Tóm tắt Luận văn - Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính

DNVVN ngày càng chiếm số lượng đông đảo và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Nhu cầu tín dụng từ các DN này rất lớn tuy nhiên những trở ngại do thủ tục vay vốn, yêu cầu thế chấp và các điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp là những rào cản cho sự hợp tác giữa các ngân hàng và DN. NHNN định hướng các TCTD chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, trong đó có hỗ trợ các DNVVN. Các NHTM hiện nay đã chú trọng hơn đến việc cấp tín dụng cho các DNVVN, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn. Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính định hướng mở rộng cho vay đối với các DNVVN trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu về dưới 3% tổng dư nợ. Để có thể phát triển bền vững, bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng đối với các DNVVN trong giai đoạn mới thì việc quan tâm đến chất lượng tín dụng đặc biệt là chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các DN này là vô cùng quan trọng. Từ lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính. ” làm đề tài luận văn cho mình.

pdf8 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài DNVVN ngày càng chiếm số lượng đông đảo và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Nhu cầu tín dụng từ các DN này rất lớn tuy nhiên những trở ngại do thủ tục vay vốn, yêu cầu thế chấp và các điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp là những rào cản cho sự hợp tác giữa các ngân hàng và DN. NHNN định hướng các TCTD chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, trong đó có hỗ trợ các DNVVN. Các NHTM hiện nay đã chú trọng hơn đến việc cấp tín dụng cho các DNVVN, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn. Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính định hướng mở rộng cho vay đối với các DNVVN trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu về dưới 3% tổng dư nợ. Để có thể phát triển bền vững, bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng đối với các DNVVN trong giai đoạn mới thì việc quan tâm đến chất lượng tín dụng đặc biệt là chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các DN này là vô cùng quan trọng. Từ lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính. ” làm đề tài luận văn cho mình. 2. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực trạng, tìm ra những yếu tố làm giảm chất lượng tín dụng ngắn đối với DNVVN tại chi nhánh từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn nghiên cứu chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN theo quan điểm của Ngân hàng tại NHTMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính giai đoạn từ 2012 đến tháng 6 năm 2015. 3. Kết cấu luận văn gồm 3 chương Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN của Ngân hàng thương mại Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng ngân hàng từ đó xác định đặc điểm, vai trò và một số hình thức của tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN. Luận văn đi sâu phân tích chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN từ đó xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN. Luận văn tìm hiểu khái quát về hoạt động tín dụng của NHTM.Sau đó, luận văn đã đi vào nghiên cứu khái quát về DNVVN, chỉ ra những đặc điểm của DNVVN tại Việt Nam Thứ nhất, DNVVN linh hoạt, dễ thích nghi với sự thay đổi của thị trường Thứ hai, năng lực quản lý của chủ DNVVN còn hạn chế, trình độ lao động yếu, năng suất lao động thấp Thứ ba, các DNVVN hiện đã quan tâm đến đổi mới công nghệ tuy nhiên đa phần DNVVN vẫn sử dụng công nghệ tương đối lạc hậu, không đồng bộ, chất lượng sản phẩm thấp. Thứ tư, DNVVN có quy mô vốn nhỏ nên năng lực cạnh tranh còn thấp Thứ năm, khả năng tiếp cận thông tin, các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tệ trong kinh doanh còn hạn chế. Từ đó, xác định đặc điểm của tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN, một số hình thức tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN và vai trò của tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN. Luận văn đi sâu nghiên cứu về chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN - Xác định khái niệm chất lượng tín dụng ngắn hạn theo góc độ của NHTM: Chất lượng tín dụng ngắn hạn phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng ngắn hạn. - Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN gồm năm chỉ tiêu: + Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn của DNVVN + Tỷ lệ nợ ngắn hạn xấu của DNVVN + Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN + Cơ cấu cho vay ngắn hạn đối với DNVVN theo các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh + Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận thu được từ cho vay ngắn hạn đối với DNVVN - Cuối cùng, luận văn xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN: + Các nhân tố khách quan: Môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý chính trị; Trình độ năng lực quản lý, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ý thức trả nợ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân vay vốn; các rủi ro bất khả kháng. + Các nhân tố chủ quan: Chính sách tín dụng; Quy trình tín dụng; Công tác tổ chức và chất lượng nguồn nhân lực; công tác thẩm định tín dụng; Công tác thanh kiểm tra , kiểm soát nội bộ; Thông tin tín dụng. Trên cơ sở lý luận, luận văn hướng tới xem xét, phân tích thực trạng trong chương 2. Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) – chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính tiền thân là Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính. Chi nhánh chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 26/10/2007 trên cơ sở chuyển giao một số khách hàng thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) từ Phòng phát triển kinh doanh hội sở ngân hàng Habubank về chi nhánh quản lý. Ngày 28/8/2012 SHB chính thức nhận sáp nhập ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) theo quyết định số QĐ 1559/QĐ-NHNN, từ đó chi nhánh chính thức trở thành một thành viên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB). Trong giai đoạn trước khi Habubank sát nhập với SHB, hoạt động tín dụng của chi nhánh THNC chủ yếu tập trung ở khối khách hàng thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Thời điểm 31/12/2012, dư nợ của các khách hàng thuộc Vinashin tại chi nhánh là ~1.901 tỷ.đ, tương đương 82,33% dư nợ toàn chi nhánh thời điểm đó. Dư nợ còn lại của nhóm KH Vinashin là ~903 tỷ.đ và được duy trì từ năm 2013 đến nay không có gì biến động và đã được khoanh nợ theo chỉ đạo của chính phủ. Do đó, để đánh giá chính xác tốc độ tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh trong ba năm gần đây, luận văn tách dư nợ của khối Vinashin ra khỏi cơ cấu dư nợ. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng đối với DNVVN trong giai đoạn 2012- 2014, 06 tháng năm 2015 của Chi nhánh THNC như sau: Loại trừ khách hàng thuộc khối Vinashin, năm 2012-2013 toàn bộ KHDN tại chi nhánh thuộc đối tượng DNVVN. Đến năm 2014-2015, số lượng khách hàng DNVVN vẫn chiếm 97% số lượng KH của chi nhánh. Tính đến tháng 6/2015, có 71 KHDN có quan hệ tín dụng với chi nhánh trong đó có 69 DN thuộc đối tượng DNVVN. Trong số các DN này chỉ có 10 DN có quy mô vừa, còn lại là các DN nhỏ và siêu nhỏ. Hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh chủ yếu tập trung ở hoạt động cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo hình thức hạn mức tín dụng, cho vay ngắn hạn theo món, chiết khấu chứng từ có giá. Trong năm 2012, 2013, sau khi loại trừ khối KH Vinashin, toàn bộ KHDN tại chi nhánh đều thuộc đối tượng DNVVN. Với mức dư nợ bình quân/DN ở mức từ 2,1-2,5 tỷ.đ, có thể thấy các KHDN ở chi nhánh có quy mô nhỏ. Đến năm 2014, chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh mẽ về dư nợ, tổng dư nợ với KHDN tăng 397 tỷ.đ trong đó dư nợ với DN lớn tăng 233 tỷ.đ; dư nợ với DNVVN tăng 164 tỷ.đ, tăng 141% so với năm 2013. SHB chưa có một quy trình cấp tín dụng ngắn hạn riêng cho đối tượng DNVVN, mà vẫn sử dụng quy trình tín dụng chung của ngân hàng. Năm 2012, 2013, tỷ lệ nợ xấu của các DNVVN ở mức cao do giai đoạn này nền kinh tế suy giảm, các DNVVN nhìn chung đều gặp rắc rối với hàng tồn kho ứ đọng và những khoản phải thu khó đòi đặc biệt các DN quá hạn tại Chi nhánh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng, cung cấp nguyên vật liệu xây dựng. Đến năm 2014, chi nhánh thực hiện xử lý thu hồi nợ của một vài khách hàng, đồng thời tăng trưởng 140% dư nợ tín dụng đối với DNVVN nhờ đó tỷ lệ nợ xấu giảm từ 17.9% xuống mức 6.1%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN tăng lên ở mức 9.3%. Điều này cho thấy, sự tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2014-2015 chưa bền vững, tiềm ẩn rủi ro gia tăng nợ xấu cao. Luận văn đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại SHB THNC: Tỷ lệ nợ ngắn hạn xấu đối với DNVVN tại chi nhánh cao gấp ba lần tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống SHB trong năm 2014. Đến T6/2015, tỷ lệ nợ ngắn hạn xấu đối với DNVVN tại chi nhánh lên đến 7.5% trong khi nợ xấu toàn hệ thống chỉ ở mức 1,8%. Chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh thấp hơn chất lượng tín dụng trung bình trên toàn hệ thống. Xem xét cơ cấu dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh tại thời điểm 30/06/2015 ta cũng có thể nhận thấy cơ cấu dư nợ tập trung nhiều vào các DN xây dựng trong khi các DNVVN tại chi nhánh có năng lực tài chính yếu rất dễ bị tác động bởi các yếu tố xấu từ thị trường, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, tính linh hoạt của các DN xây dựng cũng kém hơn so với các DN thương mại, dịch vụ. Trong năm 2014, lợi nhuận thu được từ cho vay ngắn hạn đối với DNVVN đã đạt 2 tỷ.