Tóm tắt Luận văn - Nâng cao chất lượng tín dụng của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh

Với thế mạnh là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống, Bắc Ninh hiện có 26 QTDND cơ sở hoạt động khắp các huyện, thị trên toàn tỉnh. TD là hoạt động quan trọng của các QTD. Hiện nay, HĐTD của các quỹ ngày càng được mở rộng, tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần xóa đói giảm nghèo và là kênh dẫn vốn tích cực đến các hộ nông dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, HĐTD của các QTDND vẫn còn tồn tại hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro: nợ xấu có dấu hiệu gia tăng, cho vay vốn sai đối tượng, sai mục đích, NHNN với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước đối với QTDND, luôn theo sát hoạt động, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém nhằm đảm bảo cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của hệ thống QTDND theo đúng tôn chỉ mục đích. Vì vậy, việc nâng cao CLTD của các QTDND trên địa bàn là yêu cầu cấp thiết đặt ra với các QTDND cơ sở và NHNN trong thời gian hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn trên, từ kinh nghiệm làm việc tại NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh cùng với những kiến thức, lý luận khoa học tích lũy trong quá trình học tập tại trường, tôi xin chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu.

pdf10 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nâng cao chất lượng tín dụng của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với thế mạnh là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống, Bắc Ninh hiện có 26 QTDND cơ sở hoạt động khắp các huyện, thị trên toàn tỉnh. TD là hoạt động quan trọng của các QTD. Hiện nay, HĐTD của các quỹ ngày càng được mở rộng, tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần xóa đói giảm nghèo và là kênh dẫn vốn tích cực đến các hộ nông dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, HĐTD của các QTDND vẫn còn tồn tại hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro: nợ xấu có dấu hiệu gia tăng, cho vay vốn sai đối tượng, sai mục đích, NHNN với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước đối với QTDND, luôn theo sát hoạt động, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém nhằm đảm bảo cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của hệ thống QTDND theo đúng tôn chỉ mục đích. Vì vậy, việc nâng cao CLTD của các QTDND trên địa bàn là yêu cầu cấp thiết đặt ra với các QTDND cơ sở và NHNN trong thời gian hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn trên, từ kinh nghiệm làm việc tại NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh cùng với những kiến thức, lý luận khoa học tích lũy trong quá trình học tập tại trường, tôi xin chọn đề tài: “Nâng cao chất lƣợng tín dụng của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 nội dụng chính sau: - Làm rõ và hoàn thiện những vấn đề cơ bản về CLTD của QTDND - Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ 2013 – 2015 - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao CLTD của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu CLTD của các QTDND cơ sở.  Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài nghiên cứu chất lượng tín dụng trong phạm vi tại các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng thực trạng, số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2015 và đưa ra giải pháp nâng cao CLTD đối với các QTDND trong giai đoạn từ năm 2016 tới năm 2020. - Về lĩnh vực nghiên cứu: Nâng cao chất lượng tín dụng 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Căn cứ lý thuyết về các chỉ tiêu phản ánh CLTD để đi vào phân tích thực trạng CLTD tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ đó đánh giá được ưu điểm và hạn chế của công tác TD tại các quỹ. Nguồn dữ liệu thu thập là dữ liệu thứ cấp: BC tình hình HĐ QTDND từ năm 2013- 2015 tại NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, cùng các văn bản, quy định hiện hành liên quan đến HĐTD của các QTDND. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ 1.1. Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân 1.1.1. Sự ra đời và phát triển QTDND ở Việt Nam Hệ thống QTDND được thành lập vào năm 1993 theo quyết định số 309/TTg ngày 27/7/1993 của TTCP về triển khai thí điểm xây dựng mô hình QTDND. Đến nay, Hệ thống QTDND bao gồm NH Hợp Tác Xã - và 1107 QTDND (QTDND cơ sở) hoạt động tại 55/63 tỉnh, thành phố. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của QTDND 1.1.2.1. Khái niệm về QTDND Theo quy định tại khoản 6 điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng 2010 “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động Ngân hàng theo quy định của luật này và Luật Hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhauPTSX, kinh doanh và đời sống”. 1.1.2.2. Đặc điểm của QTDND QTDND có những đặc điểm sau: thứ nhất, quy mô hoạt động, năng lực tài chính của Quỹ khá nhỏ so với các TCTD khác; thứ hai, hệ thống QTD tổ chức và hoạt động theo mô hình HTX; thứ ba, thành viên vừa là chủ sở hữu, vừa là khách hàng; thứ tư, địa bàn hoạt động của QTD nhỏ gắn với xã, phường hoặc liên xã, liên phương; thứ năm, QTDND hoạt động trong một hệ thống liên kết với các QTDND khác 1.1.3. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của QTDND 1.1.3.1. Mục tiêu hoạt động của QTDND: Tôn chỉ, mục tiêu hoạt động là vì mục tiêu tương trợ giữa các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể của từng thành viên. 1.1.3.2. Nguyên tắc hoạt động của QTDND QTDND hoạt động dựa trên những nguyên tắc sau: tự nguyện gia nhập và rút khỏi QTDND; quản lý dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng. 1.1.4. Các hoạt động của QTDND Các hoat động chủ yếu của QTDND bao gồm hoạt động huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ trung gian khác. 1.1.5. Cơ chế điều hóa vốn trong hệ thống QTDND Ngân hàng HTX - đầu mối của hệ thống QTDND đóng vai trò điều hòa vốn giữa các QTD. Cụ thể, tại một QTDND có vốn tiền mặt tạm thời chưa sử dụng sẽ đem gửi vào Ngân hàng HTX để tạo nguồn đáp ứng chi trả của QTDND khác theo cơ chế cho vay điều hòa vốn. 1.2. Hoạt động tín dụng của QTDND cơ sở 1.2.1. Khái niệm về tín dụng QTDND Từ đó ta có thể hiểu: “Tín dụng QTDND là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ QTDND cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định, và được quay trở lại với một lượng giá trị lớn hơn ban đầu”. 1.2.2. Đặc điểm HĐTD của QTDND cơ sở Đặc điểm của tín dụng của QTDND được xét trên các khía cạnh: Mục đích cho vay; chủ thể tham gia; nguồn vốn sử dụng HĐTD; quy mô tín dụng; rủi ro đối với tín dụng tại các QTDND. 1.2.3. Vai trò HĐTD của QTDND cơ sở HĐTD của QTDND có vai trò trong việc thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn trong nền KT; cung cấp vốn, góp phần phát triển KT_XH tại vùng nông thôn; góp phần đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ hoạt động cho vay nặng lãi nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. TD là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho QTD; tạo sự cạnh tranh, động lực cho sự phát triển của QTDND. 1.2.4. Quy trình TD tại QTDND cơ sở Bao gồm những bước sau: Lập hồ sơ TD; Phân tích TD; Quyết định TD; Giải ngân; Kiểm tra giám sát và xử lý TD. 1.2.5. Phân loại TD của QTDND cơ sở - Dựa vào thời hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn; Cho vay trung hạn; Cho vay dài hạn - Dựa vào phương thức cho vay: Cho vay từng lần; Cho vay trả góp; Cho vay theo hạn mức tín dụng 1.3. Chất lƣợng tín dụng của QTDND cơ sở 1.3.1. Quan điểm về CLTD CLTD của QTDND là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) phù hợp với sự phát triển KT-XH, đồng thời đảm bảo sự tồn tại, phát triển của QTDND. 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ảnh CLTD của QTDND cơ sở - Dư nợ và cơ cấu dư nợ - Hệ số thu nợ - Hiệu suất sử dụng vốn - Tỷ lệ nợ quá hạn - Tỷ lệ nợ xấu - Tỷ trọng thu nhập từ HĐTD - Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD của QTDND cơ sở 1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan - Chính sách TD của QTDND cơ sở - Quy trình TD của QTDND cơ sở - Chất lượng thông tin TD - Năng lực chuyên môn, trình độ CB - Nguồn vốn của QTS - Trang thiết bị, công nghệ - Công tác kiểm tra, kiểm soát của QTDND cơ sở 1.3.3.2 Nhân tố khách quan - Môi trường chính trị - xã hội - Môi trường kinh tế - Môi trường pháp lý - Điều kiện tự nhiên - Khách hàng CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 2.1. Khái quát về các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2.1.1. Đặc điểm tình hình tự nhiên, KT_XH tỉnh Bắc Ninh 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Giai đoạn thí điểm từ năm (1995 -1999): Đến năm 1999, trên địa bàn tỉnh vẫn chỉ có 13 QTDND CS thuộc 6/8 huyện thị và 1 QTDND khu vực tỉnh với tổng số 5.339 thành viên tham gia. Giai đoạn củng cố và phát triển (2000- nay): Đến 31/12/2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 26 QTDND cơ sở hoạt động tại 8/8 huyện thị xã, thành phố Bắc Ninh với tổng số thành viên là 18503 thành viên. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Tình hình hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được khái quát thông qua: hoạt động phát triển thành viên; hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn, KQHĐKD các QTDND đạt được trong giai đoạn 2013 -2015. 2.2. Thực trạng chất lƣợng tín dụng của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2.2.1. Cơ sở pháp lý hoạt động tín dụng HĐTD của các QTDND tuân thủ và chịu sự chi phối của các Luật, Nghị định, TT, quy định của các cơ quan quản lý NHNN, Ngân hàng HTX và các văn bản do chính các QTDND xây dựng. 2.2.2. Quy trình tín dụng Quy trình TD được các QTDND thực hiện đúng theo quy định bao gồm 5 bước sau: Lập hồ sơ TD; Phân tích TD; Quyết định TD; Giải ngân; Kiểm tra giám sát và xử lý TD 2.2.3. Kết quả hoạt động tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Thực trạng HĐTD tại các QTDND cơ sở được phân tích và đánh giá qua số liệu tổng dư nợ, tổng doanh số cho vay, tốc độ tăng trưởng từ BCKQ động QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2013 - 2015 2.2.4. Chất lượng tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Tác giả phân tích thông qua các chỉ tiêu: dư nợ; cơ cấu dư nợ theo ngành, theo thời hạn; hệ số thu nợ; hiệu suất sử dụng vốn; tỷ lệ nợ xấu; nợ quá hạn; tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng; trích lập dự phòng rủi ro 2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2.3.1. Kết quả đạt được CLTD tại các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đạt được một số thành tích đáng kể như sau: Quy mô TD tăng trưởng đều đặn, ổn định qua các năm; Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế có sự chuyển biến tích cực; Công tác thu hồi nợ tốt; Đa phần các QTDND sử dụng vốn có hiệu quả; Công tác phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro cơ bản thực hiện nghiêm túc. 2.3.