Tóm tắt Luận án Tác động của di cư nội địa tới đời sống của người cao tuổi ở Việt Nam

Luận án được chia thành 4 chương với 27 bảng và 3 hình bên cạnh phần mở đầu và kết luận chung. Luận án gồm 112 trang không bao gồm danh mục các công trình khoa học liên quan đến luận án đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Các chương trong luận án được trình bày như sau: Chương 1 gồm 34 trang trình bày cơ sở khoa học của luận án bao gồm cở sở lí thuyết về di cư và người cao tuổi và các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá mối quan hệ giữa di cư tới đời sống người cao tuổi; Chương 2 gồm 16 trang trình bày phần số liệu và phương pháp nghiên cứu; Chương 3 gồm 29 trang trình bày thực trạng di cư nội địa Việt Nam, đặc điểm người cao tuổi Việt Nam và thực trạng đời sống người cao tuổi Việt Nam khi con cái di cư; Chương 4 gồm 25 trang trình bày kết quả thực nghiệm về đánh giá tác động của di cư nội địa lên đời sống người cao tuổi Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của di cư nội địa tới đời sống của người cao tuổi ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- TRÇN THÞ TRóC T¸C §éNG CñA DI C¦ NéI §ÞA TíI §êI SèNG CñA NG¦êI CAO TUæI ë VIÖT NAM Chuyªn ngµnh: KINH TÕ HäC M· sè: 9300101 Hµ néi, 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. GIANG THANH LONG Phản biện 1: .......................................................................... ........................................................................................................ Phản biện 1: .......................................................................... ........................................................................................................ Phản biện 1: .......................................................................... ........................................................................................................ Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Vào hồi: Ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân 1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án a. Kết cấu tổng thể của luận án Luận án được chia thành 4 chương với 27 bảng và 3 hình bên cạnh phần mở đầu và kết luận chung. Luận án gồm 112 trang không bao gồm danh mục các công trình khoa học liên quan đến luận án đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Các chương trong luận án được trình bày như sau: Chương 1 gồm 34 trang trình bày cơ sở khoa học của luận án bao gồm cở sở lí thuyết về di cư và người cao tuổi và các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá mối quan hệ giữa di cư tới đời sống người cao tuổi; Chương 2 gồm 16 trang trình bày phần số liệu và phương pháp nghiên cứu; Chương 3 gồm 29 trang trình bày thực trạng di cư nội địa Việt Nam, đặc điểm người cao tuổi Việt Nam và thực trạng đời sống người cao tuổi Việt Nam khi con cái di cư; Chương 4 gồm 25 trang trình bày kết quả thực nghiệm về đánh giá tác động của di cư nội địa lên đời sống người cao tuổi Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách. b. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã xác định được khung lí thuyết nhằm phân tích tác dộng của di cư nội địa tới đời sống người cao tuổi Việt Nam. Qua đó, luận án cho thấy rằng tác dộng của di cư nội địa lên đời sống người cao tuổi Việt Nam sẽ được thể hiện ở ba khía cạnh: kinh tế bao gồm vấn đề giảm nghèo, giảm bất bình đẳng về thu nhập bình quân đầu người và điều kiện nhà ở của người cao tuổi; sức khoẻ bao gồm sức khoẻ về thể chất và tình thần; khía cạnh xã hội bao gồm việc tham gia các tổ chức xã hội và việc nâng cao nhận thức xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. - Luận án đã kết hợp các phương pháp phân tích tại bàn (rà soát các tài liệu và dữ liệu sẵn có), phân tích thống kê và phân tích định lượng cho thấy rằng: + Di cư nội địa tác động tích cực tới đời sống kinh tế của người cao tuổi Việt Nam ở khía cạnh giảm nghèo, cải thiện tình trạng nhà ở và nhà vệ sinh của các hộ gia đình có người cao tuổi, tuy nhiên phân tích định lượng cho thấy rằng tiền gửi từ di cư nội địa làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập giữa các hộ gia đình có người cao tuổi có con di