Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các công ty thành viên của công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Anco

Ngành phân phối thực phẩm và sản xuất các loại thực phẩm ăn nhanh Việt Nam là một trong số các ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thực phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giá cả, chất lượng, đặc tính của sản phẩm và các biện pháp marketing, các kênh phân phối trung gian. Chính vì vậy thông tin về chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị kiểm soát chi phí để vừa có thể đưa ra các sản phẩm với giá rẻ, vừa có ngân sách để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm sản xuất, lựa chọn các biện pháp marketing, từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận. Điều đó cho thấy ngành sản xuất và phân phối thực phẩm nói chung và đặc biệt trong các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các Công ty thành viên của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO là một trong số cần khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí để phục vụ cho việc quản lý các hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì lý do đó, luận văn chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các Công ty Thành Viên của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO”

pdf16 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các công ty thành viên của công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Anco, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngành phân phối thực phẩm và sản xuất các loại thực phẩm ăn nhanh Việt Nam là một trong số các ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thực phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giá cả, chất lượng, đặc tính của sản phẩm và các biện pháp marketing, các kênh phân phối trung gian. Chính vì vậy thông tin về chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị kiểm soát chi phí để vừa có thể đưa ra các sản phẩm với giá rẻ, vừa có ngân sách để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm sản xuất, lựa chọn các biện pháp marketing, từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận. Điều đó cho thấy ngành sản xuất và phân phối thực phẩm nói chung và đặc biệt trong các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các Công ty thành viên của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO là một trong số cần khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí để phục vụ cho việc quản lý các hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì lý do đó, luận văn chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các Công ty Thành Viên của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO”. 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Các vấn đề về kế toán quản trị, trong đó có kế toán quản trị chi phí được các tác giả Việt Nam bắt đầu nghiên cứu từ đầu những năm 1990. Tác giả Phạm Quang (năm 2002) nghiên cứu về “phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam”, tác giả Trần Văn Dung (năm 2002) nghiên cứu về “Tổ chức kế toán quản trị và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam”, tác giả Lê Đức Toàn (năm 2002) nghiên cứu về “kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam”, 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Cùng với việc hệ thống hoá và phát triển các lý luận chung về hệ thống kế toán quản trị chi phí phục vụ hiệu quả cho quản trị nội bộ, luận văn sẽ phân tích, ii đánh giá thực trạng hệ thống kế toán chi phí trong các Công ty thành viên của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO, từ đó xây dựng và hoàn thiện mô hìnhtổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí trong các Công ty thành viên của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO theo hướng hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại, có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong việc ra các quyết định kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. 