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đó, HĐTD tại các QTDND vẫn còn một số tồn tại sau: Quy mô TD còn khiêm tốn so với TCTD khác; Cơ cấu cho vay theo thời hạn chuyển biến chậm; Nợ xấu, nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng; Còn một số đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc các quy định về cho vay. 2.3.3. Nguyên nhân Nguyên nhân của tình trạng trên là do: Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, công tác thẩm định TD còn hạn chế; thứ hai, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ; thứ ba, nguồn nhân lực tại các QTDND cơ sở còn hạn chế; thứ tư, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu; thứ năm, NLTD của các QTDND còn kém; thứ sáu, liên kết giữa hệ thống QTDND còn yếu. Nhóm nguyên nhân khách quan: rủi ro từ phía khách hàng; môi trường pháp lý chưa đồng bộ; môi trường KT_XH có nhiều biến động, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 3.1. Định hƣớng phát triển của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của hệ thống QTDND Việt Nam 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020  Mục tiêu, định hƣớng chung  Mục tiêu, định hƣớng trong việc nâng cao CLTD của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - Tăng cường công tác huy động vốn, đạt được yêu cầu tái cơ cấu QTDND theo thông tư 04/2015/TT-NHNN và để đáp ứng đủ cho công tác TD - Tập trung vốn cho NHNT, cho vay xuất khẩu tạo tính chủ động hơn trong cân đối vốn và góp phần ổn định tính thanh khoản. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tín dụng; Xây dựng phương án và các giải pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề, chấn chỉnh và khắc phục các sai sót, tồn tại sau kiểm tra, thanh tra. - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy chế, quy trình tín dụng để phù hợp với luật HTX mới sửa đổi. - Tăng cường năng lực quản lý rủi ro để ngăn chặn sự gia tăng nợ xấu và duy trì nợ xấu ở mức thấp nhất. 3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 3.2.1. Nhóm giải pháp trên quan điểm của các QTDND cơ sở 3.2.1.1 Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng 3.2.1.2 Tăng cường công tác kiểm tra trong hoạt động tín dụng 3.2.1.3. Tích cực phòng ngừa và xử lý các khoản nợ quá hạn 3.2.1.4. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực 3.2.1.5. Đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ 3.2.1.6. Đẩy mạnh công tác huy động vốn, nâng cao năng lực tài chính 3.2.2. Nhóm giải pháp trên quan điểm của Ngân hàng Nhà nước 3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác triển khai cơ chế, chính sách tới các QTDND 3.2.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các QTDND cơ sở 3.2.2.3. Hoàn thiện công tác tổng hợp báo cáo từ QTDND cơ sở 3.3. Một số khuyến nghị 3.3.1. Khuyến nghị với Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân 3.3.2. Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3.3.3. Khuyến nghị đối với Chính quyền địa phương KẾT LUẬN Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong HĐTD góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Song song với đó thì tại các QTDND vẫn tồn tại một số hạn chế: Nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng tăng. Do vậy, việc nâng cao CLTD tại các QTDND trên địa bàn luôn là vấn đề cấp thiết đặt ra và đòi hỏi các QTD phải có các giải pháp quyết liệt để nâng cao CLTD đảm bảo hoạt động an toàn tại các QTDND. Trên cơ sở bám sát các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn “Nâng cao CLTD của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” đã đạt được một số vấn đề cơ bản sau: Một là, luận văn đã đưa ra luận cứ khoa học cho việc NC CLTD tại QTDND thông qua việc nghiên cứu các chỉ tiêu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD. Hai là, luận văn đã khái quát được HĐTD, phân tích CLTD tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và chỉ ra được nguyên nhân trong trong HĐTD tại các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ba là, luận văn đã đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao CLTD của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn, với kiến thức kinh nghiệm còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được những lời góp ý của Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học và các bạn bè đồng nghiệp cũng như những người quan tâm đến vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn.
Luận văn liên quan