cư nội địa nhận được tiền gửi và các nhóm còn lại. + Di cư nội địa tác động tích cực tới đời sống xã hội của người cao tuổi. Cụ thể, những người cao tuổi có con di cư nội địa sẽ có điều kiện tốt hơn để tham gia các tổ 2 chức xã hội, tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức xã hội của người cao tuổi Việt Nam. + Chưa tìm thấy bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa di cư nội địa và tình hình sức khoẻ của người cao tuổi Việt Nam. - Luận án đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tác động của di cư nội địa tới đời sống người cao tuổi Việt Nam. 2. Lí do lựa chọn đề tài luận án Việt Nam đang tiến dần về thời điểm cuối của giai đoạn "quá độ dân số" và sẽ đối mặt với tốc độ già hoá nhanh hơn gấp hai lần trong khoảng bốn thập kỷ tới. Cùng lúc đó, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh cũng đã làm cho việc sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi thay đổi nhanh chóng. Một trong những yếu tố làm thay đổi cuộc sống người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi ở khu vực nông thôn là việc di cư của những người con trong độ tuổi lao động nhằm mục đích chính là tìm kiếm các cơ hội phát triển kinh tế. Vấn đề di cư để kiếm sống của con cái có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của những người ở lại quê nhà, đặc biệt là cha, mẹ cao tuổi của họ. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu đã đánh giá tác động của con cái di cư lên đời sống của người cao tuổi ở các khía cạnh kinh tế, xã hội và sức khoẻ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cho đến nay cũng có một số các nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của việc con cái di cư, nhưng các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá vai trò của tiền gửi về từ con cái đi làm xa đối với cuộc sống của cha, mẹ cao tuổi của họ. Những nghiên cứu hiện có về Việt Nam chưa làm rõ được tác động của việc con cái di cư, đặc biệt là di cư trong nước lên đời sống của cha, mẹ già ở quê một cách toàn diện về cuộc sống vật chất và tinh thần. Trong bối cảnh dân số già hóa nhanh, đời sống người cao tuổi nhiều thay đổi với nhiều rủi ro về kinh tế, xã hội và sức khỏe, cũng như xu hướng di cư nội địa ngày càng mạnh và tác động lớn, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của di cư nội địa tới đời sống của người cao tuổi ở Việt Nam” nhằm cung cấp những bằng chứng khoa học cho việc hoạch định chính sách liên quan tới người lao động di cư, đặc biệt là di cư nội địa và người cao tuổi ở Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung 3 Mục tiêu chung của luận án là nhằm phân tích xem việc con cái di cư trong nước sẽ tác động như thế nào đến đời sống của cha mẹ già ở quê nhà ở các khía cạnh kinh tế, tình trạng sức khỏe và đời sống xã hội. b. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu chung, luận án sẽ: Tổng hợp lý thuyết về di cư, người cao tuổi, vai trò của tiền gửi của người di cư đối với người nhận tiền gửi, các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của việc con cái di cư lên thu nhập, sức khỏe và đời sống của cha, mẹ cao tuổi ở quê nhà. Phân tích thực trạng di cư nội địa, đặc điểm của người cao tuổi Việt Nam và thực trạng đời sống kinh tế, sức khỏe và xã hội của người cao tuổi trong các hộ gia đình có thành viên di cư nội địa. Vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm phân tích tác động của con cái di cư nội địa lên đời sống của người cao tuổi ở quê nhà về các khía cạnh kinh tế, sức khỏe và xã hội để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi ở khu vực nông thôn Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án này đánh giá tác động của lao động di cư nội địa lên cuộc sống của người cao tuổi ở quê nhà ở các khía cạnh kinh tế, sức khỏe và xã hội. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tác động của lao động di cư nội địa ở Việt Nam năm 2011 và năm 2012 đến đời sống người cao tuổi Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu tại bàn (rà soát tài liệu, dữ liệu hiện có): Là phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống các nghiên cứu lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa người di cư và những thành viên gia đình còn lại ở quê nhà, đặc biệt là người cao tuổi. Sau khi thực hiện phần nghiên cứu tổng quan, tác giả sẽ tìm ra khoảng trống nghiên cứu và từ đó xây dựng khung lý thuyết nhằm đánh giá tác động của di cư nội địa lên đời sống người cao tuổi Việt Nam trên cả ba khía cạnh: kinh tế, sức khỏe và xã hội. 4 Phương pháp phân tích thống kê: Dựa trên các số liệu thống kê thứ cấp, luận án sẽ phân tích đặc điểm của người di cư và thực trạng di cư nội địa ở Việt Nam, cũng như phân tích đặc điểm nhân khẩu học và đời sống của người cao tuổi Việt Nam nói chung và người cao tuổi Việt Nam sống trong các hộ gia đình có con di cư nội địa. Phương pháp mô hình hóa: Luận án sẽ xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm xác định các yếu tố liên quan tới việc con cái di cư nội địa và các yếu tố đặc điểm của người cao tuổi có con di cư nội địa (như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, địa bàn sinh sống, tình trạng hôn nhân) có thể tác động lên cuộc sống của người cao tuổi ở cả ba khía cạnh cần được nghiên cứu. Dựa trên các số liệu thống kê thứ cấp, tác giả sẽ phân tích tác động của con cái di cư lên đời sống người cao tuổi ở cả ba khía cạnh kinh tế, sức khỏe và xã hội. Để đảm bảo được sự thống nhất về thông tin theo thời gian, luận án sử dụng hai bộ số liệu, gồm có: Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2012 và Điều tra Người cao tuổi Việt Nam (VNAS) năm 2011. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Trong Chương này, luận án sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về di cư, người cao tuổi và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của di cư đến đời sống của người cao tuổi. 1.1. Cơ sở lý thuyết về di cƣ và ngƣời cao tuổi 1.1.1. Các vấn đề cơ bản liên quan đến di cư 1.1.1.1. Khái niệm về di cư, người di cư Khái niệm về di cư Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam và UNFPA (2016) nêu ra khái niệm về di cư “là sự di chuyển của con người từ một đơn vị hành chính này đến một đơn vị hành chính khác, đó là chuyển đến một xã khác, huyện khác, thành phố hoặc một tỉnh khác trong một khoảng thời gian nhất định” (trang 8). Khái niệm về người di cư Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (2011) thì “người di cư được định nghĩa là những người có nơi thường trú tại thời điểm 5 năm trước thời điểm điều tra khác với nơi thường trú hiện tại. Người không di cư là những người có nơi thường trú tại thời điểm 5 năm trước thời điểm điều tra cũng là nơi thường trú hiện tại. Theo định nghĩa này, rõ ràng là chỉ có những người từ 5 tuổi trở lên mới có đủ điều kiện xem xét” (trang 19). 1.1.1.2. Các loại hình di cư Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam và UNFPA (2016) thì các nhóm di cư được xác định theo hai cách như sau: (1) Cách phân loại di cư theo cấp hành chính gồm có: (i) Di cư giữa các vùng: Bao gồm những người từ 5 tuổi trở lên hiện đang sống ở Việt Nam và cách 5 năm trước thời điểm Tổng điều tra dân số và nhà ở sống ở vùng khác với vùng hiện đang cư trú; (ii) Di cư giữa các tỉnh: Bao gồm những người từ 5 tuổi trở lên hiện đang sống ở Việt Nam và 5 năm trước thời điểm Tổng điều tra dân số và nhà ở sống ở tỉnh khác với tỉnh hiện đang cư trú; (iii) Di cư giữa các huyện: Bao gồm những người từ 5 tuổi trở lên và cách 5 năm trước thời điểm Tổng điều tra dân số và nhà ở sống trong cùng tỉnh nhưng khác quận/ huyện so với nơi thường trú hiện tại; (iv) Di cư trong huyện: Bao 6 gồm những người từ 5 tuổi trở lên và cách 5 năm trước thời điểm Tổng điều tra dân số và nhà ở sống trong cùng quận/ huyện nhưng khác xã/phường/thị trấn so với nơi thường trú hiện tại và (2) Cách phân loại theo dòng di cư giữa nông thôn và thành thị: (i) Di cư từ khu vực nông thôn đến nông thôn (NT-NT); (ii) Di cư từ khu vực nông thôn đến thành thị (NT-TT); (iii) Di cư từ khu vực thành thị đến nông thôn (TT-NT); và (iv) Di cư từ khu vực thành thị đến thành thị (TT-TT). 