Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phòng trừ bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) hại lúa bằng vi sinh vật đối kháng Streptomyces và Bacillus bản địa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nền nông nghiệp ở các nước đang phát triển luôn phải chịu áp lực của thâm canh, tăng vụ, sản xuất phải đáp ứng tăng năng suất và tăng sản lượng. Trong điều kiện thâm canh cao kết hợp với tác động của biến đổikhí hậu, dịch hại trên cây trồng ngày càng trở nên đa dạng và nghiêm trọng hơn. Bệnh đạo ôn trên lúa do nấmPyricularia oryzae Cav. gây ra là một trong những dịch bệnh có lịch sử lâu đời với địa bàn phân bố rộng và táchại nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia trồng lúa trên thế giới, ở ĐBSCL ước tính năng suất lúa giảmkhoảng 20-50% khi trồng giống bị nhiễm bệnh. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về chọn tạo giống kháng bệnhđạo ôn, các kỹ thuật canh tác trong quy trình sản xuất để đối phó với bệnh đạo ôn. Tuy nhiên trong thực tế sảnxuất, việc sử dụng thuốc hóa học vẫn là giải pháp tình thế được chấp nhận phổ biến nhất, chưa có nghiên cứunào thật sự đưa ra biện pháp quản lý bền vững và an toàn cho vấn đề bệnh đạo ôn đang diễn ra liên tiếp ởĐBSCL. Phòng trừ sinh học (PTSH) là một lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng cần được khai thác và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần thiết nghiên cứu những mặt tích cực của nguồn tài nguyên phong phú nàytrên từng vùng sinh thái chuyên biệt, tái lập lại sự cân bằng vốn có của hệ sinh thái - nền tảng của nền nôngnghiệp bền vững. Xuất phát từ những nhu cầu thực tế của sản xuất nông nghiệp, kết hợp với tiềm năng của hệsinh thái cây lúa nước vùng ĐBSCL, đề tài “Nghiên cứu phòng trừ bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae)hại lúa bằng vi sinh vật đối kháng Streptomyces và Bacillus bản địa ở Đồng bằng sông Cửu Long” được đề xuất thực hiện nhằm xác định mức độ đa dạng sinh học của nguồn vi sinh vật có ích hiện diệntrên cùng hệ sinh thái với cây lúa vùng ĐBSCL và hướng khai thác nguồn tài nguyên sẳn có bổ sung vào cácgiải pháp quản lý bệnh đạo ôn theo hướng an toàn sinh học, thân thiện môi trường.

pdf18 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phòng trừ bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) hại lúa bằng vi sinh vật đối kháng Streptomyces và Bacillus bản địa ở Đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ----------------------- NGUYỄN THỊ PHONG LAN NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN (PYRICULARIA ORYZAE) HẠI LÚA BẰNG VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG STREPTOMYCES VÀ BACILLUS BẢN ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 62.62.01.12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP CẦN THƠ - 2016 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS. TS. Trần Thị Cúc Hòa 2. TS. Bùi Thị Thanh Tâm Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long ngày .... tháng..... năm..... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư Viện Quốc gia 2. Thư Viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 3. Thư Viện Viện Lúa ĐBSCL 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền nông nghiệp ở các nước đang phát triển luôn phải chịu áp lực của thâm canh, tăng vụ, sản xuất phải đáp ứng tăng năng suất và tăng sản lượng. Trong điều kiện thâm canh cao kết hợp với tác động của biến đổi khí hậu, dịch hại trên cây trồng ngày càng trở nên đa dạng và nghiêm trọng hơn. Bệnh đạo ôn trên lúa do nấm Pyricularia oryzae Cav. gây ra là một trong những dịch bệnh có lịch sử lâu đời với địa bàn phân bố rộng và tác hại nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia trồng lúa trên thế giới, ở ĐBSCL ước tính năng suất lúa giảm khoảng 20-50% khi trồng giống bị nhiễm bệnh. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về chọn tạo giống kháng bệnh đạo ôn, các kỹ thuật canh tác trong quy trình sản xuất để đối phó với bệnh đạo ôn. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, việc sử dụng thuốc hóa học vẫn là giải pháp tình thế được chấp nhận phổ biến nhất, chưa có nghiên cứu nào thật sự đưa ra biện pháp quản lý bền vững và an toàn cho vấn đề bệnh đạo ôn đang diễn ra liên tiếp ở ĐBSCL. Phòng trừ sinh học (PTSH) là một lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng cần được khai thác và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần thiết nghiên cứu những mặt tích cực của nguồn tài nguyên phong phú này trên từng vùng sinh thái chuyên biệt, tái lập lại sự cân bằng vốn có của hệ sinh thái - nền tảng của nền nông nghiệp bền vững. Xuất phát từ những nhu cầu thực tế của sản xuất nông nghiệp, kết hợp với tiềm năng của hệ sinh thái cây lúa nước vùng ĐBSCL, đề tài “Nghiên cứu phòng trừ bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) hại lúa bằng vi sinh vật đối kháng Streptomyces và Bacillus bản địa ở Đồng bằng sông Cửu Long” được đề xuất thực hiện nhằm xác định mức độ đa dạng sinh học của nguồn vi sinh vật có ích hiện diện trên cùng hệ sinh thái với cây lúa vùng ĐBSCL và hướng khai thác nguồn tài nguyên sẳn có bổ sung vào các giải pháp quản lý bệnh đạo ôn theo hướng an toàn sinh học, thân thiện môi trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Tuyển chọn nguồn vi sinh vật có ích từ đất vùng trồng lúa và sử dụng nguồn vi sinh vật đối kháng có khả năng kiểm soát bệnh đạo ôn ở điều kiện ngoài đồng. - Đề xuất giải pháp phòng trừ sinh học trong quản lý bệnh đạo ôn an toàn và bền vững ở ĐBSCL. 3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và tính mới của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu, phương pháp luận trong nghiên cứu vi sinh vật đối kháng với nấm P. oryzae, trong đó đặc biệt là nghiên cứu, sử dụng xạ khuẩn Streptomyces, vi khuẩn, .... Kết quả này có thể bổ sung cho giáo trình giảng dạy và tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong lĩnh vực tương tự. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu với các dòng xạ khuẩn, vi khuẩn có thể ứng dụng trong thực tiển sản xuất lúa ở ĐBSCL nhằm quản lý sinh học, an toàn đối với bệnh đạo ôn, một bệnh hại chính trên lúa, góp phần giảm thiểu thuốc hóa học, đảm bảo môi sinh an toàn. 3.3 Tính mới của đề tài - Xác định nguồn tác nhân phòng trừ sinh học có hiệu quả cao đối với bệnh đạo ôn hại lúa ở điều kiện ngoài đồng. - Xây dựng quy trình phòng trừ sinh học bệnh đạo ôn sử dụng nguồn vi sinh vật bản địa đạt hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, phục vụ sản xuất lúa gạo an toàn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các tác nhân sinh học hiện diện trong hệ sinh thái cây lúa nước vùng ĐBSCL (xạ khuẩn, vi khuẩn) có khả năng đối kháng với các nguồn nấm Pyricularia oryzae gây 2 bệnh đạo ôn; bổ sung vào các giải pháp khoa học công nghệ hiện có nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bệnh đạo ôn an toàn và bền vững. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên các vùng trồng lúa ở ĐBSCL. 4.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu : Nghiên cứu được tiến hành tại phòng thí nghiệm, nhà lưới và khu ruộng thí nghiệm của Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Lúa ĐBSCL, từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2015. 4.4. Bố cục luận án: Luận án gồm 161 trang không kể Tài liệu tham khảo; 59 bảng; 61 hình. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Trong nền nông nghiệp hiện đại, phòng trừ sinh học (PTSH) sẽ trở nên phổ biến hơn, là chiến lược nhằm để giảm lạm dụng thuốc hóa học quản lý bệnh hại cây trồng, vì vậy việc sử dụng tác nhân sinh học hạn chế sự phát triển của các quần thể sinh vật gây hại là một trong những vấn đề được quan tâm và đánh giá cao. 1.1.1. Sử dụng hiệu quả nguồn tác nhân phòng trừ sinh học bản địa Phòng trừ sinh học (PTSH) là hướng nghiên cứu bảo vệ cây trồng an toàn với môi trường và bền vững đối với các loại dịch hại cây trồng, là xu thế phát triển của nền nông nghiệp sạch mà nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới. Xạ khuẩn là một trong những nhóm tác nhân PTSH có tiềm năng rất lớn. Chi Streptomyces có khả năng sinh tổng hợp nhiều loại enzyme thủy phân có hoạt tính cao, chất kháng sinh có khả năng chống nấm mạnh, phổ tác dụng rộng, tạo nguồn sản xuất các chế phẩm hữu ích (Lê Gia Hy,1994). Vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng (PGPR) là một nhóm tác nhân PTSH lớn với các chi Pseudomonas, Bacillus, Azospirillum, Rhizobium và Serretia, hoạt động với rất nhiều cơ chế như: sản xuất siderophores, tạo kháng sinh có phổ tác dụng rộng, tạo enzymes chitinases, glucanases thủy phân vách tế bào nấm bệnh, cạnh tranh dinh dưỡng, không gian sống với các sinh vật gây bệnh. Sử dụng hiệu quả nguồn tác nhân bản địa trong PTSH là một lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng khai thác ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. 1.1.2. Phòng trừ sinh học hướng đến nông nghiệp sạch, nông sản an toàn Nghiên cứu PTSH bệnh hại lúa bắt đầu từ khoảng 1980, tại Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế (IRRI) một số nghiên cứu kiểm soát bệnh hại lúa sử dụng vi khuẩn, Trichoderma spp. (Mew and Rosales, 1986; Rosales and Mew, 1997) hay xạ khuẩn (Bonjar et al., 2006; Tan et al., 2006). PTSH ở nước ta bước đầu đã có những kết quả khả quan, một số nghiên cứu tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có khả năng tạo kháng sinh có hiệu quả cao trong kiểm soát một số bệnh hại cây trồng ở các tỉnh phía Bắc (Lê Gia Hy, 1994; Bùi Thị Việt Hà, 2006). Ở ĐBSCL,trong những năm gần đây đã có những nghiên cứu về tác nhân PTSH trong quản lý bệnh đạo ôn hại lúa, tuy nhiên hầu hết kết quả đang ở giai đoạn phòng thí nghiệm và nhà lưới. Nghiên cứu sử dụng tác nhân sinh học sản xuất chế phẩm phòng trừ bệnh đạo ôn là rất cần thiết hiện nay, phát triển PTSH bệnh đạo ôn hại lúa trên diện rộng sẽ góp phần làm giảm thiểu lượng thuốc hóa học đang sử dụng phổ biến, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nền nông nghiệp sạch, hướng đến nông sản an toàn. 1.2. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2.1. Bệnh đạo ôn hại lúa- tác nhân gây bệnh và sự biến động của quần thể nấm gây bệnh đạo ôn Bệnh do nấm Pyricularia oryzae Cav., thuộc họ Moniliacea, bộ Miniliales, lớp nấm bất toàn, giai đoạn hữu tính là Magnaporthe oryzae thuộc lớp nấm nang. Bệnh đạo ôn là một trong những dịch hại quan trọng phân bố ở hầu hết các vùng trồng lúa trên thế giới (Ou, 1985). Theo ước tính của FAO thiệt hại do bệnh này gây ra làm giảm năng suất lúa trung bình từ 0,7-17,5%, những nơi 3 thiệt hại nặng có thể làm giảm đến 80%. Mặc dù có rất nhiều loại thuốc BVTV được sử dụng trong phòng trị bệnh đạo ôn và sự cố gắng của các nhà khoa học trong cải tiến giống lúa kháng bệnh đạo ôn qua phương pháp truyền thống hoặc với sự hỗ trợ của công nghệ sinh học, bệnh đạo ôn vẫn được xem như là dịch hại quan trọng của cây lúa. Trong những năm gần đây, bệnh đạo ôn diễn ra liên tiếp ở ĐBSCL, gây hại trên diện tích lớn tất cả các vụ lúa trong năm, diễn biến bệnh không theo quy luật nhất định đã gây nhiều khó khăn cho chỉ đạo sản xuất. Sự biến động của quần thể nấm P. oryzae đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm như Nhật (Kiyosawa, 1976), Philippines (Kiyosawa et al., 1981), Mỹ (Levy et al., 1991), Pháp (Roumen et al., 1997), Thái Lan (Mekwatanakarn et al., 2000), Hàn Quốc (Kang & Lee, 2000). IRRI đã phát triển bộ giống chỉ thị đơn gen để phân tích đặc tính của quần thể nấm gây bệnh và sử dụng trong kỹ thuật lai tạo giống kháng bệnh đạo ôn (Tsunematsu et al., 2000). 