1.4 Phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ nghiên cứu các vấn đề về: - Nguyên lý cơ bản về Tổ chức kế toán quản trị chi phí. - Thực tế vận dụng Tổ chức kế toán quản trị chi phí ở một số nước trên thế giới và khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nước này tại Việt Nam. - Thực trạng kế toán chi phí trong các Công ty thành viên của Công ty Cổ phần Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO. - Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí thích hợp và vận dụng có hiệu quả trong các Công ty thành viên của Công ty Cổ phần Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO. * Phạm vi nghiên cứu: Với đặc điểm hoạt động trong nền kinh tế thị trường, Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO có nhiều thành viên. Tuy nhiên luận văn không nghiên cứu tất cả các hoạt động kinh doanh tất cả các công ty trong toàn Tập Đoàn mà chỉ tập trung nghiên cứu và xây dựng hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí cho các thành viên sản xuất và tiêu thụ thực phẩm. Những thực thể chính trong hoạt động kinh doanh và mũi nhọn của Tập đoàn Luận văn sẽ nghiên cứu hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí linh hoạt phù hợp cho các công ty thành viên sản xuất và phân phối sản phẩm thực phẩm. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn là phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với duy vật lịch sử. Luận văn trình bày, phân tích, đánh giá các vấn đề trong mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng và tính lịch sử cụ thể của chúng. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá để khái quát những vấn đề lý luận về kế toán quản trị chi phí. Luận văn iii cũng sử dụng phương pháp điều tra thống kê để nghiên cứu thực trạng hệ thống kế toán chi phí trong các công ty thành viên của Công ty Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu trực tiếp một số các Công ty, bao gồm: Công ty cổ phần Bánh Kẹo ANCO, Công ty Cổ phần Thực Phẩm ANCO, Công ty cổ phần Phát triển Phân Phối Việt Nam và tại Công ty cổ phần Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí cho các công ty thành viên của Công ty Cổ phần Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO. Nguồn dữ liệu: Tác giả sử dụng nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp để phân tích. 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu * Ý nghĩa lý luận - Về mặt lý luận, luận văn hệ thống hoá và phát triển các lý thuyết về kế toán quản trị chi phí. * Ý nghĩa thực tiễn -Về mặt nghiên cứu thực tiễn, luận văn khái quát các mô hìnhtổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí được vận dụng ở một số nước trên thế giới và phân tích thực trạng hệ thống kế toán chi phí trong các công ty thành viên của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO. -Về tính ứng dụng của mô hìnhtổ chức bộ máy lý thuyết vào thực tiễn, luận Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong các công ty thành viên của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận văn gồm 3 chương : CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ ANCO iv CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ ANCO CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm về chung về kế toán quản trị KTQT là một trong hai nhánh chính của công tác kế toán, là quá trình thu thập, xử lý thông tin về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp kể cả số liệu tài chính và phi tài chính được thể hiện đầy đủ thông qua hệ thống báo biểu, phù hợp với nhu cầu thông tin của việc ra quyết định điều hành của các cấp quản trị khác nhau ở doanh nghiệp. Các thông tin này được lập nhanh chóng, chính xác, tỉ mỉ, chi tiết theo yêu cầu quản lý nhằm trợ giúp cho các nhà quản lý ra quyết định, là phương tiện để kiểm soát tình hình tài chính, thực hiện quản lý trong doanh nghiệp. b. kế toán quản trị1.1.2. Khái niệm về chi phí và kế toán quản trị chi phí Kế toán định nghĩa chi phí là các hy sinh về lợi ích kinh tế, hay nói một cách cụ thể hơn, chi phí phản ánh các nguồn lực mà tổ chức sử dụng để cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ. Đứng trên góc độ bên ngoài doanh nghiệp (đối tượng sử dụng thông tin của kế toán tài chính), chi phí là các lợi ích kinh