1.1.1.3. Nguyên nhân di cư - Nguyên nhân di cư từ khía cạnh kinh tế - Nguyên nhân của di cư cả từ hai khía cạnh „nhân tố hút‟ và „nhân tố đẩy‟ - Nguyên nhân của di cư chỉ từ các "nhân tố đẩy" - Nguyên nhân của di cư từ các "nhân tố hút" - Một số nghiên cứu về di cư từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam với nguyên nhân từ "nhân tố hút" và/hoặc "nhân tố đẩy" 1.1.2. Các vấn đề cơ bản liên quan đến người cao tuổi 1.1.2.1. Khái niệm về người cao tuổi Luận án sử dụng định nghĩa về người cao tuổi theo Điều 2, Luật Người cao tuổi năm 2009 như sau: “Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”. 1.1.2.2. Đặc điểm và việc sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Nhìn chung, theo UNFPA và HelpAge International (2012) và Uỷ ban về Các vấn đề xã hội của Quốc Hội (2015), thì người cao tuổi có những đặc điểm như sau: - Các đặc điểm về nhân khẩu học - Các đặc điểm về sức khoẻ của người cao tuổi - Các đặc điểm về sắp xếp cuộc sống, kinh tế và xã hội của người cao tuổi 1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của di cƣ tới đời sống ngƣời cao tuổi Việc người lao động di cư đã có ảnh hưởng không nhỏ lên đời sống của những người trong gia đình còn lại ở quê nhà, đặc biệt là cha, mẹ già của những người di cư. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác động của lao động di cư lên đời sống của những người còn lại ở quê nhà (trong đó có người cao tuổi) lên ba khía cạnh: kinh tế, sức khỏe và xã hội. 7 1.2.1. Về khía cạnh kinh tế 1.2.1.1. Các nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của di cư đối với đời sống kinh tế của người cao tuổi ở một số quốc gia * Các nghiên cứu đánh giá tác động của di cư lên khía cạnh hỗ trợ tài chính, vấn đề năng suất lao động và thời gian lao động của người cao tuổi ở quê nhà * Các nghiên cứu nhằm phân tích tác động của tiền gửi từ người di cư lên khía cạnh giảm nghèo và nâng cao mức sống của người cao tuổi ở quê nhà 1.2.1.2. Các nghiên cứu trong nước nhằm đánh giá tác động của di cư đối với đời sống kinh tế của người cao tuổi 1.2.2. Về khía cạnh sức khỏe 1.2.2.1. Các nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của di cư lên sức khỏe của người cao tuổi ở một số quốc gia. * Các nghiên cứu quốc tế cho rằng con cái di cư tạo điều kiện tài chính tốt hơn để người cao tuổi tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. *Các nghiên cứu quốc tế đánh giá tác động của con cái di cư lên hai khía cạnh tự đánh giá về tình trạng sức khỏe nói chung (SRH) và các hoạt động hàng ngày (ADLs) cũng như các khía cạnh khác về sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi. * Các nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của con cái di cư lên sức khỏe tinh thần của người cao tuổi ở một số quốc gia 1.2.2.2. Các nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của di cư đối với sức khỏe người cao tuổi Việt Nam 1.2.3. Về khía cạnh xã hội 1.3. Các giả thuyết khoa học Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, các giả thuyết khoa học cần được kiểm chứng gồm: 1. Người lao động di cư nội địa có vai trò cải thiện đời sống kinh tế của người cao tuổi trong hộ gia đình có người di cư nội địa thông qua tiền gửi ở các khía cạnh: giúp cao tuổi có điều kiện nhà ở tốt hơn, có nhà vệ sinh, giúp giảm nghèo và giảm bất bình đẳng về thu nhập so với những nhóm người cao tuổi khác. 8 2. Người lao động di cư sẽ tác động lên sức khỏe của người cao tuổi ở các khía cạnh: nâng cao sức khỏe thể chất; sức khỏe tinh thần. 3. Người lao động di cư sẽ tạo điều kiện tốt hơn để người cao tuổi có đời sống xã hội phong phú hơn ở các khía cạnh tham gia các tổ chức xã hội và nâng cao nhận thức xã hội. 1.4. Khung phân tích lý thuyêt của luận án Với các giả thuyết khoa học được như trên, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của người lao động di cư nội địa lên đời sống của người cao tuổi Việt Nam như Hình 1.1 dưới đây. cao tuổi ở quê nhà như sau: \ Hình 1.1. Khung phân tích của luận án (1) Đời sống kinh tế gồm: - Giảm nghèo - Bình đẳng - Cải thiện điều kiện nhà ở Đặc điểm của người cao tuổi: - Giới tính - Đặc điểm hộ gia đình - Học vấn - Khu vực sống - Tình trạng hôn nhân Con cái di cư Người cao tuổi (2) Đời sống sức khỏe gồm: - Sức khỏe thể chất - Sức khỏe tinh thần (3) Đời sống xã hội: - Việc tham gia các tổ chức xã hội - Việc nâng cao nhận thức xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. 