đ khiến tỷ lệ sinh lời dư nợ ngắn hạn gia tăng đáng kể lên mức 0.8% sau hai năm ở mức âm. Từ đó luận văn đánh giá những thành tựu và hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN, nêu ra những yếu tố làm tăng, làm giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh: - Hai yếu tố làm tăng chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại Chi nhánh là những cải thiện trong công tác thẩm định tín dụng và công tác thanh kiểm tra, kiểm soát nội bộ. - Các yếu tố làm giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại Chi nhánh gồm: Thứ nhất, chính sách tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN cụ thể là chính sách sản phẩm tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN chưa đầy đủ, chất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều vào khẩu vị rủi ro của lãnh đạo đơn vị. Thứ hai, sự thiếu tuân thủ quy trình, quy định cấp tín dụng trong công tác thẩm định, kiểm tra giám sát sau vay Thứ ba, công tác xử lý nợ còn khá chậm chạp và chưa hiệu quả Thứ tư, công tác tổ chức phối hợp giữa các phòng ban chưa tốt, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế Thứ năm, ngân hàng không có hệ thống thông tin về các ngành nghề kinh doanh, các bộ chỉ tiêu phục vụ đánh giá các DNVVN Thứ sáu, môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn trong giai đoạn 2012-2014 khiến các DNVVN gặp nhiều khó khăn. Cuối cùng là do năng lực của DNVVN giai đoạn 2012-2014 còn hạn chế, dễ bị ảnh hưởng bởi những diễn biến xấu của thị trường. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính. Trên cơ sở định hướng tín dụng chung, chi nhánh xác định định hướng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh THNC như sau: - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu xuống mức 3%; đẩy nhanh công tác xử lý nợ. - Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của DNVVN mà chi nhánh cấp tín dụng, mở rộng tìm kiếm các khách hàng mới hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ưu tiên phát triển các DNVVN là DN vệ tinh cung cấp sản phẩm dịch vụ cho DN lớn sản xuất hàng hóa xuất khẩu có thị trường xuất khẩu ổn định, ngành hàng được ưu tiên. Hạn chế tập trung cấp tín dụng cho các DN xây dựng, bất động sản. Qua việc đánh giá thực trạng, phân tích những hạn chế và nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh, luận văn đã đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh thông qua hai nhóm giải pháp: - Nhóm giải pháp tác động đến nguồn nhân lực + Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ khâu tuyển dụng đến khâu tào tạo cán bộ tại chi nhánh + Nâng cao ý thức tuân thủ quy định, hạn chế rủi ro của cán bộ ngân hàng + Xây dựng quan hệ hợp tác hỗ trợ giữa các phòng ban tín dụng - Nhóm giải pháp tác động đến quy định tín dụng, các bước thực hiện trong quy trình cấp tín dụng + Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN + Tăng cường công tác quản lý giải ngân, kiểm tra giám sát sau cấp tín dụng + Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả xử lý nợ Ngoài các giải pháp trên, luận văn những đưa ra những giải pháp mang tính kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, Ngân hàng nhà nước, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cùng với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp các DNVVN nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngắn hạn đồng thời đảm bảo chất lượng tín dụng ngắn hạn với DNVVN tại các NHTM. KẾT LUẬN Tại SHB chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính, các DNVVN là đối tượng KH chính, dư nợ chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, tăng mạnh trong thời gian gần đây tuy nhiên tình trạng nợ xấu của các đối tượng cũng có xu hướng tăng, vượt quá mức 3%. Chính vì vậy mục đích của nghiên cứu là đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN tại chi nhánh. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích các dữ liệu từ thực tế, luận văn đã đưa ra các luận chứng khoa học về chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN, đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động của SHB THNC. Từ đó nêu ra các giải pháp, kiến nghị có thể áp dụng thực tế, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN tại chi nhánh trong điều kiện mở rộng cấp tín dụng với đối tượng này. Do điều kiện về thời gian, số liệu và phương pháp nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu xót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh và có tính khả thi cao hơn.
Luận văn liên quan