tế bị giảm sút trong kỳ kế toán dưới dạng các luồng ra hoặc tổn thất các tài sản hoặc gánh chịu các khoản nợ và làm giảm vốn chủ sở hữu mà không liên quan đến việc phân phối cho các chủ sở hữu. Theo định nghĩa này, chi phí được xem xét dưới góc độ một khoản mục trên báo cáo tài chính, nó được ghi nhận tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán và phải liên quan tới một kỳ kế toán nhất định. Trên góc độ quản trị doanh nghiệp (đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị chi phí), phạm vi của của khái niệm chi phí rộng hơn rất nhiều so với quan điểm của kế toán tài chính và không thể có một định nghĩa đơn lẻ nào có thể giải thích đầy đủ Formatted: 3, None, Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: Multiple 1.4 li, No bullets or numbering, Tab stops: Not at 1.75 v cho khái niệm chi phí. Chi phí phát sinh để sử dụng cho các mục đích khác nhau và cách thức sử dụng chi phí sẽ quyết định cách thức kế toán quản trị chi phí. 1.1.3. Khái niệm về tổ chức kế toán quản trị chi phí và hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí 1.1.3. Kế toán quản trị với chức năng quản lý. Để làm tốt công tác quản lý, nhà quản trị phải có thông tin cần thiết để có thể ra các quyết định đúng đắn. KTQT là nguồn chủ yếu, dù không phải là duy nhất, cung cấp nhu cầu thông tin đó. Vai trò của KTQT thể hiện trong các khâu của quá trình quản lý được thể hiện cụ thể như sau: - Giai đoạn lập kế hoạch và dự báo - Giai đoạn tổ chức thực hiện - Giai đoạn kiểm tra và đánh giá - Giai đoạn ra quyết định 1.32 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí Để có thể tiến hành được các phương pháp, kỹ thuật của kế toán quản trị chi phí nhằm thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin cho bộ phận quản trị nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức bộ máy kế toán quản trị nói chung cũng như tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí nói riêng cần được tổ chức một cách hợp lý. Có ba kiểu tổ chức bộ máy kế toán quản trị, bao gồm tổ chức bộ máy kết hợp, tổ chức bộ máy tách biệt và tổ chức bộ máy hỗn hợp. 1.2.2. Tổ chức các phần việc kế toán quản trị chi phí1.3.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí 1.2.2.1. Xây dựng định mức chi phí và lập dự toán chi phí Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các DN phải quan tâm đến chất lượng và giá cả sản phẩm. Muốn sản xuất có hiệu quả các nhà quản trị phải nghiên cứu và xây dựng định mức thực tế cho phù hơp hơn với điều kiện của doanh nghiệp trên cơ sở định mức chung của ngành. Hơn nữa định mức kinh tế kỹ thuật của ngành được xây dựng có thể chưa bao quát được những điều kiện, đặc điểm, kỹ thuật cụ thể của DN. Formatted: 3, None, Indent: First line: 0 cm, Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: Multiple 1.4 li Formatted: Font: 13 pt Formatted: Indent: First line: 1 cm, Line spacing: Multiple 1.4 li Formatted: Font: 13 pt, Not Bold, Not Italic, Danish (Denmark) Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Danish (Denmark), Not Expanded by / Condensed by Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Danish (Denmark), Not Expanded by / Condensed by vi Do vậy, để doanh nghiệp có dự toán sản xuất kinh doanh hợp lý, sát với điều kiện cụ thể thì cần phải xây dựng định mức chi phí riêng của doanh nghiệp. Dự toán là một công cụ để lập kế hoạch và kiểm tra được sử dụng rất rộng rãi trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay, trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có hệ thống các bản dự toán, dự toán là phương tiện đắc lực cho các nhà quản lý trong việc điều hành doanh nghiệp.  Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Dự toán chi phí nhân công trực tiếp  Dự toán chi phí sản xuất chung  Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 1.2.2.2. Tổ chức hạch toán chi phí thực hiện Việc tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ và báo cáo kế toán cũng được thực hiện một cách linh hoạt theo đặc thù và qui mô hoạt động của từng doanh nghiệp 1.2.2.3. Tổ chức phân tích chi phí để kiểm soát và ra quyết định kinh doanh trong ngắn hạn  Quyết định chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng đặc biệt  Quyết định kinh doanh trong điều kiện nguồn lực hạn chế  Quyết định mua ngoài hay tự sản xuất 1.3. Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí ở Mỹ 1.3.2. Kinh nghiệm vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí ở Nhật Bản 1.3.3. Kinh nghiệm vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí ở các nước châu Âu 1.3.4. Kinh nghiệm vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại các nước đang phát triển ở châu Á CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ ANCO Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Danish (Denmark), Not Expanded by / Condensed by Formatted: Font: 13 pt, Not Italic, Danish (Denmark), Not Expanded by / Condensed by Formatted: Font: 13 pt, Not Bold, Danish (Denmark), Not Expanded by / Condensed by Formatted: Font: 13 pt, Not Bold, Danish (Denmark), Not Expanded by / Condensed by Formatted: Font: 13 pt, Not Bold, Character scale: 100% Formatted: 2, Left, Line spacing: Multiple 1.4 li Formatted: Font: 13 pt, Not Bold Formatted: Font: 13 pt, Not Bold vii 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ ANCO 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO (ANCO) được thành lập vào tháng 3 năm 2007 bởi một nhóm những chuyên gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, đứng đầu bởi Ông Phan Đức Bình với 16 năm kinh nghiệm làm việc cho các tập đoàn lớn như Cocacola, Nestle, Unilever và Hanoimilk. Từ vốn góp của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh và tận dụng các yếu tố kinh tế vĩ mô thuận lợi cũng như xu hướng ngành và tập trung vào công tác phát triển nhãn hiệu và phân phối, ANCO đang trên đường trở thành công ty hàng tiêu dùng nhanh hàng đầu của Việt Nam. Tháng 4 năm 2007, ANCO bắt đầu hoạt động với việc mua được nhà máy sữa thanh trùng và sữa chua ăn Nestle ở Ba Vì Hà Tây và quyền sử dụng thương hiệu Nestle trên sản phẩm trong vòng một năm. ANCO sau đó cũng đã xây dựng được thượng hiệu riêng gồm có: ANCOMILK, ANCOYO và BAVIMILK để thay thế thành công thương hiệu Nestle. Tháng 12 năm 2007, ANCO có thêm một công ty phân phối ở miền Bắc là Công ty phát triển phân phối Việt Nam hay còn gọi là VDDC. Tháng 5 năm 2008, ANCO tiếp tục đa dạng hóa danh mục sản phẩm cung cấp bằng việc tung sản phẩm bánh Bánh có nhân Rodaz được sản xuất tại nhà máy của ANCO tại cụm Công nghiệp Đan Phượng, Hà nội (Hà Tây cũ).  Viễn cảnh và chiến lược  Mô hìnhTổ chức bộ máy kinh doanh thực tiễn  Tập trung chiến lược như sau:  Kết quả đem lại: 2.1.2. Các ngành kinh doanh chính  Kinh doanh và sản xuất sữa và các loại sữa Bắt đầu vào tháng 3 năm 2007, với việc ANCO có được nhà máy sữa thanh trùng và sữa chua của Nestle tại Ba Vì.  Kinh doanh sản xuất Bánh và các sản phẩm từ bánh viii Tháng 12 năm 2007, ANCO tung ra thị trường sản phẩm bánh mỳ Rodaz. Danh mục sản phẩm hiện nay gồm có: bánh mỳ tươi nhân ngọt, bánh mỳ tươi nhân ruốc, bánh mỳ Pháp, bánh kem xốp, bánh trứng và bánh Trung Thu. Hiện nay, các sản phẩm bánh kẹo được sản xuất tại nhà máy bánh kẹo ANCO, cụm Công nghiệp Phùng, Hà Nội. Nhà máy được xây dựng năm 2007 và đầu năm 2008. Hiện tại chiếm 40% doanh thu, sản phẩm bánh kẹo được kỳ vọng trở thành động cơ tăng trưởng chính trong 5 năm tới, cùng với việc tạo dựng cơ sở sản xuất và mở rộng danh mục sản phẩm, cả với sản xuất tại nhà máy và khả năng gia công. Chuẩn bị cho các sản phẩm mới như: Bánh kem xốp, Bánh chay, Bánh gạo Cơ cấu doanh nghiệp Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty ANCO hiện có 3 công ty thành viên:công ty Thực phẩm ANCO, Công ty Bánh kẹo ANCO và công ty thương mại ANCO Công ty Cổ phần Thực phẩm ANCO (Food). Công ty Cổ phần Bánh kẹo ANCO (Bakery). Công ty Cổ phần Phát triển Phân Phối Việt Nam (VDDC). 