9 CHƢƠNG 2 SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Số liệu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích tác động của di cư nội địa lên đời sống kinh tế sức khỏe và xã hội của người cao tuổi Việt Nam, luận án sẽ sử dụng các số liệu: (i) Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2012 để phân tích tác động của di cư nội địa lên đời sống kinh tế của các hộ gia đình có người cao tuổi; (ii) và Điều tra về người cao tuổi Việt Nam (VNAS) năm 2011 để phân tích tác động của di cư nội địa lên sức khoẻ thể chất, tinh thần và đời sống xã hội của người cao tuổi. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Đánh giá tác động của di cư nội địa lên đời sống kinh tế của người cao tuổi Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ đánh giá tác động của di cư nội địa lên đời sống kinh tế của những hộ gia đình có người cao tuổi ở các khía cạnh giảm nghèo, giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và khả năng tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, nhà vệ sinh. Trước tiên, luận án sẽ xác định tình trạng di cư của thành viên hộ gia đình dựa vào phiều hỏi Mục 01B_4A2_1B_12 của Điều tra về mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012 (VHLSS 2012). Tiếp đến, luận án xác định các hộ gia đình có người di cư nội địa có nhận được tiền gửi và đánh giá ảnh hưởng của tiền gửi từ thành viên hộ gia đình di cư nội địa trong các gia đình có người cao tuổi có người di cư lên đời sống người cao tuổi Việt Nam ở khía cạnh giảm nghèo. Mô hình nghiên cứu: Để đánh giá ảnh hưởng của di cư nội địa đến đời sống kinh tế của người cao tuổi Việt Nam ở khía cạnh giảm nghèo, luận án sử dụng mô hình sau: Yi = F(Xi, Zi) (1) Trong đó: + chỉ số i là chỉ số hộ gia đình thứ i; + Yi là tình trạng nghèo của hộ gia đình có người cao tuổi có thành viên di cư nội địa và nhận được tiền gửi từ di cư nội địa. Yi = 1 nếu thuộc hộ nghèo và Yi = 0 nếu là hộ khác. 10 + Zi là tình trạng nhận tiền gửi của hộ gia đình có người cao tuổi có thành viên di cư nội địa. Zi= 1 nếu hộ gia đình có người cao tuổi có con di cư nội địa nhận được tiền gửi và Zi = 0 trong các trường hợp khác. + Xi là các biến thể hiện đặc điểm của hộ gia đình, của chủ hộ. Do Yi là biến nhị phân nên luận án sử dụng mô hình hồi qui logistic để ước lượng. Gọi Pi là xác suất để hộ thứ i nhận Yi= 1 hay xác suất để hộ có người cao tuổi có con di cư thuộc hộ nghèo. Khi đó ta có mô hình logistics như sau: Ln( a1 + a2Xi +a2Zi + ei (2) Việc ước lượng mô hình (2) sẽ giúp phân tích được ảnh hưởng của Zi (hay ảnh hưởng của di cư nội địa có gửi tiền về) lên xác suất thuộc hộ nghèo của hộ có người cao tuổi. Tuy nhiên, một vấn đề thường gặp trong kinh tế lượng là vấn đề nội sinh. Ở mô hình (2) có thể biến Zi là biến nội sinh khi hộ có người di cư chuyển tiền về được coi là phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa như hộ có người cao tuổi có con di cư có thể có điều kiện kinh tế khá giả hơn, có điều kiện đầu tư cho các thành viên của hộ di cư hay có thể có thông tin về việc làm ở nơi đến của người di cư tốt hơn các hộ khác, hay bố, mẹ của người di cư có học vấn cao hơn nên nhận thức tốt hơn về lợi ích khi cho con cái di cư, .... Do hạn chế về số liệu nên không tạo được dữ liệu mảng và hạn chế trong việc lựa chọn được một biến công cụ tốt, nên luận án sử dụng phương pháp ước lượng 2SLS như sau: Bước 1: ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến Zi bằng mô hình logistic như sau: Ln( β1 + β2Regi + β3Urbani + β4Marriedi + β5Genderi + β6Agei + β7Work_yni + β8Elderly_ratei + ei (3) Kết quả ước lượng mô hình (3) sẽ cho giá trị dự báo của biến phụ thuộc, gọi là Prob_RemY (xác suất thuộc hộ nghèo của hộ có người cao tuổi có người di cư nội địa nhận được tiền gửi). Bước 2: ước lượng mô hình ảnh hưởng đến xác suất nghèo với biến độc lập được thay bằng biến Prob_RemY. Khi đó tác động của biến độc lập X đến xác suất nghèo được xác định như sau: Mức tác động (X) = P(1-P)βX Trong đó: P là mức xác suất bị nghèo trung bình, βX là hệ số ước lượng mô hình logistic của biến độc lập X. 11 Trong mô hình logistic, các biến giải thích gồm có: Tuổi (age); Giới tính (gender); Tình trạng hôn nhân (married); Tình trạng có việc làm (work_yn); Khu vực sinh sống (urban
Luận văn liên quan