1.2.2. Tình hình sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam là nước nông nghiệp với diện tích canh tác lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi, chủng loại cây trồng phong phú nên dịch hại phát triển đa dạng và nước ta cũng là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nhất thế giới. Vì vậy, giảm lượng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp là việc làm cấp bách để giảm thiểu những tác hại đến môi trường, tìm kiếm những hướng nghiên cứu, công nghệ sản xuất mới nhằm tạo ra các sản phẩm mới có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu bệnh nhưng an toàn hơn với con người và môi trường. 1.2.3. Phòng trừ sinh học hướng đến nền nông nghiệp sạch nông sản an toàn VSV đối kháng rất có lợi cho việc bảo vệ cây trồng khỏi bị sâu bệnh tấn công. Số lượng VSV có ích trong tự nhiên thường có nhiều hơn so với số lượng VSV gây hại (Cook and Baker, 1983) , tuy nhiên do tác động của quá trình sản xuất, của những diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu đã gây không ít tổn thương cho hệ vi sinh vật này. Trong PTSH, VSV có thể được sử dụng dưới hai hình thức: (i) nhân nuôi rồi phun lên cây hoặc bón vào đất để trừ dịch hại; (ii) bảo tồn làm cho quần thể VSV có ích phát triển mạnh trong tự nhiên, biện pháp này gọi là bảo tồn cân bằng sinh thái hoặc là quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). + Vi sinh vật vùng rễ và tiềm năng sử dụng trong PTSH Nguồn VSV có ích, đặc biệt là nhóm xạ khuẩn và vi khuẩn vùng rễ trong hệ sinh thái cây lúa vùng ĐBSCL rất đa dạng về chủng loại và tính năng sử dụng, cần được phát triển, khai thác và bảo tồn. Vi khuẩn vùng rễ (VKVR) là nhóm tác nhân PTSH có rất nhiều triển vọng nhờ vào khả năng tiết ra chất kích thích tăng trưởng cây trồng, chất ức chế hoặc làm suy yếu tác nhân gây bệnh hại cây hay những yếu tố khác như tiết siderophores, HCN, cạnh tranh dinh dưỡng, ....(Kloepper and Schroth, 1978), việc phối hợp các VSV có tác động kích thích tính kháng theo nhiều cơ chế khác nhau rất triển vọng trong việc cải thiện hiệu quả quản lý bệnh khi các cơ chế kháng được kích họat cùng lúc (Verhagen et al., 2004). Nghiên cứu gần đay ghi nhận vi khuẩn có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của đĩa áp nấm M.oryzae đồng thời kích thích tính kháng lưu dẫn (ISR) thông qua truyền dẫn tín hiệu JA và ET giúp giảm số lượng vết bệnh hình thành (Spence et al., 2014). Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật có khả năng tạo kháng sinh mạnh, có khả năng sản sinh sidorephore, kích thích tính kháng, khả năng tiết các enzyme thủy phân vách tế bào như cellulases, hemicellulases, chitinases, amylases và glucanases, đặc biệt chi Streptomyces được biết đến với khả năng sản xuất của nhiều enzyme ngoại bào, bao gồm cả chitinases, do đó thường xạ khuẩn có khả năng chống lại những loại nấm bệnh gây hại cho cây trồng (Gupta et al., 1995). 4 PTSH là một lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng khai thác ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy cần phải nghiên cứu những mặt tích cực của nguồn tài nguyên phong phú này, tái lập lại sự cân bằng vốn có của hệ sinh thái- nền tảng của nền nông nghiệp thân thiện với môi trường. CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Nguyên vật liệu bao gồm các trang thiết bị trong Phòng thí nghiệm vi sinh như tủ thanh trùng, tủ sấy, tủ lạnh trữ mẫu, tủ cấy vi sinh, kính hiển vi, kính lúp, phòng lây nhiễm bệnh, các dụng cụ thủy tinh. Môi trường nuôi cấy vi sinh các loại (PDA, RSA, NA, Gause, NB, ISP 1-9,...), các giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn IR50404, OM7347; giống lúa chống chịu tốt bệnh đạo ôn OM5451,OM8959; phân bón, thuốc BVTV, khay chậu và các vật liệu khác... - Địa điểm: Phòng thí nghiệm, nhà lưới và khu ruộng thí nghiệm thuộc Viện Lúa ĐBSCL, Mô hình triển khai ở các địa phương. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2012 đến tháng 8/2015. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Thu thập, phân lập và chọn lọc các chủng vi sinh vật - Thu thập, phân lập và xác định độc tính nguồn nấm bệnh đạo ôn - Thu thập, phân lập và sơ tuyển các chủng vi sinh vật đối kháng với nấm P. oryzae 2.2.2. Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh đạo ôn trên lúa của các chủng vi sinh vật trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng - Kiểm tra khả năng gây bệnh và xác định độ an toàn sinh học của các chủng vi sinh vật đã được chọn trong phòng thí nghiệm. - Xác định một số yếu tố nâng cao hiệu quả sử dụng vi sinh vật: mật số vi sinh vật tối thiểu, thời điểm xử lý. - Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh đạo ôn của các chủng vi sinh vật trong điều kiện nhà lưới. - Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh đạo ôn của các chủng vi sinh vật ở điều kiện ngoài đồng 2.2.3. Xây dựng qui trình PTSH bệnh đạo ôn hại lúa và triển khai Mô hình ứng dụng qui trình PTSH bệnh đạo ôn hại lúa. - Xác định một số chủng có triển vọng, gửi mẫu định danh . - Nghiên cứu môi trường nhân nhanh sinh khối vi sinh vật có triển vọng đảm bảo mật số, thời gian và hoạt tính. - Xây dựng qui trình PTSH bệnh đạo ôn hại lúa và triển khai mô hình ứng dụng qui trình PTSH bệnh đạo ôn hại lúa. 2.2.4. Kết hợp PTSH vào Mô hình Quản lý tổng hợp bệnh đạo ôn hại lúa ở ĐBSCL - Kết hợp sử dụng nguồn xạ khuẩn S. variabilis S28 vào Mô hình quản lý tổng hợp bệnh đạo ôn triển khai diện rộng 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thu thập, phân lập và chọn lọc nguồn vi sinh vật: + Thu thập, phân lập và xác định độc tính nguồn nấm P. oryzae gây bệnh đạo ôn: mẫu bệnh đạo ôn trên lúa đã được thu thập ở 10 tỉnh: Long An, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang và Bạc Liêu trong vụ Hè Thu 2012. Phân lập nấm theo phương pháp của IRRI (1996) có cải tiến. - Đánh giá độc tính của nguồn nấm với bộ chuẩn nòi Nhật theo phương pháp Kiyosawa (1984). - Phân nòi các nguồn nấm P. oryzae theo phương pháp của Nagao và Fukuta (2009): mỗi mẫu nấm được lây nhiễm nhân tạo trên bộ giống đơn gen (31 giống) và giống chuẩn nhiễm LTH. 5 Phản ứng của các giống được đánh giá theo qui trình chuẩn của IRRI (SES, 1996) + Thu thập, phân lập và chọn lọc các chủng vi sinh vật đối kháng với nấm P. oryzae: Mẫu đất ruộng, đất vùng rễ ở các ruộng thu mẫu bệnh đạo ôn ở 10 tỉnh được thu thập để phân lập xạ khuẩn và vi khuẩn vùng rễ trong vụ Hè Thu 2012. Phân lập xạ khuẩn và vi khuẩn theo phương pháp pha loãng và trãi trên môi trường thích hợp (Hardoim et al., 2008, Hayakawa et al., 1991). + Đánh giá khả năng ức chế sự phát triển nấm P. oryzae của các chủng vi sinh vật trong điều kiện in vitro. - Đánh giá khả năng đối kháng với 10 nòi nấm P. oryzae phổ biến Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên đầy đủ (CRD) với 4 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức là một chủng vi sinh vật trắc nghiệm theo phương pháp của Shahidi Bonjar (2003). Các chủng vi sinh vật trong thí nghiệm bao gồm: 20 chủng xạ khuẩn: S15, S27, S28, S29, S30, S44, S52, S53, S82, S132, S136, 2177, S178, S233, S268, S269, S271, S273, S288, S380 và 20 chủng vi khuẩn: B23, B24, B26, B29, B30, B39, B40, B42, B44, B54, B104,B122, B142, B155, B270,B311, B312, B325, B370, B398. Chỉ tiêu theo dõi: bán kính vô khuẩn (BKVK) ở giai đoạn 14 ngày sau thí nghiệm đối với xạ khuẩn và 5 ngày đối với vi khuẩn. - Khảo sát đặc tính sinh học và cơ chế sinh hóa liên quan đến khả năng kểm soát bệnh của một số chủng vi sinh vật triển vọng: đặc điểm hình thái (màu sắc khuẩn ty, sắc tố tan, sự hình thành sắc tố melanin), khả năng đồng hóa các nguồn cacbon (glucose, maltose, fructose, lactose, sucrose), khả năng chịu muối, sinh enzyme ngoại bào, tiết IAA, sinh catalase, thủy phân tinh bột, casein, tiết siderophore, tạo protease, .... 