năng suất trung bình 0,72 tấn/ha (Aslam et al., 2013). Ở Myanmar và một số quốc gia như Bangladesh, Sri Lanka cây đậu xanh cũng là cây trồng quan trọng trong hệ thống nông nghiệp (Ranawake et al., 2012). Về nhu cầu tiêu thụ đậu xanh tăng từ 22% lên 66% ở các quốc gia khác nhau. Lợi nhuận tăng thêm hàng năm từ đậu xanh tại Parkistan từ 3,51-4,21 triệu USD (Shanmugasundaram et al., 2009). Diện tích sản xuất đậu xanh của Việt Nam qua 4 năm 2012 và 2015 biến động từ 88.180-98.200ha, diện tích sản xuất đậu xanh năm 2015 giảm so với năm 2012 là 7.250ha. Năng suất đậu xanh bình quân của Việt Nam qua 4 năm biến động từ 1.026-1.098 kg/ha. Năng suất đậu xanh bình quân của cả nước có xu hướng tăng dần qua các năm và năng suất đạt cao nhất năm 2015 là 1.098 kg/ha (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2016). 5 2.4. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC ĐẬU XANH Trên thế giới, cây đậu xanh được quan tâm nghiên cứu ở các trung tâm đặt ở nhiều quốc gia, tập trung ở châu . Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau màu châu (Trung tâm Rau thế giới - AVRDC) và các trung tâm vùng như Trung tâm vùng châu (Bangkok, Thái Lan), Trung tâm vùng châu Phi (Arusha, Tanzania), Trung tâm vùng Nam (Hyderabad, Ấn Độ) đã và đang tiến hành nghiên cứu khá toàn diện về cây đậu xanh. Kết quả nghiên cứu và đánh giá nguồn gen đậu xanh đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây đã được thực hiện bởi sự hợp tác giữa các Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới (Nhật Bản), Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Chinat (Thái Lan), Viện Tài nguyên Cây trồng Quốc gia Nhật Bản và AVRDC. Trong chương trình nghiên cứu này có 497 mẫu đã được sử dụng cho việc đánh giá kiểu sinh trưởng, 651 mẫu cho việc đánh giá đặc điểm hạt và 590 mẫu cho việc đánh giá sự đa dạng protein. Hầu hết các mẫu giống này đều được cung cấp bởi các ngân hàng gen của AVRDC, Trường Đại học Tokyo và Viện Tài nguyên Cây trồng Quốc gia Nhật Bản. Thời vụ gieo trồng đậu xanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng, cơ cấu cây trồng, giống... Thời vụ gieo trồng thích hợp là một trong các tác nhân tạo điều kiện cho đậu xanh đạt được năng suất tối ưu (Shanmugasundaran et al., 2004). Thời vụ gieo trồng đậu xanh khác nhau giữa các nước, thậm chí khác nhau giữa các vùng khí hậu trong mỗi nước (Lawn and Ahn, 1985). Ở Việt Nam, thời vụ gieo đối với đậu xanh tuỳ thuộc vào vùng sinh thái. Đối với các tỉnh miền Bắc trong vụ Xuân gieo trong tháng 3, từ phía Nam Thanh Hoá trở vào ấm hơn nên có thể gieo từ cuối tháng 2 để tránh gió lào tháng 4. Vụ Hè nên gieo đậu xanh từ đầu đến giữa tháng 5, vụ Thu Đông tốt nhất là trong tháng 8 (Lê Khả Tường, 2000; Đồng Văn Đại, 1997). Ở Ấn độ, đậu xanh trồng trong mùa khô (mùa Hè) mật độ thích hợp là (50 cây/m2 (khoảng cách gieo là 20 cm x 10 cm) còn trong mùa mưa mật độ gieo thích hợp là 33 cây/m2 (khoảng cách 30 cm x 10 cm) (Ahlawat and Rana, 2002). Tại Bangladesh, trong mùa mưa thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây đậu xanh do đó gieo với khoảng cách 30 cm x 10 cm cho năng suất hạt cao hơn so với khoảng cách 20 cm x 20 cm hoặc 40 cm x 30 cm (Kabir and Sarkar, 2008). Ở Pakistan, khoảng cách giữa các hàng là 20cm thì đậu xanh đạt năng suất cao nhất. Ở Philippines, khoảng cách giữa hàng được khuyến cáo là 50-70cm. Phạm Văn Thiều (1999) khuyến cáo mật độ gieo theo đặc điểm sinh trưởng của giống đậu xanh. Những giống thấp cây, ít cành cần được gieo dày 40-50 cây/m2, nhưng những giống cây cao, nhiều cành cần được trồng thưa hơn 30-40 cây/m2. Hầu hết các giống đậu xanh mới có tiềm năng năng suất cao đều sinh trưởng, phát triển thích hợp ở mật độ 25 - 30 cây/m2. Khi trồng với mật độ quá thưa hoặc quá dày đều cho năng suất thấp hơn (Đường Hồng Dật, 2006). Sekhon et al. (1987) cho rằng, bón phân đạm với liều lượng 15 kg/ha ở giai đoạn làm hạt có thể làm tăng năng suất hạt tới 18%, ngược lại, bón đạm vào giai đoạn trước khi ra hoa chỉ làm tăng sự sinh trưởng thân lá. Sadeghipour et al. 6 (2010) báo cáo rằng bón 90kg N và 120kg P2O5/ha, năng suất đậu xanh đạt cao nhất. Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy bên cạnh việc tăng năng suất, phân lân làm tăng số quả/cây (Dhage et al., 1984) khối lượng 1000 hạt và số lượng nốt sần (Khatik et al., 2007). Nguyễn Ngọc Quất và cs. (2014) đã khuyến cáo lượng phân bón thích hợp cho cây đậu xanh cho các vùng trồng chính để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Đối với vùng đất bãi ven sông ở các tỉnh phía Bắc (giống ĐX14) bón phân NPK theo tỷ lệ 40:60:40 ở mật độ 20 cây/m2. Đối với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (giống NBT02 - D22), bón phân cho đậu xanh theo tỷ lệ 20N:30P:30K và gieo trồng đậu xanh ở mật độ 25 cây/m2 đậu xanh cho năng suất thực thu cao nhất. Đối với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (giống HLĐX10), lượng phân bón thích hợp là 40N + 60 P2O5 + 60 K2O + 300kg vôi/ha + 5-10 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh kết hợp phun bổ sung phân bón lá 3 lần trước, trong và sau khi ra hoa 7 ngày sẽ đạt năng suất thực thu đậu xanh cao nhất. 2.5. KHẢ NĂNG CHỊU HẠN Ở ĐẬU XANH Đậu xanh được cho là cây rất nhạy cảm với thiếu hụt nước hơn so với các cây đậu đỗ lấy hạt khác (Pandey et al., 1984). Kumar et al. (2013) đã chỉ ra rằng, thiếu nước làm giảm diện tích lá, tốc độ sinh trưởng, sự tăng trưởng bộ rễ, số lượng nốt sần, cường độ quang hợp, hàm lượng chlorophyl và carotenoit, khả năng ra hoa và hình thành quả, khả năng tích lũy chất khô và năng suất hạt. Các giống (Pusa Baisakhi và MH-1 K-24) nhạy cảm với khô hạn cho thấy có sự giảm mạnh các chỉ tiêu sinh lý nêu trên và phục hồi chậm cường độ quang hợp. Giống có khả năng chịu hạn (T44 và MH-96-1) duy trì cường độ quang hợp, hàm lượng chlorophyl và carotenoit, tốc độ sinh trưởng cao dưới điều kiện thiếu hụt nước. Ở Việt Nam, mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất đậu xanh, chỉ có một số rất ít vùng có khả năng chủ động nguồn nước tưới (Vũ Ngọc Thắng và cs., 2011). Đánh giá khả năng chịu hạn của 2 giống đậu xanh ĐX22 và ĐXVN5 ở 3 thời kỳ bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ, quả vào chắc trong điều kiện chậu vại, sử dụng đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm cho thấy nếu hạn ở thời kỳ bắt đầu ra hoa cây có khả năng phục hồi tốt hơn và ảnh hưởng giảm năng suất nhẹ hơn ở các giai đoạn sau (Vũ Ngọc Thắng và cs., 2012). Sự suy giảm năng suất mạnh nhất khi thiếu nước ở thời kỳ quả mẩy, giống ĐX22 có khả năng chịu hạn tốt hơn giống ĐXVN5. Kết quả nghiên cứu này đã góp phần xác định phương pháp đánh giá khả năng chịu hạn của đậu xanh phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nước ta. Thách thức lớn với các nhà chọn giống đậu xanh là tạo được giống có khả năng chịu hạn, có năng suất cao trong điều kiện khô hạn (Naresh et al., 2013). Tại Philippines, Indonesia và Ấn Độ đã xác định được các giống có tên là BPI Mg7, Merpati, SML-668 và Pusa Vishal. Đây là những nguồn gen kháng hạn nhưng đồng thời cũng có tiềm năng năng suất cao với 1.300-1.500 kg/ha, tăng >20% so với các giống địa phương trong vùng nước trời. Ở Việt Nam, các giống đậu xanh được công nhận là có khả năng chịu hạn khá bao gồm T135, KPS1, V123 và KPS1, ĐX14 (Nguyễn Ngọc Quất, 2008). 7 2.6. THỜI TIẾT, KHÍ HẬU, ĐẤT CÁT VEN BIỂN VÀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT ĐẬU XANH TẠI THANH HÓA Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C - 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.5000C - 8.7000C. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%. Lượng mưa trung bình năm từ 1.456,6 - 1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Tổng số giờ nắng bình quân trong năm từ 1.600 - 1.800 giờ (Trung tâm Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, 2012). Thanh Hoá có 8 nhóm đất chính với 20 loại đất khác nhau; trong đó, Nhóm đất cát: Diện tích 20.247 ha, chiếm 1,82% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện ven biển (UBND tỉnh Thanh Hóa, 2015). Đậu xanh là cây trồng truyền thống của nông dân Thanh Hoá, nhưng diện tích manh mún, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Nông dân coi cây đậu xanh là cây trồng thêm
Luận văn liên quan