2.1.3. Những điểm đáng chú ý về đầu tư. ANCO sẽ đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ và tiềm năng về lợi nhuận dồi dào thông qua việc nâng tầm các nhân tố chính sau đây nhằm khai thác được tối đa CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ ANCO CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN PHÂN PHỐI VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO ANCO CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ANCO ix nền kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh ngành thuận lợi: - Mô hìnhTổ chức bộ máy kinh doanh lý tưởng được địa phương hóa phù hợp với Việt Nam - Đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm. - Giá trị thương hiệu mạnh x 2.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các công ty Thành Viên 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: đối với hoạt động sản xuất sữa và bánh các loại tại các Công ty cổ phần Thực Phẩm ANCO, Công ty cổ phần Bánh Kẹo thì chi phí này bao gồm: chi phí sữa tươi, chi phí bột mỳ, đường, sữa bột, bơ sữa, dầu các loại.. - Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương, và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp của nhân viên như: xăng xe, điện thoại, tiền ăn ca. Việc chi trả lương này tùy thuộc vào hình thức khoán của công ty. - Chi phí sản xuất chung: tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của quản lý sản xuất như: Quản đốc phân xưởng, bộ phận kho vận. Các chi phí không thể tập hợp trực tiếp vào sản phẩm như: dầu đốt DO, bao bì vỏ thùng các tông, các chi phí công cụ dụng cụ phân bổ. - Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng tại các công ty thành viên bao gồm các chi phí lương nhân viên bán hàng và các khoản phụ cấp theo lương. Chi phí chiết khấu, chi phí thuê xe vận chuyển phục vụ bán hàng, chi phí baner, quảng cáo, tiếp thị, chi phí khuyến mại sản phẩm - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý tại các công ty thành viên bao gồm các chi phí lương và các cán bộ quản lý và các khoản phụ cấp theo lương. Các khoản chi phí văn phòng phẩm, xăng xe, khấu hao tài sản công cụ dụng cụ phục vụ quản lý, phí và lệ phí, và các khoản chi bằng tiền khác phục vụ quản lý. 2.2.2. Phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Tại hai công ty này, công việc tập hợp tính giá thành sản phẩm là tương đối giống nhau. Các công ty tiến hành tập hợp chi phí ban đầu để hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí trên các Tài khoản 621, 622, 627 chi tiết cho từng loại hoạt động, từng bộ phận phát sinh chi phí. Đối với những loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất bánh và sữa liên quan đến nhiều đối tượng được kế toán tập hợp sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo nhiều tiêu thức như: chi phí trả trước phục vụ cho sản xuất, chi phí tiền lương nhân công, chi phí tiền khấu hao máy móc thiết bị, chi phí công cụ, dụng cụ phân bổ.. 2.3 Công tác lập kế hoạch, dự toán và kiểm soát chi phí Tại các công ty thành viên hằng năm thường có lập kế hoạch dự toán chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, và chi phí quản lý xi 2.4. Tổ chức lập báo cáo kế toán và ra quyết định Công tác lập báo cáo ở các Công ty thành viên được thực hiện như sau: đối với các báo cáo kế toán bắt buộc được các công ty thực hiện đầy đủ theo quy định hiện hành, còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo bộ phận, báo cáo phục vụ cho kế toán quản trị thì ít được quan tâm và thực hiện. 2.5. Một số hạn chế trong Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các công ty thành viên của Công ty cổ phần Tập Đoàn Đầu tư ANCO - Phân loại chi phí. - Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành. - Kiểm soát chi phí: vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị, các công ty chỉ áp dụng phương pháp so sánh mức độ biến động của thực hiện so với kế hoạch. - Về tổ chức thu nhận và phân tích thông tin. - Công tác lập báo cáo:. - Về việc lập kế hoạch và dự toán:. - Tổ chức bộ máy để thu thập thông tin:. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ ANCO 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN MÔ HÌNHTỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ ANCO 3.1.1. Chiến lược phát triển và định hướng phát triển của Công ty 3.1.2. Nhu cầu thông tin về chi phí cho việc ra các quyết định kinh doanh Quá trình ra quyết định của các nhà quản lý trải qua các bước: (
Luận văn liên quan