2.3.2. Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh đạo ôn trên lúa của các chủng vi sinh vật trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng: Các thí nghiệm trong nhà lưới được thực hiện từ tháng 4/2013 đến tháng 10/2013 tại nhà lưới Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Lúa ĐBSCL. +Kiểm tra khả năng gây bệnh: các chủng vi sinh vật chọn lọc cho các thí nghiệm nhà lưới được kiểm tra khả năng gây bệnh trên cây lúa (Pathogenicity test). Cây lúa giống IR50404 ở giai đoạn 15 ngày tuổi được phun với các chủng vi sinh vật 2 lần cách nhau 7 ngày. Chỉ tiêu theo dõi : quan sát, ghi nhận các triệu chứng lạ trên cây lúa ở 3, 7, 14 ngày sau lây bệnh (NSLB). + Xác định một số yếu tố nâng cao hiệu quả sử dụng vi sinh vật: - Xác định mật số vi sinh vật tối thiểu: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên đầy đủ (RCD) 3 lần lặp lại với 11 nghiệm thức, mật số vi sinh vật xử lý bao gồm: 108, 109 và 1010 bt/ml đối với xạ khuẩn và 107, 108 và 109 cfu/ml đối với vi khuẩn, nghiệm thức phun P. oryzae riêng rẽ được bố trí làm đối chứng. Cây lúa được lây nhiễm nấm P. oryzae ở 15 ngày sau khi gieo. Mỗi chủng vi sinh vật trắc nghiệm được phun 2 ngày trước và 2 ngày sau khi lây bệnh. Chỉ tiêu theo dõi: ghi nhận tỷ lệ bệnh ở 14NSLB và tính hiệu quả giảm bệnh. - Xác định thời điểm xử lý vi sinh vật : thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên đầy đủ với 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại với chủng vi khuẩn B26 và chủng xạ khuẩn S28. Mỗi chủng vi sinh vật được phun trước hoặc sau khi cây lúa được chủng bệnh, Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh ở 7, 14 và 21NSLB. +Khả năng kích thích cây lúa tăng trưởng: thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức là một chủng vi sinh vật, 10 chủng xạ khuẩn S27, S28, S29, S30, S44, S132, S136, S233, S288, S380 và mười chủng vi khuẩn B26, B44, B54, B104, B122, B142, B270, B311, B312, B370 được xử lý hạt giống. Hạt giống lúa IR50404 được xử lý thanh trùng ngâm sau 24giờ vớt ra ngâm tiếp vào huyền phù xạ khuẩn 109bt/ml hoặc vi khuẩn mật số 108cfu/ml trong 1 giờ. Sau đó ủ hạt ở điều kiện 30oC có đủ ẩm độ để hạt nảy mầm. Gieo vào khay cát đã thanh trùng, 6 quan sát các chỉ tiêu sinh trưởng sau 7, 14 ngày sau gieo. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ nảy mầm, chiều dài rễ, trọng lượng rễ khô, chiều cao cây mạ ở 7, 14 ngày sau khi gieo (NSG). + Khả năng phòng trị bệnh đạo ôn trên lúa của các chủng vi sinh vật ở điều kiện nhà lưới - Nguồn vi sinh vật: 10 chủng xạ khuẩn S27, S28, S29, S30, S44, S132, S136, S233, S288, S380 và 10 chủng vi khuẩn B26, B44, B54, B104, B122, B142, B270, B311, B312, B370. Nguồn nấm phổ biến Pg2. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức là 1 chủng vi sinh vật. Nguồn nấm P. oryzae và các nguồn vi sinh vật đã được chọn lọc được nhân nuôi trên môi trường thích hợp để nhân mật số. Cây lúa được lây nhiễm ở 15NSG. Mỗi chủng vi sinh vật trắc nghiệm được phun 2 ngày trước và sau khi cây lúa được chủng bệnh, nghiệm thức đối chứng phun P. oryzae. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh ở các giai đọan 7, 14, 21NSLB. + Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh đạo ôn của các chủng vi sinh vật ở điều kiện ngoài đồng Thí nghiệm được thực hiện tại Viện Lúa ĐBSCL trong vụ Đông Xuân 2013 -2014 và Hè Thu 20
Luận văn liên quan